Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Chủ nhật, ngày 04/06/2023

TIN TỨC

Hà Nội sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn

26/03/2013 11:12 SA Xem cỡ chữ
(Mic.gov.vn) - 
Theo kế hoạch, trong tháng 3/2013, thành phố Hà Nội sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn các huyện, quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây và UBND các xã, thị trấn thuộc thành phố.

Việc kiểm tra, giám sát sẽ đánh giá được tình hình thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg  của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn TP. Hà Nội và Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” theo Quyết định số 1956 của các huyện, thị xã Sơn Tây, quận Hà Đông.

Qua việc kiểm tra cũng nắm được tình hình công tác tổ chức, triển khai thực hiện ở cơ sở, chỉ ra được những mặt mạnh, những thiếu sót, khuyết điểm cần khắc phục trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp trong thời gian tiếp theo

Phạm vi kiểm tra, giám sát tại các địa phương nêu trên trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là từ năm 2010 đến năm 2012. Từ đó, đề ra mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp của năm 2013.

Đoàn kiểm tra của thành phố sẽ tập trung vào các nội dung về sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể trong triển khai xây dựng và thực hiện các mô hình thí điểm về dạy nghề cho lao động nông thôn; về công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn học nghề cho lao động nông thôn.
 
Đoàn cũng kiểm tra, đánh giá về công tác phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý dạy nghề cho phòng Lao động, Thương binh và Xã hội và cho trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc.

Bên cạnh đó là kết quả, hiệu quả các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển sản xuất của địa phương, đối với tạo việc làm, nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế, xã hội, vấn đề sử dụng kinh phí…

Các địa phương cần tổng kết tình hình thực hiện các mô hình dạy nghề trên địa bàn theo các nhóm dạy nghề làm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Hiệu quả giải quyết việc làm, số người có việc làm (số người có việc làm mới sau khi học nghề, số người tiếp tục sản xuất kinh doanh như trước khi học nghề, thu nhập của từng loại...).

Ngoài ra, các địa phương cần lựa chọn và đề xuất các mô hình có hiệu quả và có khả năng nhân rộng để báo cáo điển hình.

Đối tượng kiểm tra, giám sát là UBND các huyện, quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây, UBND các xã, thị trấn thuộc TP Hà Nội; Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện; các cơ sở dạy nghề tham gia công tác dạy nghề cho lao động nông thôn; các đơn vị sử dụng lao động nông thôn sau khóa đào tạo nghề.
 

Tiến Anh

Lượt truy cập: 1312

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT( 0)