DANH MỤC TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỦA CÁC SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
GỬI ĐẾN HỘI NGHỊ GIAO BAN QLNN QUÝ III NĂM 2020
TT tổng
|
TT
|
Nội dung kiến nghị
|
Sở TTTT
kiến nghị
|
Đơn vị
trả lời
|
Nội dung trả lời
|
I
|
LĨNH VỰC BƯU CHÍNH
|
||||
1.
|
1.
|
Nghiên cứu các biện pháp quản lý các đơn vị hoạt động bưu chính không phải là doanh nghiệp, Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh đóng tại địa bàn các tỉnh (địa điểm kinh doanh, không thu gom mà chỉ phát)
|
Nghệ An
|
Vụ BC
|
Các kiến nghị của các Sở TTTT cơ bản có chung nội dung kiến nghị Bộ nghiên cứu biện pháp quản lý các hình thức hoạt động khác của DNBC chưa được quy định trong Luật BC (như địa điểm kinh doanh, đại lý của doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam, hoạt động nhượng quyền thương mại...). Đây là vấn đề mới phát sinh; quy định của pháp luật bưu chính và pháp luật chung chưa đồng bộ nên việc thực thi pháp luật gặp khó khăn.
- Bộ TTTT (Vụ Bưu chính) đã có văn bản số 2623/BTTTT-BC ngày 16/7/2020 gửi 63 Sở TTTT về việc đề nghị phối hợp nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý đối với các loại hình này và nhận được ý kiến của 25/63 Sở.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và ý kiến của các đơn vị, Vụ Bưu chính đang báo cáo Lãnh đạo Bộ và đề xuất các giải pháp quản lý các hình thức hoạt động này của doanh nghiệp theo hướng:
+ Giải pháp trước mắt: Bộ TTTT yêu cầu các DNBC thực hiện hướng dẫn tại văn bản hợp nhất hệ thống các biểu mẫu/tiêu chí báo cáo quy định tại Thông tư số 35/2016/TT-BTTTT và Thông tư số 10/2018/TT-BTTTT. Theo đó, các DNBC báo cáo (hoặc chỉ đạo đơn vị trực thuộc báo cáo) Sở TTTT về kết quả sản xuất, kinh doanh của các hình thức hoạt động của doanh nghiệp tại địa phương. Qua đó, các Sở có thông tin về các hình thức hoạt động khác của doanh nghiệp mà chưa được điều chỉnh bởi pháp luật về bưu chính.
+ Giải pháp lâu dài: Bộ TTTT sẽ nghiên cứu, đề xuất quy định quản lý phù hợp đối với các hình thức hoạt động của doanh nghiệp để bổ sung khi sửa đổi Luật bưu chính.
- Bộ TTTT sẽ sớm có văn bản gửi Sở TTTT các tỉnh/tp và DNBC để triển khai nội dung này.
|
2.
|
2.
|
Đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về bưu chính để thuận lợi trong việc quản lý loại hình nhượng quyền kinh doanh lĩnh vực chuyển phát trong nước
|
Phú Yên
Hải Dương
|
Vụ BC
|
|
3.
|
3.
|
a) Về quy định đối với các đối tượng là địa điểm kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính
- Tại Khoản 1, Điều 9 của Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định: “Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính”. Trong khi tại Khoản 1, Điều 25 Luật bưu chính quy định: Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương mà chỉ thành lập địa điểm kinh doanh thì không phải làm thủ tục thông báo hoạt động bưu chính cũng như thực hiện các chế độ báo cáo khác về Sở TT&TT.
- Như vậy, việc quản lý (theo dõi đi và đến chỉ do đơn vị chịu quản lý…) đối với các doanh nghiệp bưu chính hoạt động theo hình thức địa điểm kinh doanh sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý tại địa phương. Đề nghị Bộ nghiên cứu, xem xét cần quy định bổ sung quy định chặt chẽ hơn đối với các đối tượng là địa điểm kinh doanh sẽ phải làm thủ tục thông báo hoạt động bưu chính cũng như thực hiện các chế độ báo cáo khác về Sở TT&TT giúp cho công tác theo dõi quản lý loại hình hoạt động này được thuận lợi.
|
Vĩnh Phúc
Hải Dương
|
Vụ BC
|
|
4.
|
4.
|
Đối với vấn đề nhượng quyền thương mại: Sở TTTT đã có Công văn số 2117/STTTT-BCVT ngày 03/8/2020 về việc đề xuất nội dung liên quan đến nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bưu chính (gửi kèm).
Sở TTTT kính đề nghị Bộ TTTT và Bộ Công Thương nghiên cứu ban hành Thông tư liên tịch quy định chi tiết hoặc tập huấn nội dung liên quan đến bên nhượng quyền thứ cấp từ doanh nghiệp nước ngoài và điều kiện để bên nhượng quyền thứ cấp tiếp tục nhượng quyền thương mại cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
Ngoài ra, kính đề nghị Bộ TTTT xây dựng công cụ tra cứu các bên nhượng quyền thứ cấp và các “Quyền thương mại” đã được phép kinh doanh tại Việt Nam để các Sở TTTT tra cứu khi cần.
|
Đà Nẵng
|
Vụ BC
|
|
5.
|
5.
|
Hiện nay do Luật Bưu chính chưa có quy định yêu cầu doanh nghiệp nhận nhượng quyền thương mại trong nước, doanh nghiệp làm đại lý cho doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam (doanh nghiệp được cấp phép hoạt động Bưu chính) phải thực hiện thủ tục thông báo tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về bưu chính vì vậy Sở TTTT gặp khó khăn trong việc quản lý các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động theo phương thức đại lý. Đề nghị Bộ TTTT sớm có hướng dẫn đối với các loại hình kinh doanh như trên.
|
Thái Nguyên
|
Vụ BC
|
|
6.
|
6.
|
Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ: “Bản sao giấy phép bưu chính đã được cấp lần gần nhất” của 02 thủ tục hành chính: “Sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính” và “Cấp lại giấy phép bưu chính khi hết hạn” ban hành tại Quyết định số 927a/QĐ-BTTTT ngày 01/6/2020. Lý do, theo Nghị định 150/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, không có thành phần hồ sơ trên.
|
Thái Bình
|
Vụ BC
|
Hiện tại, Vụ Bưu chính và Văn phòng Bộ đang phối hợp để thực hiện công bố thủ tục theo quy định.
|
7.
|
7.
|
Bổ sung quy định thủ tục cụ thể liên quan đến cấp giấy xác nhận điều chỉnh bổ sung thông báo hoạt động bưu chính (hiện chưa có thủ tục hành chính này).
|
Phú Thọ
|
Vụ BC
|
Ngày 02/7/2020, Bộ TTTT (Vụ Bưu chính) đã gửi Công văn số 2460/BTTTT-BC gửi Sở TTTT tỉnh Đồng Nai, Đắk lắc (sao gửi cho tất cả 61 Sở TTTT) về nội dung kiến nghị này, theo đó, Về thủ tục cấp lại, cấp thay đổi nội dung thông báo hoạt động bưu chính quy định:
- Khoản 1 mục II của Biểu mức thu phí thẩm định điều kiện hoạt động bưu chính kèm theo Thông tư số 25/2020/TT-BTC ngày 14/4/2020 ngày 14/4/2020 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 291/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện hoạt động bưu chính quy định mức phí đối với: “Thủ tục cấp lại văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính khi bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được”.
Thủ tục hành chính này được quy định tại Điều 13 Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật bưu chính và mục II.6 danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực bưu chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông kèm theo Quyết định số 927a/QĐ-BTTTT ngày 01/6/2020.
- Thủ tục hành chính “cấp thay đổi nội dung thông báo hoạt động bưu chính” chưa được quy định trong Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 và Quyết định số 927a/QĐ-BTTTT ngày 01/6/2020.
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp, tổ chức thông báo về việc thay đổi nội dung văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính (như thay đổi tên, địa chỉ, phạm vi hoạt động) theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật bưu chính thì Quý Sở có thể vận dụng quy định của Điều 10, Điều 11 Nghị định số 47/2011/NĐ-CP, Điều 4 Nghị định số 150/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông để thực hiện thủ tục này. Cụ thể như sau:
a. Thành phần hồ sơ
- Thông báo thay đổi nội dung liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính (theo mẫu tại Phụ lục III Nghị định số 47/2011/NĐ-CP);
- Tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.
b. Phí thẩm định
Do Thông tư số 25/2020/TT-BTC ngày 14/4/2020 không quy định về nội dung này nên Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Quý Sở không thu phí thẩm định khi sửa đổi, bổ sung văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.
(Ngày 31/8/2020, Vụ Bưu chính đã liên hệ trao đổi và email công văn số 2460/BTTTT-BC cho Sở TTTT Phú Thọ để triển khai thực hiện)
|
8.
|
8.
|
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 01 Văn phòng đại diện thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn SG Sagawa Express Việt Nam. Tuy nhiên, Văn phòng đại điện này đang thực hiện các công đoạn như: nhận gửi, chia chọn và phát gói, kiện hàng hóa. Đề nghị Bộ TTTT giải đáp hoạt động của đơn vị này là đúng hay sai? và cho hướng xử lý giải quyết.
|
Vĩnh Phúc
|
Vụ BC
|
- Theo khoản 1 Điều 18 Mục 3 Thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (Luật Thương mại 2005) Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
- Công ty TNHH SG Sagawa Express Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam (theo GCN đăng ký doanh nghiệp số 0101332724 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp). Do đó, Bộ TTTT (Vụ Bưu chính) ghi nhận phản ánh của Sở TTTT tỉnh Vĩnh Phúc và sẽ tham vấn ý kiến các cơ quan liên quan (Bộ Công thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam để có văn bản thông tin gửi các Sở TTTT biết trong thời gian tới.
- Bên cạnh đó, đề nghị Quý Sở chủ động tham khảo thêm ý kiến các Sở, ngành liên quan tại địa phương để sớm có hướng xử lý và tiếp tục thông tin với Bộ về hoạt động của Văn phòng đại diện của Công ty TNHH SG Sagawa Express Việt Nam trên địa bàn.
|
9.
|
9.
|
Quy định của pháp luật lĩnh vực bưu chính chưa quy định rõ về nghĩa vụ của doanh nghiệp bưu chính phải thông báo với Sở TTTT khi chấm dứt hoạt động. Đề nghị Bộ TTTT xem xét, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.
|
Vĩnh Phúc
|
Vụ BC
|
Bộ TTTT (Vụ Bưu chính) ghi nhận ý kiến của Sở TTTT Vĩnh Phúc và sẽ xem xét nội dung này khi sửa đổi, bổ sung Luật bưu chính và các văn bản hướng dẫn trong thời gian tới.
|
10.
|
10.
|
Việc báo cáo của các doanh nghiệp không tuân thủ theo thời gian quy định; thời gian báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân tỉnh không trùng nhau nên việc tổng hợp số liệu mất rất nhiều thời gian. Hầu hết số liệu báo cáo là ước thực hiện do đó không phản ánh đúng tình hình hoạt động thực tế các doanh nghiệp.
Việc quản lý các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực bưu chính chuyển phát rất phức tạp nên Bộ cần quan tâm hơn, chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan đưa ra giải pháp quản lý thiết thực nhất đối với loại hình hoạt động này.
|
Cà Mau
|
Vụ BC
|
1. Về “việc báo cáo của các doanh nghiệp không tuân thủ theo thời gian quy định”:
- Bộ TTTT đề nghị Sở tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát và yêu cầu các DNBC/chi nhánh của các DNBC trên địa bàn nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo định kỳ. Trường hợp không thực hiện đúng quy định, Sở TTTT áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, CNTT và giao dịch điện tử.
2. Về việc “thời gian báo cáo về Bộ TTTT, UBND tỉnh không trùng nhau nên việc tổng hợp số liệu mất rất nhiều thời gian”:
- Hiện nay, yêu cầu số liệu phục vụ công tác quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước (Tổng cục thống kê, Bộ TTTT, UBND) có sự khác nhau, chưa thống nhất.
- Bộ TTTT ghi nhận ý kiến của Sở TTTT tỉnh Cà Mau và sẽ nghiên cứu, thiết kế chế độ báo cáo phù hợp hơn trên cơ sở các quy định của pháp luật về thống kê và yêu cầu chỉ đạo điều hành của Bộ.
- Một trong các mục tiêu lớn của Bộ trong thời gian tới là hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, chế độ và công cụ báo cáo (trực tuyến/online) để hỗ trợ các đơn vị thực hiện báo cáo và bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, chính xác, thống nhất về số liệu thống kê phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị liên quan.
3. Về “việc quản lý các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực bưu chính chuyển phát rất phức tạp nên Bộ cần quan tâm hơn, chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan đưa ra giải pháp quản lý thiết thực nhất đối với loại hình hoạt động này”:
- Bưu chính được xác định là một trong các ngành dịch vụ thiết yếu, phục vụ nhu cầu thông tin bưu chính cho toàn xã hội và sự chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước các cấp.
- Khi xã hội ngày càng phát triển (TMĐT bùng nổ, kinh tế phát triển theo hướng số hoá...) thì trong lĩnh vực bưu chính cũng phát sinh nhiều vấn đề mới. Trong thời gian qua, để nâng cao hiệu quả quản lý lĩnh vực bưu chính đồng thời vẫn tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia hoạt động bưu chính ổn định, cạnh tranh lành mạnh theo các quy định của pháp luật liên quan, Bộ TTTT đã triển khai/phối hợp thực hiện nhiều nội dung công việc với các Bộ ngành và cơ quan liên quan. Cụ thể:
+ Phối hợp chặt chẽ với Tổng cục QLTT, các đơn vị thuộc Bộ Công an, Tổng cục Hải quan ... trong thực thi pháp luật để thị trường bưu chính hoạt động lành mạnh, bảo đảm an toàn, an ninh
+ Phối hợp với Bộ Tư Pháp, Bộ Công Thương, NHNN ... trong công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp lý phù hợp với tình hình thực tế.
+ Chủ động tăng cường công tác kiểm tra/giám sát sau cấp phép; phối hợp với các Sở TTTT tại các địa phương khi kiểm tra.
+ Hàng năm, tổ chức Hội nghị chuyên đề để phổ biến, tuyên truyền kiến thức pháp luật bưu chính (an toàn, an ninh bưu chính; Mã địa chỉ Vpostcode, tọa đàm thúc đẩy bưu chính phát triển bền vững...)
+ Gửi văn bản chỉ đạo, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về bưu chính và pháp luật liên quan ngay khi doanh nghiệp nhận được Giấy phép bưu chính/văn bản XNTB hoạt động bưu chính; Đồng thời, sao gửi văn bản này cho các Sở TTTT liên quan nơi doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn để các Sở nắm thông tin và phối hợp quản lý theo thẩm quyền. Yêu cầu các doanh nghiệp ký Cam kết nói không với hàng lậu, hàng cấm qua đường bưu chính.
+ Khi Bộ TTTT có văn bản giải đáp kiến nghị của bất kỳ một Sở TTTT thì Bộ đều sao gửi tới tất cả 62 Sở TTTT khác để nắm và thống nhất thực hiện.
|
11.
|
11.
|
Hướng dẫn cách tính tỷ lệ hộ gia đình được gán mã bưu chính Quốc gia. Trách nhiệm của địa phương trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ này.
|
Sơn La
|
Vụ BC VNPOST
|
1.Cách tính tỷ lệ hộ gia đình được gán mã địa chỉ bưu chính Vpostcode như sau:
Tỷ lệ hộ gia đình được gán mã =
Trong đó:
+ Tổng số hộ gia đình tại tỉnh/tp được gán mã do Tổng công ty bưu điện Việt Nam (VNPost) thực hiện (Sở TTTT có thể yêu cầu bưu điện tỉnh/tp cung cấp).
+ Tổng số hộ gia đình thực tế tại tỉnh/tp (do địa phương quản lý, thống kê).
2. Trách nhiệm của địa phương:
- Hỗ trợ, tạo điều kiện để nhân viên VNPost được phép đến từng hộ dân tại địa phương để thực hiện gán Mã địa chỉ bưu chính Vpostcode.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện để VNPost xác minh tính chính xác của dữ liệu của địa chỉ trên địa bàn tỉnh/tp.
- Thống kê số liệu hộ gia đình trên địa bàn quản lý để tính toán chỉ tiêu trên.
|
12.
|
12.
|
Đề xuất Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tăng cường việc mở rộng các điểm phục vụ cung ứng dịch vụ theo Quyết định 45/2016/QĐ-TTg tại các địa phương, hoặc đặt các bàn giao dịch tại các điểm giao dịch một cửa để tăng số lượng hồ sơ phát sinh tại cơ quan, đơn vị thực hiện TTHC
|
Nghệ An
|
VNPOST
|
Tổng công ty Bưu điện sẽ tiếp tục mở rộng cung cấp dịch vụ tại các điểm giao dịch đáp ứng các điều kiện để thuận lợi cho người dân.
Đối với việc đặt bàn giao dịch tại các Bộ phận một cửa: Các BĐT đã thực hiện đặt bàn giao dịch tại Trung tâm phục vụ hành chính công và các Bộ phận một cửa có số lượng người dân đến giao dịch đông. Các Bộ phận một cửa có số lượng hồ sơ không nhiều, để đảm bảo năng suất, hiệu quả, đồng thời tăng được số lượng HS trả qua BCCI, Bưu điện tỉnh sẽ phối hợp với Bộ phận một cửa để thông qua cán bộ công chức của Bộ phận một cửa hướng dẫn, giới thiệu và tiếp nhận yêu cầu trả kết quả của người dân.
|
II
|
LĨNH VỰC VIỄN THÔNG
|
||||
13.
|
1.
|
Đề nghị Bộ chỉ đạo các đơn vị có liên quan ngoài việc cung cấp số điện thoại của các trường hợp F1, F2 cần cung cấp thêm tên, địa chỉ của thuê bao đó nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc truy vết và điều tra dịch tễ cũng như thông báo tới các tỉnh, thành khác nếu địa chỉ thuê bao không thuộc tỉnh Hải Dương.
|
Hải Dương
|
Cục VT
|
Theo quy định tại khoản 4, Điều 6 Luật Viễn thông, Doanh nghiệp viễn thông không được tiết lộ thông tin riêng liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm tên, địa chỉ… và thông tin riêng khác mà người sử dụng đã cung cấp khi giao kết hợp đồng với doanh nghiệp trừ các trường hợp: được người sử dụng đồng ý; trao đổi giữa các DNVT để phục vụ việc tính cước, lập hóa đơn, ngăn chặn hành vi không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Do vậy, nếu Sở TTTT (là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực thông tin truyền thông tại địa phương) cần thu thập thông tin về tên, địa chỉ của một số thuê bao đề nghị trao đổi trực tiếp với DNVT theo quy định hoặc liên hệ với đầu mối của Cục VT (đã trao đổi với Sở) để được hướng dẫn
|
14.
|
2.
|
Đề nghị tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật mới thuộc lĩnh vực viễn thông; đảm bảo bám sát với thực tiễn tình hình của địa phương.
|
Thái Nguyên
|
Cục VT
|
Trong thời gian qua, Cục VT đã chủ động phối hợp với các đơn vị trong Bộ, tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn các Sở TTTT (cụ thể là ngày 7/8/2020, Cục đã tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến với 28 Sở khu vực miền Bắc).
Trong thời gian tới, Cục sẽ tiếp tục tăng cường công tác phối hợp với các Sở TTTT trong việc triển khai các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm tính khả thi và bám sát với thực tiễn tại từng địa phương.
|
15.
|
3.
|
Căn cứ Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 04/6/2019 của Thủ tướng chính phủ ban hành lộ trình thực hiện các chỉ tiêu phát triển bền vững, trong đó, Mục tiêu 5: Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái; Mục tiêu 5.8: Nâng cao việc sử dụng các công nghệ tạo thuận lợi, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy việc trao quyền cho phụ nữ. Tạo điều kiện cho phụ nữ được tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, tỷ lệ sử dụng điện thoại di động đạt 85% vào năm 2020, 90% vào năm 2025, 95% vào năm 2030. Bộ đã có chính sách nào đối với chỉ tiêu này.
|
Sơn La
|
Cục VT
|
Hiện nay, Bộ đang chỉ đạo các DNVT di động tiếp tục nâng cao chất lượng, mở rộng vùng phủ sóng đặc biệt là đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa, đồng thời Bộ đang khẩn trương xây dựng hoàn thiện dự thảo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2021-2025 để trình Chính phủ xem xét, ban hành, trong đó Bộ đã dự kiến đề xuất tập trung ưu tiên hỗ trợ cho các xã vùng biên giới phủ sóng di động để cung cấp dịch vụ viễn thông cho các khu vực này bảo đảm tất cả người dân (trong đó có nữ giới) có nhu cầu sử dụng điện thoại di động có thể tiếp cận, sử dụng dịch vụ.
Ngoài ra, Bộ TTTT đã đề xuất và triển khai chương trình thúc đẩy việc sử dụng thiết bị đầu cuối thông minh (3G/4G/5G), đặc biệt là các thiết bị sản xuất tại Việt Nam được cài sẵn hệ sinh thái ứng dụng Việt, với mục tiêu đến năm 2025 phổ cập việc sử dụng điện thoại thông minh (theo Quyết định 745/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của TTgCP phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”). Đồng thời Bộ đang phối hợp với Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Quyết định thí điểm dịch vụ Mobile Money tạo điều kiện để người dân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hữu ích mà điện thoại di động đem lại.
|
16.
|
4.
|
Đối với danh sách các Đài truyền thanh không dây hoạt động trong băng tần 87-108MHz trên địa bàn tỉnh (theo Công văn số 2434/BTTTT-CTS ngày 30/6/2020 của Bộ TT&TT), Sở TTTT đề nghị Bộ cho cơ chế để hệ thống có 95 đài hết hạn vào ngày 30/6/2020 và 05 đài hết hạn trong năm 2021 tiếp tục cho hoạt động để các xã thực hiện nhiệm vụ chính trị về công tác thông tin tuyên truyền.
|
Đắk Lắk
|
Cục TSVTĐ
|
Theo quy định tại Thông tư số 37/2017/TT-BTTTT, TTKD băng tần 87-108MHz sẽ không được cấp mới. Vì vậy, đề nghị địa phương ưu tiên bố trí thay thế hệ thống phù hợp theo Quyết định số 135/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ theo thời hạn hết hạn của Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị VTĐ.
|
17.
|
5.
|
Sớm ban hành hướng dẫn phương án quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động để các địa phương nghiên cứu, lập phương án của địa phương trong giai đoạn 2021-2025.
|
Nghệ An
Khánh Hòa
Thái Bình
|
Cục VT
|
Theo quy định của Luật Quy hoạch, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương giai đoạn 2021-2025 (trừ trường hợp đã được phê duyệt trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực (01/01/2019) thì theo khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 sẽ có thể được điều chỉnh, bổ sung nội dung theo quy định của pháp luật có liên quan cho đến khi quy hoạch tỉnh/thành phố được phê duyệt) cần được tích hợp trong quy hoạch cấp tỉnh (là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng ở cấp tỉnh) và bao gồm nội dung về phương án phát triển mạng lưới viễn thông (các tuyến viễn thông quốc tế, quốc gia, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; phương án phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và công trình viễn thông của tỉnh) – theo Điều 27 Luật Quy hoạch).
Hiện nay, Bộ TTTT (Viện Chiến lược TTTT) đang khẩn trương nghiên cứu xây dựng Quy hoạch hạ tầng TTTT để làm sở cứ cho các tỉnh, thành phố xây dựng quy hoạch tỉnh. Trong trường hợp có vướng mắc khi xây dựng phương án phát triển mạng lưới viễn thông trong nội dung quy hoạch cấp tỉnh, các Sở TTTT có thể trao đổi trực tiếp với Cục Viễn thông hoặc Viện Chiến lược để cùng phối hợp giải đáp, bảo đảm tính khả thi, đồng bộ của các nội dung có liên quan.
|
18.
|
6.
|
Đề nghị sửa đổi Thông tư 14/2013/TT-BTTTT ngày 21/6/2013 của Bộ TTTT về việc hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương vì không còn phù hợp với Luật Quy hoạch hiện hành
|
Phú Yên
|
Cục VT
|
Ngày 16/8/2019, UBTV Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết 751/2019/UBTVQH14 giải thích một số điều của Luật Quy hoạch hướng dẫn “các quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt trước ngày 01/01/2019, trong quá trình thực hiện được điều chỉnh nội dung theo quy định của pháp luật có liên quan trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho đến khi quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch được quyết định hoặc phê duyệt”. Do vậy, hiện nay Thông tư 14/2013/TT-BTTTT vẫn đang là một sở cứ để các tỉnh, thành phố điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của mình.
Tuy nhiên về tổng thể đúng như kiến nghị của Quý Sở, nhiều nội dung trong Thông tư 14/2013/TT-BTTT sẽ phải được rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với quy định tại Luật Quy hoạch (theo đó các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành – bao gồm quy hoạch HTKTVT thụ động – sẽ phải được tích hợp vào nội dung của quy hoạch cấp tỉnh). Trong thời gian tới, Cục Viễn thông sẽ phối hợp với các đơn vị của Bộ, các Sở TTTT và các DNVT nghiên cứu, báo cáo Lãnh đạo Bộ về các vướng mắc và nội dung đề xuất sửa đổi Thông tư 14 để bảo đảm tính thống nhất trong công tác thực thi.
|
19.
|
7.
|
Ban hành các quy định, tài liệu tuyên truyền về mức độ ảnh hưởng của sóng điện từ phát ra từ các trạm thu phát sóng thông tin di động (BTS) rõ ràng và cụ thể hơn (hiện tại văn bản của Bộ đã quá cũ) để doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình xây dựng các trạm BTS và đồng thời giảm khiếu kiện
|
Phú Yên
Thái Bình
|
Cục VT
|
Hiện nay, Bộ TTTT đã chỉ đạo Cục Viễn thông cung cấp một số thông tin tuyên truyền về ảnh hưởng phơi nhiễm sóng điện từ của các trạm BTS trên trang website của Cục tại địa chỉ :
trong đó đã trích dẫn văn bản số 212/BTTTT-KHCN của Bộ ngày 20/01/2017 về việc phổ biến thông tin liên quan đến việc quản lý phát triển các trạm BTS ở Việt Nam (Trong văn bản này đã cập nhật thông báo mới nhất vào tháng 10/2014 của Tổ chức Y tế thế giới - WHO (WHO Fact sheet No193) về vấn đề an toàn phơi nhiễm - Lần cập nhật cuối của Tổ chức Y tế thế giới là ngày 4/8/2016 cũng chưa có thêm nội dung mới).
Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo Cục Viễn thông phối hợp với các đơn vị của Bộ, các DNVT tìm hiểu và cập nhật các thông tin liên quan đến mức độ ảnh hưởng của sóng điện từ phát ra từ các trạm thu phát sóng thông tin di động để phổ biến, tuyên truyền tới người dân, xã hội, tạo sự đồng thuận cho quá trình phát triển hạ tầng viễn thông.
|
20.
|
8.
|
Đề nghị Bộ TTTT xem xét, hỗ trợ điện thoại smartphone cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh từ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích để đảm bảo việc tham gia chuyển đổi số của các đối tượng trên theo lộ trình.
|
Bình Phước
Phú Thọ
|
Cục VT
Quỹ DVVTCI
|
Hiện nay, Bộ TTTT đang khẩn trương xây dựng hoàn thiện dự thảo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2021-2025 để trình Chính phủ xem xét, ban hành, trong đó nhằm đáp ứng mục tiêu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia (theo Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020) “đến năm 2025 phổ cập điện thoại thông minh”, Bộ đang đề xuất bổ sung nội dung hỗ trợ điện thoại thông minh cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng đặc biệt.
|
21.
|
9.
|
Thời gian qua Sở TTTT Trà Vinh tiếp nhận nhiều đơn, thư phản ánh, cầu cứu của người dân về các trụ ănten của Gtel Mobile không đảm bảo an toàn. Qua rà soát, các cột ăng ten trạm BTS của Gtel Mobile không được bảo trì, bảo dưỡng theo quy định dẫn đến khả năng mất an toàn cao (đã xảy ra 01 trường hợp gây mất an toàn cột ăng ten trạm BTS, cụ thể: vào lúc 19h ngày 02/8/2020, trên địa bàn ấp Sa Bình, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh đã xảy ra hiện tượng giông lốc và gây ra sự cố đứt dây co cột ăng ten (đứt 06 sợi dây co) trạm BTS của Gtel Mobile, sự cố đã làm cong, nghiêng cột ăng ten rất nhiều, nguy cơ gãy đổ, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về an toàn cho công trình và an toàn đến tính mạng của người dân sinh sống xung quanh cột ăng ten trạm BTS của Gtel Mobile. Tỉnh đã phải di tản dân xung quanh, huy động lực lượng chức năng chốt chặn, thuê lực lượng kỹ thuật tại chỗ ứng cứu ngay trong đêm đến 2h30 ngày 03/8/2020 nguy cơ tạm thời được khắc phục). Sở TTTT Trà Vinh đã có văn bản gửi Tổng Công ty Gtel Mobile thực hiện kiểm tra, rà soát, báo cáo tình hình và hướng xử lý đối với các trạm BTS mất an toàn, nguy cơ gãy đổ trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đến nay Gtel Mobile chỉ báo cáo công ty đang lập kế hoạch và xin ngân sách thực hiện bảo trì, bảo dưỡng trên phạm vi toàn quốc, chưa đưa ra phương án bảo trì, bảo dưỡng, xử lý các cột ăng ten trạm BTS mất an toàn.
Kiến nghị Bộ TTTT có văn bản chỉ đạo Tổng Công ty Gtel Mobile có phương án bảo trì, bảo dưỡng đối với các cột ăng ten trạm BTS hoặc xử lý, tháo dỡ các cột ăng ten trạm BTS mất an toàn, nguy cơ gãy đổ cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nói riêng và cả nước
|
Trà Vinh
|
Cục VT
|
Trên cơ sở nắm bắt tình hình hoạt động của các DNVT và phản ánh của các Sở, trong thời gian qua Bộ TTTT đã chỉ đạo Cục Viễn thông tổ chức làm việc và có các văn bản gửi Cục A05 (hiện là đơn vị chủ quản của Gtel Mobile) và Gtel Mobile yêu cầu khẩn trương thực hiện kiểm tra, rà soát chất lượng và thực hiện công tác bảo trì các cột ăng ten viễn thông di động của doanh nghiệp trên phạm vi cả nước.
Theo báo cáo mới nhất của Gtel Mobile (văn bản số 420/GTM-BKT ngày 25/8) thì hiện Lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Gtel Mobile phối hợp với Công an các địa phương khảo sát, xác định chất lượng các cột ăng ten trên cả nước, xử lý bảo trì ngay với các cột có nguy hiểm về tài sản và tính mạng của người dân, hoàn thành toàn bộ công tác bảo trì trong năm 2020.
Bộ TTTT đã thông báo tới Gtel Mobile về trường hợp trạm BTS trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và đề nghị Gtel Mobile khẩn trương xử lý. Đồng thời Cục sẽ tiếp tục phối hợp với đơn vị chủ quản (Cục A05) đôn đốc Gtel Mobile triển khai thực hiện công tác bảo trì, bảo dưỡng cột ăng ten trạm BTS trên toàn quốc.
|
22.
|
10.
|
Hướng dẫn kiểm định đối với việc dùng chung cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động của các doanh nghiệp viễn thông (nếu 04 doanh nghiệp cùng sử dụng chung cột ăng ten thu phát sóng thì việc đánh giá toàn diện tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng của các trạm gốc có đảm bảo được mức cho phép)
|
Thái bình
|
Cục VT
|
Hiên nay, việc kiểm định đo kiểm phơi nhiễm của trạm BTS đang được thực hiện theo QCVN 08/2010/TT-BTTTT theo đó nguyên tắc đo kiểm phơi nhiễm bao gồm việc đánh giá ảnh hưởng phơi nhiễm tổng cộng của tất cả các đài vô tuyến điện xung quanh trạm gốc. Như vậy nếu sử dụng chung cột thì việc đo kiểm phơi nhiễm sẽ bao gồm việc đánh giá toàn diện tỷ lệ phơi nhiễm của tất cả các trạm BTS đang sử dụng chung cột anten. Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc đề nghị Sở TTTT trao đổi cụ thể với Cục Viễn thông (Bộ TTTT) để được hướng dẫn chi tiết.
|
23.
|
11.
|
Đề nghị Bộ sớm đưa vào chương trình viễn thông công ích việc hỗ trợ điện thoại thông minh cho người dân. Triển khai việc ngầm hóa cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh.
|
Phú Thọ
|
Cục VT
|
1. Hiện nay, Bộ TTTT đang khẩn trương xây dựng dự thảo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2021-2025 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành, trong đó nhằm đáp ứng mục tiêu “đến năm 2025 phổ cập điện thoại thông minh” của Chương trình chuyển đổi số quốc gia (theo Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020), Bộ đang đề xuất bổ sung nội dung hỗ trợ điện thoại thông minh cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng đặc biệt.
2. Về việc ngầm hóa cáp viễn thông:
Ngày 11/11/2019, Bộ TTTT đã ban hành Chỉ thị số 52/CT-BTTTT về tăng cường chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động giữa các DNVT trong đó đã yêu cầu các DNVT:
- Trao đổi, thống nhất một số mẫu thiết kế các loại cột ăng ten bảo đảm các yêu cầu về an toàn xây dựng, mỹ quan đô thị và tăng cường khả năng sử dụng chung;
- Tối ưu hóa tải trọng, dung lượng của các cột ăng ten và nhà trạm viễn thông đã xây dựng để có thể chia sẻ, sử dụng chung.
- Thanh thải, chỉnh trang, bó gọn, hạ ngầm cáp viễn thông để tăng cường mỹ quan, an toàn và tối ưu hóa dung lượng, tải trọng cáp để có thể chia sẻ, sử dụng chung hệ thống cống bể cáp, cột treo cáp.
Hiện nay, Bộ TTTT đã chỉ đạo Cục Viễn thông phối hợp với các Sở TTTT chỉ đạo các DNVT triển khai thực hiện các biện pháp được nêu trên.
Trong thời gian tới, Bộ TTTT (Cục Viễn thông) sẽ tiếp tục phối hợp với các Sở để giám sát, bảo đảm các DNVT thực hiện nghiêm các quy định có liên quan.
|
24.
|
12.
|
Phát triển hạ tầng viễn thông, doanh thu có chiều hướng chững lại do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, huy động vốn; một số dịch vụ đã có dấu hiệu phát triển chững lại hoặc tụt giảm do dịch Covid – 19.
Các doanh nghiệp chưa thực sự phối hợp tốt trong việc dùng chung hạ tầng mạng viễn thông;
Việc thống kê báo cáo số liệu hiện nay còn chưa đồng nhất về cách thống kê số liệu đặc biệt đối với các thuê bao điện thoại di động có hoạt động hoặc đã đăng ký trên địa bàn tỉnh, do đó số liệu tại địa phương thường có chênh lệch với số liệu Cục Viễn thông, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý.
* Kiến nghị:
- Xây dựng hệ thống phần mềm dùng chung, cung cấp tài khoản cho các Sở để trích xuất được số liệu thuê bao điện thoại cố định, thuê bao điện thoại di động, thuê bao internet băng rộng cố định, thuê bao internet băng rộng di động, số liệu Smartphone hoạt động trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu cho Chính phủ xem xét sớm ban hành quy định trong việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc lắp đặt, xây dựng trạm BTS trên đất công, trụ sở công, công trình công, địa điểm công đối với doanh nghiệp viễn thông.
|
Lai Châu
|
Cục VT
|
Về xây dựng hệ thống phần mềm dùng chung, cung cấp tài khoản cho các Sở để trích xuất được số liệu thuê bao điện thoại cố định, thuê bao điện thoại di động, thuê bao internet băng rộng cố định, thuê bao internet băng rộng di động, số liệu Smartphone hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Theo quy định tại Thông tư 10/2018/TT-BTTTT (có hiệu lực thi hành từ 15/8/2018), DNVT có trách nhiệm gửi báo cáo về Sở TTTT và Cục Viễn thông trước ngày 15/3 của năm tiếp theo.
Theo quy định tại Quyết định số 1122/QĐ-BTTTT ngày 06/7/2020 của Bộ TTTT, các Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm gửi báo cáo “Số lượng lao động, số lượng thuê bao điện thoại, thuê bao truy nhập Internet, doanh thu dịch vụ viễn thông cố định chia theo tỉnh/thành phố” cho Cục Viễn thông và Sở TTTT nơi doanh nghiệp có thuê bao viễn thông, trong đó có bổ sung thêm báo cáo định kỳ 6 tháng.
Bộ TTTT đã chỉ đạo Cục Viễn thông tổng hợp, công bố công khai định kỳ hàng tháng các số liệu thống kê mà DNVT báo cáo theo quy định trên cổng thông tin điện tử của Cục tại địa chỉ: http://vnta.gov.vn/thongke/Trang/dulieuthongke.aspx). Đề nghị Quý Sở tham khảo số liệu tại địa chỉ trên.
- Về BTS lắp trên đất công:
Ngày 29/4, Bộ TTTT đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ nêu khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp trong việc lắp đặt, xây dựng trạm BTS trên đất công, trụ sở công, công trình công, địa điểm công. Hiện nay, trên cơ sở ý kiến của các Bộ có liên quan (Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Bộ KHCN), Văn phòng Chính phủ đang tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến, Bộ TTTT sẽ thông báo tới các Sở TTTT để cùng phối hợp, triển khai.
|
25.
|
13.
|
Hiện nay, việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp viễn thông khi triển khai chương trình viễn thông công ích tại các huyện trên cả nước là ngang bằng nhau, tuy nhiên thực tế cho thấy tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy đề nghị Bộ sớm xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng cơ sở hạ tầng viễn thông, Internet phù hợp với đặc trưng của các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới.
|
Gia Lai
|
Cục VT
|
Hiện nay, Bộ TTTT đang khẩn trương xây dựng dự thảo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2021-2025 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành, trong đó Bộ đã dự kiến đề xuất tập trung ưu tiên hỗ trợ cho các xã vùng biên giới phủ sóng di động để cung cấp dịch vụ viễn thông cho các khu vực này. Ngoài ra dự kiến tập trung ưu tiên hỗ trợ dịch vụ Internet cáp quang cho các thôn bản tại xã trắng chưa có dịch vụ viễn thông cố định (trong đó có nhiều xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số).
|
26.
|
14.
|
UBND tỉnh Khánh Hòa đã có Công văn số 5531/UBND-KGVX ngày 08/6/2020 đề nghị Bộ TTTT hướng dẫn việc áp dụng căn cứ, cơ sở pháp lý để xây dựng mới quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của địa phương. Do đó, kính đề nghị Bộ TTTT sớm có văn bản trả lời để UBND tỉnh Khánh Hòa có thể triển khai việc lập quy hoạch trong giai đoạn tiếp theo.
|
Khánh Hòa
|
Cục VT
|
Bộ TTTT (Cục Viễn thông) đã trao đổi, làm rõ một số nội dung với Sở TTTT Khánh Hòa theo đó:
Theo quy định của Luật Quy hoạch, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương giai đoạn 2021-2025 (trừ trường hợp đã được phê duyệt trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực (01/01/2019) thì theo khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 sẽ có thể được điều chỉnh, bổ sung nội dung theo quy định của pháp luật có liên quan cho đến khi quy hoạch tỉnh/thành phố được phê duyệt) cần được tích hợp trong quy hoạch cấp tỉnh (là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng ở cấp tỉnh và bao gồm nội dung về phương án phát triển mạng lưới viễn thông (các tuyến viễn thông quốc tế, quốc gia, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; phương án phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và công trình viễn thông của tỉnh) – theo Điều 27 Luật Quy hoạch).
Hiện nay, Bộ TTTT (Viện Chiến lược TT&TT) đang khẩn trương nghiên cứu xây dựng Quy hoạch hạ tầng TTTT để làm sở cứ cho các tỉnh, thành phố xây dựng quy hoạch tỉnh. Đồng thời, trong thời gian tới, Cục Viễn thông sẽ phối hợp với các đơn vị của Bộ, các Sở TTTT và các DNVT nghiên cứu, báo cáo Lãnh đạo Bộ về các vướng mắc và nội dung đề xuất sửa đổi Thông tư 14 để bảo đảm tính thống nhất trong công tác thực thi.
|
27.
|
15.
|
Đề nghị Bộ trưởng chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai thí điểm thử nghiệm 5G tại Lâm Đồng trong năm 2020.
|
Lâm Đồng
|
Cục VT
|
Bộ TTTT luôn ủng hộ các doanh nghiệp tiến hành thử nghiệm các công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương.
Đề nghị Sở TTTT Lâm Đồng chủ động phối hợp với các Doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn nghiên cứu, xây dựng phương án thử nghiệm phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương và khả năng, nhu cầu của doanh nghiệp viễn thông, nộp hồ sơ về Bộ TTTT để xem xét theo quy định.
|
28.
|
16.
|
Sở đã gửi Công văn số 720/STTTT-BCVT ngày 06/7/2020 về công tác đầu tư xây dựng trạm BTS trên đất. Tuy nhiên đến nay Bộ vẫn chưa có văn bản trả lời về nội dung này. Đề nghị Bộ có văn bản trả lời để Sở có căn cứ triển khai thực hiện công tác quản lý việc đầu tư phát triển BTS trên đất công tại địa phương
|
Quảng Nam
|
Cục VT
|
Ngày 29/4, Bộ TTTT đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ nêu khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp trong việc lắp đặt, xây dựng trạm BTS trên đất công, trụ sở công, công trình công, địa điểm công. Hiện nay, trên cơ sở ý kiến của các Bộ có liên quan (Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Bộ KHCN), Văn phòng Chính phủ đang tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến, Bộ TTTT sẽ thông báo tới các Sở TTTT để cùng phối hợp, triển khai.
|
29.
|
17.
|
Đề nghị Bộ TTTT có hướng dẫn, giải pháp để có thể sử dụng kinh phí của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích đầu tư hạ tầng mở rộng thêm cho khu vực đô thị phục vụ cho lợi ích công cộng, cụ thể: có thể dùng kinh phí cho việc đầu tư hạ tầng để hạ ngầm, bó gọn cáp thông tin ở các địa phương.
|
Vĩnh Phúc
|
BQL Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích
|
Hiện tại, việc sử dụng kinh phí Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích để hỗ trợ đầu tư hạ tầng viễn thông được thực hiện theo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020. Theo đó, sử dụng Quỹ để hỗ trợ đầu tư hạ tầng gồm thiết lập: (1) hệ thống truyền dẫn, (2) mạng truy nhập cố định, (3) mạng truy nhập Internet băng rộng. Việc hỗ trợ đầu tư thực hiện theo dự án cho các nhiệm vụ trên. Nếu trong dự án có địa bàn thực hiện nhiệm vụ mà có tuyến cáp cần đầu tư mới hoặc nâng cấp thì có thể được hỗ trợ để hạ ngầm, bó gọn cáp. Giai đoạn này, hoàn toàn không có kinh phí hỗ trợ đầu tư riêng cho hạ ngầm, bó gọn cáp. Hiện nay, Bộ TTTT đang nghiên cứu, xây dựng Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2021-2025
|
30.
|
18.
|
Đề nghị Bộ TTTT chỉ đạo Cục Viễn thông cập nhật, đăng tải công khai đầy đủ các chương trình khuyến mại của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông trên trang web của Cục để các Sở TTTT các tỉnh chủ động theo dõi quản lý.
|
Vĩnh Phúc
|
Cục VT
|
Ngày 09/12/2019, Chính phủ đã chính thức khai trương Cổng Dịch vụ công quốc gia để người dân và doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính công trực tuyến. Thời gian qua, một số doanh nghiệp viễn thông đã thực hiện thủ tục khuyến mại trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Hiện nay, Bộ TTTT đang làm việc với Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính) để đề nghị phối hợp chia sẻ thông tin về các chương trình khuyến mại trong lĩnh vực viễn thông. Sau khi được chia sẻ thông tin, Bộ TTTT sẽ chỉ đạo Cục Viễn thông cập nhật trên website của Cục để các Sở TTTT nắm thông tin và chủ động theo dõi quản lý.
|
31.
|
19.
|
Đề nghị Bộ chỉ đạo thường xuyên cập nhật số liệu smartphone của các huyện trong tỉnh (số liệu đang thống kê lấy từ Qúy II/2020 nên chưa sát với thực tế khi có dịch tại các địa phương). Đồng thời, rà soát cập nhật số liệu smartphone đến cấp xã/phường/thị trấn nếu có tính khả thi.
|
Hải Dương
|
Cục VT
|
Hiện tại theo quy định của pháp luật về thống kê các số liệu viễn thông chỉ quy định các DNVT cung cấp số liệu đến phạm vi tỉnh/ thành phố (không yêu cầu cung cấp đến cấp quận/huyện; xã/phường).
Với số liệu smartphone phục vụ công tác thúc đẩy cài đặt ứng dụng Bluezone trong thời gian qua, là trường hợp đặc biệt (nhằm hỗ trợ phòng chống dịch Covid -19) hiện đang thống kê tính đến tháng 8/2020 và dựa trên tiêu chí có 70% thời gian trong tháng hoạt động tại địa bàn quận/huyện; tỉnh/thành. Qua trao đổi với các DNVT và tình hình thực tế cho thấy phương pháp thống kê này đang là phương pháp tối ưu nhất trong thời điểm hiện nay.
|
32.
|
20.
|
Kiến nghị Cục Viễn thông hỗ trợ Sở triển khai việc chia sẻ và sử dụng cơ sở hạ tầng dùng chung nhằm đảm bảo thông tin liên lạc trên địa bàn tỉnh.
|
Vĩnh Long
|
Cục VT
|
Triển khai Chỉ thị số 52/CT-BTTTT của Bộ trưởng về tăng cường sử dụng chung CSHT viễn thông giữa các DNVT, trong thời gian qua Cục VT đã phối hợp với các Sở TTTT (Quảng Ninh, Phú Yên, …) chỉ đạo các DNVT triển khai nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy việc chia sẻ, sử dụng chung CSHT. Trong thời gian tới, Cục sẽ tiếp tục tăng cường công tác phối hợp, hỗ trợ các Sở (trong đó có Sở Vĩnh Long) đối với nội dung này
|
33.
|
21.
|
Bộ có phương án nhanh nhất (chuyển cho đơn vị khác tiếp nhận, hỗ trợ kinh phí tháo dỡ (nếu có),...) để giúp tỉnh Cà Mau xử lý tình trạng các cột ăng ten, nhà trạm BTS của Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Toàn Cầu (Gtel Mobile) đang bị xuống cấp trầm trọng, mất an toàn có thể gây nguy hiểm cho người dân sống xung quanh bất cứ lúc nào trong mùa mưa bão sắp tới.
|
Cà Mau
Đà Nẵng
|
Cục VT
|
Trên cơ sở nắm bắt tình hình hoạt động của các DNVT và phản ánh của các Sở, trong thời gian qua Bộ TTTT đã chỉ đạo Cục Viễn thông làm việc và có các văn bản gửi Cục A05 (hiện là đơn vị chủ quản của Gtel Mobile) và Gtel Mobile yêu cầu khẩn trương thực hiện kiểm tra, rà soát chất lượng và thực hiện công tác bảo trì các cột ăng ten viễn thông di động của doanh nghiệp trên phạm vi cả nước.
Theo báo cáo mới nhất của Gtel Mobile (văn bản số 420/GTM-BKT ngày 25/8) thì hiện Lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Gtel Mobile phối hợp với Công an các địa phương khảo sát, xác định chất lượng các cột ăng ten trên cả nước, xử lý bảo trì ngay với các cột có nguy hiểm về tài sản và tính mạng của người dân, hoàn thành toàn bộ công tác bảo trì trong năm 2020.
Bộ TTTT đã thông báo tới Gtel Mobile về trường hợp trạm BTS trên địa bàn Cà Mau, Đà Nẵng và đề nghị Gtel Mobile khẩn trương xử lý. Đồng thời Cục sẽ tiếp tục phối hợp với đơn vị chủ quản (Cục A05) đôn đốc Gtel Mobile triển khai thực hiện công tác bảo trì, bảo dưỡng cột ăng ten trạm BTS trên toàn quốc
|
34.
|
22.
|
Bộ TTTT cần thay đổi việc quản lý thuê bao di động, cụ thể: thuê bao trả trước và trả sau phải có các quy định bắt buộc như nhau (không cần phân biệt như hiện nay). Chỉ phân biệt hình thức trả cước sử dụng dịch vụ trước hay sau là do chủ thuê bao lựa chọn.
|
Cà Mau
|
Cục VT
|
Hiện nay, công tác quản lý thông tin thuê bao đang được thực hiện theo quy định tại Nghị định 49/2017/NĐ-CP theo đó tất cả các thuê bao (kể cả trả trước và trả sau) đều phải đăng ký thông tin thuê bao (với quy trình cung cấp thông tin, nội dung thông tin phải khai bao) như nhau.
Để tăng cường hiệu quả của công tác quản lý thông tin thuê bao, trong thời gian tới Bộ TTTT sẽ chỉ đạo các DNVT triển khai ứng dụng AI trong đăng ký thông tin, đồng thời tăng cường công tác thanh, kiểm tra. Đề nghị các Sở TTTT chủ động tăng cường công tác kiểm tra trên địa bàn, phản ánh các tồn tại, vướng mắc về Bộ TTTT (Cục VT) để phối hợp, xử lý kịp thời
|
35.
|
23.
|
Hiện tại, quy định báo cáo về lĩnh vực Viễn thông, Internet (Thông tư số 10/2018/TT-BTTTT) không có các số liệu quan trọng như số liệu không phân theo địa bàn cấp huyện, nộp ngân sách nhà nước, việc phát triển hạ tầng như trạm thu phát sóng di động (BTS), …. và thời gian báo cáo định kỳ không theo quý nên Sở TT&TT tỉnh Đồng Nai gặp khó khăn trong công tác quản lý nhà nước tại địa phương, cũng như trong việc tổng hợp số liệu báo cáo định kỳ hàng quý cho Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Đồng Nai.
Do vậy, Sở TT&TT tỉnh Đồng Nai kiến nghị Bộ TT&TT xem xét sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tế giúp cho các Sở thực hiện tốt công tác quản lý. Bên cạnh đó, kiến nghị Bộ TT&TT xem xét hướng dẫn việc thực hiện báo cáo qua mạng và chia sẻ dữ liệu cho các địa phương.
|
Đồng Nai
|
Cục VT
Vụ KHTC
|
Để đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành TTTT, trong thời gian tới, Bộ TTTT sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hệ thống chỉ tiêu và chế độ báo cáo thống kê ngành TTTT, Bộ TTTT rất mong nhận được đề xuất, góp ý cụ thể về chỉ tiêu, nội dung, phạm vi, kỳ báo cáo, .... để Bộ TTTT tổng hợp, xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2017/TT-BTTTT và Thông tư số 10/2018/TT-BTTTT đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chỉ đạo, điều hành của ngành TTTT và tăng cương ứng dụng CNTT trong công tác báo cáo thống kê.
|
36.
|
24.
|
Đề nghị Bộ TTTT tiếp tục hướng dẫn triển khai Chương trình VTCI đến năm 2020.
|
Điện Biên
|
BQL DVVTCI
|
Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020 đã được Bộ TTTT hướng dẫn thực hiện tại Thông tư số 08/2016/TT-BTTTT ngày 30/3/2016.
Năm 2020, để tiếp tục triển khai một số nội dung thuộc Chương trình 2020, Bộ TTTT đã ban hành các Thông tư sau:
- Thông tư số 02/2020/TT-BTTTT ngày 14/2/2020 Quy định danh mục, đối tượng thụ hưởng, phạm vi, chất lượng, giá cước tối đa dịch vụ viễn thông công ích và mức hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020
- Thông tư số 14/2020/TT-BTTTT ngày 08/7/2020 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2016/TT-BTTTT.
|
37.
|
25.
|
Sớm triển khai dự án hỗ trợ thiết lập hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Sơn La theo Chương trình viễn thông công ích giai đoạn 2016 - 2020 (tại Quyết định số 868/QĐ-TTg ngày 16/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ).
|
Sơn La
|
Cục VT
Vụ QLDN
BQL DVVTCI
|
Các dự án hỗ trợ thiết lập hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Sơn La trong Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020 triển khai theo Thông tư 08/2016/TT-BTTTT, theo đó:
Hiện tại, các doanh nghiệp được giao làm chủ đầu tư là Viettel (chủ đầu tư dự án số 3) và VNPT (chủ đầu tư dự án số 4) vẫn trong quá trình hoàn thiện hồ sơ dự án đầu tư để trình Bộ TTTT phê duyệt.
Do vậy, các dự án tại Sơn La vẫn chưa được phê duyệt và triển khai.
|
38.
|
26.
|
Đề nghị bổ sung quy định giới hạn số lượng SIM thuê bao đối với cá nhân, doanh nghiệp được phép đăng ký và sử dụng.
Lý do: Nghị định số 49/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017 của Chính phủ không quy định hạn chế số lượng SIM đối với cá nhân, tổ chức, do vậy nhiều cá nhân, tổ chức đã lợi dụng quy định này để đăng ký số lượng lớn thuê bao sau đó bán ra thị trường.
- Quy định việc giao kết hợp đồng theo mẫu với các tổ chức sử dụng từ thuê bao thứ 4 trở lên. Quy định việc ký hợp đồng, sử dụng ảnh chân dung và ngày giờ chụp.
Lý do: Ngày càng nhiều tổ chức sử dụng các Sim thuê bao cho việc sử dụng, ứng dụng mạng Internet (ví dụ Sim Cụm thu truyền thanh, Sim thiết bị hành trình, …). Việc quy định người sử dụng phải có hình ảnh, ngày giờ kích hoạt Sim thì Thủ trưởng đơn vị phải trực tiếp thực hiện và được chụp ảnh (Thủ trưởng đơn vị mới có tư cách pháp nhân để đăng ký và sử dụng các Sim trên, cá nhân khác không thể đại diện cho tổ chức). Điều này gây khó khăn trong việc đăng ký kích hoạt Sim mới, làm lại Sim bị hỏng, cháy.
|
Sơn La
|
Cục VT
|
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng triển khai và phản ánh của các đơn vị, các Sở TTTT, hiện nay Cục đang đề xuất bổ sung phương án quy định giới hạn số lượng SIM thuê bao đối với cá nhân, doanh nghiệp được phép đăng ký và sử dụng trong dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 25/2011/NĐ-CP (dự kiến sẽ trình Chính phủ xem xét, ban hành trong quý IV/2020).
- Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP, với thuê bao là tổ chức thì người đi thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu có thể là người được ủy quyền hợp pháp của người đại diện theo pháp luật (không bắt buộc thủ trưởng đơn vị trực tiếp thực hiện).
|
39.
|
27.
|
Kính đề nghị Bộ TTTT chỉ đạo các Tập đoàn, tổng công ty viễn thông ưu tiên bố trí nguồn vốn cho các chi nhánh tại Huế để thực hiện chủ trương hạ ngầm cáp và dây thuê bao; chỉnh trang, tháo dỡ dây thuê bao; thay thế dần một số cột ăng ten cồng kềnh sang cột ăng ten thân thiện môi trường tại một số khu vực yêu cầu cao về mỹ quan đô thị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
|
Thừa Thiên Huế
|
Cục VT
|
Ngày 11/11/2019, Bộ TTTT đã ban hành Chỉ thị số 52/CT-BTTTT về tăng cường chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động giữa các DNVT trong đó đã yêu cầu các DNVT:
- Trao đổi, thống nhất một số mẫu thiết kế các loại cột ăng ten bảo đảm các yêu cầu về an toàn xây dựng, mỹ quan đô thị và tăng cường khả năng sử dụng chung;
- Tối ưu hóa tải trọng, dung lượng của các cột ăng ten và nhà trạm viễn thông đã xây dựng để có thể chia sẻ, sử dụng chung.
Thanh thải, chỉnh trang, bó gọn, hạ ngầm cáp viễn thông để tăng cường mỹ quan, an toàn và tối ưu hóa dung lượng, tải trọng cáp để có thể chia sẻ, sử dụng chung hệ thống cống bể cáp, cột treo cáp.
Hiện nay, Bộ TTTT đang chỉ đạo Cục Viễn thông phối hợp với các Sở TTTT chỉ đạo các DNVT triển khai thực hiện các biện pháp được nêu trên.
Trong thời gian tới Bộ TTTT (Cục Viễn thông) sẽ tiếp tục phối hợp với các Sở để giám sát, bảo đảm các DNVT thực hiện nghiêm các quy định có liên quan.
|
40.
|
28.
|
Kính đề nghị Bộ TTTT hướng dẫn tiêu chí về khoảng cách giữa các cột ăng ten bao nhiêu mét thì dùng chung
|
Thừa Thiên Huế
|
Cục VT
|
Thực tế hiện nay, việc xác định vị trí, độ cao cột ăng ten phải phù hợp với công nghệ sử dụng và nhu cầu phát triển, tối ưu hóa mạng lưới của mỗi doanh nghiệp viễn thông. Mặt khác, nếu mức độ sử dụng chung cột ăng ten quá lớn sẽ dẫn đến phải xây dựng các cộng ăng ten cồng kềnh, điều này là trái với nguyên tắc giảm số lượng cột ăng ten cồng kềnh và tăng cường các cột ăng ten không cồng kềnh, thân thiện môi trường, nhất là trong các khu vực đô thị, đông dân cư.
Do vậy, không nên xác định tiêu chí cứng về khoảng cách giữa các cột ăng ten là bao nhiều thì phải dùng chung, thay vào đó nên dựa trên kế hoạch phát triển hạ tầng của các DNVT (như đã được nêu tại chỉ thị số 52/CT-BTTTT).
Trong thời gian tới, trên cơ sở kết quả đạt được trong việc triển khai Chỉ thị 52 tại một số tỉnh, thành (Quảng Ninh), Bộ TTTT sẽ chỉ đạo Cục Viễn thông tiếp tục phối hợp với các Sở để chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp thúc đẩy việc triển khai dùng chung hạ tầng bảo đảm tính khả thi
|
41.
|
29.
|
Theo Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch Viễn thông Quốc gia đến năm 2020. Đến nay, hết quý II, năm 2020, đề nghị Bộ cần sớm tổng kết Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg và có định hướng phát triển cho giai đoạn tiếp theo để tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh, thành phố có cơ sở triển khai thống nhất, đồng bộ trong cả nước.
|
Quảng Trị
|
Cục VT
|
Theo quy định tại Luật Quy hoạch thì Bộ TTTT sẽ không xây dựng Quy hoạch viễn thông quốc gia mà nội dung định hướng về phát triển viễn thông sẽ được tích hợp vào Quy hoạch hạ tầng TTTT. Hiện nay, Bộ TTTT (Viện Chiến lược TTTT) đang khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Quy hoạch hạ tầng TTTT để làm sở cứ cho các tỉnh, thành triển khai quy hoạch cấp tỉnh.
Ngoài ra, Bộ TTTT đã chỉ đạo Cục Viễn thông khẩn trương tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg nhằm chủ động phối hợp xây dựng Quy hoạch Hạ tầng TTTT.
|
42.
|
30.
|
Quan tâm chỉ đạo, định hướng và có chương trình làm việc với Lãnh đạo tỉnh Sơn La về phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số.
|
Sơn La
|
Cục THH
|
Nhất trí với nội dung kiến nghị của tỉnh Sơn La.
Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành các văn bản liên quan đến Chính quyền điện tử và chuyển đổi số như Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị Quý Sở liên hệ với Cục Tin học hóa để được hỗ trợ và giải đáp.
|
43.
|
31.
|
- Tỉnh Sơn La là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt, điều kiện địa lý còn khó khăn, đồng bào người dân tộc thiểu số chiếm đa số (83,51% dân số toàn tỉnh); tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao (21,62% số hộ dân của tỉnh), cơ sở hạ tầng viễn thông chưa được đầu tư thỏa đáng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn …. vì vậy việc sử dụng điện thoại thông minh và cài đặt ứng dụng Bluezone còn nhiều hạn chế.
- Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tổng số điện thoại thông minh trên địa bàn tỉnh Sơn La là 637.378 điện thoại, tương ứng với 51% dân số tỉnh. Tuy nhiên, thực tế rất đông người dân trên địa bàn tỉnh sử dụng điện thoại thông minh đời cũ, cấu hình thấp, do vậy dẫn đến: 1. Không tương thích để cài đặt ứng dụng (Ứng dụng Bluezone hiện tại chỉ có thể hoạt động trên các máy android có hệ điều hành từ 6.0 trở lên và IOS 10.5). 2.Vì luôn phải bật Bluetooth và vị trí nên nhiều máy điện thoại cũ của người dân hết pin rất nhanh. 3
- Việc thống kê số lượng điện thoại thông minh chưa chính xác, có máy điện thoại sử dụng song song 2 sim điện thoại, 2 mạng di động, tuy nhiên Ứng dụng chỉ có thể cho đăng ký 01 số thuê bao điện thoại.
- Ứng dụng thường xuyên thay đổi các tính năng trong thời gian ngắn mà không có thông báo, hướng dẫn cụ thể (ví dụ: Việc ghi nhận tiếp xúc của ứng dụng, tên ứng dụng: Từ “Khẩu trang điện tử” thành “Phát hiện tiếp xúc”). Khiến nhiều người dùng cảm thấy bất tiện, không muốn sử dụng, hoặc gỡ bỏ.
-> Đề nghị: - Bộ Thông tin và Truyền thông quan tâm, hướng dẫn tỉnh Sơn La tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai cài đặt và cài đặt ứng dụng Bluezone.
|
Sơn La
|
Cục THH
|
Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ với những khó khăn của tỉnh Sơn La. Đây cũng là khó khăn chung mà nhiều tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn gặp phải. Bộ Thông tin và Truyền thông giao Cục Tin học hóa chủ trì, phối hợp cùng với đội ngũ phát triển ứng dụng và các các đơn vị chức năng trong Bộ để ghi nhận, tiếp thu thông tin về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai ứng dụng Bluezone ở các địa phương để kịp thời hỗ trợ. Đề nghị Sở TTTT tỉnh Sơn La phối hợp với Cục Tin học hóa thực hiện
|
44.
|
32.
|
Nghị định số 73/2019/NĐ-CP đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, để nâng cao hiệu quả trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị định tại các địa phương, đề nghị Bộ tổ chức Hội nghị trực tuyến về hướng đẫn thực hiện các nội dung theo Nghị định số 73/2019/NĐ-CP và các Thông tư của Bộ: Thông tư số 03/2020/TT-BTTTT; Thông tư số 04/2020/TT-BTTTT để các địa phương áp dụng.
|
Hà Tĩnh
|
Cục THH
|
Ghi nhận kiến nghị của Sở, trong Quý IV/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông có kế hoạch tổ chức 04 hội nghị tập huấn phổ biến, hướng dẫn Nghị định 73/2019/NĐ-CP và các văn bản chi tiết. Hiện tại, Bộ Thông tin và Truyền thông đang thực hiện các thủ tục chuẩn bị. Cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức Hội nghị sẽ được thông báo tới Quý Sở để biết và tham gia.
|
45.
|
33.
|
Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sớm ban hành văn bản hướng dẫn cho các địa phương trong việc xây dựng các thành phần mã định danh điện tử sau khi đã có Mã cấp 1 theo Quyết định số 20/2020/QĐ-TTg ngày 22/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
|
Hà Tĩnh
|
Cục THH
|
Cục THH đã nghiên cứu và đang dự thảo Công văn hướng dẫn và dự kiến sắp tới sẽ gửi xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương. Dự thảo Văn bản được xây dựng theo hướng bảo đảm tính kế thừa của mã cơ quan tham gia trao đổi văn bản điện tử theo QCVN 102:2016/BTTTT; hỗ trợ các địa phương tối đa trong việc chuyển đổi mã từ quy định cũ (QCVN 102) sang quy định mới (QĐ số 20/2020/QĐ-THH)
|
46.
|
34.
|
Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông có phương án bổ sung hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất theo đề xuất của UBND tỉnh Hà Tĩnh tại Văn bản số 4654/UBND-PC1 ngày 17/7/2020 (về đề nghị hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện được hỗ trợ trên địa bàn thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh).
|
Hà Tĩnh
|
Vụ QLDN
Ban QL CTVTCI
|
Việc triển khai lắp đặt đầu thu truyền hình số mặt đất tại huyện Kỳ Anh và Thị xã Kỳ Anh thuộc Dự án 12 tỉnh Nhóm III. Đến nay, việc thực hiện Hợp đồng lắp đặt Dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã kết thúc và đã được Sở TTTT Hà Tĩnh nghiệm thu. Việc tiếp tục hỗ trợ không thể thực hiện được do Dự án đã hoàn thành. (Về kiến nghị này, Ban Quản lý Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đã có văn bản số 54/BQLVTCI-HCTH ngày 3/2/2020 trả lời công văn số 1159/STTTT-BCVT của Sở TTTT Hà Tĩnh về nội dung nêu trên.)
|
47.
|
35.
|
Tính đến ngày 01/7/2020, toàn tỉnh Quảng Trị đã lắp đặt được 5025/10.667 bộ (mỗi bộ đầu thu gồm: đầu thu, chảo thu, cáp dẫn sóng và phụ kiện) đầu thu vệ tinh cần lắp đặt theo Hợp đồng số 185/HĐ-BQLVTCI-VTR-03/2020/THS,đạt tỷ lệ 47%. Đến ngày 01/7/2020, tại các trạm phát lại truyền hình tương tự trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã tắt sóng nhưng còn nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa được lắp đặt đầu thu làm ảnh hưởng đến việc thu xem truyền hình của người dân. Đề nghị Bộ TTTT: Chỉ đạo Ban QLCTVTCI có các biện pháp, giải pháp cụ thể, làm việc với nhà thầu Công ty Cổ phần dịch vụ Kỹ thuật Việt Trung (nhà thầu cung cấp thiết bị, lắp đặt tại tỉnh Quảng Trị) đẩy nhanh tiến độ lắp đặt.
|
Quảng Trị
|
BQL DVVTCI
|
Quảng Trị là một trong những tỉnh thuộc Dự án hỗ trợ đầu thu truyền hình số vệ tịnh tại 12 tỉnh nhóm III mà Ban Quản lý Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích làm chủ đầu tư. Ban Quản lý Chương trình đã ký Hợp đồng với Công ty Cổ phần dịch vụ Kỹ thuật Việt Trung để cung cấp và lắp đặt thiết bị tại tỉnh Quảng Trị. Trong quá trình nhà thầu thực hiện Hợp đồng, Ban Quản lý Chương trình đã thường xuyên đôn đốc nhà thầu để đảm bảo thực hiện đúng đối tượng, chất lượng và tiến độ thực hiện Hợp đồng.
Đến trước ngày 30/7/2020, theo báo cáo của nhà thầu Công ty Cổ phần dịch vụ Kỹ thuật Việt Trung, đã lắp đặt được 10.800 bộ đầu thu vệ tinh (10.800/10906 bộ đầu thu, hoàn thành 100% sản lượng lắp đặt theo yêu cầu của Hợp đồng ký giữa Nhà thầu Công ty Cổ phần dịch vụ Kỹ thuật Việt Trung và Ban Quản lý Chương trình).
|
48.
|
36.
|
Hiện nay, việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp viễn thông khi triển khai chương trình viễn thông công ích tại các huyện trên cả nước là ngang bằng nhau, tuy nhiên thực tế cho thấy tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy đề nghị Bộ TTTT sớm xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng cơ sở hạ tầng viễn thông, Internet phù hợp với đặc trưng của các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới.
|
Gia Lai
|
Quỹ DVVTCI
|
Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020 lập kế hoạch hỗ trợ đầu tư thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng cố định và di động đến cấp xã cho toàn bộ các xã còn trắng hạ tầng viễn thông băng rộng trên cả nước. Phần lớn các xã này thuộc các xã vùng miền núi, vùng cao, khó khăn và biên giới, hải đảo.
Hiện nay, Bộ TTTT đang xây dựng Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích mới có kế hoạch tiếp tục mở rộng, phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đến các thôn/bản chưa có hạ tầng băng rộng ở các xã.
Vì vậy, trong giai đoạn tới, Gia Lai cần phối hợp, tham gia với các doanh nghiệp viễn thông tại địa phương khảo sát, lập danh sách các thôn/bản chưa có hạ tầng viễn thông băng rộng và theo quy hoạch phát triển của địa phương để đưa vào kế hoạch phát triển hạ tầng băng rộng của Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích sắp tới.
|
49.
|
37.
|
Theo Nghị Quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2019 về việc xác nhận địa giới hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị tại hai khu vực do lịch sử để lại. Theo đó thôn Pire 1 (thôn 6) và thôn Pire 2 (thôn 7) thuộc xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được bàn giao để tỉnh Quảng Trị quản lý và đã được nhập vào xã A Bung, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Đề nghị Bộ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan có văn bản hướng dẫn, điều chỉnh danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ đầu thu truyền hình số qua vệ tinh từ tỉnh Thừa Thiên Huế sang tỉnh Quảng Trị gửi cho tỉnh Quảng Trị để Sở có cơ sở xác nhận kết qủa hỗ trợ, lắp đặt đầu thu cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở 2 thôn nêu trên.
|
Quảng Trị
|
Cục TS
Cục VT,
BQL DVVTCI
|
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh thuộc Dự án hỗ trợ đầu thu truyền hình số vệ tinh tại 12 tỉnh nhóm III mà Ban Quản lý Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích làm chủ đầu tư. Ban Quản lý Chương trình đã ký Hợp đồng với Công ty Cổ phần dịch vụ Kỹ thuật Việt Trung để cung cấp và lắp đặt thiết bị tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Những hộ nghèo, hộ cận nghèo tại Hai thôn Pire 1 (thôn 6) và thôn Pire 2 (thôn 7) thuộc xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là hộ đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và đã được nhà thầu Công ty Cổ phần dịch vụ Kỹ thuật Việt Trung hoàn thành việc lắp đặt bộ đầu thu truyền hình số vệ tinh tính đến trước ngày 30/7/2020.
Theo Quyết định chuyển vùng địa lý thì 02 thôn Pire 1 (thôn 6) và thôn Pire 2 (thôn 7) thuộc xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được bàn giao để tỉnh Quảng Trị quản lý. Do vậy, Ban Quản lý Chương trình đề nghị tỉnh Quảng Trị (Sở TTTT tỉnh Quảng trị) xác nhận cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo sau khi nhà thầu hoàn thành việc lắp đặt theo danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tại 02 thôn nói trên.
|
50.
|
38.
|
Hiện nay việc chỉnh trang đô thị trong đó có việc chỉnh trang mạng cáp thông tin (cáp viễn thông, cáp truyền hình) tại các khu đô thị gặp nhiều khó khăn (do lịch sử để lại tại các khu đô thị) nguyên nhân do thiếu nguồn vốn, hạ tầng ngầm chưa có…. Đề nghị Bộ nghiên cứu bố trí nguồn kinh phí từ quỹ VTCI giai đoạn 2021-2025 để thực hiện chỉnh trang, ngầm hóa mạng cáp thông tin tại các khu đô thị để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và xây dựng đô thị văn minh, giải quyết vấn đề do lịch sử để lại.
|
Quảng Trị
|
Quỹ Viễn thông Công ích
|
Căn cứ các quy định tại Điều 20 Luật Viễn thông thì hoạt động viễn thông công ích bao gồm:
- Hoạt động viễn thông công ích là việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích và việc thực hiện nhiệm vụ viễn thông công ích do Nhà nước giao (Khoản 1);
- Dịch vụ viễn thông công ích bao gồm dịch vụ viễn thông phổ cập và dịch vụ viễn thông bắt buộc (Khoản 2);
Nguyên tắc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích cũng được quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định 25/2011/NĐ-CP bao gồm:
a) Phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, phổ cập dịch vụ viễn thông trên phạm vi cả nước, trong đó tập trung ưu tiên vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn và các khu vực mà doanh nghiệp viễn thông không có khả năng kinh doanh hiệu quả theo cơ chế thị trường;
b) Bảo đảm quyền truy nhập dịch vụ bình đẳng, hợp lý cho mọi người dân, đồng thời theo từng thời kỳ, Nhà nước có chính sách ưu tiên hỗ trợ cung cấp thiết bị đầu cuối và dịch vụ viễn thông công ích cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách xã hội và các đối tượng chính sách đặc biệt khác;
c) Việc hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, thiết bị đầu cuối và cung cấp dịch vụ viễn thông công ích được thực hiện thông qua doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, doanh nghiệp sản xuất thiết bị đầu cuối hoặc trực tiếp tới người sử dụng dịch vụ viễn thông.
=> Từ các căn cứ pháp lý nêu trên thì nội dung đề xuất của Sở TTTT Quảng Trị về việc sử dụng nguồn kinh phí từ Quỹ trong giai đoạn 2021-2025 cho việc hỗ trợ thực hiện chỉnh trang, ngầm hóa mạng cáp thông tin tại các khu đô thị là chưa đủ căn cứ pháp lý để thực hiện
|
51.
|
39.
|
Đề nghị Bộ nghiên cứu, bố trí kinh phí chương trình dự án phát triển hạ tầng tầng kỹ thuật mạng lưới viễn thông tại khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đảm bảo cho việc tắt sóng 2G và người dân tiếp cận với các dịch vụ viễn thông, truyền hình rút ngắn khoảng cách số giữa các vùng miền. Các chương trình VTCI trước đây trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chưa được đầu tư về hạ tầng kỹ thuật viễn thông.
|
Quảng Trị
|
Quỹ Viễn thông Công ích
|
Hiện nay, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam đang được Bộ TTTT giao nhiệm vụ xây dựng Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025. Nội dung hỗ trợ để thúc đẩy các doanh nghiệp viễn thông thiết lập mạng viễn thông tại khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo đảm bảo cho việc tắt sóng 2G và người dân tiếp cận với các dịch vụ viễn thông đang được Quỹ xem xét tiếp tục đưa vào nội dung hỗ trợ của Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trong đó có mục tiêu: ”Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ viễn thông với công nghệ tiên tiến cho người dân trên phạm vi toàn quốc. Hỗ trợ chi phí vốn và chi phí vận hành để cung cấp các dịch vụ viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước, trong đó tập trung ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo”. Điều này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp viễn thông phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng cố định và di động để cung cấp các dịch vụ viễn thông tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...
|
III
|
LĨNH VỰC ỨNG DỤNG CNTT
|
||||
52.
|
1.
|
Đề nghị Bộ ban hành:
- Hướng dẫn về tạo Hồ sơ công việc trên môi trường điện tử.
- Văn bản quy định về chế độ báo cáo các doanh nghiệp CNTT với Sở TTTT.
- Danh mục CSDL bộ, ngành để địa phương làm căn cứ phân biệt CSDL ở địa phương.
|
Lai Châu
|
Cục THH
Vụ CNTT
Vụ KHTC
|
1. Hồ sơ công việc trên môi trường điện tử:
Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 về công tác văn thư đã quy định về việc tạo hồ sơ công việc. Trong đó Phụ lục VI quy định chi tiết về Hệ thống quản lý tài liệu điện tử và các yêu cầu chức năng của hệ thống. Đề nghị Sở TTTT tỉnh Lai Châu nghiên cứu và phối hợp với đơn vị phát triển phần mềm quản lý văn bản và điều hành nâng cấp, chỉnh sửa để đáp ứng được các yêu cầu về tạo hồ sơ công việc.
2. Văn bản quy định về chế độ báo cáo các doanh nghiệp CNTT với Sở TTTT.
Để đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành TTTT, trong thời gian tới, Bộ TTTT sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hệ thống chỉ tiêu và chế độ báo cáo thống kê ngành thông tin và truyền thông, đề nghị Sở TTTT tỉnh Lai Châu có ý kiến cụ thể việc sửa, bổ sung các chỉ tiêu, nội dung, kỳ báo cáo, đối tượng gửi và nhận báo cáo cho Sở TTTT so với các quy định hiện hành để Bộ TTTT nghiên cứu tổng hợp, ban hành Thông tư đáp ứng được yêu cầu quản lý, điều hành của ngành TTTT
3. Danh mục CSDL bộ, ngành để địa phương làm căn cứ phân biệt CSDL ở địa phương:
Theo Luật Công nghệ thông tin, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ có trách nhiệm ban hành danh mục CSDL của Bộ, ngành. Do đó, thẩm quyền ban hành danh CSDL của bộ nào thì thuộc CSDL của bộ đó.
Vì vậy, đề nghị địa phương:
- Rà soát nhu cầu xây dựng các CSDL của mình;
- Tham khảo các bộ, ngành đã ban hành để có phương án thực hiện. Nếu bộ, ngành chưa ban hành có thể gửi văn bản xin ý kiến về dữ liệu địa phương đề xuất xây dựng;
- Chủ động ban hanh danh mục các CSDL của mình đáp ứng nhu cầu.
Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ theo dõi, bám sát các Bộ, ngành để tổng hợp các danh mục các bộ, ngành đã ban hành để cung cấp rộng rãi cho các địa phương biết, tham khảo.
|
53.
|
2.
|
Bộ ban hành và trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn, tiêu chuẩn, kỹ thuật, quy phạm pháp luật về lĩnh vực CNTT tạo hành lang pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN và đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT như quy định kết nối, chia sẻ thông tin giữa các HTTT, các mức đơn giá kinh tế kỹ thuật, đơn giá thuê phần mềm ...
|
Hưng Yên
|
Cục THH
Vụ KHTC
|
a) Đối với nội dung xây dựng và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật:
Trong lĩnh vực CNTT, đến nay Bộ TTTT đã ban hành được 05 định mức kinh tế - kỹ thuật (Định mức tạo lập cơ sở dữ liệu trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin; Định mức lắp đặt phần cứng và cài đặt phần mềm trong ứng dụng công nghệ thông tin; Định mức chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước; Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin).
b) Đối với ban hành đơn giá:
Theo quy định tại điểm g khoản 4 Điều 8 Nghị định hợp nhất Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá (sau đây gọi là Nghị định hợp nhất), thì đối với giá sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công và hàng hóa, dịch vụ được địa phương đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh sử dụng ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Tại điểm d khoản 1 Điều 9 Nghị định hợp nhất quy định: Hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc trình, thẩm định phương án giá và quyết định giá. Trường hợp sở quản lý ngành, lĩnh vực, đơn vị sản xuất, kinh doanh trình phương án giá để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thì phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
Như vậy, việc ban hành giá, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công do địa phương quản lý thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đồng thời, Bộ cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn việc xác định, quản lý chi phí đối với dự án ứng dụng CNTT; như: Thông tư số 03/2020/TT-BTTTT ngày 24/02/2020 quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn NSNN; Thông tư số 04/2020/TT-BTTTT ngày 24/02/2020 quy định về lập và quản lý chi phí dự án đầu tư ứng dụng CNTT; Thông tư số 12/2020/TT-BTTTT ngày 29/5/2020 hướng dẫn xác định chi phí thuê dịch vụ CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo phương pháp tính chi phí; ...
Vì vậy, đề nghị Sở TTTT tỉnh Hưng Yên căn cứ định mức kinh tế - kỹ thuật đã được Bộ ban hành, các văn bản quy phạm pháp luật quy định về xác định chi phí trong các dự án ứng dụng CNTT và văn bản quy phạm pháp luật về giá để triển khai thực hiện.
|
54.
|
3.
|
Đề nghị Bộ TT&TT tham mưu với Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan ưu tiên bố trí kinh phí cho triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan Nhà nước.
|
Điện Biên
|
Cục THH
Vụ KHTC
|
Theo quy định của Luật NSNN, thì thẩm quyền phân bổ ngân sách địa phương cho các nhiệm vụ ứng dụng CNTT của địa phương thuộc HĐND địa phương. Vì vậy, đề nghị Sở TTTT căn cứ mục tiêu phát triển ngành TTTT, phối hợp với các Sở, ban, ngành tại địa phương báo cáo UBND, HĐND tỉnh ưu tiên bố trí ngân sách địa phương để thực hiện.
Đối với giai đoạn 2021 – 2025: Trung ương chưa có chương trình về hỗ trợ kinh phí ứng dụng CNTT cho các địa phương. Hiện nay, Bộ TTTT đang trong quá trình phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách giai đoạn 2021-2025. Trường hợp, NSTW có chính sách hỗ trợ địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ TTTT sẽ có hướng dẫn triển khai thực hiện tại các địa phương.
|
55.
|
4.
|
Đề nghị Bộ TTTT hỗ trợ đăng ký và kinh phí để thực hiện xây dựng LGSP tỉnh Quảng Ngãi trong năm 2021
|
Quảng Ngãi
|
Cục THH, Vụ KHTC
|
Theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thì nhiệm vụ chi của ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo. Giai đoạn 2016-2020 Trung ương có Chương trình mục tiêu về công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 nhưng tỉnh Quảng Ngãi không đăng ký dự án tham gia Chương trình. Thời điểm hiện tại, Trung ương chưa có chương trình hỗ trợ địa phương xây dựng các LGSP giai đoạn tới. Vì vậy, đề nghị Sở TTTT tỉnh Quảng Ngãi báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí ngân sách địa phương năm 2021 để triển khai thực hiện.
|
56.
|
5.
|
Đề nghị Bộ TTTT phối hợp với các Bộ, ngành liên quan sớm triển khai, hướng dẫn về phương pháp, tiêu chuẩn kết nối để tích hợp, liên thông hệ thống thông tin, CSDL dùng chung của địa phương với các hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành của Bộ, ngành Trung ương.
|
Phú Thọ
|
Cục THH
|
- Để triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước được thống nhất trong toàn quốc, bảo đảm tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Bộ TTTT đã xây dựng dự thảo, gửi xin ý kiến rộng rãi hướng dẫn mô hình kết nối, chia sẻ dữ liệu thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia cho bộ, ngành, địa phương. Sau khi tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, Cục Tin học hóa sẽ trình Bộ TTTT xem xét ban hành văn bản để áp dụng thống nhất.
- Triển khai Nghị định số 47/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, Khung kiến trúc CPĐT Việt Nam phiên bản 2.0, Bộ TTTT đã và đang phối hợp với các cơ quan ở Trung ương để kết nối các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương. Thông tin về các kết nối đã sẵn sàng được đăng tải tại trang https://ngsp.gov.vn
- Đề nghị Quý Sở căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương mình, nghiên cứu, đề xuất cụ thể, liên hệ với Cục Tin học hóa (Bộ TTTT) để được hướng dẫn triển khai đạt kết quả
|
57.
|
6.
|
Đề nghị Bộ TTTT sớm ban hành cơ chế, chính sách, nguồn lực kinh phí hỗ trợ Tỉnh trong việc xây dựng chiến lược chuyển đổi số; xây dựng chính quyền điện tử cấp cơ sở, đô thị thông minh.
|
Ninh Bình
|
Cục THH
|
- Trong thời gian qua, Bộ TTTT đã tích cực tham mưu và ban hành cơ chế, chính sách về chuyển đổi số, chính quyền điện tử, đô thị thông minh, cụ thể như: Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 13/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Khung chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (ban hành kèm theo văn bản số 2390/BTTTT-THH ngày 29/6/2020); Quyết định số 829/QĐ-BTTTT của Bộ TTTT về việc ban hành Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh (phiên bản 1.0); Văn bản số 3098/BTTTT - KHCN ngày 13/9/2019 của Bộ TTTT công bố bộ chỉ số đô thị thông minh Việt Nam đến năm 2025; Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0 ban hành kèm theo Quyết định số 2323/QĐ-BTTT ngày 31/12/2019,…
- Trong thời gian tới, Bộ TTTT sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh.
|
58.
|
7.
|
Đề nghị Bộ TTTT phối hợp với Bộ Nội vụ thống nhất cách đánh giá các chỉ số chấm điểm về cải cách hành chính, cụ thể là:
+ Bộ TTTT đánh giá tỷ lệ TTHC đưa lên mức độ 3, 4. Mục đích là cơ quan Nhà nước đảm bảo tính sẵn sàng để phục vụ người dân và doanh nghiệp khi có nhu cầu.
+ Bộ Nội vụ đánh giá tỷ lệ TTHC mức độ 3, 4 có phát sinh hồ sơ. Nhằm đảm bảo tính hiệu quả khi đưa các TTHC lên Cổng dịch vụ công.
Đề xuất của Sở TTTT Thanh Hóa là nên đánh giá theo mức độ sẵn sàng phục vụ của cơ quan nhà nước (phương án của Bộ TTTT).
|
Thanh Hóa
|
Cục THH
Vụ TCCB
|
1. Về Chỉ số đánh giá DVCTT thuộc Báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước do Cục Tin học hóa (Bộ TTTT) chủ trì, trong đó:
- Kết quả đánh giá đã được công bố tại Hội nghị UBQG về CPĐT ngày 26/8/2020, trong đó có các chỉ tiêu đánh giá về DVCTT mức độ 3, 4 gồm cả 2 mục tiêu, cụ thể: Tỷ lệ DVCTT mức độ 3, 4 (đảm bảo tính sẵn sàng để phục vụ người dân và doanh nghiệp); Tỷ lệ DVCTT mức độ 3, 4 có phát sinh hồ sơ trực tuyến và Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của các DVCTT mức độ 3, 4 (đảm bảo tính hiệu quả khi triển khai DVCTT). Các chỉ tiêu đánh giá này là phù hợp với các mục tiêu nêu tại Nghị quyết số 17/NQ-CP và thực tế triển khai của các bộ, ngành, địa phương năm 2019.
- Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Bộ TTTT đã chủ trì thực hiện nhiệm vụ xây dựng Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số và hiện đang xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương (dự kiến ban hành trong Quý III/2020), trong đó việc đánh giá DVCTT dự kiến sẽ đánh giá gồm các tiêu chí đảm bảo tính sẵn sàng và đảm bảo cả hiệu quả khi triển khai các DVCTT.
b) Đánh giá DVCTT thuộc Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) do Bộ Nội vụ chủ trì
- PAR INDEX 2019 do Bộ Nội vụ chủ trì có đánh giá lĩnh vực “Hiện đại hóa hành chính” có các tiêu chí đánh giá về triển khai DVCTT mức độ 3, 4 bao gồm: Tỷ lệ TTHC cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 có phát sinh hồ sơ trong năm; Tỷ lệ hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến mức độ 3, 4. Đây là đánh giá tính hiệu quả khi triển khai DVCTT.
- Đối với PAR INDEX 2020, thời gian vừa qua, Bộ TTTT (Cục Tin học hoá) có đề xuất điều chỉnh một số tiêu chí đánh giá về triển khai DVCTT mức độ 3, 4, gồm các tiêu chí đảm bảo tính sẵn sàng và đảm bảo cả hiệu quả khi triển khai các DVCTT, đảm bảo phù hợp tiến trình triển khai Nghị quyết số 17/NQ-CP, Quyết định số 749/2020/QĐ-TTg, các văn bản liên quan và đồng thời phù hợp với thực tế triển khai DVCTT mức độ 3, 4 của các bộ, ngành, địa phương.
Ngoài ra, Bộ TTTT đã chỉ đạo Vụ Tổ chức cán bộ đã phối hợp với Cục Tin học hóa có ý kiến với Bộ Nội vụ về việc điều chỉnh các tiêu chí đánh giá chấm điểm việc cung cấp DVCTT mức độ 3, 4 cho phù hợp với Nghị quyết của Chính phủ về Chính phủ điện tử (Công văn số 2656/BTTTT-TCCB ngày 17/7/2020). Tuy nhiên, thẩm quyền phê duyệt Bộ chỉ số là Bộ Nội vụ. Do vậy, Sở TTTT tỉnh Thanh Hóa cần xem xét các tiêu chí đánh giá phù hợp để đề xuất.
|
59.
|
8.
|
Trong giai đoạn lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo hướng dẫn của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14, đề nghị Bộ TTTT có hướng dẫn để xác định chi phí xây dựng, nâng cấp phần mềm nội bộ (giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, Đề cương và dự toán chi tiết mới phải lập dự toán chi tiết theo hướng dẫn tại văn bản số 2589/BTTTT-ƯDCNTT xác định chi phí phát triển, nâng cấp phần mềm nội bộ)
|
Thanh Hóa
|
Cục THH
Vụ KHTC
|
Khoản 2 Điều 12 Nghị định 73/2019/NĐ-CP đã quy định việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư trong nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án thực hiện theo phương pháp so sánh hoặc phương pháp chuyên gia hoặc phương pháp lấy báo giá thị trường hoặc kết hợp các phương pháp hoặc căn cứ theo KH ứng dụng CNTT được duyệt. Do đó, đề nghị địa phương nghiên cứu quy định trên để thực hiện.
|
60.
|
9.
|
Đề nghị Bộ TTTT sớm có văn bản hướng dẫn, triển khai cho các tỉnh về nội dung, nguồn vốn trung ương hỗ trợ cho ứng dụng công nghệ thông tin phân bổ cho các tỉnh để các tỉnh chủ động, lập dự toán kinh phí phù hợp, đồng nhất với việc xây dựng dự toán ngân sách tỉnh cho năm kế hoạch.
|
Thanh Hóa
|
Cục THH
Vụ KHTC
|
Giai đoạn 2016-2020, Bộ đã ban hành Thông tư số 23/2018/TT-BTTTT hướng dẫn các nội dung, nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu CNTT giai đoạn 2016-2020 để các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện; hằng năm trên cơ sở mức kinh phí hỗ trợ tỉnh thực hiện Chương trình theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TTTT đều có văn bản thông báo nội dung thực hiện cho tỉnh.
Đối với giai đoạn 2021-2025: Hiện nay, Trung ương chưa có chương trình về hỗ trợ kinh phí ứng dụng CNTT cho các địa phương. Vì vậy, Bộ TTTT chưa có cơ sở để ban hành các văn bản hướng dẫn. Đề nghị Sở TTTT tỉnh Thanh Hóa báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí ngân sách địa phương năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 để triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại địa phương. Ngoài ra, Bộ TTTT đang xây dựng Chương trình đầu tư công xây dựng Chính phủ số giai đoạn 2021-2025. Sau khi Chương trình được phê duyệt sẽ làm cơ sở để thực hiện bố trí ngân sách TW trong việc thực hiện chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số trong giai đoạn tới.
|
61.
|
10.
|
Kiến nghị Bộ TTTT điều phối, hướng dẫn thống nhất mọi hoạt động kết nối, chia sẻ dữ liệu đều về một đầu mối là Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu Quốc gia để thuận tiện cho các địa phương khi tiến hành kết nối, chia sẻ dữ liệu.
|
Cao Bằng
|
Cục THH
|
- Nghị định số 47/2020/NĐ-CP đã quy định Bộ TTTT có trách nhiệm điều phối việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia và Bộ đang triển khai thực hiện đúng các nội dung này.
- Về hướng dẫn: Bộ đã ban hành Khung kiến trúc CPĐT đã thể hiện rõ mô hình kết nối dữ liệu trên toàn quốc.
- Về triển khai: Bộ đang phối hợp với Bộ, ngành, địa phương triển khai kết nối các HTTT qua NGSP quốc gia. Đề nghị địa phương khi thực hiện triển khai kết nối các hệ thống liên hệ với đầu mối của Bộ để thực hiện kết nối.
|
62.
|
11.
|
- Quan tâm hỗ trợ bố trí kinh phí cho tỉnh triển khai hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP), theo nội dung tỉnh báo cáo thực hiện Văn bản số 2861/BTTTT-THH ngày 03/8/2020 của Bộ TTTT
- Hỗ trợ kết nối LGSP của tỉnh với nền tảng chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) (cơ sở dữ liệu của quốc gia về đất đai, đăng ký doanh nghiệp, thống kê tổng hợp về dân số, Tài chính, Bảo hiểm...);
- Đề nghị thường xuyên công bố và cập nhật các công bố về các dịch vụ chia sẻ dữ liệu kết nối các CSDL quốc gia thông qua hệ thống NGSP để các địa phương biết và triển khai sử dụng.
|
Quảng Ngãi, Quảng Bình, Lâm Đồng
|
Cục THH
Vụ KHTC
|
Bộ TTTT đã nhận được ý kiến đề xuất kế hoạch và nhu cầu ngân sách TW hỗ trợ triển khai hệ thống LGSP của các tỉnh. Hiện tại, Bộ TTTT đang tổng hợp và thực hiện các thủ tục tiếp theo để đề nghị Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét bố trí kinh phí cho các tỉnh để thực hiện.
- Cục Tin học hóa sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn Quý Sở thực hiện kết nối Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cáp tỉnh (LGSP) với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia để khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương đã sẵn sàng.
- Thông tin cập nhật về các kết nối đã sẵn sàng được đăng tải tại trang https://ngsp.gov.vn
|
63.
|
12.
|
Đề nghị Bộ TTTT có giải pháp trong việc bố trí ngân sách của Trung ương, cũng như có các quy định, hướng dẫn các địa phương trong phân bổ ngân sách, đảm bảo nguồn lực cho yêu cầu phát triển của ngành TTTT trong thời gian tới, đặc biệt là trong thực hiện chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh.
|
Hà Tĩnh
|
Cục THH
Vụ KHTC
|
Theo quy định của Luật NSNN, thì thẩm quyền phân bổ ngân sách địa phương cho các nhiệm vụ ứng dụng CNTT của địa phương thuộc HĐND tỉnh. Vì vậy, đề nghị Sở TTTT căn cứ mục tiêu phát triển ngành TTTT, phối hợp với các Sở, ban, ngành tại địa phương báo cáo UBND, HĐND tỉnh ưu tiên bố trí ngân sách địa phương để thực hiện.
Đối với giai đoạn 2021 – 2025: Trung ương chưa có chương trình về hỗ trợ kinh phí ứng dụng CNTT cho các địa phương. Hiện nay, Bộ TTTT đang trong quá trình phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Chương trình đầu tư công về Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025. Sau khi Chương trình, Đề án được phê duyệt, Bộ TTTT sẽ có hướng dẫn triển khai thực hiện tại các địa phương theo quy định của Chương trình.
|
64.
|
13.
|
Bộ TTTT sớm ban hành định mức quản trị, duy trì, vận hành, tích hợp hệ thống công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước; Định mức Cài đặt phần mềm trên các thiết bị di động; Chuyển giao các phần mềm thương mại; Cài đặt, cấu hình lại các phần mềm nội bộ (chi hoạt động thường xuyên của đơn vị).
|
Lâm Đồng
|
Cục THH Vụ KHTC
|
Đối với định mức quản trị, duy trì, vận hành, tích hợp hệ thống CNTT trong cơ quan Nhà nước: Bộ TTTT đã giao các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng (Dự kiến sẽ ban hành trong năm 2021).
Đối với các định mức của các hoạt động còn lại là các hoạt động thương mại, đề nghị Sở TTTT căn cứ quy định của pháp luật về ngân sách, về đấu thầu nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ để thực hiện; Bộ không xây dựng định mức cài đặt phần mềm trên các thiết bị di động; chuyển giao các phần mềm thương mại.
Đối với Định mức lắp đặt phần cứng và cài đặt phần mềm trong ứng dụng công nghệ thông tin: Bộ đã giao đơn vị thuộc Bộ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung (Dự kiến ban hành trong Quý IV/2020)
|
65.
|
14.
|
Tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ, quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, không quy định về hồ sơ năng lực với đơn vị tư vấn, hiện chưa quy định liên quan năng lực đơn vị tư vấn công nghệ thông tin. Đề nghị Bộ TTTT ban hành quy định đối với năng lực của đơn vị tư vấn.
|
Vĩnh Phúc
|
Cục THH
|
Nghị định 102/2009/NĐ-CP trước đây có quy định về các tiêu chí năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, thực hiện chủ trương của Chính phủ về cắt giảm, bãi bỏ điều kiện kinh doanh, Nghị định 150/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ các quy định về tiêu chí năng lực, kinh nghiệm nêu trên của Nghị định 102/2009/NĐ-CP.
Do đó, Nghị định 73/2019/NĐ-CP cũng không có quy định về các tiêu chí năng lực, kinh nghiệm của đơn vị tư vấn CNTT. Đồng thời, Chính phủ cũng không giao Bộ TTTT quy định chi tiết vấn đề này.
Như vậy, các chủ đầu tư/bên mời thầu căn cứ nhu cầu, điều kiện triển khai và nội dung của dự án để xác định các yêu cầu năng lực nhà thầu tư vấn phù hợp với dự án cụ thể.
|
66.
|
15.
|
- Việc triển khai các dự án mua phần mềm thương mại, hoặc thuê dịch vụ có sẵn, nhưng chỉ có 01 nhà cung cấp trên thị trường đáp ứng, dẫn đến khó khăn trong thẩm định dự toán mua phần mềm hoặc giá thuê dịch vụ (do không báo giá của nhà cung cấp khác để đối chiếu, so sánh).
- Đề nghị Bộ TTTT xem xét, chỉnh sửa Khoản 4, Điều 7, Thông tư 03/2020/TT-BTTTT ngày 24/2/2020 của Bộ TT&TT: Làm rõ đơn vị chủ trì thuê thẩm tra đề cương và dự toán chi tiết, đề nghị giao Chủ đầu tư chủ trì, chịu trách nhiệm về việc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực, kinh nghiệm thực hiện thẩm tra đề cương và dự toán chi tiết.
|
Vĩnh Phúc
|
Cục THH
|
- Căn cứ Nghị định 73/2019/NĐ-CP, Thông tư 04/2020/TT-BTTTT, trường hợp mua sắm sản phẩm, thuê dịch vụ CNTT có sẵn thì dự toán mua sắm, thuê dịch vụ được xác định trên cơ sở giá thị trường. Do đó, trường hợp chỉ có 1 nhà cung cấp thì căn cứ báo giá của nhà cung cấp đó để lập, thẩm định dự toán mua sắm phần mềm thương mại, thuê dịch vụ có sẵn.
- Khoản 4, Điều 7, Thông tư 03/2020/TT-BTTTT quy định đơn vị đầu mối thẩm định được phép thuê tổ chức, cá nhân có năng lực, kinh nghiệm thực hiện thẩm tra đề cương, dự toán chi tiết để làm cơ sở thẩm định.
Tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2020/TT-BTTTT quy định chi phí tư vấn (trong đó bao gồm chi phí tư vấn thẩm tra đề cương, dự toán chi tiết) là nội dung chi phí thuộc dự toán chi tiết nhiệm vụ.
Do đó, trường hợp đơn vị đầu mối thẩm định xét thấy cần thẩm tra để làm cơ sở thẩm định thì yêu cầu chủ đầu tư thuê tư vấn thẩm tra và gửi kết quả cho đơn vị đầu mối làm cơ sở thẩm định.
|
67.
|
16.
|
- Đề nghị tiếp tục hoàn thiện ứng dụng Bluezone để đáp ứng các yêu cầu thực tiễn đặt ra: cài đặt trên các hệ điều hành khác ngoài iOS, Android; bắt buộc khai báo số điện thoại khi cài đặt Bluezone để phục vụ việc truy vết; việc cài đặt đối với các smartphone sử dụng 2 SIM,...
|
Hải Dương
|
Cục THH
|
- Hiện nay Bluezone đang tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện, sẽ nghiên cứu đến việc cài đặt trên các hệ điều hành khác bên cạnh iOS và Android, tuy nhiên do tỷ lệ người dùng những dòng máy này thấp nên chưa được ưu tiên
- Nếu bắt buộc khai báo số điện thoại thì sẽ dẫn đến việc một số người không sử dụng app, do đó hiện nay ứng dụng đang để tùy chọn và khuyến nghị người sử dụng khai báo. Tuy nhiên, tùy theo tình hình diễn biến dịch bệnh, Bluezone có thể tính đến khả năng này.
- Bluezone có thể cài đặt trên iOS 10.5 trở lên và Android 6; không phân biệt máy 1 SIM hay 2 SIM.
|
68.
|
17.
|
Đề nghị Bộ TTTT quan tâm, hỗ trợ các lớp đào tạo chuyên gia, cán bộ chuyên sâu về công nghệ thông tin, chính phủ điện tử cho tỉnh để đảm bảo công tác quản lý, vận hành IOC tỉnh.
|
Bình Phước
|
Cục THH
|
- Nhất trí với với kiến nghị của Sở TTTT Bình Phước.
- Đề nghị Quý Sở liên hệ với Cục Tin Học hóa để được hỗ trợ các lớp đào tạo chuyên gia, cán bộ chuyên sâu về công nghệ thông tin, chính phủ điện tử (thông tin liên hệ: ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn nghiệp vụ và hỗ trợ đánh giá hiệu quả đầu tư CNTT. ĐT: 0943.598833
|
69.
|
18.
|
Sớm có Hướng dẫn chi tiết hoạt động Ban Biên tập của Trang/cổng TTĐT (theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ).
|
Lai Châu
|
Cục THH
TTTT
|
- Điều 21 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về Ban Biên tập của cổng TTĐT, trong đó đề cập về quy mô, tổ chức của Ban Biên tập cổng TTĐT do Thủ trưởng cơ quan chủ quản quyết định căn cứ trên tình hình thực tế.
- Hiện nay, nhiều địa phương đã ban hành Quy chế của Ban Biên tập cổng TTĐT như: Bắc Kạn (Quyết định số 2085/QĐ-UBND ngày 05/12/2018 của UBND); Đăk Nông (Quyết định số 937/QĐ-UBND ngày 15/6/2018 của UBND tỉnh Đăk Nông)...
- Trường hợp cần hướng dẫn chi tiết thêm, đề nghị Quý Sở trao đổi thêm về hiện trạng tổ chức Ban Biên tập và việc vận hành cổng TTĐT của tỉnh trong những năm vừa qua với đầu mối Cục Tin học hóa, Bộ TTTT.
|
70.
|
19.
|
Việc xác định nhiệm vụ đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin thời gian qua chưa sâu sát; một số cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ không đề xuất được các yêu cầu cụ thể của dự án để xin chủ trương thực hiện. Nguyên nhân do chủ đầu tư không có đủ năng lực tổ chức triển khai dự án và thiếu cơ sở các quy định yêu cầu áp dụng của bộ, ngành trung ương đối với từng lĩnh vực quản lý.
Đề xuất: Các bộ, ngành trung ương cần nghiên cứu ban hành các quy định cụ thể đối với từng nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin để địa phương làm cơ sở xây dựng, áp dụng.
|
Cà Mau
|
Cục THH
|
Tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 đã xác định các nhiệm vụ cụ thể, trọng tâm thực hiện xây dựng phát triển Chính phủ điện tử trong giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến 2025. Trong đó có các nhiệm vụ giao cho địa phương thực hiện.
Tại Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng đã xác định các nhiệm vụ nền móng chuyển đổi số, các nhiệm vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Trong đó có các nhiệm vụ giao cho địa phương thực hiện.
Do đó, các địa phương căn cứ nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết 17/NQ-CP, Quyết định 749/QĐ-TTg để làm cơ sở xác định, xây dựng nhiệm vụ, thực hiện đầu tư.
Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ TTTT cũng đang xây dựng dự thảo Nghị quyết về xây dựng, phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó xác định các nhiệm vụ, nhóm nhiệm vụ cần đầu tư, thực hiện tại các bộ, ngành, địa phương. Sau khi Nghị quyết được ban hành sẽ là cơ sở để địa phương triển khai, áp dụng trong giai đoạn tới.
|
71.
|
20.
|
Sớm hình thành các CSDL quốc gia tạo nền tảng xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử, như CSDL quốc gia về Dân cư và CSDL Đất đai quốc gia...
Ban hành các tiêu chuẩn kỹ cho các hệ thống công nghệ thông tin.
|
Cần Thơ
|
Cục THH
|
- Bộ TTTT nhất trí với kiến nghị của Quý Sở.
- Để xây dựng hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước bảo đảm kết nối thông suốt, đồng bộ và khả năng chia sẻ, trao đổi thông tin an toàn, thuận tiện giữa các cơ quan nhà nước và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân, việc ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã được triển khai trong nhiều năm qua. Cho đến nay, Bộ TTTT và một số Bộ, ngành đã và đang xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT), cụ thể:
+ Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2017 Ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong CQNN (thay thế cho Thông tư số 22/2013/TT-BTTTT ngày 23/12/2013).
+ Thông tư số 10/2016/TT-BTTTT ngày 01/4/2016 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành (QCVN 102:2016/BTTTT);
+ Thông tư số 02/2017/TT-BTTTT ngày 04/4/2017 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (QCVN 109:2017/BTTTT);
+ Thông tư số 18/2019/TT-BTTTT ngày 25/12/2019 ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc, định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối cổng Dịch vụ công quốc gia với cổng Dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh và các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành”;
+ Thông tư số 22/2019/TT-BTTTT ngày 31/12/2019 quy định về tiêu chí chức năng, tính năng kỹ thuật của Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh;
+ Quyết định số 2337/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 về tiêu chuẩn kỹ thuật, về cấu trúc, định dạng dữ liệu phục vụ kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các Hệ thống thông tin báo cáo trong Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia phục vụ quá trình thực hiện chế độ báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Các bộ, ngành khác dựa trên hướng dẫn chung của Bộ TTTT, căn cứ nhu cầu của mình, một số Bộ khác đã ban hành các văn bản, hướng dẫn riêng, đặc thù, đặc biệt là các tiêu chuẩn, quy chuẩn về dữ liệu chuyên ngành áp dụng cho ngành, lĩnh vực thuộc Bộ mình (có xin ý kiến góp ý của Bộ TTTT): Bộ Tài Nguyên và Môi trường Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính…
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ triển khai ứng dụng CNTT, phát triển CPĐT bảo đảm kết nối thông suốt, đồng bộ và khả năng chia sẻ, trao đổi thông tin an toàn, thuận tiện giữa các cơ quan nhà nước và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân, thời gian tới, Bộ TTTT đã và đang tích cực triển khai một số giải pháp như sau:
+ Thứ nhất, tập trung ban hành Quy chuẩn kỹ thuật sau: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc, định dạng dữ liệu phục vụ kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các Hệ thống thông tin báo cáo trong Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia phục vụ quá trình thực hiện chế độ báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước.
+ Thứ hai, về cập nhật danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật chung: Tiếp tục theo dõi phản hồi từ thực tế về việc áp dụng danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT theo Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT để tham mưu Bộ TTTT có kế hoạch cập nhật cho phù hợp với nhu cầu thực tế.
+ Thứ ba, về việc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về dữ liệu chuyên ngành: Bộ TTTT đôn đốc các cơ quan chủ quản thúc đẩy triển khai các CSDLQG, HTTT có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương và ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật dữ liệu chuyên ngành phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu (Theo quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTTTT, Thông tư số 13/2017/TT-BTTTT).
|
72.
|
21.
|
Kiến nghị Bộ TT&TT xem xét, ban hành các hướng dẫn xác định chi phí phần mềm nội bộ (thay thế văn bản số 2589/BTTTT-UDCNTT ngày 24/8/2011 của Bộ TT&TT về việc hướng dẫn xác định chi phí phát triển, nâng cấp phần mềm nội bộ) để các địa phương có cơ sở thực hiện
|
Đồng Nai
|
Cục THH
|
Bộ TTTT đã xây dựng dự thảo văn bản thay thế văn bản số 2589/BTTTT-ƯDCNTT, đã gửi xin ý kiến rộng rãi các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức và tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo văn bản. Hiện tại, Bộ TTTT đang thực hiện các thủ tục xem xét ban hành.
Trong thời gian chưa ban hành văn bản thay thế, các cơ quan vẫn tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản 2589/BTTTT-ƯDCNTT.
|
73.
|
22.
|
Hiện nay cơ sở dữ liệu các ngành tại các địa phương đều có, tuy nhiên chưa liên kết được với nhau để công khai cho cơ quan nhà nước phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và người dân, doanh nghiệp khai thác sử dụng. Kiến nghị Bộ TT&TT xem xét, hướng dẫn cho các địa phương về mô hình kết nối danh sách các CSDL chuyên ngành với nhau để tạo ra CSDL dùng chung của cơ quan nhà nước, hướng đến 1 điểm truy cập (ví dụ: cổng thông tin điện tử cấp tỉnh) là có thể xem, theo dõi và tương tác được
|
Đồng Nai
|
Cục THH
|
- Triển khai Nghị định số 47/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, Khung kiến trúc CPĐT Việt Nam phiên bản 2.0, Bộ TTTT đã và đang phối hợp với các cơ quan ở Trung ương để kết nối các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương. Thông tin về các kết nối đã sẵn sàng được đăng tải tại trang https://ngsp.gov.vn.
- Để triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước được thống nhất trong toàn quốc, bảo đảm tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Bộ TTTT đã xây dựng dự thảo, gửi xin ý kiến rộng rãi hướng dẫn mô hình kết nối, chia sẻ dữ liệu thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia cho bộ, ngành, địa phương. Sau khi tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, Bộ TTTT sẽ ban hành văn bản để áp dụng thống nhất.
- Đề nghị Quý Sở căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương mình, nghiên cứu, đề xuất cụ thể, liên hệ với Cục Tin học hóa để được hướng dẫn triển khai
|
74.
|
23.
|
Kiến nghị Bộ TT&TT xem xét và sớm ban hành Bộ Chỉ số đánh giá kết quả triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh, trong đó mô tả nội dung chi tiết của từng tiêu chí chấm điểm để các địa phương thuận tiện trong việc áp dụng triển khai và hoàn chỉnh mô hình tại địa phương mình (trong đó nên nêu rõ 3 chỉ số đánh giá theo 3 mô hình cấp tỉnh, huyện, xã).
|
Đồng Nai
|
Cục THH
|
Hiện nay Bộ TTTT đang giao Cục Tin học hóa nghiên cứu xây dựng nội dung hướng dẫn đánh giá kết quả triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh theo các nội dung hướng dẫn triển khai của Bộ TTTT tại văn bản số 4176/BTTTT-THH ngày 22/11/2019. Dự kiến sẽ ban hành trong tháng 9/2020 để các địa phương áp dụng.
|
75.
|
24.
|
- Kiến nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, xem xét:
+ Bổ sung biên chế công chức cấp xã lĩnh vực TTTT, vì triển khai Chương trình Chuyển đổi số rất cần Công chức này tại cơ sở;
+ Không đánh giá tỷ lệ TTHC cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 có phát sinh hồ sơ, vì sẻ hạn chế số lượng các TTHC cung cấp mức độ 3, 4. Thay vào đó, nghiên cứu tăng tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến theo mức độ 3, 4, nhằm tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC mọi lúc, mọi nơi.
+ Tương tự không đánh giá tỷ lệ TTHC tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả qua dịch vụ BCCI có phát sinh hồ sơ, vì sẽ hạn chế số lượng các TTHC cung cấp qua dịch vụ này. Thay vào đó, nghiên cứu tăng tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ này, nhằm tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC
|
An Giang
|
Cục THH
Vụ TCCB
|
- Về biên chế công chức cấp xã: Vị trí việc làm của công chức cấp xã và số lượng công chức cấp xã đã được quy định cụ thể tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 13/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ. Theo đó, mỗi chức danh công chức cấp xã được bố trí từ 01 người trở lên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc bố trí tăng thêm người ở một số chức danh công chức cấp xã phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng xã, phường, thị trấn (trừ chức danh Trưởng Công an xã và Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã) nhưng không vượt quá tổng số cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP. Do vậy, với chức năng quản lý nhà nước về CNTT trên địa bàn tỉnh, đề nghị Sở tham mưu cho UBND tỉnh bố trí biên chế công chức cấp xã lĩnh vực thông tin, truyền thông cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
- Về nội dung chấm điểm CCHC đối với tiêu chí cung cấp dịch vụ công trực tuyến và việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích, ngày 17/7/2020, Bộ TTTT đã có Công văn số 2656/BTTTT-TCCB gửi Bộ Nội vụ để hoàn thiện đề án xác định chỉ số CCHC của các bộ, ngành địa phương đảm bảo phù hợp với Nghị quyết của Chính phủ về Chính phủ điện tử và thực tế triển khai của các bộ, ngành, địa phương.
|
76.
|
25.
|
Hàng tháng, hàng quý, Sở TTTT phải tổng hợp báo cáo Chính phủ điện tử về Bộ TTTT bằng hình thức thủ công, mất thời gian và độ chính xác không cao, đề nghị Bộ TTTT xây dựng hệ thống báo cáo liên thông được các cấp từ cấp bộ đến cấp tỉnh và cấp huyện, cấp xã.
|
Thái Nguyên
|
Cục THH
|
- Ngày 04/6/2020, Sở TTTT Thái Nguyên có Văn bản số 648/STTTT-CNTT gửi Bộ TTTT và Cục Tin học hóa về đề xuất triển khai hệ thống báo cáo số liệu phát triển Chính phủ điện tử cho tỉnh Thái Nguyên;
- Ngày 17/6/2020, Cục Tin học hóa có Văn bản số 797/THH-TTDVCTT gửi Sở TTTT Thái Nguyên trả lời đề xuất triển khai hệ thống báo cáo số liệu phát triển CPĐT cho tỉnh Thái Nguyên, trong đó, Cục có đề nghị Quý Sở báo cáo UBND tỉnh để chủ động triển khai và Cục sẵn sàng cung cấp giải pháp, hỗ trợ Sở trong việc kết nối phân hệ này với Hệ thống báo cáo do Cục đang vận hành. Đến nay, Cục Tin học hóa chưa nhận được được thông tin và đầu mối của Sở để triển khai.
|
IV
|
LĨNH VỰC AN TOÀN, AN NINH MẠNG
|
||||
77.
|
1.
|
Ngày 28/4/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông có Công văn số 1552/BTTTT-CATTT về việc đôn đốc tổ chức triển khai bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin theo mô hình “4 lớp”bao gồm: lực lượng tại chỗ; tổ chức hoặc thuê doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; tổ chức hoặc thuê doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ; kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các Bộ; cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hoàn thành việc triển khai bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin theo mô hình “4 lớp” trước ngày 30/9/2020. Hiện nay Quảng Trị được Bộ TTTT đánh giá đã đạt được 3 lớp (1, 2, 4). Sở cũng đã đề xuất UBND tỉnh cho chủ trương để triển khai “lớp 3”. Tuy nhiên, hiện chưa có bộ tiêu chí của Bộ để kiểm tra, đánh giá do vậy địa phương vẫn đang lúng túng.
|
Quảng Trị
|
Cục ATTT
|
Hoạt động kiểm tra, đánh giá đã được hướng dẫn tại Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, trong đó:
- Quy mô khi đánh giá hiệu quả của biện pháp bảo đảm an toàn thông tin đã được hướng dẫn tại khoản 1, Điều 12 Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT như sau:
“Đánh giá hiệu quả của biện pháp bảo đảm an toàn thông tin là việc rà soát một cách tổng thể, xác minh mức độ hiệu quả của phương án bảo đảm an toàn thông tin theo từng tiêu chí, yêu cầu cơ bản cụ thể.
Đánh giá hiệu quả của biện pháp bảo đảm an toàn thông tin đã được áp dụng là cơ sở để tiến hành điều chỉnh phương án bảo đảm an toàn thông tin cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.”
- Nội dung, tiêu chí đánh giá bảo đảm an toàn thông tin cũng được hướng dẫn tại khoản 1, Điều 13 Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT gồm:
“Đánh giá phát hiện mã độc, lỗ hổng, điểm yếu, thử nghiệm xâm nhập hệ thống là việc thực hiện dò quét, phát hiện lỗ hổng, điểm yếu của hệ thống, thử nghiệm tấn công xâm nhập hệ thống và đánh giá nguy cơ, thiệt hại có thể có của hệ thống thông tin khi bị đối tượng tấn công xâm nhập”.
Bên cạnh đó, Sở TTTT Quảng Trị có thể tham khảoTiêu chuẩn dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng “TCCS 02: 2020/VNISA” theo công bố của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA).
|
78.
|
2.
|
Lâm Đồng đã triển khai các giải pháp an toàn an ninh thông tin trên điạ bàn tỉnh và Trung tâm giám sát an toàn thông tin tại Trung tâm Hành chính tỉnh, trong đó sử dụng các thiết bị An ninh thông tin của nhiều hãng sản xuất thiết bị và triển khai các giải pháp phòng chống nguy cơ tấn công mạng, máy tính… Đề nghị Bộ TTTT cho ý kiến thêm đối với giá trị của phần mềm trong triển khai các giải pháp giám sát an toàn không gian mạng để địa phương làm căn cứ đề xuất kinh phí triển khai.
|
Lâm Đồng
|
Cục ATTT
|
Liên quan đến dự toán của các phần mềm trong triển khai các giải pháp giám sát an toàn không gian mạng để địa phương, tỉnh cần xem xét phương án lựa chọn phương án đầu tư, giải pháp, phần mềm được triển khai để có phương án xác định giá trị phần mềm cho phù hợp:
1. Trường hợp đầu tư mua phần mềm thương mại, Chủ đầu tư/Đơn vị sử dụng ngân sách (đối với hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT không phải lập dự án), chi phí phần mềm thương mại “được tính theo số lượng, chủng loại thiết bị phù hợp với giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, giá thiết bị trên thị trường và các yếu tố khác liên quan (nếu có)”.
(Căn cứ điểm a Khoản 4, Điều 19 và điểm b, Khoản 2, Điều 28 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP).
2. Trường hợp phần mềm được đầu tư là phần mềm nội bộ, chi phí xây dựng, phát triển phần mềm nội bộ được xác định theo phương pháp so sánh hoặc phương pháp chuyên gia hoặc phương pháp tính chi phí hoặc theo báo giá thị trường hoặc kết hợp các phương pháp; (Căn cứ điểm a Khoản 4, Điều 19 và điểm b, Khoản 2, Điều 28 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP).
3. Trường hợp sử dụng phần mềm nguồn mở thì Chủ đầu tư lưu ý là phần mềm được cung cấp với mã nguồn kèm theo, người sử dụng không phải trả chi phí bản quyền mua mã nguồn nhưng phải tuân thủ các quy định quốc tế về sử dụng phần mềm nguồn mở (Khoản 12, Điều 3 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP). Việc tính toán giá trị cần lưu ý phù hợp với quy định nêu trên.
4. Trường hợp tỉnh thực hiện thuê dịch vụ CNTT về phần mềm phục vụ triển khai các giải pháp giám sát an toàn không gian mạng, tỉnh thực hiện lập dự toán thuê dịch vụ theo quy định sau:
4.1. Đối với dịch vụ CNTT không có sẵn, thực hiện lập dự toán theo quy định tại Thông tư số 12/2020/TT-BTTTT ngày 29/5/2020 về Hướng dẫn xác định chi phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo phương pháp tính chi phí”.
4.2. Đối với dịch vụ CNTT sẵn có, việc xác định chi phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin sẵn có trên thị trường thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP.
|
79.
|
3.
|
Kính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty viễn thông có biện pháp kiểm soát, ngăn chặn tin nhắn rác
|
Thừa Thiên Huế
|
Cục ATTT
Cục VT
|
Trong thời gian qua, Bộ đã tổ chức làm việc, có các văn bản chỉ đạo, nhắc nhở các DNVT tăng cường các biện pháp ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, xây dựng, triển khai, cải tiến, ứng dụng công nghệ mới như xử lý dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo vào các hệ thống kỹ thuật hiện đại, tiên tiến để chặn lọc, qua đó, nâng cao hiệu quả chặn lọc tin nhắn rác đồng thời Bộ đã xây dựng và đưa vào khai thác Hệ thống chia sẻ mẫu tin nhắn rác (hiện nay đã có gần 320 nghìn mẫu và tiếp tục được cập nhật) giúp các hệ thống chặn lọc của các doanh nghiệp viễn thông di động lọc đồng bộ, hiệu quả tin nhắn rác phát tán (Các doanh nghiệp viễn thông di động đã chặn khoảng 275,3 triệu tin nhắn rác trong khoảng thời gian từ tháng 10/2019 đến hết tháng 7/2020 (tăng 140,5% so với cùng kỳ trước đó).
Chỉ đạo các nhà mạng triển khai áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong quản lý thông tin thuê bao chính danh. Hiện tất cả các nhà mạng (khoảng 70 nghìn đại lý, kênh chuỗi) đã triển khai thực hiện.
Trong thời gian tới, trên cơ sở các quy định tại Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo các DNVT triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn chặn tối đa tình trạng tin nhắn rác.
|
80.
|
4.
|
Sở TTTT đã thực hiện các thủ tục hành chính qua môi trường mạng và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân trên dịch vụ công và giấy phép được thực hiện với chữ ký số. Tuy nhiên đối với thủ tục nhập hải quan, các cửa khẩu không chấp nhận chữ ký số qua mạng mà yêu cầu bản giấy có dấu đỏ của đơn vị cấp phép. Vậy, kính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông có ý kiến với đơn vị hải quan về vấn đề này.
|
Quảng Nam
|
NEAC
|
Ngày 08/4/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 45/2020/NĐ-CP về nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử:
“Việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử có giá trị pháp lý như các hình thức khác theo quy định của pháp luật”.
Theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2020/NĐ-CP về những hành vi không được làm của cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử bao gồm:
a) Cản trở việc lựa chọn phương thức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử của tổ chức, cá nhân;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp giấy tờ, tài liệu bằng văn bản giấy để xác minh, kiểm tra đối với các thành phần hồ sơ đã được ký số và ghi nhận tính pháp lý trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;
Đề nghị Sở TTTT tỉnh Quảng Nam làm việc với Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam về việc triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của Cục Hải quan để chấp nhận hồ sơ, xử lý và trả kết quả qua mạng có sử dụng chữ ký số.
Trong quá trình làm việc với Cục Hải quan để triển khai dịch vụ công trực tuyến, nếu có vướng mắc về việc sử dụng và chấp nhận chữ ký số, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia sẽ tiếp tục phối hợp, hỗ trợ.
|
81.
|
5.
|
Đề nghị Bộ TTTT cho ý kiến xử lý việc cấp, sử dụng chứng thư số chuyên dùng cho các tổ chức Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác của mỗi cơ quan, tổ chức. Với phương châm thay đổi nhận thức và tư duy xử lý công việc, Sở TTTT kiến nghị Bộ đề xuất các cơ quan có thẩm quyền cho phép mỗi cơ quan, đơn vị được sử dụng chung 1 chứng thư số chuyên dùng của đơn vị trong việc ký số tổ chức các văn bản của cơ quan, tổ chức Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác.
|
Bắc Kạn
|
NEAC
|
Các tổ chức Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác của mỗi cơ quan là các pháp nhân khác nhau, vì vậy, cần sử dụng các chứng thư số khác nhau.
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đã trao đổi với Cục Chứng thực số và bảo mật thông tin (Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ) về việc cấp chứng thư số chuyên dùng Chính phủ cho các tổ chức Đảng, đoàn thể của các cơ quan nhà nước.
Sở TTTT Bắc Kạn có thể trao đổi, làm việc với Cục Chứng thực số và bảo mật thông tin về việc cấp chứng thư số cho các tổ chức Đảng, đoàn thể của Sở. Trong quá trình trao đổi, làm việc, nếu có vướng mắc, Trung tâm Chứng thực điện quốc gia sẽ phối hợp, hỗ trợ
|
V
|
LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP ICT
|
||||
82.
|
6.
|
Sớm xem xét trình Thủ tướng phê duyệt Đề án Khu công nghệ thông tin tập trung thành phố Cần Thơ
|
Cần Thơ
|
Vụ CNTT
|
Bộ TTTT đã hoàn thiện công tác thẩm định Đề án thành lập Khu CNTT tập trung Cần Thơ. Tuy nhiên, Đề án còn một số vấn đề chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ chưa được bổ sung, giải trình, làm rõ như: cơ cấu nguồn vốn, định hướng thu hút đầu tư trong và ngoài nước,... Bên cạnh đó, Cần Thơ cần phải đánh giá vấn đề nhân lực một cách chi tiết, cẩn trọng để tạo tiền đề cho việc thành lập khu được hiệu quả. Đề nghị địa phương nhanh chóng bổ sung, giải trình và làm rõ những vấn đề nêu trên, hoàn thiện Đề án.
|
83.
|
7.
|
Hàng năm, Sở TTTT được giao nhiệm vụ tổng hợp, cung cấp số liệu phục vụ các báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT và truyền thông (ICT Index) nhưng để thuận tiện cho việc tổng hợp phục vụ báo cáo đề nghị Bộ thông tin và Truyền thông có văn bản đề nghị các Bộ, ngành liên quan phối hợp chỉ đạo các sở, ngành tại địa phương để cung cấp số liệu cho đơn vị tổng hợp phục vụ báo cáo.
|
Thái Nguyên
|
Vụ CNTT
|
Bộ TTTT đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước. Trong đó đã có các nội dung quy định về trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện nhiệm vụ, vai trò cung cấp dữ liệu và xây dựng ban hành quy chế khai thác, sử dụng dữ liệu của cơ quan, địa phương mình...
Sở TTTT với vai trò là đơn vị chuyên trách về CNTT tại địa phương cần chủ động phối hợp với các sở, ngành để tham mưu cho UBND ban hành quy chế, thực hiện việc kết nối chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa các sở, ngành địa phương và với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Bên cạnh đó, Bộ TTTT trong các cuộc điều tra khảo sát nói chung và ICT index nói riêng sẽ đề nghị bộ, ngành phối hợp trong việc chỉ đạo các sở, ngành phối hợp với đơn vị tổng hợp tại địa phương.
|
VI
|
LĨNH VỰC BÁO CHÍ, TRUYỀN THÔNG
|
||||
84.
|
1.
|
Ban hành quy định cụ thể đối với việc đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm và loại hình kinh doanh sách online; hoạt động phát hành sách kèm các chương trình khác (không phải kinh doanh, phát hành sách truyền thống), nhằm đảm bảo chất lượng, nội dung sách khi đến tay bạn đọc và công bằng giữa các thành phần tham gia thị trường xuất bản, phát hành sách.
|
Yên Bái
|
Cục XBIPH
|
Phát hành, kinh doanh xuất bản phẩm online đều là hoạt động phát hành xuất bản phẩm và phải tuân thủ theo quy định tại Điều 37 Luật Xuất bản; Điều 17, Thông tư 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông và các các văn bản pháp luật khác có liên quan. Đối với các cơ sở phát hành xuất bản phẩm online khi thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm ngoài các quy định trên thì phải có tên miền internet .vn do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cấp.
|
85.
|
2.
|
Ban hành hướng dẫn chi tiết việc thực hiện tại khoản 2, Điều 28, Luật Xuất bản; Điều 21, Nghị định 195/2013/NĐ-CP Quy định việc nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho thư viện Quốc gia Việt Nam đối với các địa phương, trong đó, quy định cụ thể những loại tài liệu kinh doanh nào phải nộp lưu chiểu cho Thư viện Quốc gia và Cục Xuất bản, loại nào chỉ nộp lưu chiểu tại cơ quan cấp phép của địa phương.
|
Yên Bái
|
Cục XBIPH
|
Hiện nay, theo quy định của Luật Xuất bản, việc xuất bản tài liệu không kinh doanh mà không thực hiện qua nhà xuất bản thì phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản sau đây cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh (Khoản 1 Điều 25).
Luật Xuất bản quy định rõ: “Tất cả xuất bản phẩm phải nộp lưu chiểu cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản chậm nhất là 10 ngày trước khi phát hành” (Khoản 1 Điều 28) và “Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày xuất bản phẩm được phát hành, nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản phải nộp ba bản cho Thư viện Quốc gia; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản”. (Khoản 2 Điều 28).
Theo đó, tất cả tài liệu Sở TT&TT cấp phép phải nộp lưu chiểu cho cơ quan cấp phép; Cục Xuất bản, In và Phát hành và nộp cho Thư viện quốc gia.
|
86.
|
3.
|
Kiến nghị Bộ TT&TT xem xét, hướng dẫn quy định cụ thể về xuất bản phẩm lưu chiểu được ban hành tại Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản: Tại khoản 4, Điều 12 của Thông tư này quy định “thời gian lưu giữ xuất bản phẩm lưu chiểu là 24 tháng, hết thời hạn lưu giữ, Sở TT&TT tỉnh Đồng Nai được chuyển giao xuất bản phẩm lưu chiểu cho cơ quan, tổ chức khác để phục vụ bạn đọc”. Tuy nhiên, quy định không cụ thể cơ quan nào được nhận xuất bản phẩm lưu chiểu và thủ tục chuyển giao. Bên cạnh đó, để đơn giản hóa công tác quản lý nhà nước cho cấp Sở, kiến nghị Bộ TT&TT xem xét việc không quy định nộp lưu chiểu xuất bản phẩm không kinh doanh của các cơ quan nhà nước, vì không cần thiết và trong khi đó đã có quy định cơ quan tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh phải bảo đảm nội dung tài liệu đúng với bản thảo và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tài liệu được xuất bản
|
Đồng Nai
|
Cục XBIPH
|
Khoản 4 Điều 12 Thông tư 01/2020/TT-BTTTT không quy định về cơ quan, tổ chức được tiếp nhận xuất bản phẩm hết thời hạn lưu giữ? Vì vậy Sở TTTT chủ động, tự quyết định giao cơ quan, tổ chức tiếp nhận để phục vụ bạn đọc (Ví dụ: Thư viện công cộng, tổ chức xã hội, hệ thống các điểm bưu điện văn hóa xã…). Về thủ tục chuyển giao đã quy định tại Khoản 4 Điều 12 Thông tư 01/2020/TT-BTTTT.
- Khoản 1 Điều 28 Luật Xuất bản quy định nộp lưu chiểu đối với tất cả xuất bản phẩm là để phục vụ công tác hậu kiểm. Đối với xuất bản phẩm của Nhà xuất bản cũng do Nhà xuất bản chịu trách nhiệm.
|
87.
|
4.
|
Kiến nghị Bộ Tài chính điều chỉnh mức thu lệ phí nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh và mức thu phí thẩm định tài liệu không kinh doanh quy định tại Thông tư 214/2016/TT-BTC vì hiện nay mức thu phí là 50.000 đồng là quá thấp cho một lần cấp phép nhập khẩu (Đề xuất: 500.000 đồng). Trong khi đó phí thẩm định tài liệu không kinh doanh là cao so với một lần cấp phép xuất bản. (Đề xuất 10.000 đồng/ 01 trang quy chuẩn).
|
Quảng Nam
|
Cục XBIPH
|
Thời gian qua, trong quá trình khảo sát Sơ kết Luật Xuất bản, đã tiếp nhận một số ý kiến về đề nghị sửa quy định về việc thu phí, lệ phí theo Thông tư 214/2016/TT của Bộ Tài chính. Thời gian tới trên cơ sở Sơ kết Luật, sẽ kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư này
|
88.
|
5.
|
Hiện nay cơ quan, tổ chức đề nghị cấp phép xuất bản tài liệu không kinh doanh phải nộp phí thẩm định theo quy định. Tuy nhiên, nếu cơ quan, tổ chức xin tái bản tài liệu đã được cấp phép xuất bản vậy có thu phí thẩm định hay không. Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cho ý kiển để các địa phương có cơ sở thực hiện.
|
Quảng Nam
|
Cục XBIPH
|
Luật Xuất bản không quy định việc thu phí thẩm định tài liệu không kinh doanh khi tái bản. Vì vậy, việc thu phí thực hiện như xuất bản lần đầu.
|
89.
|
6.
|
Quy định của pháp luật hiện nay chưa rõ ràng trong việc xác định "xuất bản điện tử" và "xuất bản phẩm điện tử" gây khó khăn trong việc cấp phép xuất bản tài liệu không kinh doanh. Đề nghị cần quy định cụ thể hơn
|
Quảng Nam
|
Cục XBIPH
|
Điều 4 Luật Xuất bản đã quy định rõ về “xuất bản điện tử” và “xuất bản phẩm điện tử”. Tuy nhiên, với sự chuyển biến của thực tiễn các loại hình xuất bản phẩm điện tử hiện nay, trên cơ sở kết quả Sơ kết Luật Xuất bản, sẽ nghiên cứu xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định 195/2013/NĐ-CP về xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử.
|
90.
|
7.
|
Đề nghị định nghĩa lại khái niệm “xuất bản phẩm” cho phù hợp để có biện pháp, chế tài xử lý đối với các tài liệu không do Nhà xuất bản hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
|
Quảng Nam
|
Cục XBIPH
|
Hiện nay, việc xử lý đối với các tài liệu không do Nhà xuất bản hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp phép được vận dụng theo Khoản 2, Điều 10 Luật Xuất bản:
“Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây: a) Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản” và các quy định dẫn chiếu xử lý tại Nghị định 159/2013/NĐ-CP
Thời gian tới, để tăng cường quản lý, xử lý những xuất bản phẩm (ấn phẩm) không thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được phép xuất bản, trên cơ sở Sơ kết Luật Xuất bản, sẽ nghiên cứu xem xét, sửa đổi bổ sung Điều 4 Luật Xuất bản.
|
91.
|
8.
|
- Về các quy định liên quan đến Nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh (theo quy định tại Điều 41, 42 Luật Xuất bản):
+ Đề nghị Bộ TTTT phối hợp Tổng cục Hải quan ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nhằm thống nhất về quy trình, thủ tục, mẫu giấy phép và danh mục trong việc thực hiện thủ tục nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh trên toàn quốc.
Lý do: Quy định về cấp giấy phép nhập khẩu một (01) bản/tên xuất bản phẩm và yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp để thẩm định nội dung tại Khoản 5 Điều 41 Luật Xuất bản và Khoản 1 Điều 20 Thông tư số 01/2020/TT-BTT&TT ngày 07/02/2020 của Bộ TT&TT hiện đang dẫn đến những khó khăn cho các tổ chức, cá nhân nhập khẩu do cơ quan hải quan không chấp nhận thông quan từng phần của lô hàng, từ chối tiếp nhận giấy phép do số lượng xuất bản phẩm tại Giấy phép và Danh mục không nhất quán.
|
Hà Nội
|
Cục XBIPH
|
Cục Xuất bản, In và Phát hành đã có công văn số 850/CXBIPH-QLPH ngày 24/8/2020 gửi Tổng cục Hải quan về việc đề nghị tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong thực hiện thủ tục nhập khẩu một (01) bản/tên xuất bản phẩm để thẩm định nội dung theo quy định tại Khoản 5 Điều 41 Luật Xuất bản và Khoản 1 Điều 20 Thông tư số 01/2020/TT-BTT&TT ngày 07/02/2020 của Bộ TT&TT.
|
92.
|
9.
|
Đề nghị Bộ TTTT, Bộ Tài chính có quy định cụ thể nội dung và mức chi đối với công tác thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu (theo quy định tại khoản 7 Điều 41 Luật Xuất bản). Vì hiện nay, công tác thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu và cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh phải được cơ quan nhà nước thực hiện thường xuyên, liên tục theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân và đúng thời hạn quy định, nhưng do không có các văn bản quy định cụ thể của Trung ương nên Hà Nội nói riêng và các địa phương nói chung đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý, tổ chức thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu.
|
Hà Nội
|
Cục XBIPH
|
Khoản 7 Điều 41 Luật Xuất bản quy định: “Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc thẩm định xuất bản phẩm nhập khẩu; phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức chi phí thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu”.
Ngày 10/11/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 214/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp giấy phép xuất bản, lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh và lệ phí đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh.
Bộ TTTT đã có phương án đề xuất với Bộ Tài chính, nhưng Thông tư trên không được quy định mức chi phí thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu không kinh doanh. Lý do: Bộ Tài chính giải thích do không có cơ sở pháp lý, vì Luật Xuất bản chỉ quy định là chi phí thẩm định, không phải là phí và lệ phí.
Về việc này Bộ sẽ xem xét giao Vụ Kế hoạch - Tài chính phối hợp với Cục Xuất bản, In và Phát hành nghiên cứu phương án xử lý để gửi Bộ Tài chính xem xét và ban hành quy định mức chi phí thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu không kinh doanh.
|
93.
|
10.
|
Đề nghị Bộ TTTT xem xét hướng dẫn cụ thể về quy trình thực hiện, cơ chế kiểm tra, giám sát và báo cáo việc “tái xuất hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm” nhằm đảm bảo các xuất bản phẩm có nội dung vi phạm không được tiếp tục lưu hành trên thị trường; đồng thời quy định cụ thể các trường hợp “tái xuất”/ “tiêu hủy” xuất bản phẩm (khoản 4, Điều 20 Thông tư 01/2020/TT-BTT&TT).
|
Hà Nội
|
Cục XBIPH
|
Sau khi thẩm định, nếu nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu vi phạm quy định của Luật Xuất bản và các quy định pháp luật khác có liên quan (Khoản 3, Điều 20 Thông tư 01/2020/TT-BTT&TT) thì cơ quan cấp phép là Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở TTTT có thể không cấp phép nhập khẩu và yêu cầu tổ chức, cá nhân phải tái xuất hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm đã cấp phép nhập khẩu theo quy định tại Khoản 1, Điều 20 Thông tư 01/2020/TT-BTT&TT.
Về cơ chế, quy trình, kiểm tra, giám sát và báo cáo việc thực hiện tái xuất hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm có nội dung vi phạm quy định của Luật Xuất bản và các quy định pháp luật khác có liên quan do Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở TTTT tỉnh, thành chịu trách nhiệm.
|
94.
|
11.
|
Về công tác phối hợp tổ chức Hội sách trong và ngoài nước:Từ năm 2019, thành phố Hà Nội đã phối hợp Bộ TTTT tổ chức thành công Hội Sách Hà Nội và đoàn công tác tham dự Hội chợ Sách quốc tế Frankfurt (CHLB Đức), tạo điều kiện cho các đơn vị xuất bản tập trung nhân lực, tài chính khi tham gia các Hội chợ sách, các hoạt động phát triển văn hóa đọc trong và ngoài nước, góp phần nâng cao hiệu quả quảng bá văn hóa đọc đến với đông đảo công chúng và tăng cường vị thế của xuất bản Việt Nam.
Ngày 10/01/2020, Thành phố Hà Nội và Bộ TTTT đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển Thông tin và Truyền thông, trong đó có nội dung phối hợp tổ chức Hội Sách Hà Nội và tham gia Hội chợ Sách quốc tế Frankfurt (Đức). Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và để đảm bảo phù hợp với các điều kiện liên quan, năm nay UBND thành phố Hà Nội không tổ chức đoàn công tác trực tiếp tham gia Hội chợ sách quốc tế Frankfurt năm 2020.
Sở TTTT Hà Nội kính báo cáo và đề xuất Bộ TTTT chỉ đạo, khuyến khích các đơn vị xuất bản, phát hành tham gia các hoạt động Hội sách trực tuyến, giao dịch bản quyền trực tuyến (Digital/Online Bookfair) và các hoạt động, sự kiện trực tuyến khác của Hội chợ sách quốc tế Frankfurt năm 2020.
|
Hà Nội
|
Cục XBIPH
|
Bộ TTTT nhất trí với đề xuất của Sở TTTT TP Hà Nội
|
95.
|
12.
|
Đối với Hội Sách Hà Nội lần thứ VII - năm 2020, Sở TT&TT Hà Nội rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ đạo, ủng hộ của Bộ TT&TT, sự phối hợp của Cục Xuất bản, In và Phát hành trong việc kêu gọi các đơn vị xuất bản tham gia Hội Sách; Hà Nội sẽ cố gắng hỗ trợ tối đa các đơn vị xuất bản tham gia trong bối cảnh các đơn vị gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
|
Hà Nội
|
Cục XBIPH
|
Bộ TTTT nhất trí với đề xuất của Sở TTTT TP Hà Nội
|
96.
|
13.
|
Về quản lý hoạt động in: Việc cập nhật thông tin về nhận chế bản, in và gia công sau in của cơ sở in. Hiện nay, tại khoản 4 Điều 15 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định “trách nhiệm của cơ sở in phải ghi chép, cập nhật đầy đủ thông tin về việc nhận in vào Sổ quản lý
ấn phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in theo mẫu quy định”. Thực tế, hầu hết các cơ sở in đều lập Sổ quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in, gia công sau bằng file điện tử với đầy đủ các trường thông tin theo quy định và thực hiện ghi chép thông tin về việc nhận chế bản, in, gia công sau in, thuận tiện cho việc cập nhật thông tin và dễ dàng tìm kiếm dữ liệu. Để thuận tiện cho công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, đề nghị Bộ TT&TT cho biết:
Trường hợp này có được chấp nhận là cơ sở in đã chấp hành đúng quy định pháp luật hay không. Nếu chấp nhận cho phép cơ sở in được lập, ghi chép Sổ quản lý ấn phẩm điện tử thì đề nghị Bộ TT&TT xem xét, sửa đổi văn bản cho phù hợp.
|
Hà Nội
|
Cục XBIPH
|
Việc lập Sổ quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in quy định tại Nghị định số 60/2014/NĐ-CP không quy định bắt buộc là bản giấy hay bản điện tử (không cấm bản điện tử). Vì vậy, cơ sở in có thể thực hiện bằng 1 trong 2 hình thức là giấy hoặc điện tử.
|
97.
|
14.
|
Chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi nhận gia công sau in trái quy định. Nghị định 60/2014/NĐ-CP đã quy định điều kiện nhận chế bản, in, gia công sau in phải có: Hợp đồng chế bản, in, gia công sau in, Bản mẫu của sản phẩm có đóng dấu và ký xác nhận; Giấy phép hoạt động báo chí/ Giấy phép xuất bản bản tin đối với ấn phẩm báo chí; Bản sao có chứng thực quyết định ban hành mẫu tem chống giả, Văn bản đồng ý đặt chế bản, in, gia công sau in của tổ chức, cá nhân ban hành tem chống giả đối với sản phẩm tem chống giả. Tuy nhiên, hiện nay chế tài xử phạt chưa đầy đủ, một số hành vi chưa có quy định xử phạt như: thực hiện gia công sau in khi không có hợp đồng, không có các giấy tờ liên quan tới sản phẩm đặt gia công sau in, gây khó khăn trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với những cơ sở gia công sau in.
|
Hà Nội
|
Cục XBIPH
|
Nhất trí, tiếp thu và tổng hợp ý kiến của Sở để đưa vào dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 159/2013/NĐ-CP sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính được ban hành.
|
98.
|
15.
|
Hiện nay, công chức tham gia các Đội liên ngành phòng, chống in lậu công tác tại cơ quan chủ quản ít nhiều bị ảnh hưởng, do đó để khuyến khích, động viên công chức tham gia, đề xuất Bộ TT&TT chỉ đạo Cục Xuất bản, In và Phát hành, Đoàn Liên ngành phòng, chống in lậu Trung ương xem xét, có chế độ khen thưởng cho các tập thể, cá nhân các đội Phòng chống in lậu của các Tỉnh, Thành có thành tích xuất sắc trong hoạt động phòng chống in lậu.
|
Hà Nội
|
Cục XBIPH
|
Bộ TTTT nhất trí và sẽ triển khai trong thời gian tới.
|
99.
|
16.
|
Trong quá trình thực thi, một số văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Xuất bản, In, Phát hành còn dàn trải, chưa xây dựng hợp nhất trong cùng một văn bản, do đó gây khó khăn cho cả công tác quản lý Nhà nước và tổ chức cá nhân khi tra cứu, thực hiện. Do vậy, Sở TTTT đề nghị:
- Hợp nhất các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Xuất bản trong cùng một văn bản.
- Tại khoản 2, Điều 28, Luật Xuất bản; Điều 21, Nghị định 195/2013/NĐ-CP Quy định việc nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho thư viện Quốc gia Việt Nam đối với các địa phương là chưa hợp lý; vì xuất bản phẩm tại các địa phương chủ yếu là tài liệu không kinh doanh phục vụ nhiệm vụ chính trị (Chủ yếu là tờ rơi, tờ gấp). Do đó, đề nghị Bộ TT&TT quy định rõ xuất bản phẩm loại nào phải nộp lưu chiểu cho Thư viện Quốc gia và Cục Xuất bản? Xuất bản phẩm dạng nào thì nộp lưu chiểu tại cơ quan cấp phép của địa phương?
-Nghiên cứu, hướng dẫn địa phươngvề cách nhận biết “sách thật, sách giả”. Hiện nay,trên thị trường sách lậu, sách giả vẫn được bày bán tràn lan;đặc biệt đối với loại hình kinh doanh sách online càng khó kiểm soát, dotrình độ in sách giả ngày càng tinh vinênviệcnhận biết sách thật, sách giả càng khó phân biệt. Qua thực tế cho thấy, việc nhận biết sách thật, sách giả mới chỉ bằng cảm quan, hiện chưa có văn bản nào hướng dẫn cách nhận biết.
- Tại khoản 5, Điều 27, Nghị định 159/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm và sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm, thì hành vi in sách lậu từ 300 bản trở lên có thể bị phạt từ 20 triệu đến 30 triệu đồng. Với chế tài xử phạt này còn nhẹ đối với hành vi vi phạm trên. Đề nghị Bộ TT&TT nghiên cứu tăng mức xử phạt.
|
Điện Biên
|
Cục XBIPH
|
1. Về cơ bản, các văn bản pháp luật sau khi sửa đổi, bổ sung đã có văn bản hợp nhất. Sẽ tiếp tục rà soát, xây dựng văn bản hợp nhất bảo đảm thuận lợi cho tra cứu, thực hiện.
2. Hiện nay, theo quy định của Luật Xuất bản,việc xuất bản tài liệu không kinh doanh mà không thực hiện qua nhà xuất bản thì phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản sau đây cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh (Khoản 1 Điều 25). Luật Xuất bản quy định rõ: “Tất cả xuất bản phẩm phải nộp lưu chiểu cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản chậm nhất là 10 ngày trước khi phát hành” (Khoản 1 Điều 28) và “Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày xuất bản phẩm được phát hành, nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản phải nộp ba bản cho Thư viện Quốc gia; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản”. (Khoản 2 Điều 28). Theo đó, tất cả tài liệu Sở TT&TT cấp phép phải nộp lưu chiểu cho cơ quan cấp phép; Cục Xuất bản, In và Phát hành và nộp cho Thư viện quốc gia.
3. Đối với từng trường hợp cụ thể sẽ kết nối với nhà xuất bản để cung cấp thông tin, hỗ trợ phân biệt sách thật, giả
4. Hiện nay Bộ đang phối hợp với các bộ ngành liên quan hoàn thiện lại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 159 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản theo hướng tăng nặng chế tài xử lý vi phạm.
|
100.
|
17.
|
Thông tư số 23/2014/TT-BTTTT ngày 29/12/2014 đã hết hạn kể từ ngày 01/4/2020 và được thay thế bằng Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản. Tuy nhiên trong phần căn cứ của một số TTHC lĩnh vực Xuất bản vẫn chưa chỉnh sửa, thay đổi phần căn cứ pháp lý theo Thông tư mới. Đề nghị Bộ rà soát, chỉnh sửa, bổ sung.
|
Hà Giang
|
Cục XBIPH
|
Thông tư 01/2020/TT-BTTTT ban hành và có hiệu lực, Cục XBIPH đã tiến hành rà soát, sửa đổi các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực xuất bản, cụ thể là phần căn cứ pháp lý, thủ tục, cách thức thực hiện và các biểu mẫu theo Thông tư 01/2020/TT-BTTTT. Sau đó Bộ TTTT đã ban hành Quyết định số 432/QĐ-BTTTT ngày 27/3/2020 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Xuất bản, In và Phát hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, theo đó đã cập nhật, sửa đổi chi tiết theo Thông tư 01/2020/TT-BTTTT. Đến nay nhiều sở TTTT đã căn cứ Quyết định 432/QĐ-BTTTT ngày 27/3/2020 để ban hành Quyết định Công bố danh mục thủ tục hành chính được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung Lĩnh vực xuất bản, in và phát hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở TTTT tỉnh mình như: An Giang, Hải Phòng, Ninh Thuận, Quảng Bình, Thái Nguyên
|
101.
|
18.
|
Đề nghị Bộ TTTT tham mưu Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về thông tin điện tử tại địa phương.
|
Hà Nội
|
Vụ PC
Cục PTTH
|
Thực hiện chương trình công tác của Chính phủ năm 2020, Bộ TTTT đã rà soát và lập đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng theo quy định của Luật ban hành văn bản QPPL và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP. Tính đến thời điểm này, Bộ Thông tin và Truyền thông đang hoàn thiện hồ sơ lập đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định trình Chính phủ. Sau khi Chính phủ ra Nghị quyết về thông qua đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiến hành soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung trên cơ sở các nội dung chính sách đã được thông qua.
|
102.
|
19.
|
- Tại Văn bản số 3835/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 29/10/2019 của Bộ TTTT có yêu cầu các Sở TTTT thực hiện: "Từ ngày 01/11/2019 tạm dừng cấp Giấy phép thiết lập Trang TTĐT tổng hợp đối với nhóm đối tượng là các doanh nghiệp và cơ quan báo chí để rà soát, chấn chỉnh, xử lý các Trang tin điện tử vi phạm và sửa đổi các quy định của pháp luật hiện hành để phù hợp với công tác quản lý" . Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay đối với một số Trang TTĐT tổng hợp của cơ quan báo chí ở các địa phương phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh đã được cấp phép, đến thời hạn phải cấp phép lại; mặt khác, cơ quan báo chí đó đã thực hiện rất tốt các quy định của pháp luật về công tác tuyên truyền cùng những nội dung đã được ghi trong giấy phép, không có sai phạm. Thực hiện văn bản trên, cơ quan báo chí đó không được tiếp tục cấp giấy phép, nhưng cũng không thể dừng hoạt động (như vậy lại vi phạm quy định là hoạt động không có giấy phép). Đề nghị Bộ TTTT xem xét tiếp tục cấp Giấy phép thiết lập Trang TTĐT tổng hợp cho các cơ quan báo chí giấy phép hết thời hạn, để đảm bảo thực hiện tốt công tác tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị tại các địa phương và để phù hợp với quy hoạch báo chí đã được Chính phủ ban hành .
|
Điện Biên
|
Cục PTTH
|
Ngày 26/11/2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành văn bản số 490/BTTTT-PTTH&TTĐT thay thế văn bản số 3835/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 29/10/2019.
Đề nghị Sở TTTT Điện Biên thực hiện theo các quy định tại văn bản số 490/BTTTT-PTTH&TTĐT Về việc chấn chỉnh hoạt động của các trang thông tin điện tử tổng hợp.
|
103.
|
20.
|
Là tỉnh miền núi nghèo nên nguồn kinh phí cấp thực hiện các hoạt động Thông tin đối ngoại chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; nhất là việc triển khai thực hiện Quyết định số 273/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống Thông tin đối ngoại khu vực cửa khẩu Quốc tế phục vụ nhiệm vụ Thông tin đối ngoại đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đề nghị Bộ TT&TT quan tâm, kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ tỉnh Điện Biên các Chương trình, dự án cũng như nguồn lực thực hiện phục vụ công tác TTĐN.
- Hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị, phương tiện nghe xem cho các hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số góp phần đảm bảo được quyền tiếp cận thông tin của người dân.
|
Điện Biên
|
Cục TTĐN
Vụ KHTC
|
Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 273/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống thông tin đối ngoại khu vực cửa khẩu quốc tế phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, các tỉnh biên giới (trong đó có Điện Biên) gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 05/8/2020 phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới và nâng cao năng lực công tác thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, trong đó có nhiệm vụ "Đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại tại khu vực cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không, cửa khẩu nội địa, lối mở các tỉnh biên giới". Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận kiến nghị của tỉnh Điện Biên và sẽ đề nghị các cơ quan có thẩm quyền đưa vào Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 để thực hiện Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 05/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đối với đề nghị hỗ trợ kinh phí trang thiết bị, phương tiện nghe, xem: Trong giai đoạn 2016 – 2020, Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững có chính sách này, Bộ TTTT đã báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí trong nội dung Dự án 4 thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững cho tỉnh để hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ thuộc các dân tộc rất ít người.
Giai đoạn 2021-2025: Hiện nay, Bộ TTTT đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng nội dung/dự án thành phần về thông tin và truyền thông thuộc các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025. Sau khi Chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ TTTT sẽ phối hợp với các địa phương triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ về thông tin và truyền thông do Bộ TTTT chủ trì quản lý trong các chương trình trong giai đoạn tới.
|
104.
|
21.
|
Đề nghị Bộ nghiên cứu xây dựng trung tâm truyền thông nhà nước thuộc Cục Thông tin đối ngoại, để hoạch định các chiến lược truyền thông nhà nước trong thông tin đối ngoại, truyền thông cộng đồng để quảng bá hiệu quả hơn cho Đảng, hình ảnh của đất nước.
|
Hà Tĩnh
|
Cục TTĐN
|
Quảng bá, nâng cao thứ hạng hình ảnh quốc gia nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, tăng lượng khách du lịch, thúc đẩy thương hiệu sản phẩm, mang lại các giá trị, lợi ích cho đất nước, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới… là một trong những mục tiêu mà Bộ TTTT đang triển khai thực hiện. Vừa qua, Bộ TTTT đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia, trong đó có việc hướng dẫn các địa phương triển khai các chiến dịch, kế hoạch truyền thông hiệu quả nhằm tăng thứ hạng hình ảnh địa phương để qua đó làm tăng thứ hạng hình ảnh quốc gia.
Việc định hướng Chiến lược truyền thông để quảng bá hiệu quả hơn nữa hình ảnh quốc gia thuộc chức năng của quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại. Theo đó, Bộ TTTT giao Cục TTĐN nghiên cứu hướng dẫn phù hợp nhằm thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện tốt Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia, phấn đấu đến năm 2030, tăng thứ hạng quốc gia lên 14 bậc theo đánh giá của 1 tổ chức tư vấn quốc tế về thương hiệu, hình ảnh quốc gia và đưa thứ hạng hình ảnh Việt Nam vào nhóm B1 - nhóm các quốc gia được nhận diện có hình ảnh tốt về giá trị trải nghiệm với công chúng trong và ngoài nước.
Tất cả các bộ, ban, ngành, địa phương cùng tham gia công tác thông tin đối ngoại, trong đó vai trò chủ trì quản lí nhà nước được giao cho Bộ TTTT. Cục Thông tin đối ngoại thuộc Bộ TTTT có vai trò tham mưu và thực thi công tác quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại. Cục Thông tin đối ngoại đã có Trung tâm báo chí và Hợp tác truyền thông quốc tế là một đơn vị trực thuộc Cục. Theo Quyết định số 463/QĐ-BTTTT ngày 02/4/2018 của Bộ trưởng Bộ TTTT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm báo chí và Hợp tác truyền thông quốc tế, Trung tâm là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ và tổ chức các hoạt động hỗ trợ quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, thông tin đối ngoại. Sắp tới, Trung tâm sẽ là một trong những đơn vị thực thi quyết liệt những định hướng chiến lược về thông tin đối ngoại nói trên.
|
105.
|
22.
|
Đề nghị Bộ TT&TT sớm ban hành Thông tư quy định về quản lý đài truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông, các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng CNTT để các địa phương có căn cứ thực hiện, đặc biệt có hướng dẫn cụ thể với việc triển khai bảng tin điện tử kết nối với hệ thống thông tin nguồn của Bộ TT&TT.
|
Hà Nội
|
Cục TTCS
|
Thực hiện Quyết định 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, Bộ TTTT đã xây dựng dự thảo Thông tư quản lý đài truyền thanh cấp xã ứng dụng CNTT-VT và gửi xin ý kiến các bộ, ngành liên quan, 63 Sở TTTT, một số doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin và đăng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của Bộ TTTT theo quy định để lấy ý kiến góp ý của nhân dân, thời hạn đến 18/9/2020. Theo kế hoạch, dự thảo Thông tư sẽ trình Bộ trưởng Bộ TTTT xem xét, ban hành trong tháng 10/2020. Đến nay có 42/63 Sở TTTT gửi ý kiến góp ý dự thảo Thông tư.
|
106.
|
23.
|
Hiện nay, tài liệu về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đã xuất bản khá nhiều. Nhưng cần có một bộ tài liệu hệ thống đầy đủ những cơ sở lịch sử và pháp lý về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam bằng nhiều thứ tiếng để cung cấp cho trong nước, các tổ chức quốc tế và thế giới để tiếp tục góp phần đấu tranh bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam bằng con đường hòa bình. Kính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông trình cấp có thẩm quyền đồng ý để Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì biên soạn bộ tài liệu này.
|
Quảng Trị
|
Cục TTCS
|
Thời gian qua, Bộ TTTT đã tổ chức xuất bản một số tài liệu bằng tiếng Anh liên quan đến biển, đảo Việt Nam phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại tại một số hội nghị, hội thảo quốc tế, hội chợ sách, triển lãm ở nước ngoài, như: “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý – Hoàng Sa and Trường Sa belong to Viet Nam – Historical and legal evidences”; “Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – Vietnam’s sovereignty towards the two archipelagoes of Hoang Sa and Truong Sa”; “Evidences of Vietnam’s sovereignty on the Bien Dong sea”; “Hoàng Sa – Trường Sa Vietnam’s sovereignty documents and historical truth”; “Vietnam’s national sovereignty over Hoang Sa and Truong Sa Archipelagose in Vietnam’s and overseas document”; “Việt Nam: Đất nước, con người nhìn từ biển, đảo – VietNam: Country and people viewed from her sea and islands”…
Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tổng kết thực hiện Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 27/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tuyên truyền bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020. Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xây dựng Đề án thông tin, tuyên truyền bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có nội dung biên soạn, phát hành bộ tài liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài để phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại
|
107.
|
24.
|
Đề nghị Bộ TT&TT sớm ban hành Thông tư quy định về quản lý đài truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông, các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng CNTT để các địa phương có căn cứ thực hiện, đặc biệt có hướng dẫn cụ thể với việc triển khai bảng tin điện tử kết nối với hệ thống thông tin nguồn của Bộ TT&TT.
|
Hà Nội
|
Cục TTCS
|
Thực hiện Quyết định 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, Bộ TTTT xây dựng Thông tư quản lý đài truyền thanh cấp xã ứng dụng CNTT-VT đang gửi xin ý kiến các bộ, ngành liên quan, 63 Sở TTTT, một số doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin và đăng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của Bộ TTTT theo quy định để lấy ý kiến góp ý của nhân dân, thời hạn đến ngày 18/9/2020. Theo kế hoạch, dự thảo Thông tư sẽ trình Bộ trưởng Bộ TTTT xem xét, ban hành trong tháng 10/2020. Hiện nay Cục Thông tin cơ sở phối hợp với Cục Tin học hóa dự thảo hướng dẫn các địa phương xây dựng hệ thống thông tin nguồn, kết nối với hệ thống thông tin cơ sở, trong đó có kết nối với đài truyền thanh ứng dụng CNTT-VT, bảng thông tin điện tử
|
108.
|
25.
|
Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và triển khai thực hiện các dự án đầu tư trang thiết bị cho hoạt động thông tin cơ sở. Việc tổ chức tuyên truyền ở địa phương, thực hiện theo phương án Cục cung cấp dữ liệu, tư liệu để địa phương thực hiện hơn là việc Cục trực tiếp đi thực hiện, để hạn chế tốn kém, lãng phí về kinh tế, trong khi đó địa phương thực hiện sẽ hiệu quả và thiết thực hơn
|
Hà Tĩnh
|
Cục TTCS
|
- Theo chính sách hiện hành của Nhà nước, Trung ương hỗ trợ các địa phương khó khăn đầu tư trang thiết bị cho hoạt động thông tin cơ sở thông qua thực hiện hai Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững. Bộ TTTT đang phối hợp với Bộ NN&PTNT và Bộ LĐ-TB&XH xây dựng nội dung/dự án thành phần về thông tin và truyền thông trong Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025 để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; trong đó, Bộ TTTT đề xuất hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ thiết lập mới, nâng cấp đài truyền thanh cấp xã; hỗ trợ thiết lập bảng tin điện tử công cộng; hỗ trợ thiết lập cụm thông tin điện tử tại cửa khẩu biên giới, trung tâm giao thương… Sau khi Chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ TTTT phối hợp với Bộ NN&PTNT và Bộ LĐ-TB&XH báo cáo cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn và bố trí kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương cho địa phương.
- Theo quy định tại điểm b, khoản 1, điều 5, Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động thông tin cơ sở. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm “Tổ chức cung cấp thông tin, quản lý nội dung thông tin của hệ thống thông tin cơ sở trên phạm vi cả nước”. Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp các thông tin, tài liệu tuyên truyền theo chỉ đạo, định hướng của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tổ chức tuyên truyền trên toàn quốc. Đối với một số hoạt động cụ thể (tổ chức tập huấn, triển lãm về chủ quyền biển đảo...) do Cục Thông tin cơ sở phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức thực hiện ở địa phương là thực hiện theo nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong một số chương trình, đề án tuyên truyền của Chính phủ
|
109.
|
26.
|
Xem xét đưa tỉnh Hà Giang làm điểm trong việc triển khai Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin của Thủ tướng Chính phủ (trong đó có nội dung thiết lập, nâng cấp Đài Truyền thanh cơ sở Internet, Cụm Thông tin cơ sở)
|
Hà Giang
|
Cục TTCS
|
Hiện nay, Cục Thông tin cơ sở phối hợp với Cục Tin học hóa dự thảo hướng dẫn xây dựng hệ thống thông tin nguồn, kết nối với hệ thống thông tin cơ sở theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin. Hà Giang là tỉnh hiện có số lượng đài truyền thanh ứng dụng CNTT-VT nhiều nhất cả nước (58 đài/193 xã, phường, thị trấn của tỉnh). Do đó, Cục Thông tin cơ sở sẵn sàng phối hợp với Sở TTTT Hà Giang trong quý IV năm 2020 triển khai thực hiện thí điểm xây dựng hệ thống thông tin nguồn, kết nối với hệ thống thông tin cơ sở, trong đó có đài truyền thanh ứng dụng CNTT-VT, cụm thông tin cơ sở
|
110.
|
27.
|
Hiện nay, việc chi trả nhuận bút, thù lao đối với các tác phẩm được đăng tải trên Bản tin Thông tin đối ngoại tỉnh Lâm Đồng gặp khó khăn do chưa có quy định cụ thể riêng đối với loại hình Bản tin.
Vì theo Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 chi được thực hiện chi trả nhuận bút cho báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử. Tuy nhiên, tại Điều 3, điểm 17, 18 Luật Báo chí thì Sản phẩm thông tin có tính chất báo chí là sản phẩm thông tin được thể hiện bằng các thể loại báo chí, được đăng trên bản tin, đặc san, trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Bản tin là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, xuất bản định kỳ, sử dụng thể loại tin tức để thông tin về hoạt động nội bộ, hướng dẫn nghiệp vụ, kết quả nghiên cứu, ứng dụng, kết quả các cuộc hội thảo, hội nghị của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Để tạo điều kiện cho các đơn vị duy trì được hoạt động bản tin nhằm kịp thời thông tin các hoạt động của đia phương, kính đề nghị Bộ TTTT xem xét hướng dẫn cho áp dụng Nghị định 18 để thực hiện.
|
Lâm Đồng
|
Cục Báo chí
|
Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Báo chí năm 2016, Bản tin là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí xuất bản định kỳ, sử dụng thể loại tin tức để thông tin về hoạt động nội bộ, hướng dẫn nghiệp vụ, kết quả nghiên cứu, ứng dụng, kết quả các cuộc hội thảo, hội nghị của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
- Tuy nhiên, Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 của Chính phủ chỉ quy định việc chi trả nhuật bút cho báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử.
Hiện nay, một số địa phương đã căn cứ vào Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước và Thông tư liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC-BKHĐT-BTTTT ngày 15/2/2012 của liên Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, TTTT để ban hành quy định về chế độ chi trả nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm được đăng tải trên Cổng, Trang Thông tin điện tử các cấp; Bản tin.
- Đề nghị Sở TTTT tỉnh Lâm Đồng báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để vận dụng chi trả nhuận bút, thù lao đối với các tác phẩm được đăng tải trên Bản tin Thông tin đối ngoại tỉnh.
|
111.
|
28.
|
Căn cứ Luật Báo chí số 103/2016/QH13 ngày 05 tháng 4 năm 2016; Căn cứ Thông tư số 49/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo, Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ninh kính đề nghị Cục Báo chí, Bộ TTTT sớm có hướng dẫn về việc cấp Thẻ Nhà báo giai đoạn 2021 – 2025 để các địa phương thực hiện.
|
Quảng Ninh
|
Cục Báo chí
|
- Đến hết ngày 31/12/2020, Thẻ nhà báo kỳ hạn 2016 - 2020 sẽ hết thời hạn sử dụng. Căn cứ quy định của Luật Báo chí năm 2016, Bộ TTTT sẽ thực hiện việc cấp thẻ nhà báo kỳ hạn 2021 - 2025 trong cả nước.
- Trong thời gian sớm nhất, Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn thực hiện hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp thẻ nhà báo kỳ hạn 2021 - 2025, đảm bảo thẻ nhà báo sẽ được cấp đúng thời hạn.
- Việc cấp thẻ nhà báo kỳ hạn 2021 - 2025 sẽ được cấp cho đúng đối tượng đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
|
112.
|
29.
|
Hiện nay, nhiều cơ quan báo chí của các ngành (cả báo, tạp chí) ở Trung ương có tôn chỉ, mục đích rất rộng và chung chung; vì vậy phần lớn phóng viên, nhà báo của các cơ quan này khi đến các địa phương tác nghiệp thường đề nghị được cung cấp thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nhất là đối với các chương trình, dự án. Từ đó, gây khó khăn cho địa phương trong việc cân nhắc trả lời, cung cấp thông tin cho báo chí theo văn bản số 2595/BTTTT-CBC ngày 14/7/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện Quy hoạch báo chí, khi cấp lại Giấy phép hoạt động báo chí cần xem xét phạm vi về tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí; nhất là các tạp chí ngành sao cho phù hợp.
|
Điện Biên
|
Cục Báo chí
|
Tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho các báo, tạp chí phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí.
Thực tế, do cách thể hiện tôn chỉ, mục đích trong giấy phép trước đây nên có một số tạp chí chuyên ngành của các tổ chức hội có tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hiểu rộng hơn so với tính chuyên ngành và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản.
Thực hiện quy hoạch báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản gửi các cơ quan chủ quản tạp chí, Tổng biên tập các tạp chí đề nghị rà soát tên cơ quan báo chí, tên miền, tôn chỉ, mục đích, tên và nội dung thể hiện trên trang chủ tạp chí điện tử… để đề nghị cấp lại, sửa đổi, bổ sung nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo chí đảm bảo đúng tính chất tạp chí, phù hợp chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản và quy định pháp luật, tránh tình trạng “báo hóa” tạp chí.
Hiện nay, Bộ đang tập hợp, rà soát, phân loại và tiến hành cấp lại giấy phép hoạt động báo chí, nhất là tạp chí thuộc các tổ chức hội.
|
113.
|
30.
|
Đề nghị Bộ TTTT phối hợp các bộ, ngành liên quan ban hành định mức lao động của người hưởng lương trong cơ quan báo chí để làm căn cứ trừ định mức khi chi trả nhuận bút, thù lao trong hoạt động báo chí, thông tin tuyên truyền theo quy định tại Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 của Chỉnh phủquy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản
|
Bắc Kạn
|
Cục Báo chí
|
Luật Báo chí năm 2016 không quy định định mức lao động của người hưởng lương trong cơ quan báo chí.
Hiện nay định mức cho phóng viên, nhà báo của các cơ quan báo chí rất khách nhau, tùy từng loại hình, tùy từng đối tượng phóng viên, nhà báo. Do vậy định mức cho phóng viên, nhà báo là do cơ quan báo chí xây dựng trên cơ sở nhu cầu thông tin và nguồn lực của mình.
|
114.
|
31.
|
Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, tham mưu ban hành các quy định nhằm nâng cao hiệu quả công tác quả lý báo chí, như có chế tài xử lý đối với các cơ quan báo chí không thực hiện thông báo đại diện, thường trú theo quy định mà vẫn hợp đồng, giao phóng viên hoạt động báo chí tại các địa phương; có quy định về số lượng phóng viên thường trú của mỗi cơ quan báo chí phù hợp với các địa phương.
|
Hà Tĩnh
|
Cục Báo chí
|
Chế tài đối với các vấn đề có liên quan tới thông báo về hoạt động của văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của cơ quan báo chí được quy định tại khoản a và b khoản 1 Điều 30 Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
Luật Báo chí hiện hành không có quy định giới hạn phạm vi hoạt động nghiệp vụ của phóng viên khi tác nghiệp trong nước nên không có cơ sở ban hành chế tài xử lý đối với hành vi này.
Hiện nay, Luật Báo chí 2016 chưa có quy định cụ thể về số lượng phóng viên thường trú của mỗi cơ quan báo chí. Sắp tới, khi sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí năm 2016, vấn đề văn phòng đại diện, phóng viên thường trú sẽ xem xét tổng thể cho phù hợp.
|
115.
|
32.
|
Vướng mắc liên quan đến thủ tục gia hạn giấy phép thiếp lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội đã được cấp, cụ thể: Tại Điểm 3.a Khoản 15 Điều 1 Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ quy định: “Chậm nhất 30 ngày trước khi hết hạn giấy phép, tổ chức, doanh nghiệp muốn gia hạn giấy phép đã được cấp, gửi văn bản đề nghị gia hạn nêu rõ thời hạn gia hạn”. Tuy nhiên, thực tế nhiều đơn vị có nhu cầu gia hạn giấy phép nhưng gửi hồ sơ chậm hạn so với quy định trên.
Vì vậy, đề nghị Bộ TTTT hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp này (Sở TTTT có được phép gia hạn không hay từ chối gia hạn, yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp làm thủ tục cấp giấy phép mới).
|
Vĩnh Phúc
|
Cục PTTH
|
Theo quy định, trang tin điện tử tổng hợp muốn gia hạn phải gửi văn bản đề nghị gia hạn trước 30 ngày giấy phép hết hạn. Sau thời gian trên các tổ chức, doanh nghiệp đã hết hạn GP phải làm thủ tục cấp giấy phép mới
|
116.
|
33.
|
Đề nghị Bộ chỉ đạo các cơ quan báo chí Trung ương tập trung đổi mới công tác tuyên truyền về cài đặt ứng dụng Bluezone: nêu rõ tác dụng của việc cài đặt Bluezone và hiệu quả khi sử dụng ứng dụng Bluezone tại các địa phương, đặc biệt là vùng có dịch.
|
Hải Dương
|
Cục Báo chí
Cục THH
|
- Tại giao ban báo chí hàng tuần (thứ 3), Bộ TTTT thường xuyên chỉ đạo các cơ quan báo chí trung ương và địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cài đặt ứng dụng bluezone, tác dụng và hiệu quả của ứng dụng. Nhất là vừa qua khi dịch xảy ra tại một số địa phương như Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương, công tác tuyên truyền về bluezone càng được đẩy mạnh trên báo chí.
Bộ đã đề nghị các cơ quan báo chí điện tử (cả trung ương và địa phương) dưới mỗi bài viết về Covid-19 đều có box yêu cầu cài đặt bluezone.
|
117.
|
34.
|
Đề nghị Bộ TTTT sớm ban hành Thông tư Quy định về quản lý đài truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông
|
Quảng Nam
|
Cục TTCS
|
Thực hiện Quyết định 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, Bộ TTTT đã xây dựng dự thảo Thông tư quản lý đài truyền thanh cấp xã ứng dụng CNTT-VT và gửi xin ý kiến các bộ, ngành liên quan, 63 Sở TTTT, một số doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin và đăng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của Bộ TTTT theo quy định để lấy ý kiến góp ý của nhân dân, thời hạn đến 18/9/2020. Theo kế hoạch, dự thảo Thông tư sẽ trình Bộ trưởng Bộ TTTT xem xét, ban hành trong tháng 10/2020.
Đến nay có 42/63 Sở TTTT gửi ý kiến góp ý dự thảo Thông tư; đề nghị Sở TTTT Quảng Nam và các Sở TTTT khác khẩn trương gửi nội dung góp ý về Bộ để tổng hợp, tiếp thu, hoàn thiện và trình Bộ trưởng xem xét, ban hành.
|
118.
|
35.
|
Theo Mục II, Phụ lục I kèm theo Thông tư 05/2017/TT-BTTTT ngày 02/6/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông Hướng dẫn thực hiện nội dung “Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Trong đó quy định loa nén vành nhựa 60W nhưng thực tế đầu tư nhu cầu của các địa phương chỉ cần 25W (Theo phần Ghi chú của Phụ lục “Căn cứ vào hiện trạng và nhu cầu thiết bị, vật tư cần nâng cấp hoặc bổ sung, đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đề xuất danh mục, quy mô, đặc tính kỹ thuật cho phù hợp, đảm bảo tiết kiệm kinh phí”). Tuy nhiên, hiện nay Thanh tra và Kiểm toán nhà nước có ý kiến về vấn đề này đối với những Đài truyền thanh xã được đầu tư mới theo Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (Sở TT&TT Đắk Lắk đã giải trình theo ghi chú của Thông tư 05/2017/TT-BTTTT nhưng không được chấp thuận). Vì vậy kính đề nghị Bộ TT&TT có văn bản phúc đáp nội dung này để giúp địa phương tháo gỡ.
|
Đắk Lắk
|
Cục TTCS, Vụ KHTC
|
Thông tư số 05/2017/TT-BTTTT ngày 02/6/2017 của Bộ TTTT quy định tại Phụ lục 1 thành phần thiết bị, vật tư của đài truyền thanh xã có loa nén vành nhựa 60W là quy định công suất tối đa. Tùy thuộc vào số lượng cụm thu và điện kiện địa hình thực tế, địa phương bố trí loa có công suất cho phù hợp.
Do kiến nghị của Sở TTTT tỉnh Đắk Lắk không nêu rõ nội dung kết luận của thanh tra, kiểm toán, nên Bộ TTTT không thể trả lời cụ thể nội dung liên quan đến kiến nghị của địa phương.
|
119.
|
36.
|
Thông tư số 05/2017/TT-BTTTT ngày 02/6/2017 về việc Hướng dẫn thực hiện nội dung “Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 và Thông tư số 06/2017/TT-BTTTT ngày 02/6/2017 về việc Hướng dẫn thực hiện dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 đều sẽ hết hiệu lực vào năm 2021. Để có căn cứ triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới, kiến nghị Bộ TTTT sớm ban hành hướng dẫn để địa phương có căn cứ xây dựng kế hoạch triển khai trong giai đoạn tiếp theo.
(Hiện nay theo Thông tư 05/2017/TT-BTTTT, các xã được cấp kinh phí đầu tư đài truyền thanh xã từ nguồn Chương trình MTQG phải thực hiện đầu tư Đài truyền thanh không dây/đài hữu tuyến).
|
Lâm Đồng, Quảng Nam
|
Cục TTCS,
Vụ KHTC
|
Hiện nay, Bộ TTTT đang phối hợp với Bộ NN&PTNT và Bộ LĐ-TB&XH xây dựng nội dung/dự án thành phần về TTTT trong Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn giai đoạn 2021 - 2025 để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; trong đó, Bộ TTTT đề xuất hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ: Thiết lập mới, nâng cấp đài truyền thanh cấp xã; Thiết lập bảng tin điện tử công cộng; Thiết lập cụm thông tin điện tử tại cửa khẩu biên giới, trung tâm giao thương... Sau khi Chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ TTTT phối hợp với Bộ NN&PTNT và Bộ LĐ-TB&XH báo cáo cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn và bố trí kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương cho địa phương.
|
120.
|
37.
|
Đề nghị Bộ sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 về việc phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin.
|
Lâm Đồng
|
Cục TTCS
|
Bộ TTTT không ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin (Quyết định số 135/QĐ-TTg). Trong Quyết định số 135/QĐ-TTg đã quy định rõ UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thực hiện nhiệm vụ tại khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 5 Phần II Điều 1 của Quyết định; chỉ đạo Sở TTTT phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao tại Đề án.
Bộ TTTT đã ban hành văn bản số 650/BTTTT-TTCS ngày 28/02/2020 hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 135/QĐ-TTg. Hiện nay, Bộ TTTT xây dựng dự thảo Thông tư quản lý đài truyền thanh cấp xã ứng dụng CNTT-VT, đang gửi xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp để ban hành trong tháng 10 năm 2020, làm cơ sở pháp lý để các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện
|
121.
|
38.
|
Kính đề nghị Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử - Bộ TTTT tiếp tục quan tâm, xem xét, có sự can thiệp gỡ bỏ dòng trạng thái trên các facebook có các thông tin không đúng về tình hình xảy ra tại Đan Viện Thiên An (theo danh sách Sở TTTT đã gửi Cục PTTH&TTĐT Công văn số 237/UBND-GD ngày 13/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
|
Thừa Thiên Huế
|
Cục PTTH và TTĐT
|
Cục PTTH&TTĐT đã thực hiện thông báo các vi phạm và yêu cầu Facebook gỡ bỏ nội dung này theo đề nghị của Sở TTTT Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, hiện nay bên FB chưa thông báo phản hồi kết quả xử lý, Cục PTTH&TTĐT sẽ tiếp tục thực hiện trao đổi với Facebook để xử lý theo yêu cầu của Sở TTTT Thừa Thiên Huế.
|
122.
|
39.
|
Qua công tác quản lý trang thông tin điện tử, Sở TTTT Đà Nẵng nhận thấy: Trang thông tin điện tử tổng hợp danang24h.vn, cụ thể: “Đà Nẵng 24h” là trang thông tin điện tử tổng hợp của Công Ty Cổ phần truyền thông 24H Online, hoạt động theo giấy phép số 69/GP-TTĐT, do Sở TTTT Nghệ An cấp, địa chỉ tại Tầng 4, tòa nhà Đài PT-TH TP Vinh, đường Lê Mao (kéo dài), phường Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; điện thoại: 08986.222.88; email: 24honline.na@gmail.com (theo thông tin cung cấp tại trang chủ trang thông tin điện tử tổng hợp “Đà Nẵng 24h”), hiện nay đang hoạt động và đăng tải thông tin liên quan về thành phố Đà Nẵng. Mặc dù, trước đó Sở TTTT Đà Nẵng có các Công văn số 1796/STTTT-TTBCXB ngày 02/8/2019, Công văn số 1860/STTTT-TTBCXB ngày 09/8/2019 gửi Sở TTTT Nghệ An; và Công văn số 1776/STTTT-TTBCXB ngày 01/8/2019, Công văn số 1859/STTTT-TTBCXB ngày 09/8/2019 gửi Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử; Công văn số 805/STTTT-TTBCXB ngày 31/3/2020 và Công văn số 1140/STTTT-TTBCXB ngày 27/4/2020 gửi Bộ TTTT về việc đề nghị xử lý trang thông tin điện tử tổng hợp vi phạm quy định của pháp luật (trang danang24h.vn); đến nay Sở TTTT Đà Nẵng vẫn chưa nhận được phản hồi để trả lời công dân theo quy định.
Tại cuộc giao ban Quý II, Cục có thông tin lại là đã chuyển Nghệ An xử lý, tuy nhiên đến nay, Sở TTTT Đà Nẵng vẫn chưa nhật được thông tin kết quả xử lý.
|
Đà Nẵng
|
Cục PTTH và TTĐT
|
Ngày 08/6/2020, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã có công văn số 996/PTTH&TTĐT đề nghị Sở TTTT tỉnh Nghệ An thông báo kết quả xử lý vụ việc liên quan tới trang thông tin điện tử tổng hợp có tên miền danang24h.vn, kèm theo bản sao các tài liệu có liên quan cho Cục. Tuy nhiên cho tới thời điểm này, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử vẫn chưa nhận được công văn phúc đáp của Sở. Ngày 28/8/2020, Cục PTTH&TTĐT đã tiếp tục có công văn số 1652/PTTH&TTĐT gửi Sở TT&TT tỉnh Nghệ An đề nghị phúc đáp.
|
123.
|
40.
|
Cần sớm thông báo triển khai Kế hoạch đổi thẻ Nhà báo giai đoạn 2021-2025 và không cấp thẻ Nhà báo cho những người đã nghỉ hưu cơ quan báo này rồi chuyển sang làm đại điện cho cơ quan báo khác tại địa phương
|
Phú Yên
Phú Thọ
|
Cục Báo chí
|
- Đến hết ngày 31/12/2020, Thẻ nhà báo kỳ hạn 2016 - 2020 sẽ hết thời hạn sử dụng. Căn cứ quy định của Luật Báo chí năm 2016, Bộ TTTT sẽ thực hiện việc cấp thẻ nhà báo kỳ hạn 2021 - 2025 trong cả nước.
- Trong thời gian sớm nhất, Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn thực hiện hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp thẻ nhà báo kỳ hạn 2021 - 2025, đảm bảo thẻ nhà báo sẽ được cấp đúng thời hạn.
- Việc cấp thẻ nhà báo kỳ hạn 2021 - 2025 sẽ được cấp cho đúng đối tượng đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
|
124.
|
41.
|
Sớm ban hành VBQPPL Hướng dẫn Luật Báo chí để đồng bộ các quy định đã được quy định tại các VBQPPL khác đang còn hiệu lực để các địa phương đủ cơ sở thực hiện công tác QLNN về báo chí
|
Bình Thuận
|
Cục Báo chí
|
Theo quy định tại Điều 24 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (về Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ), Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành thông tư để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi Luật báo chí 2016 được ban hành và có hiệu lực pháp luật, công tác ban hành các văn bản hướng dẫn, triển khai thi hành Luật được các cơ quan có thẩm quyền chú trọng, ban hành đầy đủ với 02 Nghị định của Chính phủ, 04 Thông tư (03 Thông tư của Bộ TTTT và 01 Thông tư của Bộ Tài chính). Cụ thể là:
- Nghị định số 08/2017/NĐ-CP ngày 08/02/2017 quy định về lưu chiểu điện tử đối với loại hình báo nói, báo hình và báo điện tử độc lập với cơ quan báo chí;
- Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 quy định về người phát ngôn, chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước;
- Thông tư 36/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 quy định chi tiết về việc cấp phép hoạt động và chế độ báo cáo đối với loại hình báo nói, báo hình;
- Thông tư 48/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, mở chuyên trang của báo điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuất bản đặc san;
- Thông tư 49/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo;
- Thông tư 81/2017/TT-BTC ngày 09/8/2017 quy định chế độ thù lao cho người đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu.
- Thông tư 06/2020/TT-BTTTT ngày 03/4/2020 ban hành định mức đọc, nghe, xem để kiểm tra báo lưu chiểu.
|
125.
|
42.
|
Để giảm tải khối lượng công việc, tập trung cho các sở, ngành nghiên cứu, giải quyết công tác chuyên môn, kính đề nghị Bộ TTTT hướng dẫn cụ thể phạm vi hoạt động, tôn chỉ, mục đích của các đơn vị trực thuộc cơ quan chủ quản báo, tạp chí (như Văn phòng Đại diện, Cơ quan Thường trú, chuyên trang,..). Ví dụ như: Văn phòng Đại diện báo/tạp chí ở địa phương này có được phép gửi văn bản yêu cầu cơ quan chức năng địa phương khác cung cấp thông tin hay không? Các chuyên trang thuộc các Báo/Tạp chí điện tử có bắt buộc phải hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích như Giấy phép đã cấp cho cơ quan chủ quản của chuyên trang đó không?...
|
Bình Thuận
|
Cục Báo chí
|
- Hiện nay, Luật Báo chí 2016 không có quy định hạn chế báo chí Việt Nam hoạt động trong nước. Việc cơ quan báo chí phải thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích được quy định trong nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí tại điểm a khoản 3 Điều 15 Luật Báo chí 2016 và nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan báo chí quy định tại khoản 4 Điều 24 Luật Báo chí 2016.
- Để bảo đảm việc cung cấp thông tin cho báo chí phù hợp các quy định về tôn chỉ, mục đích theo Luật Báo chí 2016, Bộ TTTT đã ban hành văn bản số 2595/BTTTT-CBC ngày 14/7/2020 hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm trong tiếp xúc, làm việc với phóng viên các cơ quan báo chí đúng quy định pháp luật về báo chí.
|
126.
|
43.
|
Để công tác QLNN về Báo chí tại địa phương thuận lợi hơn, kính đề nghị Bộ cung cấp dữ liệu báo chí cả nước, gồm: Danh sách Nhà báo, số hiệu thẻ Nhà báo, giấy phép đã cấp,…trên Cổng TTĐT của Bộ và cập nhật thường xuyên
|
Bình Thuận
|
Cục Báo chí
|
- Về thẻ nhà báo: Đến hết ngày 31/12/2020, Thẻ nhà báo kỳ hạn 2016 - 2020 sẽ hết thời hạn sử dụng. Căn cứ quy định của Luật Báo chí năm 2016, Bộ TTTT sẽ thực hiện việc cấp thẻ nhà báo kỳ hạn 2021 - 2025 trong cả nước. Vì vậy, việc cung cấp thông tin về thẻ nhà báo sẽ được Bộ TTTT thực hiện trong kỳ hạn 2021-2025.
- Về Giấy phép hoạt động báo chí: Bộ TTTT đã đăng tải công khai tôn chỉ mục đích của các cơ quan báo chí trên cổng thông tin của Bộ trong đó có đầy đủ thông tin về cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, các loại hình báo chí và tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí.
|
127.
|
44.
|
Đề nghị Bộ sớm ban hành Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật đối với báo in, báo điện tử và trang thông tin điện tử; ban hành văn bản hướng dẫn triển khai các các văn bản quy định của pháp luật (như: hướng dẫn cấp đổi thẻ nhà báo giai đoạn 2021 - 2025; hướng dẫn triển khai xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình) để các địa phương có căn cứ triển khai thực hiện và thống nhất trong toàn quốc.
|
Yên Bái
|
Cục Báo chí
Vụ KHTC
|
1. Về hướng dẫn cấp đổi thẻ nhà báo:
- Đến hết ngày 31/12/2020, Thẻ nhà báo kỳ hạn 2016 - 2020 sẽ hết thời hạn sử dụng. Căn cứ quy định của Luật Báo chí năm 2016, Bộ TTTT sẽ thực hiện việc cấp thẻ nhà báo kỳ hạn 2021 - 2025 trong cả nước.
- Trong thời gian sớm nhất, Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn thực hiện hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp thẻ nhà báo kỳ hạn 2021 - 2025, đảm bảo thẻ nhà báo sẽ được cấp đúng thời hạn.
- Việc cấp thẻ nhà báo kỳ hạn 2021-2025 sẽ được cấp cho đúng đối tượng đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy .
2. Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật đối với báo in, báo điện tử và trang thông tin điện tử
- Về định mức kinh tế - kỹ thuật đối với báo in, báo điện tử và trang thông tin điện tử: Hiện nay, Bộ TTTT đã xây dựng xong dự thảo định mức và đang tiến hành thử nghiệm áp dụng tại một số cơ quan báo chí để đảm bảo tỉnh khả thi, phù hợp của định mức. Sau khi thử nghiệm, đánh giá, Bộ TTTT sẽ hoàn thiện và ban hành trong thời gian giới.
- Về hướng dẫn triển khai định mức kinh tế - kỹ thuật: Trong năm 2018 và 2019, Bộ TTTT đã tổ chức 02 Hội nghị tập huấn, hướng dẫn công tác quản lý kinh tế chuyên ngành TTTT; trong đó, có hướng dẫn chi tiết việc áp dụng định mức do Bộ ban hành; phương pháp, nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và giá, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công của địa phương. Trong thời gian tới, Bộ TTTT dự kiện sẽ tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn công tác quản lý kinh tế chuyên ngành TTTT năm 2020; trong đó, sẽ hướng dẫn việc áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật; đề nghị Sở TTTT tham dự đầy đủ và đúng thành phần
|
128.
|
45.
|
Nghiên cứu về phân cấp, phân quyền quản lý báo chí - xuất bản cho các địa phương để thuận lợi hơn trong quá trình triển khai nhiệm vụ (như việc thẩm định, đề nghị cấp, cấp đổi Thẻ nhà báo; phối hợp trong xử lý vi phạm đối với phóng viên thường trú…)
|
Yên Bái
|
Cục Báo chí
|
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương.
- Thông tư số 06/2016/TTLT-BTTTT-BNV ngày 10/3/2016, quy định Sở TTTT là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về báo chí. Liên quan tới thẩm quyền của Sở trong việc giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã được quy định tại Thông tư trên.
- Ngày 04/12/2019, Bộ TTTT đã tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm thi hành Luật Báo chí năm 2016. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của đại diện các bộ, ngành, địa phương, trong đó có nội dung như đề xuất của Sở, hiện nay Bộ đã giao Cục Báo chí tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi Luật, trong đó sẽ nghiên cứu nội dung mà Sở nêu.
|
129.
|
46.
|
Kính đề nghị Bộ TTTT chỉ đạo các cơ quan báo chí hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 của thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung; cần tập trung tuyên truyền với trách nhiệm vì cộng đồng, không khai thác thông tin không cần thiết, không suy đoán, mở rộng vấn đề nhằm giúp người dân tiếp cận thông tin với tinh thần không hoang mang, lo lắng và cũng không chủ quan, lơ là …
|
Đà Nẵng
|
Cục Báo chí
|
Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 ở trong nước và các nước trên thế giới đang diễn biến phức tạp, chưa dự báo được thời gian kết thúc, do đó đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Trước tình hình đó, ngày 31/01/2020, Bộ TTTT đã có Công văn số 267/BTTTT-TTCS về việc tuyên truyền phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra, gửi các cơ quan báo chí, Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ngày 31/3/2020 có công văn số 1090/BTTTT-CBC gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường kỷ luật truyền thông phòng, chống dịch Covid-19.
Ngoài văn bản chỉ đạo nêu trên, Bộ đã trực tiếp chỉ đạo tại giao ban báo chí hoặc trực tiếp đến các đồng chí Tổng biên tập các cơ quan báo chí (thông qua Cục Báo chí và Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử làm đầu mối) để thông tin, tuyên truyền về Covid-19; tuyên truyền vận động người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng Bluezone.
Bộ TTTT đã trích 4 tỷ đồng từ ngân sách dự phòng của Bộ để đặt hàng báo chí tuyên truyền về dịch Covid-19 (trong đó có Báo Đà Nẵng). Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ, Bộ đã phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ trích bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2020 để tiếp tục hỗ trợ các cơ quan báo chí tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19.
|
130.
|
47.
|
Đề nghị Bộ tiếp tục cập nhật đầy đủ tôn chỉ mục đích của các báo, tạp chí điện tử thuộc tổ chức Hội của Trung ương. Hiện tại trong danh mục đang thiếu rất nhiều.
|
Thanh Hóa
|
Cục Báo chí
|
Tôn chỉ, mục đích của các cơ quan báo chí đã được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ TTTT thông tại địa chỉ https://mic.gov.vn/solieubaocao/Pages/TinTuc/142418/Ton-chi-muc-dich-cac-co-quan-bao-chi.html.
Bộ TTTT thường xuyên cập nhật tôn chỉ, mục đích của các báo, tạp chí.
Hiện nay, Cục Báo chí đã cập nhật đầy đủ tôn chỉ, mục đích của 235 báo, tạp chí điện tử trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Thực tế, một số trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp rất dễ gây nhầm lẫn là báo điện tử, tạp chí điện tử.
|
131.
|
48.
|
Đề nghị Bộ có hướng dẫn cụ thể về việc mở văn phòng đại diện của Tạp chí tại các tỉnh. Theo tôn chỉ mục đích, hầu hết các Tạp chí có TCMĐ đăng tải các công trình, kết quả nghiên cứu khoa học và trao đổi thông tin, kinh nghiệm và chính sách, pháp luật, khoa học liên quan đến ngành, lĩnh vực và phát hành theo kỳ.
Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy các Tạp chí của các cơ quan chuyên môn, hội nghề nghiệp của Trung ương đều đồng loạt mở các Văn phòng đại diện tại các địa phương với số lượng nhân sự cộng tác viên của văn phòng rất đông, không có sự chọn lọc (Từ 5-8 người), rất khó khăn cho công tác quản lý tại địa phương.
|
Thanh Hóa
|
Cục Báo chí
|
Điều kiện đặt Văn phòng đại diện, hoạt động của Văn phòng đại diện được quy định cụ thể tại Điều 22 Luật Báo chí.
Hoạt động của văn phòng đại diện, phóng viên thường trú phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; đúng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm do cơ quan báo chí giao và tuân thủ quy định của pháp luật về báo chí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện hoạt động của văn phòng đại diện; trường hợp không đủ điều kiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản yêu cầu cơ quan báo chí chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện và xử lý theo quy định của pháp luật.
|
132.
|
49.
|
Đề nghị ban hành văn bản hướng dẫn các tỉnh, thành phố về xây dựng kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại giai đoạn 2021 - 2025.
|
Phú Thọ
|
Cục TTĐN
|
1. Căn cứ Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại; Thông tư số 22/2016/TT-BTTTT ngày 19/10/2016 của Bộ TTTT hướng dẫn quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngày 4/8/2020, Bộ TTTT đã ban hành văn bản hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch công tác thông tin đối ngoại năm 2021 (Công văn số 2905/BTTTT-TTĐN).
2. Căn cứ chủ trương, định hướng về chính sách đối ngoại tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa XIII; căn cứ Chiến lược phát triển công tác TTĐN giai đoạn mới của Bộ Chính trị, Bộ TTTT sẽ tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch TTĐN của Chính phủ giai đoạn 2021-2025 cũng như sẽ có văn bản hướng dẫn các tỉnh, thành phố xây dựng Kế hoạch TTĐN trong giai đoạn này.
|
133.
|
50.
|
Hiện nay, Bộ TTTT có chỉ đạo rà soát việc thực hiện các tôn, chỉ mục đích của cơ quan báo chí. Tuy nhiên không có hướng dẫn cụ thể về việc này nên việc rà soát xử lý còn gặp khó khăn. Đề nghị Bộ TTTT hướng dẫn cho tiết việc rà soát và xử lý việc đăng tải tin bài không đúng tôn chỉ, mục đích.
|
Quảng Nam
|
Cục Báo chí
|
Ngày 14/7/2020, Bộ TTTT đã ban hành văn bản số 2595/BTTTT-CBC gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan chủ quản báo chí, trong đó, đề nghị các cơ quan chủ quản báo chí nâng cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ theo Luật Báo chí, kiểm tra, rà soát, chỉ đạo sâu sát, bảo đảm các cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ mục đích từ quá trình tác nghiệp của phóng viên cho đến nội dung tin, bài được đăng tải trên các sản phẩm báo chí.
Các cơ quan, tổ chức cân nhắc việc cung cấp thông tin khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin từ cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên, bảo đảm quyền được thông tin của cơ quan báo chí, bảo đảm các cơ quan báo chí hoạt động đúng pháp luật, đúng tôn chỉ, mục đích.
Bộ TTTT đang trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản (thay thế Nghị định số 159/2013/NĐ-CP) trong đó có quy định xử lý hành vi vi phạm liên quan thực hiện tôn chỉ, mục đích, báo hóa tạp chí; đặc biệt, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ có thẩm quyền xem xét, xử lý tất cả các hành vi vi phạm của tất cả các cơ quan báo chí đối với các Sở TTTT, đề nghị rà soát việc thực hiện tôn chỉ mục đích của các cơ quan báo chí của địa phương để có khuyến nghị chấn chỉnh (nếu có hiện tượng xa rời tôn chỉ mục đích), xử lý vi phạm theo quy định pháp luật (nếu có).
|
134.
|
51.
|
Hiện nay, người dùng mạng xã hội, nhất là MXH từ nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam không cần phải khai báo thông tin chính danh nên các trường hợp vi phạm do đăng tải, cung cấp, chia sẻ thông tin trái pháp luật Việt Nam rất khó xác định chủ thể vi phạm. Điều này phải cần đến nghiệp vụ điều tra của ngành Công an mới có khả năng xác định được chủ thể vi phạm. Do đó, trong thời gian tới, để đảm bảo tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên Internet, Sở TT&TT đề xuất một số giải pháp:
- Bộ TT&TT và Bộ Công an thống nhất cách thức phối hợp trong xử lý vi phạm: trường hợp vi phạm trên môi trường mạng có dấu hiệu tội phạm rõ ràng thì cơ quan Công an trực tiếp thụ lý, điều tra, xử lý; trường hợp còn lại thì ngành Công an hỗ trợ điều tra, xác định chủ thể vi phạm; nếu VPHC thì ngành TT&TT xử lý, nếu là tội phạm thì ngành Công an xử lý.
- Triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện Đề án “Tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên Internet” cho các tỉnh, thành phố trong từng năm của giai đoạn 2021-2025.
- Tăng cường năng lực, đào tạo, tập huấn chuyên sâu kỹ thuật, nghiệp vụ cho lực lượng trực tiếp làm công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên Internet.
- Thiết kế công cụ phần mềm chặn lọc, truy vết thông tin sai trái; phần mềm có khả năng lưu trữ địa chỉ truy cập trang thông tin điện tử, địa chỉ thiết bị, số điện thoại, thời gian, địa điểm truy cập (cơ sở thực tiễn của đề xuất này: các phần mềm quản lý đại lý internet được triển khai trước nay đã ghi được các thông tin này; trong khi người dùng MXH trong nước đều được cung cấp dịch vụ trên nền tảng hạ tầng kỹ thuật của các mạng truy nhập internet cố định, di động).
|
Tiền Giang
|
Cục PTTH
Cục ATTT
Thanh tra Bộ
|
Việc xử lý vi phạm hành chính đã được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Cơ quan hành chính nhà nước không có chức năng điều tra. Đối với hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm sẽ chuyển sang cơ quan có thẩm quyền đề xử lý hình sự, được quy định tại Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trong thời gian qua, công tác phối hợp giữa cơ quan chức năng của Bộ TTTT và Bộ Công An vẫn được thực hiện thường xuyên đặc biệt trong công tác điều tra, xử lý các đối tượng lợi dụng không gian mạng, internet để thực hiện các hành vi trái pháp luật (tấn công mạng, đăng tải, xuyên tạc thông tin vi phạm pháp luật và thuần phong mỹ tục của Việt Nam, hay giả mạo các cơ quan chức năng nhằm hạn chế, răn đe các đối tượng phạm tội….)
Công tác phối hợp đang được thực hiện theo quy chế/quyết định phối hợp đã được thống nhất giữa 2 Bộ.
Ngoài ra bên cạnh việc phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Công An, cơ quan chức năng của Bộ thông tin và Truyền thông còn triển khai các hoạt động hợp tác với cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
- Thiết kế công cụ phần mềm chặn lọc, truy vết thông ”tin sai trái; phần mềm có khả năng lưu trữ địa chỉ truy cập trang thông tin điện tử, địa chỉ thiết bị, số điện thoại, thời gian, địa điểm truy cập (cơ sở thực tiễn của đề xuất này: các phần mềm quản lý đại lý internet được triển khai trước nay đã ghi được các thông tin này; trong khi người dùng MXH trong nước đều được cung cấp dịch vụ trên nền tảng hạ tầng kỹ thuật của các mạng truy nhập internet cố định, di động).
Bộ TT&TT đã giao Cục An toàn thông tin (Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia) nghiên cứu, xây dựng và đưa vào vận hành Hệ thống giám sát an toàn, an ninh mạng; Hệ thống đã và đang được sử dụng để theo dõi sát các thông tin có chiều hướng lan tỏa mạnh trên không gian mạng nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các xu hướng thông tin vi phạm.
Hệ thống đã hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước và thực thi pháp luật của Bộ TTTT, bên cạnh đó còn phục vụ cho các cơ quan chức năng của Bộ, ngành, tỉnh/thành phố nhằm phòng ngừa, đấu tranh, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên Internet.
Tuy nhiên công nghệ ngày càng thay đổi, tội phạm mạng cũng không ngừng cải tiến với các kỹ thuật tấn công tinh vi, do vậy hệ thống vẫn phải tiếp tục được đầu tư, nâng cấp để đáp ứng các yêu cầu thực tế.
- Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét đề xuất của Sở TTTT và giao đơn vị chức năng của Bộ tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ thông tin và truyền thông; nghiên cứu phần mềm để phục vụ công tác quản lý.
|
VII
|
CÔNG TÁC TỔNG HỢP
|
||||
135.
|
1.
|
Đề nghị Bộ TTTT đề xuất các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các Nghị định, hướng dẫn liên quan đến công tác kiểm soát thủ tục hành chính (như Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2016) các nội dung liên quan đến đơn giản hóa hồ sơ, quy trình thực hiện thủ tục hành chính trên cơ sở sử dụng các dữ liệu từ các CSDL quốc gia, ngành, địa phương
|
Bắc Kạn
|
VP Bộ
|
1. Các quy định của Chính phủ liên quan đến công tác kiểm soát thủ tục hành chính:
Hiện nay, công tác kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2016 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính đã được Chính phủ sửa đổi, bổ sung 02 lần, cụ thể:
- Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
- Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 7/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.
Đồng thời, liên quan đến công tác kiểm soát thủ tục hành chính, Chính phủ cũng đã ban hành:
- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
- Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Ngoài ra, tại Điều 16 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP đã có quy định cụ thể về Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân.
2. Để có những đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành, đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn bổ sung các căn cứ pháp lý (nếu có) hoặc các căn cứ, lý do, yêu cầu của thực tiễn về những đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể trong hệ thống các quy định liên quan về kiểm soát thủ tục hành chính.
Trên cơ sở các ý kiến đề xuất của Sở TTTT tỉnh Bắc Kạn và các Sở khác (nếu có), Văn phòng Bộ TTTT sẽ khẩn trương tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, gửi đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành
|
136.
|
2.
|
Đề nghị Bộ có chính sách hỗ trợ từ nguồn vốn của Trung ương cho các địa phương để đầu tư mới và nâng cấp Đài truyền thanh không dây theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
|
Đắk Lắk
|
Vụ KHTC
|
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới:
Trong giai đoạn 2018-2020, Bộ TTTT đã đề xuất kế hoạch với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kế hoạch tại tỉnh Đắk Lắk thực hiện Nội dung thành phần số 8 – Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin cơ sở là 20.400 triệu đồng; Cụ thể:
- Nâng cấp 97 đài truyền thanh xã với tổng kinh phí là 19.400 triệu đồng.
- Nâng cấp 02 đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện với tổng kinh phí là 1.000 triệu đồng.
Kinh phí thực hiện các nội dung trên được Thủ tướng Chính phủ giao chung trong dự toán NSTW hỗ trợ tỉnh Đắk Lắk thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (không tách riêng dự án). Mức bố trí cụ thể cho Nội dung thành phần số 8 do địa phương quyết định theo thẩm quyền.
Vì vậy, đề nghị tỉnh quan tâm bố trí kinh phí từ nguồn NSTW đã hỗ trợ tỉnh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới để thực hiện các nhiệm vụ về tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở.
Đối với các Chương trình giai đoạn 2021 – 2025:
Hiện nay, Bộ TTTT đang phối hợp với các bộ liên quan xây dựng nội dung/dự án thành phần về thông tin và truyền thông trong Chương trình MTQG Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Sau khi Chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ TTTT sẽ phối hợp với các địa phương triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ về thông tin và truyền thông do Bộ TTTT chủ trì quản lý trong các chương trình
|
137.
|
3.
|
Hiện nay, hành vi vi phạm liên quan đến trang thông tin điện tử tổng hợp (TTĐTTH) không có chế tài xử lý do trang TTĐTTH được điều chỉnh theo khoản 20 Điều 3 Luật Báo chí 2016 quy định “Trang thông tin điện tử tổng hợp là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở đăng đường dẫn truy cập tới nguồn tin báo chí hoặc trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ”, Nghị định 15/2020/NĐ-CP không có quy định hành vi vi phạm liên quan đến trang thông tin điện tử tổng hợp. Vậy đề nghị Bộ TTTT sớm trình Chính phủ ban hành Nghị đinh thay thế Nghị định 159/2013/NĐ-CP và bổ sung các hành vi vi phạm liên quan đến trang thông tin điện tử tổng hợp để các Sở TTTT có căn cứ để xử phạt theo quy định.
|
Quảng Nam
|
Thanh tra Bộ
|
Chế tài liên quan đến trang thông tin điện tử tổng hợp trước đây được quy định trong Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013, hiện nay để đảm bảo tính đồng bộ, các chế tài liên quan đến trang thông tin điện tử tổng hợp được chuyển sang dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản. Dự thảo nghị định thay thế nghị định số 159/2013/NĐ-CP đã được Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và trình Chính phủ, các thành viên Chính phủ đã đồng ý biểu quyết thông qua, dự kiến sẽ ban hành trong tháng 11 năm 2020.
|
138.
|
4.
|
Theo quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông, Tần số vô tuyến điện, Công nghệ thông tin và giao dịch điện tử UBND cấp huyện có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm tuy nhiên không còn thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ internet công cộng và dịch vụ trò chơi điện tử công cộng do đó UBND cấp huyện phải gửi hồ sơ về Sở TT&TT tỉnh Đồng Nai để ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính dẫn đến khó khăn trong việc đảm bảo quy định về thời gian trong quy trình xử phạt vi phạm hành chính. Kiến nghị Bộ xem xét tham mưu Chính phủ bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của UBND cấp huyện trong công tác quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh dịch vụ internet công cộng và dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
|
Đồng Nai
|
Thanh tra Bộ
|
Thanh tra Bộ ghi nhận ý kiến đề xuất của Sở và sẽ tổng hợp ý kiến, đề xuất Lãnh đạo Bộ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/2020/NĐ-CP vào thời điểm phù hợp
|
139.
|
5.
|
Đối với Bộ thủ tục hành chính ngành thông tin và truyền thông, Sở TT&TT tỉnh Đồng Nai kiến nghị Bộ TT&TT cần rà soát và công bố kịp thời, đầy đủ, chính xác, đồng bộ, thống nhất, ổn định tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhân dân trong việc kiểm tra, giám sát cũng như thực hiện thủ tục hành chính
|
Đồng Nai
|
Văn phòng Bộ
|
Bộ TTTT thực hiện trách nhiệm công bố, công khai thủ tục hành chính theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành để bảo đảm các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông luôn được công bố kịp thời, đầy đủ, chính xác, đồng bộ, thống nhất theo quy định của pháp luật (Các quy định tại các điều: từ Điều 13 đến Điều 17 Nghị định số Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2016 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 7/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính). Các quy định từ Điều 6 đến Điều 9 Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính.).
Hiện nay, trong quá trình thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính; cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông thường xuyên được rà soát để cắt giảm, đơn giản hóa nên chưa thể ổn định.
Hiện nay, Văn phòng Bộ đang phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của Chính phủ, nhưng cũng phải bảo đảm tính ổn định của các quy định cũng như của các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.
|
140.
|
6.
|
Đẩy nhanh tiến độ triển khai cuộc thi viết thư Quốc tế UPU hàng năm để các địa phương có thể tổ chức lễ phát động vào giữa học kỳ 1
|
Vĩnh Phúc
|
Vụ HTQT
|
Hưởng ứng các hoạt động của tổ chức quốc tế - UPU, Việt Nam phát động cuộc thi trong nước theo chủ đề, kế hoạch thời gian tiến độ cuộc thi do quốc tế quy định. Bộ TTTT phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thường trực cuộc thi như Bộ GDĐT, TWĐ, VNPost, Báo TNTP và Nhi đồng xây dựng kế hoạch và triển khai cuộc thi ở cấp quốc gia và khuyến khích các địa phương tích cực hưởng ứng phong trào này.
|
141.
|
7.
|
Tiếp tục quan tâm, tạo cơ chế chính sách về nguồn thu không thường xuyên thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, nhằm đảm bảo ổn định nguồn tài chính cho Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông các tỉnh, thành phố.
|
Sơn La
|
Vụ KHTC;
Cục THH
|
- Đối với nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: Là do đơn vị chủ động khai thác từ việc cung cấp dịch vụ cho đối tượng sử dụng theo cơ chế thị trường.
- Đối với nguồn kinh phí không thường xuyên do NSNN cấp: Là nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị thực hiện. Vì vậy, căn cứ nhiệm vụ Trung tâm được giao, đề nghị Sở TTTT tỉnh Sơn La báo cáo cấp có thẩm quyền tại địa phương bố trí NSĐP để triển khai thực hiện theo quy định của Luật NSNN.
|
142.
|
8.
|
Để đảm bảo thực hiện quy định “đặt hàng báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị” (tại khoản 3, Điều 5 Luật Báo chí - Chính sách của Nhà nước về phát triển báo chí) và đáp ứng đủ điều kiện đặt hàng theo quy định tại khoản 2, Điều 12 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; đề nghị Bộ TTTT sớm ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đối với báo in, báo điện tử.
|
Hà Nội
|
Vụ KHTC
Cục BC
|
Về việc sớm ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đối với báo in, báo điện tử: Hiện nay, Bộ TTTT đã xây dựng xong dự thảo định mức và đang tiến hành thử nghiệm áp dụng tại một số cơ quan báo chí để đảm bảo tỉnh khả thi, phù hợp của định mức. Sau khi thử nghiệm, đánh giá, Bộ TTTT sẽ hoàn thiện và ban hành trong thời gian giới.
|
143.
|
9.
|
Đề nghị Bộ TTTT sớm triển khai các lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp theo Thông tư 45/2017/TT-BTTTT ngày 29/12/2017 vì hiện tại viên chức đơn vị sự nghiệp đang vướng mắc về vấn đề chuyển ngạch, thăng hạng chức danh nghề nghiệp do thiếu Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của ngành thông tin truyền thông
|
Hà Giang
|
Vụ TTCB
|
Hiện nay Bộ TTTT đang xây dựng chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin. Việc đào tạo và cấp chứng chỉ sẽ được triển khai thực hiện trong thời gian tới.
|
144.
|
10.
|
Đối với các viên chức làm việc tại phòng Hành chính của đơn vị sự nghiệp hiện tại chưa có quy định cụ thể về mã ngạch riêng cho bộ phận này nên rất khó khăn cho việc bổ ngạch, xếp ngạch chức danh nghề nghiệp viên chức theo vị trí việc làm. Đề nghị Bộ TTTT sớm xây dựng Bộ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; cấp mã số cho viên chức làm việc ở lĩnh vực Hành chính - Tổng hợp của đơn vị sự nghiệp
|
Hà Giang
|
Vụ TCCB
|
Khoản 7, Điều 1, Thông tư số 05/2017/TT-BNV ngày 15/8/2017 của Bộ Nội vụ có quy định rõ:
“Viên chức làm việc ở các bộ phận hành chính, tổng hợp, tổ chức cán bộ, quản trị, văn phòng, kế hoạch, tài chính và các bộ phận không trực tiếp thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập được áp dụng quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của các ngạch công chức chuyên ngành hành chính quy định tại Thông tư này để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức”. Do đó, đề nghị Hà Giang căn cứ quy định của Bộ Nội vụ để thực hiện.
|
145.
|
11.
|
- Hướng dẫn phương pháp tính một số chỉ tiêu của ngành:
+ Phương pháp thống kê và cách tính tỷ lệ người sử dụng Internet.
+ Phương pháp thống kê Số lượng điện thoại thông minh (không có trong hệ thống thống kê của ngành, nhưng lại có trong yêu cầu báo cáo tổng kết năm 2019 của Bộ).
|
Sơn La
|
Vụ KHTC
Cục VT
|
Theo quy định tại Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, chỉ tiêu “Tỷ lệ người sử dụng Internet” đã được quy định cụ thể về nội dung, phương pháp tính và phân tổ chủ yếu (Chỉ tiêu số 1306).
Để đáp ứng được yêu cầu phát triển của Ngành Thông tin và Truyền thông, Bộ TTTT đã ban hành Quyết định số 248/QĐ-BTTTT ngày 24/02/2020 ban hành Danh mục chỉ tiêu báo cáo phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Bộ TTTT. Theo đó, chỉ tiêu về “Tỷ lệ người sử dụng Internet” và chỉ tiêu “Số lượng điện thoại thông minh” đã được quy định cụ thể tại Phụ lục kèm theo Quyết định số 248/QĐ-BTTTT, trong đó:
- Tỷ lệ người sử dụng Internet sẽ được xác định bằng phương pháp thông kê thông qua khảo sát thực tế tại các hộ gia đình, thành viên hộ gia đình trên địa bàn tỉnh và được tính bằng tỷ số giữa số người sử dụng Internet so với dân số tại thời điểm quan sát.
- Số lượng điện thoại thông minh là tổng số thiết bị điện thoại có khả năng truy nhập Internet và thực hiện được nhiều chức năng như một máy tính, có một hệ điều hành có khả năng tải về và chạy các ứng dụng và hỗ trợ công nghệ cao nhất là 3G, 4G, 5G, được thống kê theo báo cáo định kỳ hàng quý của các doanh nghiệp viễn thông đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, để đảm bảo tính pháp lý cho các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thu thập số liệu, Bộ TTTT đã đề xuất đưa 02 chỉ tiêu nêu trên vào hệ thống chí tiêu thống kê quốc gia tại văn bản góp ý với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về sửa đổi, bổ sung hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Vì vậy, đề nghị Sở TTTT tỉnh Sơn La trước mắt nghiên cứu quy định tại Nghị định số 97/2016/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 248/QĐ-BTTTT của Bộ TTTT để triển khai thực hiện. Trường hợp còn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, đề nghị Sở liên hệ trực tiếp với Vụ KHTC, Bộ TTTT để được giải đáp và hướng dẫn cụ thể.
|
146.
|
12.
|
Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo của Giám đốc Sở đối với khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh:
Theo quy định tại Điều 20, Luật khiếu nại năm 2011, thẩm quyền của Giám đốc sở: Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 15, Luật báo chí 2016 thì cơ quan chủ quản báo chí có nhiệm vụ: Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan báo chí, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo.
Như vậy, theo quy định của hai Luật nói trên thì các đơn thư khiếu nại đối với phóng viên, cơ quan báo chí viết bài bị khiếu nại là thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan chủ quản báo chí, chứ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở. Đối với Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh tổ chức thi hành các quy định của Luật báo chí, Luật khiếu nại và Luật tố cáo.
Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thống nhất để các Sở làm cơ sở hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đối với phóng viên, cơ quan báo chí có bài viết bị khiếu nại, tố cáo và gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
|
Hà Tĩnh
|
Thanh tra Bộ
Cục BC
|
1. Đối với công tác giải quyết khiếu nại.
Trước tiên cần hiểu rõ khái niệm về khiếu nại: Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại 2011 “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.” Như vậy, theo quy định của luật này, khiếu nại chỉ thực hiện đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
Đối với các đơn thư có nội dung liên quan đến phóng viên, cơ quan báo chí, khi xử lý đơn thư, cần phân loại đơn thư một cách chính xác, xác định đơn thư đó về bản chất là khiếu nại, tố cáo, phản ánh hay kiến nghị để áp dụng văn bản pháp luật một cách chính xác.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở đã được quy định rõ tại Điều 20 của Luật khiếu nại năm 2011.
Ví dụ: Trong hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh, Giám đốc Sở có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 1 về các quyết định xử phạt VPHC của mình và có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 đối với Quyết định xử phạt của Chánh Thanh tra Sở.
2. Đối với công tác giải quyết tố cáo.
Thẩm quyền giải quyết tố cáo của Giám đốc sở đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí được quy định tại Điều 41 Luật tố cáo năm 2018. Như vậy, Giám đốc sở có trách nhiệm giải quyết đối với các tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về báo chí trong phạm vi quản lý nhà nước của mình.
|
147.
|
13.
|
Ngày 21/12/2018, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Công văn số 419/BKHCN-TĐC hướng dẫn về việc triển khai lộ trình chuyển đổi áp dụng TCVN ISO 9001:2015. Theo đó, trước 30/6/2021 các cơ quan hành chính theo mô hình khung phải hoàn thành chuyển đổi hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 sang phiên bản TCVN ISO 9001:2015. Để tránh chồng chéo trong việc triển khai các phần mềm quản lý hiện đang áp dụng tại các cơ quan hành chính (phần mềm ISO điện tử) với phần mềm quản lý văn bản và phần mềm dịch vụ công, đề nghị Bộ TTTT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản hướng dẫn thống nhất triển khai đối với việc tích hợp các yêu cầu của hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015, phần mềm ISO điện tử (nên tổ chức thẩm định và cấp chứng nhận ISO điện tử cho phần mềm quản lý văn bản, điều hành; phần mềm dịch vụ công).
|
Bình Phước
|
Vụ KHCN
|
Khái niệm ISO điện tử được đề cập đến tại Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 10/5/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử. Nội hàm của khái niệm ISO điện tử là ứng dụng CNTT kết hợp với hệ thống quản lý chất lượng ISO. Các nhiệm vụ cụ thể cần triển khai như sau:
- Chuẩn hóa các thủ tục hành chính theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.
- Trên cơ sở các thủ tục hành chính đã được chuẩn hóa, xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ và các Thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Đẩy mạnh việc áp dụng chữ ký số để ký ban hành các tài liệu hệ thống (chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, sổ tay chất lượng), quy trình hệ thống (qui trình đánh giá nội bộ, qui trình xử lý sự không phù hợp, hành động khắc phục, qui trình họp xem xét của lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng v.v…), quy trình nghiệp vụ. Như vậy hệ thống tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng ISO sẽ được lưu trữ dưới dạng điện tử trên một máy tính SERVER để cán bộ, công chức, người lao động dễ dàng truy cập và áp dụng. Việc này sẽ thay thế việc ban hành các qui trình ISO dưới dạng văn bản giấy.
- Trong trường hợp chưa sử dụng chữ ký số để ký ban hành các qui trình ISO được, cơ quan, tổ chức có thể scan các tài liệu hệ thống, quy trình hệ thống, quy trình công việc đã ban hành trong Hệ thống quản lý chất lượng dưới dạng văn bản giấy. Đăng tải các tài liệu, quy trình này lên trang thông tin điện tử hoặc Hệ thống văn phòng điện tử của cơ quan, đơn vị để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thể dễ dàng truy cập và áp dụng.
- Triển khai việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với các thủ tục hành chính đã được quy trình hóa trong Hệ thống quản lý chất lượng.
- Xây dựng năng lực xử lý, quản lý, lưu trữ văn bản điện tử, tài liệu điện tử, hồ sơ điện tử theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
- Ứng dụng công nghệ thông tin đối với các quy trình khác không phải là quy trình thực hiện thủ tục hành chính trong Hệ thống quản lý chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các quy trình này.
Hiện nay, khái niệm “phần mềm ISO điện tử” chưa được định nghĩa hay mô tả một cách chính thức trong văn bản qui phạm pháp luật. Trên thị trường cũng chưa có “phần mềm ISO điện tử” nào đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu kết hợp ứng dụng CNTT với hệ thống quản lý chất lượng ISO như trình bày ở trên.
10 nhóm yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 là các yêu cầu mà cơ quan, tổ chức phải đáp ứng khi cam kết áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn này. Đây không phải là các yêu cầu đối với phần mềm ISO điện tử. Do vậy, việc thẩm định, cấp chứng nhận ISO điện tử cho phần mềm quản lý văn bản, điều hành, phần mềm dịch vụ công là không phù hợp, không khả thi.
|
148.
|
14.
|
Sớm ban hành định mức, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực TTTT để có căn cứ pháp lý triển khai việc thu dịch vụ thực hiện tự chủ trong đơn vị sự nghiệp.
|
Bắc Giang
|
Vụ KHTC
|
- Về ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật:
Đối với các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN trong lĩnh vực TTTT ban hành kèm theo Quyết định số 1265/QĐ-TTg ngày 18/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã được Bộ TTTT đã ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật (như: định mức sản xuất chương trình truyền hình tại Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT; định mức sản xuất chương trình phát thanh tại Thông tư số 09/2020/TT-BTTTT; định mức tạm thời về truyền dẫn, phát sóng kênh truyền hình hạ tầng truyền hình số mặt đất: Quyết định số 2279/QĐ-BTTTT; Định mức kinh tế - kỹ thuật về đo kiểm trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình: Thông tư số 01/2018/TT-BTTTT; …) hoặc đang triển khai xây dựng, hoàn thiện các định mức sẽ ban hành trong thời gian tới (như: định mức kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử; định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động xuất bản; định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động đo lường khán giá truyền hình phục vụ quản lý nhà nước; các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn thông tin; …).
Đối với các dịch vụ sự nghiệp công thuộc địa phương quản lý: Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: Ban hành, sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí (nếu có) áp dụng đối với sản phẩm, dịch vụ công làm cơ sở ban hành đơn giá, giá sản phẩm dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Vì vậy, đề nghị Sở TTTT chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành tại địa phương để xây dựng và báo cáo UBND thành phố xem xét, ban hành theo thẩm quyền.
- Ban hành giá, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công:
Theo quy định tại điểm g khoản 4 Điều 8 Nghị định hợp nhất Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá (sau đây gọi là Nghị định hợp nhất), thì đối với giá sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công và hàng hóa, dịch vụ được địa phương đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh sử dụng ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Tại điểm d khoản 1 Điều 9 Nghị định hợp nhất quy định: Hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc trình, thẩm định phương án giá và quyết định giá. Trường hợp sở quản lý ngành, lĩnh vực, đơn vị sản xuất, kinh doanh trình phương án giá để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thì phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
Như vậy, việc ban hành giá, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công do địa phương quản lý thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Vì vậy, đề nghị Sở TTTT tỉnh Bắc Giang, phối hợp với các Sở, ban, ngành tại đia phương xây dựng, thẩm định và trình Ủy ban dân dân tỉnh quyết định giá, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách tỉnh theo quy định để làm cơ sở triển khai, thực hiện.
|
149.
|
15.
|
Việc thực hiện đầu tư mới, thay thế thiết bị cho các đài truyền thanh cấp xã (đây cũng là nhiệm vụ chính trị của tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới) đang gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí. Rất mong Bộ TTTT xem xét, hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện trong giai đoạn 2021-2023.
|
Cà Mau
|
Vụ KHTC
Cục TTCS
|
Trong giai đoạn 2016-2020, để hỗ trợ các địa phương khó khăn về ngân sách, Bộ TTTT đã phối hợp với các bộ liên quan xây dựng nội dung/dự án thành phần về TTTT trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, trong đó có nội dung tăng cường CSVC cho đài truyền thanh xã.
Đối với giai đoạn 2021-2025, hiện nay, Bộ TTTT đang phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; sau khi Chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu nội dung Chương trình được phê duyệt có hỗ trợ phát triển đài truyền thanh xã, Bộ TTTT sẽ phối hợp các địa phương hướng dẫn, triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ về TTTT do Bộ TTTT chủ trì quản lý.
Do nhiệm vụ phát triển, đảm bảo hoạt động của đài truyền thanh xã là nhiệm vụ của ngân sách địa phương nên tromg điều kiện chưa có chương trình hỗ trợ từ Trung ương, để đảm bảo chủ động và đáp ứng nhu cầu thực tế của địa phương, đề nghị Sở TTTT chủ động đề xuất với UBND tỉnh xem xét, đề nghị HĐND tỉnh bố trí kinh phí từ NSĐP.
|
150.
|
16.
|
Liên quan đến việc thực hiện tự chủ của các đơn vị sự nghiệp, đề nghị Bộ sớm ban hành đơn giá sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình làm cơ sở cho các tỉnh áp dụng.
|
Thanh Hóa
|
Vụ KHTC
|
Như đã nêu các căn cứ tại Câu 75 nêu trên, thẩm quyền quyết định đơn giá sản xất chương trình phát thanh, truyền hình của địa phương thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh. Vì vậy, đề nghị Sở TTTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Đài PTTH tỉnh, Sở Tài chính để xây dựng, thẩm định và trình UBND tỉnh ban hành theo quy định để triển khai, thực hiện.
|
151.
|
17.
|
Đề nghị Bộ TTTT sớm đề xuất bảng lương công chức, viên chức và phụ cấp ưu đãi theo nghề chuyên ngành Công nghệ thông tin, An toàn thông tin... theo Quyết định số 1161/QĐ-BTTTT ngày 31/7/2019 của Bộ TTTTT về ban hành Kế hoạch xây dựng bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo và phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức chuyên ngành TTTT
|
Gia Lai
|
Vụ TCCB
|
Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương, ngày 29/11/2019, Bộ đã hoàn thiện báo cáo gửi Bộ Nội vụ đề xuất bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo và phụ cấp theo nghề đối với công chức, viên chức chuyên ngành TTTT (trong đó có công chức, viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin) – Báo cáo số 103/BC-BTTTT)
Thời gian tới, Bộ TTTT sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan để đề xuất chính sách tiền lương mới đối với công chức, viên chức chuyên ngành TTTT.
|
152.
|
18.
|
Thông tư số 45/2017/TT-BTTTT ngày 29/12/2017 của Bộ TT&TT đã xác định tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin theo 04 chức danh nghề nghiệp: An toàn thông tin, Quản trị viên hệ thống, Kiểm định viên công nghệ thông tin và Phát triển phần mềm.
Trên cơ sở đó, Sở TT&TT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định tổ chức lại Trung tâm Công nghệ TTTT (trực thuộc Sở TTTT); Quyết định phê duyệt danh mục vị trí việc làm với cơ cấu viên chức theo 04 chức danh nghề nghiệp nêu trên.
Tuy nhiên, về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng quy định tại Điểm c, Khoản 2 các Điều từ 6 đến 17 của Thông tư số 45/2017/TT-BTTTT tất cả viên chức của Trung tâm đều chưa đạt.
Kiến nghị Bộ hướng dẫn về công tác đào tạo, tập huấn để các chức danh này đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn để thực hiện việc tổ chức lại Trung tâm Công nghệ TTTT đúng quy định
|
Tiền Giang
|
Vụ TCCB
|
Hiện nay, Bộ TTTT đang xây dựng chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức công nghệ thông tin, do vậy, việc đào tạo và cấp chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin sẽ được thực hiện thời gian tới.
Ngoài ra, hiện nay Bộ TTTT đang chuẩn bị ban hành Thông tư hướng dẫn bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành CNTT. Khi Thông tư được ban hành, các đơn vị sự nghiệp triển khai bổ nhiệm và xếp lương cho viên chức hiện đang làm CNTT vào các chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư số 45/2017/TT-BTTTT và tạo điều kiện cho viên chức hoàn thiện các tiêu chuẩn theo quy định.
|
153.
|
19.
|
Sớm ban hành Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (được giao tại Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 09/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ), có hướng dẫn cụ thể làm cơ sở cho các địa phương triển khai lập Quy hoạch cấp tỉnh.
|
Sơn La
|
Viện Chiến lược TTTT
|
Bộ TTTT đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Tờ trình số 45/TTr-BTTTT ngày 09/7/2020. Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ, Bộ TTTT sẽ triển khai xây dựng quy hoạch và sớm có hướng dẫn các địa phương.
|