Vượt dịch bệnh, Vietnam Post tăng tốc đưa nông dân lên sàn TMĐT

Chủ nhật, 12/12/2021 14:36

Để hoàn thành mục tiêu đưa 2,5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn, Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) hiện đang triển khai nhiều giải pháp “tăng tốc cho những tháng cuối năm.

2021920-u7.jpg

Ngay sau khi Quyết định 1034/QĐ-BTTTT về việc đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT, thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn (Kế hoạch 1034) được ban hành, Vietnam Post đã khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết đến từng địa phương trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

Đặt mục tiêu trước mắt sẽ đưa 2,5 triệu hộ SXNN lên sàn Postmart.vn trong năm 2021, ngay từ đầu tháng 8/2021, Vietnam Post đã thành lập Ban chỉ đạo để triển khai Kế hoạch 1034, trong đó Tổng Giám đốc Chu Quang Hào sẽ là Trưởng ban. Việc đưa hộ SXNN lên sàn TMĐT sẽ được đơn vị triển khai theo 4 cấp: Tổng công ty, các Bưu điện tỉnh/thành phố, các Bưu điện huyện và lực lượng triển khai tại xã.

Cùng với việc phối hợp chặt chẽ với các nguồn lực hỗ trợ bên ngoài là các Bộ ngành, Sở ngành, UBND huyện, xã tại địa phương, toàn bộ các cấp của Bưu điện Việt Nam sẽ triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo kế hoạch đã xây dựng, phân chia các sản phẩm nông sản theo 2 dòng chính: Tiêu thụ thường xuyên và Tiêu thụ theo mùa/vụ để hỗ trợ đưa hộ SXNN lên kinh doanh trên môi trường số kịp thời, đúng lúc.

Ông Phan Trọng Lê, Trưởng Ban Nghiên cứu và Phát triển thương hiệu, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cho biết: Việc đào tạo các hộ SXNN về quy trình đưa sản phẩm lên sàn, bán hàng đa kênh, tiếp nhận, xử lý đơn hàng, bảo quản và đóng gói được đơn vị đặc biệt chú trọng và thực hiện linh hoạt theo từng đối tượng, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương. Đơn vị cũng đã xây dựng các luồng ưu tiên dành riêng cho việc vận chuyển nông sản trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh để đảm bảo tối đa chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Postmart.vn của Vietnam Post sẽ tiếp tục xây dựng hệ sinh thái số gồm website bán hàng, ứng dụng bán hàng trên smartphone, cổng truy xuất nguồn gốc bảo hộ thương hiệu,…

“Với cơ sở dữ liệu thông tin về nhà cung cấp, giấy chứng nhận kinh doanh hay chất lượng sản phẩm đầy đủ, minh bạch được lưu trữ trên hệ sinh thái, mỗi sản phẩm nông sản trên sàn đều rõ ràng về thương hiệu, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng. Từ đó, nâng tầm uy tín, vị thế của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, tiếp cận đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế”, ông Lê cho biết thêm.

Trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay, việc bán hàng trên sàn TMĐT sẽ ngày càng trở nên hiệu quả, đặc biệt đối với các mặt hàng nông sản đang gặp khó khăn về đầu ra tiêu thụ. Thông qua sàn TMĐT Postmart.vn, các hộ SXNN có thể tiếp cận người tiêu dùng trên cả nước, mở rộng kênh tiêu thụ, bán các sản phẩm nông nghiệp theo cách thức hiện đại và bền vững hơn.

Đến nay, sàn Postmart.vn đã đưa hơn 25.000 hộ SXNN trên cả nước lên môi trường số, thúc đẩy tiêu thụ hàng nghìn tấn nông sản gồm nhiều loại trái cây như Bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), Na Chi Lăng (Lạng Sơn), Nhãn lồng (Hưng Yên), Nhãn xuồng (Đồng Tháp), Bơ, Sầu riêng (Đắk Lắk) cùng nhiều loại nông sản, rau củ, khoai lang tím, tỏi, hành,…

Hai đơn vị đều khẳng định quyết tâm sẽ hoàn thành chỉ tiêu đưa hộ nông dân lên sàn TMĐT, để thông qua môi trường số, Sàn TMĐT Postmart.vn và Vỏ Sò sẽ tiếp tục là đầu ra hiệu quả cho người dân, giúp bà con an tâm trồng trọt không chỉ trong bối cảnh dịch bệnh hiện tại mà còn là kênh tiêu thụ bền vững trong tương lai.

Thông qua việc đưa nông sản môi trường số, Sàn TMĐT Postmart.vn sẽ tiếp tục là đầu ra hiệu quả cho người dân, giúp bà con an tâm trồng trọt không chỉ trong bối cảnh dịch bệnh hiện tại mà còn là kênh tiêu thụ bền vững trong tương lai./.

PV
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top