V/v trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Kạn gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV

Thứ tư, 19/08/2020 16:21

Bộ Thông tin và Truyền thôngnhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Kạn do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 223/BDN ngày 15/6/2020, nội dung kiến nghị như sau:
 
Cử tri phản ánh:Một số quy định trong lĩnh vực công nghệ thông tin ban hành từ lâu, không phù hợp với các quy định mới, yêu cầu thực tế xây dựng Chính quyền điện tử, hướng tới Chính quyền số, kinh tế số hiện nay như: Luật Giao dịch điện tử 2006 chưa quy định đầy đủ, chặt chẽ về Hợp đồng điện tử, chưa quy định về thanh toán điện tử; Luật Công chứng năm 2014 chưa đề cập Công chứng điện tử nên chưa có cơ chế quy định tạo lập các hệ thống xác thực điện tử, gây nhiều hạn chế trong việc triển khai rộng rãi các giao dịch điện tử... Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xem xét tham mưu một số nội dung sau:
 
+ Bổ sung, sửa đổi các văn bản để thống nhất, đồng bộ giữa các quy định về Giao dịch điện tử, Hợp đồng thương mại điện tử, thanh toán điện tử, công chứng điện tử,…
 
+ Sớm ban hành quy định về định danh và xác thực điện tử; chương trình chuyển đổi số quốc gia.
 
+ Hướng dẫn xây dựng Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu ngành một cách đồng bộ, gắn kết với các Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khác; hướng dẫn địa phương áp dụng, đảm bảo sự liên kết, đồng bộ hình thành kho dữ liệu và hệ thống Chính quyền điện tử xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương.
 
Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) xin trả lời như sau:
 
- Về đề nghị bổ sung, sửa đổi các văn bản để thống nhất, đồng bộ giữa các quy định về Giao dịch điện tử, Hợp đồng thương mại điện tử, thanh toán điện tử, công chứng điện tử,…
 
(i) Bộ TTTT đang thực hiện tổng kết, đánh giá việc thực hiện Luật Giao dịch điện tử 2005 làm cơ sở để đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật này.
 
(ii) Về hợp đồng thương mại điện tử: Hiện nay, Bộ Công Thương đang chủ trì đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, trong đó có các quy định về hợp đồng thương mại điện tử.
 
(iii) Về công chứng điện tử:
 
Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đã quy định về bản sao điện tử và cấp bản sao điện tử, thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.
 
- Về đề nghị sớm ban hành quy định về định danh và xác thực điện tử; chương trình chuyển đổi số quốc gia.
 
+ Về định danh và xác thực điện tử: Bộ TTTT đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành Nghị định Quy định về định danh và xác thực điện tử trong giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước. Hiện nay, Bộ TTTT đang phối hợp với Văn phòng Chính phủ hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị định, xin ý kiến thành viên Chính phủ theo quy định, dự kiến ban hành trong năm 2020.
 
+ Về Chương trình Chuyển đổi số quốc gia: Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” tại Quyết định số 749/QĐ-TTg. Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Chương trình, ngày 29/6/2020 Bộ TTTT đã có công văn số 2390/BTTTT-THH hướng dẫn Khung Chương trình Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của các bộ, ngành, địa phương.
 
- Về đề nghị hướng dẫn xây dựng Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu ngành một cách đồng bộ, gắn kết với các Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khác; hướng dẫn địa phương áp dụng, đảm bảo sự liên kết, đồng bộ hình thành kho dữ liệu và hệ thống Chính quyền điện tử xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương.
 
(i) Để hướng dẫn xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL) ngành một cách đồng bộ, gắn kết Bộ TTTT đã ban hành các văn bản: 
+ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0 ban hành tại Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ TTTT đã xác định việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thực hiện thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia và Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ/tỉnh (LGSP).
 
+ Thông tư số 25/2014/TT-BTTTT ngày 31/12/2014 của Bộ TTTT quy định về triển khai các hệ thống thông tin có quy mô và phạm vi từ Trung ương đến địa phương. Trong đó bao gồm nguyên tắc triển khai, quy định về triển khai và tổ chức thực hiện các hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương bảo đảm khả năng kết nối, liên thông với hệ thống chung của Trung ương.
 
+ Thông tư số 18/2019/TT-BTTTT ngày 25/12/2019 của Bộ TTTT ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc, định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối cổng Dịch vụ công quốc gia với cổng Dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh và các CSDLquốc gia, chuyên ngành”.
 
+ Thông tư số 22/2019/TT-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ TTTT quy định về tiêu chí chức năng, tính năng kỹ thuật của Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.
 
+ Quyết định số 2337/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ TTTT ban hành hướng dẫn về tiêu chuẩn kỹ thuật, về cấu trúc, định dạng dữ liệu phục vụ kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin báo cáo trong hệ thống thông tin báo cáo quốc gia phục vụ quá trình thực hiện chế độ báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước (Phiên bản 1.0).
 
Bên cạnh đó, Bộ TTTT đã xây dựng, đưa vào hoạt động Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương, sẵn sàng phục vụ nhu cầu kết nối, liên thông của các bộ, ngành và các địa phương. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật được đăng tải tại địa chỉhttps://ngsp.gov.vn/docs.
 
(ii) Bộ TTTT đã từng bước hoàn thiện, đưa vào sử dụng chính thức Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP). Hiện tại, Nền tảng NGSP đã kết nối với tổng cộng 130 hệ thống thông tin của 17 bộ, và 55 địa phương; trong đó có 03 CSDLquốc gia và 05 hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương để cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu, cụ thể:
 
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư: CSDLquốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.
 
b) Bộ Tư pháp: CSDLquốc gia về văn bản quy phạm pháp luật; Hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến; Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch.
 
c) Bộ Tài chính: Hệ thống cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách.
 
d) Bảo hiểm xã hội Việt Nam: CSDLquốc gia về bảo hiểm và Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch (Bộ Tư pháp) phục vụ liên thông thực hiện đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi.
 
đ) Bộ TTTT: Hệ thống thông tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam; Hệ thống hỗ trợ thanh toán dịch vụ công trực tuyến toàn quốc.
 
Chi tiết các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật kết nối được đăng tải tại địa chỉ: https://ngsp.gov.vn.
 
(iii) Tại văn bản hướng dẫn số 2051/BTTTT-THH ngày 04/6/2020 của Bộ TTTT về việc hướng dẫn triển khai một số nhiệm vụ thực thi Nghị định số 47/2020/NĐ-CP, Bộ TTTT cũng đã nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng danh mục các CSDL của bộ, ngành, địa phương mình. Các CSDL đưa vào danh mục phải làm rõ nội hàm theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 47/2020/NĐ-CP. Các CSDL của bộ, ngành, địa phương phải thống nhất, tham chiếu với dữ liệu chủ của CSDL quốc gia. Các bộ, ngành triển khai xây dựng danh mục sớm để làm cơ sở cho các địa phương xây dựng danh mục của địa phương để tránh chồng lấn và đảm bảo sự thống nhất. Nếu các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện các quy định này, việc triển khai các CSDL sẽ được thực hiện đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt từ Trung ương và địa phương lấy CSDL quốc gia làm gốc. Bộ sẽ bám sát, thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ này, thu thập và công bố thông tin về danh mục các CSDL rộng rãi khi các bộ, ngành, địa phương ban hành để các cơ quan khác biết và tham chiếu.
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top