(Mic.gov.vn) - BCVT đã gắn bó suốt chặng đường lịch sử của Đảng Cộng sản và Nhà nước Cách mạng Việt Nam. Đặc biệt ngành BCVT đã khẳng định vai trò, vị trí quan trọng không thể thiếu trong chặng đường 10 năm phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc (1997-2007). Với sự năng động, sáng tạo; với phương châm “đi trước, đón đầu”, 10 năm qua ngành đã trải qua hai giai đoạn phát triển: Tăng tốc (trước năm 2001); Hội nhập và phát triển (từ 2001 trở đi).
BCVT đã gắn bó suốt chặng đường lịch sử của Đảng Cộng sản và Nhà nước Cách mạng Việt Nam. Đặc biệt ngành BCVT đã khẳng định vai trò, vị trí quan trọng không thể thiếu trong chặng đường 10 năm phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc (1997-2007). Với sự năng động, sáng tạo; với phương châm “đi trước, đón đầu”, 10 năm qua ngành đã trải qua hai giai đoạn phát triển: Tăng tốc (trước năm 2001); Hội nhập và phát triển (từ 2001 trở đi).
Ở thời điểm tái lập tỉnh (01/01/1997): Vĩnh Phúc chỉ có 5.994 máy điện thoại, mật độ điện thoại chỉ đạt 0,54 máy/100dân; doanh thu toàn ngành khoảng 14 tỷ đồng; hạ tầng viễn thông chỉ có 14 tổng đài độc lập và vệ tinh với công nghệ lạc hậu (không có tổng đài trung tâm Hots) với tổng dung lượng 10.200máy. Toàn tỉnh còn đến 12 xã chưa có máy điện thoại. Hầu như cơ sở hạ tầng phải xây dựng mới từ đầu. Trong khi đó công tác quản lý nhà nước trên địa bàn do Cục BCVT&CNTT khu vực I đảm nhận bộc lộ nhiều bất cập, chưa tách bạch giữa quản lý nhà nước và sản xuất kinh doanh. Giá dịch vụ cao và người dân không có quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ.
Sau 10 năm, với hàng loạt cơ chế chính sách mới của Nhà nước đã tạo nên một thị trường BCVT&CNTT sôi động với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, nhiều thành phần kinh tế, tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ. Giá cước giảm mạnh, chất lượng dịch vụ tốt, người dân có quyền lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ. Mạng lưới BCVT phát triển rộng khắp với công nghệ hiện đại, độ phủ tốt, chất lượng cao, khả năng tiếp cận dịch vụ dễ dàng. Từ chỗ chỉ có một nhà cung cấp dịch vụ duy nhất, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 05 nhà cung cấp dịch vụ BCVT và Internet: Tập đoàn BCVT Việt Nam (VNPT), Tổng công ty viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Thông tin viễn thông Điện lực (EVN Telecom), Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Sài Gòn (S-Telecom), Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (HaNoi Telecom).
Sở BCVT Vĩnh Phúc được thành lập và đi vào hoạt động đầu tiên trong cả nước là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành BCVT tỉnh ta. Kể từ khi ra đời, Sở BCVT đã thực hiện tốt chức năng tham mưu với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản định hướng, chỉ đạo và quản lý để thúc đẩy sự phát triển nhanh của toàn ngành. Ngoài thống nhất quản lý nhà nước về BCVT&CNTT cấp tỉnh, cấp huyện, Sở BCVT đã khẳng định được vai trò, vị trí của “người trọng tài” trong việc phát huy nội lực của quá trình vừa hợp tác, vừa cạnh tranh giữa các doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến trình ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn; tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng và thúc đẩy các dịch vụ BCVT&CNTT phát triển với tốc độ cao trong trật tự pháp lý.
Mười năm qua, cùng với sự phát triển vượt bậc về mọi mặt của tỉnh, ngành BCVT Vĩnh Phúc đã thực sự lột xác cả về cơ sở hạ tầng CNTT-TT lẫn các loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú; cả về chất lượng dịch vụ đến tinh thần, thái độ phục vụ; cả về doanh thu đến thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước...Đến nay 100% số thôn đã có điện thoại và báo đến trong ngày. Các dịch vụ bưu chính mới, dịch vụ điện thoại, Internet...tăng nhanh. Toàn tỉnh hiện có 258.000 máy điện thoại các loại (tăng 43 lần so với năm 1997), đạt mật độ hơn 22 máy/100dân (tăng 40,7 lần so với năm 1997). Internet băng thông rộng tăng 200% đến 400% trong những năm gần đây. Doanh thu toàn ngành đạt trên 400 tỷ đồng (gấp 28,6 lần năm 1997, tăng hơn 60% so với năm 2005)...Các dịch vụ về BCVT&CNTT đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của các cơ quan, đơn vị và nhân dân.
Ứng dụng và phát triển CNTT đã có những chuyển biến rất tích cực, nhận thức chung của xã hội về vai trò của CNTT đã được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt từ khi Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 09/5/2006 về phát triển và ứng dụng CNTT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2010 và quy hoạch phát triển CNTT giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2020 được UBND tỉnh phê duyệt, hạ tầng CNTT được mở rộng và đầu tư tương đối đồng bộ; ứng dụng CNTT trong chỉ đạo, điều hành tác nghiệp và trong sản xuất kinh doanh phát triển nhanh. Đến nay trên địa bàn tỉnh có hơn 100 mạng LAN (các cơ quan Đảng, Nhà nước cấp tỉnh, huyện có 62 mạng LAN); hàng chục trang Web; gần 20 sở, ngành, đoàn thể triển khai hệ điều hành tác nghiệp để chỉ đạo, điều hành công việc qua mạng máy tính; hơn 1250 thuê bao Internet băng thông rộng khai thác các thông tin trên mạng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng về CNTT được mở rộng và xã hội hoá cho mọi đối tượng xã hội. Sở BCVT đã tổ chức 55 lớp tin học cơ bản cho hơn 1100 CBCCVC các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Hàng trăm lượt cơ quan đơn vị được ứng cứu sự cố máy tính, mạng máy tính; hơn 350 lượt cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện, giám đốc các doanh nghiệp được hỗ trợ sử dụng máy tính, mạng máy tính tại cơ quan hoặc nhà riêng. Cổng thông tin điện tử Vĩnh Phúc ngoài thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền đã hướng mạnh vào phục vụ cho cải cách hành chính và sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; từng bước trở thành cầu nối giữa Đảng bộ, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc với người dân, doanh nghiệp. Đến nay Cổng thông tin đã đăng tải gần 20.000 tin bài, dữ liệu ở hai kênh tiếng Việt và tiếng Anh để giới thiệu tỉnh Vĩnh Phúc với độc giả trong nước, ngoài nước; trở thành một trong số ít Cổng thông tin cấp địa phương dẫn đầu cả nước. Số lượng độc giả đạt gần 1.500.000 lượt người. Trong đó độc giả nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài chiếm khoảng 17%…
Chặng đường 10 năm qua, ngành BCVT Vĩnh Phúc đã lớn mạnh đột biến cả về “lượng” và “chất”. Những đóng góp của ngành trong sự phát triển chung của tỉnh đã được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Bộ BCVT và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO đã mang lại cho ngành BCVT nhiều thời cơ phát triển và những thách thức mới. Không thờ ơ trước những thời cơ phát triển, không chủ quan trước những thách thức, toàn ngành đang chạy đua với thời gian, nỗ lực vươn lên, tiếp tục đổi mới để phát triển và hội nhập nhằm tạo ra những bước phát triển đột phá mới cả về cơ sở hạ tầng CNTT-TT lẫn nguồn nhân lực và các loại hình dịch vụ đa dạng phong phú với chất lượng tốt.
Quán triệt và vận dụng sáng tạo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV, Nghị quyết số 01/NQ-TU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển và ứng dụng CNTT giai đoạn 2006-2010, phát huy những thành tựu đã đạt được với những bài học kinh nghiệm quý báu trong chặng đường 10 năm phát triển. Cán bộ nhân viên ngành BCVT Vĩnh Phúc đoàn kết, đồng sức , đồng lòng, phát huy tốt truyền thống 10 chữ vàng “ Trung thành – Dũng cảm – Tận tụy - Sáng tạo – Nghĩa tình” để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước vì sự nghiệp xây dựng và phát triển của ngành, tích cực đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 và thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 2020