Vai trò của báo chí đối với phát triển nông nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số ở nước ta hiện nay
Trong xu thế tất yếu của chuyển đổi số, báo chí luôn đồng hành và đóng góp vai trò quan trọng vào thành tựu chung của ngành Nông nghiệp. Mức độ phủ sóng rộng khắp và nhanh nhạy trong thông tin, báo chí đã chuyển tải những thông tin mới nhất về khoa học, kỹ thuật trong nông nghiệp, giúp nông dân bắt kịp thời đại.
Truyền thông giảm nghèo bền vững
Sở TT&TT Quảng Ngãi đã tăng cường công tác truyền thông về giảm nghèo bền vững. Qua đó, kịp thời chuyển tải đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo đến với người dân.
Huyện Sơn Hà: Đẩy mạnh truyền thông về giảm nghèo
Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Sơn Hà đã đẩy mạnh công tác truyền thông, giúp người dân tiếp cận thông tin về chính sách giảm nghèo bền vững.
Na Hang tổ chức Hội thi tuyên truyền viên giỏi về công tác giảm nghèo
Ngày 13-10, UBND huyện Na Hang đã tổ chức Hội thi tuyên truyền viên giỏi về công tác giảm nghèo năm 2024
Tuyên Quang: Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội
Chiều 23/7, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40 ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Ngân hàng Chính sách xã hội : “Bà đỡ” cho lao động hiện thực hóa giấc mơ thoát nghèo
Trong những năm gần đây, thông qua Ngân hàng chính sách xã hội cấp ủy, chính quyền các cấp ở huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang) đã quan tâm xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo một cách bền vững.
Thủ tướng kêu gọi cả nước nhắn tin ủng hộ vì người nghèo
“Trong giờ phút này, tôi kêu gọi tinh thần “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi.
Dân vận khéo để xây dựng Nông thôn mới thành công
Ở một tỉnh vùng cao, biên giới còn nhiều khó khăn, việc giúp người dân ý thức được vai trò, trách nhiệm, cùng chung tay xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) là câu chuyện dài về công tác dân vận. Trong câu chuyện với Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Ly Mí Lử, chúng tôi hiểu thêm những công sức “lặng thầm” mà đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận từ tỉnh đến cơ sở đã cống hiến, để tạo nên diện mạo nông thôn mới hôm nay.
Phát triển mô hình sản xuất: Đổi mới cách làm
Không đầu tư dàn trải, cào bằng mà năm 2017, từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất (NVHTSX), các huyện, thành phố đã lựa chọn xây dựng các mô hình phát triển sản xuất (PTSX) điểm, phát huy thế mạnh. Qua đó từng bước nâng cao hiệu quả cũng như nhân rộng các mô hình.
Báo chí Thái Nguyên tạo sức lan tỏa trong xã hội về chủ trương giảm nghèo giai đoạn 2016-2020
Thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Ban chỉ đạo TƯ các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2016-2020, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung mọi nguồn lực nhằm hoàn thiện mục tiêu đã đề ra trong giai đoạn tới. Theo đó, tỉnh Thái Nguyên xác định rõ tầm quan trọng của báo chí tỉnh nhà trong việc tuyên truyền cách chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và của tỉnh trong việc giảm nghèo về thông tin (theo Dự án 4) .Nhân dịp này, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, Trịnh Việt Hùng xoay quanh công tác tuyên truyền, tạo sức lan tỏa trong xã hội về chủ trương giảm nghèo.
Tấm gương vươn lên thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương
Không cam chịu phận nghèo, anh Nguyễn Chí Thanh, xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, tìm tòi tự lực vươn lên phát triển kinh tế, đưa gia đình thoát khỏi đói nghèo.
Nỗ lực giúp nhau làm kinh tế
Gần đây, phong trào phụ nữ tương thân, tương ái, giúp nhau thoát nghèo, ổn định cuộc sống đang mang lại hiệu quả thiết thực đối với chị em phụ nữ cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. Các cấp hội phụ nữ không những đã huy động các nguồn lực từ cộng đồng mà còn thông qua vốn vay ưu đãi của các ngân hàng hỗ trợ gia đình hội viên nghèo phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Xã Vọng Đông (An Giang): Nông dân giúp nhau thoát nghèo
Những năm gần đây thông qua phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”, Hội Nông dân các cấp tỉnh An Giang đã có những việc làm thiết thực giúp nhau phát triển kinh tế gia đình để thoát nghèo bền vững và làm giàu chính đáng. Trong đó, Hội Nông dân xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn là một điển hình, với việc triển khai thực hiện nhiều chương trình, mô hình lồng ghép đã thực sự đem lại hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương.
Hà Tĩnh: Gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn phục vụ Chương trình MTQG
Trong thời gian qua, tình Hà Tĩnh đã tập trung chỉ đạo, lãnh đạo việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đạt được những kết quả bước đầu rất khả quan. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các Chương trình MTQG, tỉnh Hà Tĩnh đang gặp phải một số vấn đề khó khăn cần sớm giải quyết, trong đó có việc huy động các nguồn lực trong xã hội - một yếu tố rất quan trọng nhằm thực hiện thành công các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020 theo chủ trương của Đảng, Nhà nước đã đề ra.
Huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc: Thoát nghèo từ thanh long
Đã hơn 10 năm bén duyên trên mảnh đất Lập Thạch (Vĩnh Phúc), cây thanh long ruột đỏ đã và đang mang đến cho người dân nơi đây nguồn thu nhập lớn. Cuộc sống trên vùng quê vốn nghèo khó nay trở nên sung túc, hiện đại khi trái thanh long ngày càng được nhiều người biết đến, đặc biệt đã có mặt trên thị trường quốc tế.
Hiệu quả từ chương trình giúp đỡ người nghèo theo địa chỉ tại Lạng Sơn
Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng Chương trình phân công giúp đỡ, hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo giai đoạn 2014-2020.
Giảm nghèo là “viên gạch” đầu tiên
Ông Bùi Công Khanh, Phó Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới của tỉnh Lào Cai cho rằng, mục tiêu giảm nghèo quan trọng hàng đầu, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến rất nhiều tiêu chí khác và quyết định tính bền vững của các tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Có thể nói, giảm nghèo là “viên gạch” đầu tiên trong xây dựng nông thôn mới (NTM).
Tân Uyên: Tập trung thực hiện giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020
Thực hiện chương trình giảm nghèo, giai đoạn 2011-2015, các cấp, ngành của huyện Tân Uyên (tỉnh Lai Châu) đã tập trung chỉ đạo, thực hiện, ưu tiên các nguồn lực, nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 46,7% năm 2010 xuống còn 16,25% vào cuối năm 2015. Trên cơ sở đó, huyện Tân Uyên đã xây dựng kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp, ngành; phát huy tính chủ động, tích cực của các hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo; lồng ghép các nguồn lực để thực hiện mục tiêu thoát nghèo bền vững.
Nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững ở Cốc San
Tỷ lệ hộ nghèo của xã Cốc San (Bát Xát, Lào Cai) giảm nhanh qua các năm, hiện chỉ còn 4,6% theo chuẩn nghèo đa chiều. Kết quả này cho thấy hiệu quả của các giải pháp giảm nghèo do xã triển khai, giúp người dân tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo nhanh và bền vững.
Thanh Hóa: Hơn 11 tỷ đồng vốn cho Mường Lát trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Ông Cao Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết, theo phương án phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2017, Mường Lát được phân bổ 11,320 tỷ đồng.
Sa nhân - cây xóa đói giảm nghèo ở 'Trường Sa cạn'
Huyện biên giới Mường Khương, tỉnh Lào Cai được ví như mảnh đất “Trường Sa cạn” vì hầu như quanh năm các xã ở đây đều thiếu nước sinh hoạt và phát triển nông nghiệp.
Phát huy hiệu quả Cụm thông tin đối ngoại tại khu vực cửa khẩu quốc tế Lào Cai
Lào Cai là một tỉnh vùng cao, biên giới có 182,086 km đường biên giới giáp với nước bạn Trung Quốc. Thời gian qua, được sự quan tâm của Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Lào Cai đã được đầu tư xây dựng 01 Cụm thông tin đối ngoại tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai (theo Chương trình Mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở giai đoạn 2010-2015) và sau khi thấy hiệu quả tỉnh tỉnh Lào Cai tiếp tục kêu gọi xã hội hóa Cụm thông tin đối ngoại Cửa khẩu đường bộ số II Kim Thành (từ nguồn vốn xã hội hóa) do Tổng Công ty viễn thông Mobifone đầu tư xây dựng với kinh phí gần 6 tỷ đồng, góp phần tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân; thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cần nhân rộng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu
Về vùng điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu của thị xã trẻ Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) hôm nay, không khó để gặp những triệu phú, tỷ phú nông dân, với thu nhập đáng mơ ước. Giọt mồ hôi đổ xuống, có sự tiếp sức của khoa học công nghệ cùng những định hướng đúng đã khiến đất nhả “vàng”, giúp người nông dân có cuộc sống khá giả, có điều kiện làm đẹp hơn cho quê hương mình.
Xã điểm Việt Lâm nỗ lực nâng cao chất lượng các tiêu chí
Năm 2014, xã Việt Lâm (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) là xã điểm đầu tiên được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới (NTM). Để chương trình phát huy hiệu quả bền vững, hiện, địa phương đang triển khai nhiều giải pháp để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, đặc biệt là các tiêu chí có khả năng biến động cao, như: Tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập, môi trường, văn hóa...