Chi tiết Hỏi đáp thuộc lĩnh vực

Xuất bản, In, Phát hành

Các sản phẩm tài liệu bắt buộc đăng ký xuất bản

Thư Nguyễn - 06:01 06/11/2024

Kính gửi Bộ Thông tin và Truyền thông. Tôi mong muốn được giải đáp các câu hỏi sau đây. Câu 1: Có quy định pháp luật nào phân biệt sản phẩm nào bắt buộc đăng ký xuất bản hay không Có thể hiểu các sản phẩm được liệt kê trong Luật Xuất Bản dưới đây sẽ bắt buộc đăng ký xuất bản hay không. Câu 2: Nếu muốn in các tờ rơi nhằm mục tiêu giáo dục cộng đồng về bệnh học và phát cho cộng đồng tại các bệnh viện, trung tâm y tế…nội dung đã được soạn thảo và thẩm duyệt bởi các Hội Y học thì có bắt buộc đăng ký xuất bản hay không Vì tôi không phân biệt được ÁP-PHÍCH, TỜ RỜI, TỜ GẤP nào là xuất bản phẩm. Xin chân thành cám ơn. Luật Xuất Bản: “XUẤT BẢN PHẨM là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật ĐƯỢC XUẤT BẢN THÔNG QUA NHÀ XUẤT BẢN HOẶC CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP XUẤT BẢN bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện DƯỚI CÁC HÌNH THỨC SAU ĐÂY: a Sách in b Sách chữ nổi c Tranh, ảnh, bản đồ, ÁP-PHÍCH, TỜ RỜI, TỜ GẤP d Các loại lịch đ Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.”. Nghị định quy định về hoạt động in: “SẢN PHẨM IN là sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ, thiết bị ngành in trên các loại vật liệu khác nhau, bao gồm: a Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí b Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành c Tem chống giả d Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá không bao gồm tiền e Bao bì, nhãn hàng hóa g Mẫu, biểu mẫu, giấy tờ, sách, sổ, tài liệu hướng dẫn sử dụng, giới thiệu, quảng cáo thiết bị, công cụ sản xuất, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ÁP-PHÍCH, TỜ RỜI, TỜ GẤP KHÔNG PHẢI LÀ XUẤT BẢN PHẨM theo quy định của Luật Xuất bản h Các sản phẩm in khác.”

Trả lời

Câu 1: Có quy định pháp luật nào phân biệt sản phẩm nào bắt buộc đăng ký xuất bản hay không. Có thể hiểu các sản phẩm được liệt kê trong Luật Xuất bản sẽ bắt buộc đăng ký xuất bản hay không? 

Trả lời: Hiện nay, Luật Xuất bản cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định cụ thể phân biệt sản phẩm nào phải đăng ký xuất bản. Tuy nhiên, theo quy định của Khoản 4, Điều 4 Luật Xuất bản thì “Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản” dưới các hình thức: Sách in; Sách chữ nổi; Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp; Các loại lịch; Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách thì phải đăng ký xuất bản. 

Câu 2: Nếu muốn in các tờ rơi nhằm mục tiêu giáo dục cộng đồng về bệnh học và phát cho cộng đồng tại các bệnh viện, trung tâm y tế… nội dung đã được soạn thảo và thẩm duyệt bởi các Hội Y học thì có bắt buộc đăng ký xuất bản hay không. Vì tôi không phân biệt được ÁP-PHÍCH, TỜ RỜI, TỜ GẤP nào là xuất bản phẩm. Xin chân thành cám ơn. 

Trả lời: Nếu muốn in, phát hành các tờ rơi (Luật Xuất bản quy định là tờ rời, tờ gấp) nhằm mục tiêu giáo dục cộng đồng về bệnh học và phát cho cộng đồng tại các bệnh viện, trung tâm y tế…, nội dung đã được soạn thảo và thẩm duyệt bởi các Hội Y học thì thực hiện các quy định sau: 

- Trường hợp tờ rời, tờ gấp xuất bản thông qua nhà xuất bản như đã nêu trên thì nhà xuất bản sẽ thực hiện theo quy định pháp luật, trong đó có việc đăng ký xuất bản. 

- Trường hợp tờ rời, tờ gấp có nội dung phù hợp với quy định tại Khoản 1, Điều 12 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP và do các cơ quan, tổ chức xin phép xuất bản mà không nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Điều 25 Luật Xuất bản thì thực hiện quy trình đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh theo quy định.

Gửi câu hỏi
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top