
Theo Thứ trưởng Trần Hồng Hà, Bộ TN&MT bao gồm 8 lĩnh vực điều tra cơ bản, bởi vậy, lượng cơ sở dữ liệu cực kì khổng lồ và cần có một hệ thống quản lý, điều hành hết sức khoa học. Mỗi lĩnh vực có nhu cầu sử dụng CNTT khác nhau tùy vào công tác chuyên môn, đặc biệt là đất đai, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, môi trường, quản lý nước. Việc hợp tác về công nghệ thông tin là cơ sở để các đơn vị trong Bộ tận dụng thế mạnh của mình, thương mại hóa các cơ sở dữ liệu để phục vụ đối tượng có nhu cầu trong xã hội một cách chuyên nghiệp hơn.
Trước mắt, VNPT sẽ hợp tác ứng dụng CNTT tiếp tục xây dựng CSDL đất đai cho giai đoạn 2 của Dự án VLAP; tham gia xây dựng hệ thống CSDL đất đai quốc gia tập trung cho Bộ TN&MT và các CSDL chuyên ngành khác của Bộ; Hợp tác triển khai thử nghiệm “Hệ thống cảnh báo sớm những thay đổi bất thường cảu thời tiết”…Ông Phạm Đức Long, Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT cho biết, trong thời gian tới, VNPT sẽ cùng với Bộ TN&MT cùng bàn bạc và có những định hướng cụ thể về việc lựa chọn các loại hình dịch vụ, phương thức định giá sản phẩm dữ liệu, đơn giá cụ thể… để cùng với Bộ tiến tới chuyên nghiệp hóa việc cung cấp các dịch vụ công, gia tăng giá trị cho các sản phẩm dữ liệu của ngành tài nguyên và môi trường.
Trước mắt, VNPT sẽ hợp tác ứng dụng CNTT tiếp tục xây dựng CSDL đất đai cho giai đoạn 2 của Dự án VLAP; tham gia xây dựng hệ thống CSDL đất đai quốc gia tập trung cho Bộ TN&MT và các CSDL chuyên ngành khác của Bộ; Hợp tác triển khai thử nghiệm “Hệ thống cảnh báo sớm những thay đổi bất thường cảu thời tiết”…Ông Phạm Đức Long, Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT cho biết, trong thời gian tới, VNPT sẽ cùng với Bộ TN&MT cùng bàn bạc và có những định hướng cụ thể về việc lựa chọn các loại hình dịch vụ, phương thức định giá sản phẩm dữ liệu, đơn giá cụ thể… để cùng với Bộ tiến tới chuyên nghiệp hóa việc cung cấp các dịch vụ công, gia tăng giá trị cho các sản phẩm dữ liệu của ngành tài nguyên và môi trường.