Cổng dịch vụ công
Quốc Gia
Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây
Sáng 13/1/2025, tại Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Năm 2024, lĩnh vực chuyển đổi số tiếp tục ghi nhận những thành tựu quan trọng với điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số quốc gia (DTI) đạt 0,7326, tăng 3% so với năm 2022 và tăng 50,8% so với năm 2020. Giao dịch trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia đạt 1.013 tỷ giao dịch, riêng năm 2024 chiếm 1/2 tổng số giao dịch của cả 4 năm trước đó. Những kết quả này khẳng định nỗ lực của Việt Nam trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, cải thiện chất lượng dịch vụ công, và tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển kinh tế số và xã hội số.
Chiều ngày 8/1/2025, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 (Nghị quyết 57) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì Hội nghị. Tham dự có các Thứ trưởng và Trưởng, Phó các đơn vị trực thuộc Bộ TT&TT.
Ngày 20/11/2024, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Theo số liệu vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố thông qua hệ thống EMC, trong năm 2024 (từ ngày 1/1 đến 31/12), cả nước có 8 cơ quan và địa phương đạt tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình trên 50%. Các đơn vị này bao gồm: Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cùng các tỉnh Hà Nam, Đà Nẵng, Hà Giang và Nam Định.
Từ ngày 16-17/01/2025, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Số ASEAN lần thứ 5 (ADGMIN-5) được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan.
Cổng TTĐT Bộ TT&TT trân trọng giới thiệu phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia tại Hà Nội, ngày 13/1.
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 03/NQ-CP Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Ngày 6/1/2025, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp và làm việc với ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký kiêm Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về công nghệ.
Bộ trưởng Bộ TT&TT vừa ký ban hành 02 Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 82/2024/NĐ-CP ngày 10/7/2024 của Chính phủ).
Năm 2024 đánh dấu bước tiến vượt bậc của ngành du lịch Việt Nam, trở thành một điểm sáng nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội. Tại Hội nghị Tổng kết năm 2024 và Triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Hồ An Phong khẳng định chuyển đổi số là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công ngoạn mục cho ngành trong năm qua.
Quảng Ninh, một trong những tỉnh thành tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ số vào nhiều lĩnh vực, trong đó có quản lý và phát triển giáo dục. Chuyển đổi số không chỉ mở ra cơ hội nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn làm thay đổi cách thức tổ chức và quản lý hành chính công, mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc cải cách thủ tục hành chính và nâng cao đời sống người dân.
Sóc Trăng, một tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội chuyển đổi số và triển khai những bước đi mạnh mẽ để chuyển đổi số trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội.
Quảng Bình với những triển khai mạnh mẽ trong xây dựng nền tảng hạ tầng số, đẩy mạnh chuyển đổi số, đã đạt được những kết quả khả quan trong ứng dụng công nghệ vào cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công, phát triển kinh tế số.
Trong những năm gần đây, Vĩnh Phúc đã quyết liệt thực hiện chiến lược chuyển đổi số nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ công và thay đổi cách thức quản lý của các cơ quan chính quyền.
Nghệ An đã và đang đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực, đặc biệt là ở các huyện vùng sâu, vùng xa. Từ những bản làng vùng cao của Kỳ Sơn, Thanh Chương, đến các khu vực biên giới, công nghệ số không chỉ cải thiện hiệu quả công tác hành chính mà còn đem lại những thay đổi tích cực trong đời sống người dân.
Tại TP.HCM, thành phố kinh tế lớn nhất cả nước, chuyển đổi số đã trở thành yếu tố quyết định để giúp các doanh nghiệp duy trì sức cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Năm 2024, với chủ đề "Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số", TP.HCM đặt ra mục tiêu: Nâng tỷ trọng kinh tế số vào GRDP của thành phố lên 22% và 25% vào năm 2025.
Lai Châu đang triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số, với mục tiêu xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Tỉnh đã kết nối hoàn chỉnh hạ tầng mạng, phát triển các nền tảng dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm an toàn an ninh mạng. Các sáng kiến chuyển đổi số tại địa phương không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững, hội nhập quốc tế.
Ngành y tế Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng nhờ chuyển đổi số, tận dụng công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện trải nghiệm của người dân, hướng tới mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn diện và bền vững cho người dân.
Kiên Giang đã và đang triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số để nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP và cải thiện công tác chi trả an sinh xã hội.
Vĩnh Long đã đạt nhiều bước tiến quan trọng trong chuyển đổi số, với các nền tảng dữ liệu tích hợp và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân. Tỉnh tập trung phát triển kinh tế số, thúc đẩy thanh toán điện tử và thương mại điện tử, giúp doanh nghiệp và người dân tiếp cận công nghệ nhanh chóng và thuận tiện.
Trong những năm gần đây. Tuyên Quang đã có những kết quả khả quan trong quá trình chuyển đổi số, triển khai nhiều sáng kiến quan trọng, từ việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho đến phát triển các nền tảng ứng dụng cho cộng đồng.
Tây Ninh đang dẫn đầu trong công cuộc chuyển đổi số với bộ giải pháp công nghệ số toàn diện, trong đó nổi bật là ứng dụng Tây Ninh Smart. Hệ thống này tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ giám sát thông minh, giúp tối ưu hóa quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh trật tự và cải thiện dịch vụ công. Nhờ vào sự kết nối đồng bộ giữa các cơ quan, bộ giải pháp này không chỉ nâng cao hiệu quả công tác hành chính mà còn tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa nguồn lực, đồng thời đem lại sự thuận tiện và minh bạch cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi đang tích cực triển khai chuyển đổi số trong nông nghiệp với mục tiêu tạo ra một nền sản xuất nông nghiệp thông minh và bền vững.
Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”.