Tiến sĩ Bùi Hải Hưng- Viện nghiên cứu VinAI Research, Tập đoàn Vingroup.
Trả lời câu hỏi về hiện trạng AI hiện tại, đã tiến bộ ra sao, Tiến sĩ Xuedong David Huang nói: "5 năm qua con người đã học hỏi được nhiều về sử dụng AI như thế nào. Từ mô hình do AI phân tích mang lại trải nghiệm lớn trong ra quyết định, hay nhiều lĩnh vực khác. AI thành một phần bắt buộc trong lĩnh vực sử dụng dữ liệu.
Ta cần đặt ra 2 yếu tố. Mô hình AI có thể tốt cho một khía cạnh này nhưng liệu ta có thể tự nhốt mình trong căn phòng tối, xem một tờ báo, liệu có đc không? Nên chúng ta cần nhìn nhận lại thực tế, có thực hiểu về AI? Sự tối ưu hóa từng mô hình sử dụng AI. Đó là khía cạnh phải thăm dò.
AI thực sự hữu ích khi sử dụng vi tính hay điện toán hay làm việc khác. Tôi có thể lấy ví dụ trong dịch thuật. Trước đây, chúng ta không thể nói được nhiều ngôn ngữ một lúc nhưng hiện chúng ta có thể nói một ngôn ngữ và máy chuyển tải hàng trăm ngôn ngữ. Google Amazon, Apple đã có dịch vụ điện toán đám mây. Họ đã sử dụng AI như dịch vụ trên toàn cầu. Đó là bức tranh vắn tắt thôi".
Trong khi Tiến sĩ Bùi Hải Hưng (Viện nghiên cứu VinAI Research, Tập đoàn Vingroup) nhấn mạnh: "5-10 năm qua AI đã đi sâu vào nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều ứng dụng khác nhau. Trong nhiều ứng dụng chúng ta cần các mô hình AI không chỉ chạy trên đám mây, với các thiết bị đã được nhúng sẵn, ví dụ robot, chúng ta đã đạt nhiều tiến bộ 10 năm qua.
Có thể nhận thấy mặc dù chưa đạt được ở quy mô đại trà, toàn bộ hệ thống công nghệ hiện nay đã hoạt động trơn tru hơn. Xe tự hành đã ứng dụng AI giúp con người lái xe an toàn hơn, đặc biệt là trong điều kiện nguy hiểm mà con người không tiện tham gia.
Chúng ta có thể thấy các hoạt động tương tác tại nhà như trợ lý ảo, trợ lý riêng trên các thiết bị giúp kiểm soát các thiết bị trong nhà tạo tiện ích cho con người. AI coi như nghiễm nhiên trong cuộc sống con người, không có gì nghi ngờ AI còn xa vời nữa".
Nói về AI ở Việt Nam, Tiến sĩ Bùi Hải Hưng thể hiện khát vọng lớn: "VinAI bắt đầu hành trình của mình 3 năm trước. Việt Nam đang đạt độ chín về nhu cầu công nghệ, nhu cầu nghiên cứu về AI, thị trường… Tôi muốn đưa điểm chín đó đẩy lên tầm cao mới, tạo kết quả thiết thực cho chất lượng cuộc sống người dân.
Các diễn giả tại phiên toạ đàm "Tương lai của Trí tuệ nhân tạo".
Chúng tôi đặt ra câu hỏi có thể xây dựng phòng lab về AI đẳng cấp ngay tại Việt Nam. Ban đầu tôi cũng không biết có thành hiện thực không. Phòng lab Việt Nam theo kịp ở thung lũng silicon không. Hiện, tôi tự tin VinAI là một trong các phòng lab hàng đầu và số ấn phẩm công bố, hội thảo tham gia. Ví dụ năm nay tôi có 8 ấn phẩm công bố từ phòng lab. Ít nhất tới hiện thì theo cảm nhận, tôi đã làm một điều gì đó đưa độ chín đó lên tầm cao mới. Lúc này chúng ta có thể làm nhiều hơn để giải quyết vấn đề đào tạo, giáo dục tập huấn, làm sao tạo nguồn nhân tài từ chính người Việt Nam.
Tôi nghĩ không chỉ giáo dục đào tạo tại các viện trường mà cả khu vực tư nhân và doanh nghiệp nữa. Không chỉ Việt Nam mà toàn cầu, ta thấy, AI hoàn toàn có thể giúp ta phát triển bền vững".
Giáo sư Vũ Hà Văn cũng chia sẻ: "Hiện tại tôi đang dẫn dắt VinBigdata. Hồi bắt đầu, tôi muốn mang AI đến Việt Nam như một công cụ hữu ích cho người dân hưởng lợi từ AI. Muốn xây dựng hệ thống AI cần: 1 là bộ dữ liệu sạch; 2 là nguồn nhân tài sẵn sàng cống hiến công sức. May là Việt Nam là nước đang phát triển, có rất nhiều công cụ hữu ích. Ở Việt Nam thu thập, dán nhãn dữ liệu dễ hơn nước khác. Về nhân lực, người Việt Nam học toán giỏi sẽ dễ dàng chuyển sang học sâu.
Sản phẩm của chúng tôi là xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Sau 3 năm chúng tôi đã làm được nhiều điều. VinFast là cái tên được nhắc đến nhiều gần đây tại Việt Nam và Mỹ. Trợ lý ngôn ngữ bằng tiếng Đức, tiếng Anh, Vivi nữa. Công ty chúng tôi làm ra trợ lý ảo Vivi. Chúng tôi rất tự hào về sản phẩm này. Trợ lí này còn có khả năng nói đùa với người lái xe. Nếu có tầm nhìn, chúng ta có thể tạo được sản phẩm giá trị cho người dân Việt Nam".
Một khách mời đến từ ĐH Stanford có đặt thêm câu hỏi, rằng từ góc độ chính sách, Việt Nam có thể làm gì để thu hẹp khoảng cách về AI. Giáo sư Vũ Hà Văn khẳng định:
"Khoảng trống mà bạn đang đề cập không chỉ trong AI mà lĩnh vực nào mình cũng thua thiệt. Đầu tiên phải nâng cao nhận thức người dân về giá trị khoa học nói chung. Sau đó mở rộng đầu tư trong lĩnh vực này. Phải có chính sách cơ chế hỗ trợ nhà khoa học trẻ.
Với sự hỗ trợ từ bên ngoài, một nhóm nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu lớn mạnh có thể thu hút hỗ trợ từ bên ngoài cho trung tâm lớn đó. Nghiên cứu bây giờ hoàn toàn mở, không phải bảo mật, như hệ thống của chúng tôi có thể thu hút nhiều nhà khoa học quốc tế đến Việt Nam. Đây là cách để tiến nhanh cùng thế giới".
Kết lại phiên toạ đàm "Tương lai của trí tuệ nhân tạo", Tiến sĩ Bùi Hải Hưng hi vọng VinFuture có thể chuyển tải rằng, AI là một trong những mũi nhọn và là cơ hội.