Cách thể hiện năm sản xuất trên hộp (bao bì thương phẩm) của thiết bị in
Tri Dinh - 08:44 08/11/2024
Chúng tôi rất mong muốn nhận được sự hướng dẫn từ Quý Cơ Quan về việc thực hiện việc ghi Năm Sản Xuẩt cho mục đích tính Tuổi Thiết Bị của thiết bị ngành in theo Nghị định số 72/2022/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2022 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 06 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in và Nghị định số 25/2018/NĐ-CP ngày 28 thang 02 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 06 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in “Nghị định 72”, cụ thể như sau: Điểm c Khoản 1 Điều 1 Nghị định 72 quy định: “10. Tuổi thiết bị là thời gian được xác định từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu của máy móc, thiết bị tính theo năm trong đó năm sản xuất ghi trên tem, nhãn hàng dưới hình thức in, dán, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên thiết bị năm nhập khẩu là năm hàng hóa về đến cửa khẩu Việt Nam.” Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 04 năm 2017 “Nghị Định 43 về nhãn hàng hóa, được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021 NĐ-CP ngày 15 02 2022 “Nghị định 111”: “Điều 10. Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa.
1. Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt: a)Tên hàng hóa. b)Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa. c) Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này. d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan. Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này. Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
2. Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan: a) Tên hàng hóa. b) Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này. c) Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài. c1 Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa c2 Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.”
Ngoài ra, theo Điểm 40 của Phụ Lục 1 Nghị định số 111 quy định các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa TT Tên nhóm hàng hóa Nội dung bắt buộc 40 Thiết bị bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng, điện, điện tử, sản phẩm công nghệ thông tin được tân trang, làm mới a Năm sản xuất b Thông số kỹ thuật c Thông tin cảnh báo d Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản đ Với sản phẩm công nghệ thông tin được tân trang làm mới phải ghi rõ bằng tiếng Việt là “sản phẩm tân trang làm mới” hoặc bằng tiếng Anh có ý nghĩa tương đương. Điều 4 Nghị Định 43 2017 NĐ-CP quy định về vị trí nhãn hàng hóa: “Điều 4. Vị trí nhãn hàng hóa 1. Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. 2. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc. Khoản 5 Điều 3 Nghị Định 43 quy định về định nghĩa bao bì thương phẩm: “5. Bao bì thương phẩm của hàng hóa là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa bao bì thương phẩm của hàng hóa gồm hai loại: Bao bì trực tiếp và bao bì ngoài: a) Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa. b) Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa có bao bì trực tiếp” Hàng hóa của Chúng tôi là các thiết bị điện tử thuộc Nhóm 40 nêu trên. Theo quy định về vị trí nhãn hàng hóa và các nội dung bắt buộc trên nhãn và cách ghi nhãn nêu trên, chúng tôi hiểu rằng Năm Sản Xuất là nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa được thể hiện trên hàng hóa và hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa.
Tuân theo quy định về nhãn hàng hóa nêu trên, Chúng tôi hiểu rằng chúng tôi được phép thể hiện Năm Sản Xuất của các thiết bị ngành in trên hộp sản phẩm Hộp sản phẩm mà Chúng tôi đề cập ở đây chính là bao bì thương phẩm của hàng hóa mà không cần phải in trực tiếp trên chính thiết bị đó khi nhập khẩu và lưu hành tại Việt Nam. Chúng tôi rất mong muốn nhận được sự hướng dẫn cụ thể và hoặc xác nhận từ Quý Cơ Quan trong thời gian sớm nhất về vấn đề nêu trên để Chúng tôi có thể chắc chắn được rằng Chúng tôi đang hiểu đúng và thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào
Xem chi tiết