Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Thứ sáu, ngày 08/12/2023

Số hóa truyền hình mặt đất Gửi thông tin hỏi đáp

Độc giả: Nguyễn Văn An - Quảng Trị
lephuochai85@gmail.com

 Xin hỏi BTC cuộc thi là độ tuổi dự thi viết thư UPU là 9-15 tuổi, vậy 15 tuổi +01 ngày (chưa đến 16 tuổi) có được thi hay không?

Tức là những em học sinh sinh sau ngày 15/3/2007 có được thi hay không ạ. Mong BTC trả lời để nhà trường phát động cuộc thi. Xin cảm ơn!

- 9 tháng trước
Trả lời:

Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Hợp tác quốc tế) giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Thể lệ cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 52 năm 2023 có quy định về đối tượng tham dự cuộc thi: “Học sinh Việt Nam từ 9 đến 15 tuổi (tính đến thời điểm gửi thư tham dự cuộc thi)”. Do vậy, căn cứ Thể lệ cuộc thi năm nay, các học sinh sinh sau ngày 15/3/2007 không thể tham gia cuộc thi.

Ban tổ chức sẽ trao đổi với UPU về việc xem xét điều chỉnh quy định này trong các năm tới để tạo điều kiện cho các em sinh đang học lớp 10 trường PTTH nếu có mong muốn có thể tham dự cuộc thi. 

Độc giả: Nguyễn Liên - 142 Lê Duẩn, Khâm Thiên, Đống Đa, TP. Hà Nội
kttomotek@gmail.com.vn

Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông

Doanh nghiệp chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phần mềm và được cấp giấy phép kinh doanh tháng 8/2022. 

Quy định về thuế suất và mức ưu đãi Thuế TNDN đối với doanh nghiệp phần mềm được quy định tại điều 19 và điều 20 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 theo đó:

Kể từ khi thành lập được áp dụng thuế suất thuế TNDN từ hoạt động sản xuất phần mềm như sau:

+ Từ năm 1 đến năm 4: Doanh nghiệp được miễn thuế TNDN từ hoạt động sản xuất phần mềm.

+ Từ năm 5 đến năm 13 (9 năm tiếp theo): Giảm 50% thuế TNDN với mức thuế ưu đãi là 10%, như vậy doanh nghiệp sản xuát phần mềm chỉ phải nộp 5%  thuế TNDN đối với hoạt động sản xuất phần mềm.

+ Từ năm 14 đến năm 15 (thuế suất 10% trong 15 năm): Áp dụng mức thuế suất 10% đối với khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh phần mềm. 

– Từ năm 16 trờ đi: Nộp thuế TNDN như DN bình thường (Từ năm 2016 trờ đi là 20%)

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 16/2014/TT-BTTTT ngày 18 tháng 11 năm 2014 quy định về hoạt động sản xuất phần mềm.

Trong đó có quy định tại Điều 7: Tổ chức thực hiện

1. Vụ Công nghệ thông tin có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện Thông tư này.

b) Tổng hợp các ý kiến đóng góp, các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, báo cáo Bộ trưởng xem xét, điều chỉnh Thông tư nếu thấy cần thiết.

2. Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm quy định tại Thông tư này có trách nhiệm:

a) Tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ khai báo liên quan cũng như việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm của mình.

b) Định kỳ trước ngày 15 tháng 3 hàng năm gửi báo cáo tình hình hoạt động sản xuất phần mềm về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin) theo quy định hiện hành.

c) Đảm bảo các hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm và các sản phẩm phần mềm của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật liên quan khác.

Vậy để được hưởng ưu đãi thuế năm 2022 thì doanh nghiệp chúng tôi cần gửi báo cáo tình hình hoạt động sản xuất phần mềm trước ngày nào? Và mẫu báo cáo tình hình hoạt động sản xuất phần mềm được quy định tại đâu?

Kính mong Bộ Thông tin và Truyền thông giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp chúng tôi.

Xin chân thành cảm ơn!
- 11 tháng trước
Trả lời:

Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông) giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

- Về thủ tục: Doanh nghiệp làm báo cáo các thông tin theo quy định tại khoản b khoản 2 Điều 5 Thông tư số 13/2020/TT-BTTTT. Sau đó, gửi báo cáo tới địa chỉ Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (trước đây là Vụ Công nghệ thông tin) - Bộ Thông tin và Truyền thông, 18 Nguyễn Du - Hai Bà Trưng - Hà Nội.

- Về mẫu biểu báo cáo: Doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu biểu có tại địa chỉ sau để làm báo cáo: Makeinvietnam.mic.gov.vn (Biểu mẫu số 4).

- Về tần suất gửi báo cáo, khi có sự thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh (như có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm phần mềm mới, thay đổi doanh thu, thay đổi mức độ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đang áp dụng,…), doanh nghiệp cần gửi báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông. Thông thường, hoạt động của doanh nghiệp có biến động theo hàng năm (ví dụ như thay đổi về doanh thu và mức thuế được khấu trừ) nên doanh nghiệp cần gửi báo cáo 1 lần/năm.

Độc giả: Bùi Bảo Trâm - đường số 4, phường 7, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
baotram9257@gmail.com

Bên e có nhận được công văn thuộc điểm b Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 13/2020/TT-BTTTT quy định doanh nghiệp có trách nhiệm "Gửi, cập nhật thông tin về sản phẩm phần mềm, công đoạn trong hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình, mức thuế được khấu trừ về Bộ thông tin và Truyền thông (Vụ CNTT) để tổng hợp. Anh/chị hỗ trợ giúp e sẽ cần những văn bản, thông tin như thê nào ạ, e cảm ơn nhiều ạ

- 11 tháng trước
Trả lời:

Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông) giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

- Về thủ tục: Doanh nghiệp làm báo cáo các thông tin theo quy định tại khoản b khoản 2 Điều 5 Thông tư số 13/2020/TT-BTTTT. Sau đó, gửi báo cáo tới địa chỉ Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (trước đây là Vụ Công nghệ thông tin) - Bộ Thông tin và Truyền thông, 18 Nguyễn Du - Hai Bà Trưng - Hà Nội.

- Về mẫu biểu báo cáo: Doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu biểu có tại địa chỉ sau để làm báo cáo: Makeinvietnam.mic.gov.vn (Biểu mẫu số 4).

- Về tần suất gửi báo cáo, khi có sự thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh (như có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm phần mềm mới, thay đổi doanh thu, thay đổi mức độ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đang áp dụng,…), doanh nghiệp cần gửi báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông. Thông thường, hoạt động của doanh nghiệp có biến động theo hàng năm (ví dụ như thay đổi về doanh thu và mức thuế được khấu trừ) nên doanh nghiệp cần gửi báo cáo 1 lần/năm.

Độc giả: Nguyễn Thanh Nhân - Phường 1, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang
minhnhut1978@gmai.com

Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tôi là viên chức phụ trách công tác tổ chức tại Đài PTTH Tỉnh. Tôi đang nghiên cứu thủ tục chuyển ngạch cho viên chức từ Phóng viên hạng III sang kỹ thuật dựng phim hạng III. Tuy nhiên, qua tìm hiểu các quy định, bản thân nhận thấy còn lúng túng, chưa rõ.

Nay, Tôi gửi nội dung vấn đế vướng mắc của tôi, mong Bộ Thông tin và Truyền thông quan tâm tư vấn, hỗ trợ.

Tôi đã nghiên đọc Thông tư 30/2020/TT-BTTTT ngày 28/10/2020 hướng dẫn bổ nhiệm, xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông nhưng một số nội dung trong thông tư này chư rõ. Cụ thể: Tại điều 4 có quy định  " Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, dựng phim viên, quay phim quy định tại Quyết định số 428/TCCP-VC ngày 02 tháng 6 năm 1993 của Bộ trưởng - Trưởng Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ về việc ban hành Tiêu chuẩn công chức viên chức ngành Văn hóa - Thông tin, Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức và Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tạm thời chức danh và mã số ngạch một số ngạch viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa - Thông tin hoặc viên chức đang giữ ngạch, chức danh nghề nghiệp khác nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT và Thông tư số 05/2018/TT-BN". Như vậy viên chức giữ chức danh nghề nghiệp khác có thể bổ nhiệm vào ngạch âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim.

Tại điểm a, khoản 3, Điều 4 thể hiện rất việc bổ nhiệm các chức danh nghề nghiệp tương đương khác  vào ngạch kỹ thuật dựng hạng I: "Bổ nhiệm vào chức danh kỹ thuật dựng phim hạng I (mã số V11.11.31) đối với viên chức thực hiện nhiệm vụ kỹ thuật dựng phim hiện đang giữ ngạch hoặc chức danh nghề nghiệp khác tương đương ngạch chuyên viên cao cấp".

Nhưng tại điểm b, c, d Điều 4 thì không nói rõ các chức danh nghề nghiệp khác tương đương được bổ nhiệm vào các ngạch kỹ thuật dựng phim hạng II, III, IV.

Vì vậy, Tôi kính đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông tư vấn, hướng dẫn tôi các nội dung sau:

1. Cơ quan tôi có 01 viên chức giữ ngạch phóng viên hạng III , ngạch V11.02.06 (trước đây là 17.144) nhưng làm kỹ thuật dựng từ năm 1998 đến nay. Nay, cơ quan tôi có thể bổ nhiệm hoặc xét chuyển ngạch cho viên chức này từ ngạch phóng viên hạng III sang ngạch kỹ thuật dựng phim hạng III, mã ngạch V11.11.33 (viên chức này đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm, xét chuyển ngạch) được không?

Nếu cơ quan tôi có nhu cầu sử dụng kỹ thuật dựng phim hạng IV thì xếp viên chức này vào kỹ thuật dựng hạng IV được không?

2. Thực hiện Nghị quyết 18, 19 của BCH Trung ương về cơ cấu tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Cơ quan tôi đã tin gọn bộ máy, các trường hợp dôi dư chuyển sang làm trái chuyên môn. Cụ thể: 01 viên chức giữ ngạch biên tập viên hạng III (V.11.01.03) được chuyển sang làm kỹ thuật trực phát sóng. Trường hợp này cơ quan tôi có thể chuyển ngạch cho viên chức này từ ngạch biên tập viên hạng III sang ngạch kỹ sư (hạng III) không? Thủ tục, hồ sơ như thế nào?

Kinh đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tư vấn, hỗ trợ để tôi thực hiện đúng quy định và đảm bảo quyền lợi của viên chức.

Trân trọng kính chào./.

- 11 tháng trước
Trả lời:

Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Tổ chức cán bộ) giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

1. 

- Căn cứ Điều 26 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (Nghị định số 115/2020/NĐ-CP), người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức chịu trách nhiệm bố trí, phân công công tác; giao nhiệm vụ, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức; bảo đảm các điều kiện cần thiết để viên chức thực hiện nhiệm vụ và các chế độ, chính sách đối với viên chức; việc bố trí, phân công công tác, giao nhiệm vụ cho viên chức phải bảo đảm phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với chức danh nghề nghiệp viên chức, chức vụ quản lý được bổ nhiệm và yêu cầu của vị trí việc làm.

- Căn cứ quy định tại Điều 29 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau:

+ Xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm;

+ Thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;

+ Xét thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn tương ứng với chức danh được công nhận, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Về thẩm quyền: Việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp do Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp theo phân cấp của địa phương.

- Ngày 30/6/2022, Bộ trưởng Bộ TTTT đã ban hành Thông tư số 07/2022/TT-BTTTT sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông. Do vậy, khi xem xét chuyển chức danh nghề nghiệp, viên chức cần đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp (mới).

2.

- Căn cứ quy định tại Khoản 1 điều 26 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức chịu trách nhiệm bố trí, phân công công tác; giao nhiệm vụ, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức; bảo đảm các điều kiện cần thiết để viên chức thực hiện nhiệm vụ và các chế độ, chính sách đối với viên chức.

- Căn cứ quy định tại Khoản 1 điều 29 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, việc xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Các chức danh kỹ sư (mã ngạch trước đây là 13.095, hiện nay là mã số V.05.02.07) và kỹ thuật viên (mã ngạch trước đây là 13.096, hiện nay là mã số V.05.02.08) thuộc chuyên ngành khoa học và công nghệ, do Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức (Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-BKHCN-BNV của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ).

 

Do vậy, đơn vị căn cứ quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với chức danh kỹ sư để thực hiện. 

Độc giả: Lê Thu - Hà Đông, Hà Nôi
lethu1881995@gmail.com

Công ty tôi hoạt động trong lĩnh vực logistic, chúng tôi muốn triển khai dịch vụ bưu chính là cung cấp dịch vụ chuyển phát gói, kiện hàng hóa (không cung ứng dịch vụ thư) và thu phí dịch vụ bưu chính từ khách hàng. Công ty tôi không sở hữu/sử dụng đội xe riêng mà thuê dịch vụ vận tải hàng hóa từ các doanh nghiệp có giấy phép vận tải hàng hóa.

1) Tôi muốn hỏi nếu chỉ cung cấp dịch vụ gói, kiện hàng hóa (không cung ứng dịch vụ thư) thì bên cạnh việc phải thực hiện thủ tục thông báo hoạt động bưu chính theo quy định tại Điều 25.1 (c) Luật Bưu Chính, công ty tôi có phải xin cấp giấy kinh doanh dịch vụ bưu chính theo quy định tại Điều 21.1 Luật Bưu Chính không? 

2) Giả định sau này công ty tôi có mở rộng thêm cung ứng dịch vụ thư với loại hình: (i)  cung ứng dịch vụ thư có khối lượng đơn chiếc trên 02 kg và (ii) cung ứng dịch vụ thư không có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kg (không phải dịch vụ thư có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kg) thì chúng tôi có cần xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính theo quy định tại Điều 21.1 Luật Bưu chính không?

- 12 tháng trước
Trả lời:

Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Bưu chính) xin trả lời câu hỏi của quý Ông (Bà) như sau:

1. Trường hợp Công ty của Ông (Bà) dự kiến tham gia thị trường bưu chính và chỉ cung cấp dịch vụ gói, kiện hàng hóa theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 Luật Bưu chính thì Ông (Bà) chỉ phải làm thủ tục Thông báo hoạt động bưu chính mà không phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép bưu chính.

Hồ sơ Thông báo hoạt động bưu chính được quy định tại Điều 7 Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung  của Luật Bưu chính và tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 25/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP.

2. Trường hợp sau này, Công ty Ông (Bà) mở rộng thêm hoạt động (1) “Cung ứng dịch vụ thư không có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam” và (2) “Cung ứng dịch vụ thư có khối lượng đơn chiếc trên 02 kilôgam” quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 25 Luật Bưu chính thì Ông (Bà) chỉ cần làm thủ tục “Sửa đổi, bổ sung văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính” mà không phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép bưu chính.

Hồ sơ, thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính được thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 25/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP.

Độc giả: Bùi Thu Tình - Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam - Khu CN Phúc Điền - Cẩm Phúc - Hải Dương
buithu.tinh@brother-bivn.com.vn

Doanh nghiệp chúng tôi là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của nước ngoài. Toàn bộ hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho mục đích sản xuất xuất khẩu. Hàng hóa của công ty chúng tôi là mặt hàng máy in, copy, fax đa chức năng và phụ kiện đi kèm.

Hiện tại theo yêu cầu của khách hàng, chúng tôi cần nhập khẩu thẻ tag RFID (mã HS 85176259) tần số 860-960MHz. Thẻ tag RFID sẽ được dán trên thùng hàng nhằm mục đích nhận diện hàng hóa khi hàng hóa được bán lẻ tại siêu thị nước ngoài của khách hàng chúng tôi.

Như vậy công ty chúng tôi nhập khẩu thẻ RFID chỉ dán trên thùng hàng hóa xuất khẩu. Công ty chúng tôi cam kết không sử dụng thiết bị trên tại Việt Nam. Kính nhờ Quý cơ quan hướng dẫn chúng tôi bước tiếp theo. Công ty chúng tôi không cần xin cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện đúng không ạ? Chúng tôi xin chân thành cảm ơn

- 1 năm trước
Trả lời:

Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông) giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Theo nội dung thông tin trong câu hỏi, toàn bộ hàng hóa nhập khẩu của Công ty phục vụ cho mục đích sản xuất xuất khẩu, thẻ RFID chỉ được dán trên thùng hàng nhằm mục đích nhận diện hàng hóa khi được bán lẻ tại nước ngoài. Các thẻ RFID này không được sử dụng, phát sóng vô tuyến điên tại Việt Nam, do đó không phải xin cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.​