(Mic.gov.vn) - Cách mạng Tháng tám thành công, thành lập Nước Việt nam dân chủ cộng hoà. Công tác xuất bản, báo chí, in và phát hành sách cách mạng từ bí mật ra công khai hoạt động, công tác xuất bản, báo chí, in và phát hành lúc này được coi là một bộ phận quan trọng của chính quyền cách mạng non trẻ, là công cụ chủ yếu để tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng và Chính phủ trong nhân dân, đồng thời là vũ khí đấu tranh chống lại mọi thủ đoạn của bọn đế quốc, tay sai tuyên truyền xuyên tạc, phá hoại cách mạng nước ta. Sách, báo góp phần nâng cao dân trí, là phương tiện động viên giữ gìn và bảo vệ đất nước.
Cách mạng Tháng tám thành công, thành lập Nước Việt nam dân chủ cộng hoà. Công tác xuất bản, báo chí, in và phát hành sách cách mạng từ bí mật ra công khai hoạt động, công tác xuất bản, báo chí, in và phát hành lúc này được coi là một bộ phận quan trọng của chính quyền cách mạng non trẻ, là công cụ chủ yếu để tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng và Chính phủ trong nhân dân, đồng thời là vũ khí đấu tranh chống lại mọi thủ đoạn của bọn đế quốc, tay sai tuyên truyền xuyên tạc, phá hoại cách mạng nước ta. Sách, báo góp phần nâng cao dân trí, là phương tiện động viên giữ gìn và bảo vệ đất nước. Những ngày đàu cách mạng, nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chông thực dân Pháp, việc viết, dịch, biên tập, in ra thật nhiều sách, báo để phát hành rộng khắp cho nhân dân trong cả nước là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, tương tự như lo súng đạn cho quân đội, thuốc men, lương thực cho nhân dân thực hiện khẩu hiệu: Diệt giặc đói, giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm. Báo Sự thật, báo Cứu quốc, các cơ sở in làm việc khẩn trương để có nhiều tài liệu phục vụ chính quyền cách mạng. Nhiều nhà in mới được thành lập: Tiến bộ, Lao động, Việt Nam Quốc gia ấn thư cục… Công tác phát hành sách, báo lúc đầu còn làm riêng lẻ, sau đó được tập trung thành Tổng phát hành của báo Cứu quốc. Một số nhà xuất bản mới được thành lập như Văn Nghệ, Vệ quốc quân, Quân du kích, về sau hai nhà xuất bản này sát nhập với nhau thành Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân. Lúc này nhiều ngành và đoàn thể cũng có một bộ phận làm xuất bản sách, báo như: Giáo dục, Thanh niên, Phụ nữ, Tài chính, Ngân hàng, Nông nghiệp… Khi đó, bộ phận trị sự của báo, biên tập của việc tổ chức in, phát hành, vận chuyển đều khép kín trong từng cơ quan của báo và Nhà xuất bản.
Sau chiến thắng Biên giới 1950, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai năm 1951 và Đại hội thống nhất hai đoàn thể: Việt Minh - Liên Việt, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn chuẩn bị tổng tiến công.
Trước yêu cầu của cuộc kháng chiến đòi hỏi công tác xuất bản, báo chí phải tăng về số lượng, chất lượng. Trong bối cảnh đó, cần có một tổ chức quản lý thống nhất mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Theo đề nghị của Nha tuyên truyền văn nghệ (tiền thân của Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch ngày nay), ngày 10 tháng 10 năm 1952 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 122/SL thành lập Nhà in Quốc gia - Cơ quan quản lý nhà nước đầu tiên về xuất bản, báo chí, in và phát hành. Đây là một sự kiện trọng đại đối với lịch sử hoạt động của ngành sản xuất, báo chí, in và phát hành bởi những ý nghĩa to lớn như sau:
1. Sắc Lệnh 122/SL khẳng định về mặt nhà nước vai trò quan trọng của công tác xuất bản, báo chí, in và phát hành là hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá.
2. Lần đầu tiên, Chính phủ thành lập cơ quan quản lý thống nhất các khâu: xuất bản, báo chí, in và phát hành từ trung ương đến địa phương, trong và ngoài nước, bởi nó gắn bó hữu cơ với nhau.
3. Nhà nước coi hoạt động xuất bản, báo chí, in và phát hành là doanh nghiệp đặc biệt, nhiệm vụ chính là phục vụ chính trị, tư tưởng, văn hoá, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, nhưng đồng thời, phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế thông qua hạch toán kinh doanh. Trải qua quá trình lịch sử 56 năm phát triển trưởng thành, trong thành tựu to lớn của đất nước có sự tham gia đóng góp to lớn của các thế hệ những người làm xuất bản, báo chí, in và phát hành. Để có được như ngày hôm nay, tuy còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu, nhưng ngành xuất bản, báo chí, in và phát hành vẫn là đội quân cách mạng, là công cụ sắc bén, phản ánh trung thành đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước, ý chí, trí tuệ, tài năng của nhân dân ta trong chiến đấu, lao động xây dựng, tập hợp, nghiên cứu để phát huy di sản văn hoá dân tộc, chọn lọc, phổ biến những tinh hoa văn hoá thế giới, nâng cao lòng yêu nước của nhân dân. Từ những cơ sở bé nhỏ ban đầu của xuất bản, toà soạn báo, từ in đất, đá, bản gỗ, in tipô, những cơ sở phát hành của báo Sự thật, Cứu quốc v.v… đến nay chúng ta đã có đội ngũ đông đảo của những người xuất bản, báo chí, in ấn và phát hành, có cơ sở vật chất tiên tiến và hiện đại, đủ năng lực và trình độ tham gia cạnh tranh với thị trường khu vực và quốc tế. Chúng ta lại có thêm tổ chức công đoàn in nối tiếp truyền thống cách mạng của tổ chức ấn công ái hữu hội thành lập ngày 10/1/1937. Có hội xuất bản tổ chức xã hội nghề nghiệp…
Lại được Đảng có các Chỉ thị, Nghị quyết về công tác xuất bản, báo chí, in và phát hành. Đặc biệt, Quốc hội đã ban hành các đạo luật: báo chí, xuất bản, bản quyền tác giả và các Nghị định thể chế hoá các luật nói trên, tạo ra hành lang pháp lý để công tác xuất bản, báo chí, in và phát hành không ngừng phát triển, tiến độ đúng luật pháp.