TT tổng
|
TT
|
Nội dung kiến nghị
|
Sở kiến nghị
|
Đơn vị
trả lời
|
Nội dung trả lời
|
I
|
LĨNH VỰC BƯU CHÍNH
|
||||
1.
|
1.
|
Đề nghị Bộ đề xuất với Bộ Nội vụ sửa đổi Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/04/2018 về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính bởi lý do sau: Tại điều 11. Tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền lợi, thời hạn làm việc của công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa 1. Tiêu chuẩn a) Đủ tiêu chuẩn chung về phẩm chất theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức, lực lượng vũ trang; b) Cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa cấp bộ (bao gồm tổng cục và tương đương, cục), cấp tỉnh, cấp huyện đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên; có thâm niên công tác tối thiểu 03 năm trong ngành, lĩnh vực được phân công và được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong khi đó tại Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả Quảng Trị giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ Bưu chính công ích thì nhân viên bưu điện có quyền tiếp nhận và trả kết quả các thủ tục hành chính khi có yêu cầu. Việc này dẫn đến khi triển khai Quyết định 45/2016/QĐ-TG gặp nhiều khó khăn trong việc đẩy mạnh việc chuyển giao nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả cho nhân viên bưu chính. Đặc biệt là việc thực hiện 45 rất thuận lợi và tiết kiệm cho người dân và doanh nghiệp và giúp Nhà nước giảm biên chế, giảm kinh phí; đẩy mạnh được việc cung cấp dịch vụ công mức độ 3-4 nhờ nhân lực bưu điện và hạ tầng CNTT của bưu điện đã sẵn sàng để giúp người dân số hóa đầu vào hồ sơ (hiện nay người dân không thể số hóa hồ sơ của mình để thực hiện dịch vụ công mức độ 3-4) nên số lượng phát sinh hồ sơ rất thấp đặc biệt là ở cấp huyện, xã. Tại Quảng Trị khi lấy ý kiến các ngành để chọn phương án tối ưu hầu hết các ngành rất đồng tình về phương án giao cho Bưu điện tiếp nhận và trả kết quả, tuy nhiên do vướng Nghị định 61 nên Quảng Trị lựa chọn gom quầy để một Sở, ngành có thể tiếp nhận cho nhiều Sở ngành khác và luân phiên nhau, điều này dẫn đến vừa lãng phí nguồn nhân lực và không chuyên nghiệp… Kính đề nghị Bộ sớm trình Thủ tướng thông qua Đề án thí điểm về việc chuyển giao nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả cho Bưu điện. Hiện nay một số tỉnh đã thực hiện thành công, tuy nhiên nhiều tỉnh chưa thực hiện mà chờ Đề án thí điểm Chính phủ thông qua mới thực hiện gây nhiều khó khăn trong thúc đẩy triển khai Quyết định 45/2016 của Thủ tướng chính phủ.
|
Quảng Trị
|
Vụ
Bưu chính
|
- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC quy định tiêu chuẩn của cán bộ công chức, viên chức của cơ quan quản lý nhà nước công tác tại Bộ phận một cửa để giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân;
Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Chính phủ quy định về việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích quy định nhân viên bưu điện được tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân tại điểm phục vụ của bưu điện hoặc tại địa chỉ của tổ chức, cá nhân; trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân tại địa chỉ theo yêu cầu nếu tổ chức, cá nhân có nguyện vọng trả kết quả TTHC tại địa chỉ.
Để nhân viên bưu điện có thể thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu trả kết quả giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa, Bộ TTTT đang hoàn thiện Đề án về việc chuyển giao nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả cho Bưu điện để báo cáo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trong thời gian tới (trên cơ sở ý kiến góp ý của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ).
|
2.
|
2.
|
Hiện nay việc sử dụng dịch vụ KT1 đã được Bưu điện tỉnh triển khai phục vụ các cơ quan, Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo bí mật, an toàn tài liệu. Tuy nhiên, sản lượng dịch vụ KT1 phát triển không nhiều, chủ yếu là các văn bản mật thì bắt buộc phải gửi qua dịch vụ KT1. Theo quy định thì đối với các văn bản, công văn bình thường thì không bắt buộc phải gửi qua dịch vụ KT1, bện cạnh đó phí sử dụng dịch vụ KT1 cao hơn nhiều so với phí dịch vụ thông thường nên đa số các cơ quan đều chọn hình thức gửi thông thường để tiết kiệm chi phí cho cơ quan. Do đó, Sở Thông tin và Truyền thông kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông có hướng dẫn, khuyến cáo đến địa phương để thống nhất cho việc sử dụng dịch vụ KT1 nhằm đảm bảo an toàn tài liệu của các cơ quan.
|
Bình Phước
|
Vụ Bưu chính
|
Vụ Bưu chính thống nhất với cách hiểu của Sở TTTT Bình Phước:
- Chỉ khi gửi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước, các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định số 55/2016/QĐ-TTg mới bắt buộc phải sử dụng dịch vụ bưu chính KT1.
- Các công văn chỉ đạo, điều hành thông thường không bắt buộc phải gửi qua dịch vụ KT1.
Hiện nay, dịch vụ bưu chính rất đa dạng, với chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, Sở TTTT Bình Phước chủ động tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban ngành sử dụng dịch vụ bưu chính phục vụ công tác chỉ đạo điều hành đối với các văn bản có yêu cầu cần chuyển qua dịch vụ KT1 để đảm bảo an toàn.
|
3.
|
3.
|
Việc nâng cấp các điểm Bưu cục hoặc Bưu điện văn hóa xã thành điểm tiếp nhận và trả kết quả TTHC là một trong các nội dung nhiệm vụ quan trọng trong triển khai hiệu quả Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, kính đề nghị Bộ TT&TT chỉ đạo Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam quy hoạch, nâng cấp lại hệ thống Bưu cục, Bưu điện văn hóa xã (diện tích, trang thiết bị, máy móc) để đảm bảo thực hiện tiếp nhận, xử lý hồ sơ giải quyết TTHC, đồng thời hướng dẫn quy chuẩn để các điểm Bưu cục, Bưu điện văn hóa xã phù hợp với quy định của bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC.
|
Đà Nẵng
|
Vụ Bưu chính
|
Theo khoản 1 Điều 6 Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ thì việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, được thực hiện tại các điểm phục vụ bưu chính (bưu cục, điểm BĐ-VHX) hoặc tại địa chỉ theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
Hiện nay, Bộ TTTT đang trình Thủ tướng Chính phủ Đề án thí điểm thực hiện và cung ứng dịch vụ công qua mạng bưu chính công cộng, dịch vụ bưu chính công ích và được thí điểm tại 14 tỉnh, thành phố. Theo đó, các địa phương chủ động lựa chọn thuê các điểm phục vụ bưu chính (bưu cục, điểm BĐ-VHX) đủ điều kiện theo quy định của bộ phận một cửa.
|
4.
|
4.
|
Đề nghị Bộ TTTT có phương án điều tra tỷ lệ thất lạc thư qua đường bưu chính công ích.
|
Đà Nẵng
|
Vụ Bưu chính
|
Để nâng cao chất lượng dịch vụ BCCI (trong đó có dịch vụ thư cơ bản, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí), hàng năm Bộ TTTT đều tổ chức kiểm tra chất lượng dịch vụ bưu chính công ích trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, một trong các nội dung là kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí (QCVN 01:2015/BTTTT) là “Độ an toàn”; Kết quả kiểm tra tiêu chí này đánh giá được tỷ lệ % số lượng thư, báo được phát an toàn đến người sử dụng dịch vụ. Từ đó chỉ ra tỷ lệ thư, báo thất lạc khi sử dụng dịch vụ bưu chính công ích.
|
5.
|
5.
|
- Một số doanh nghiệp bưu chính được Bộ TT&TT cấp phép hoạt động nhưng chưa có thông báo hoạt động bưu chính khi hoạt động trên địa bàn tỉnh gây khó khăn trong việc quản lý. Hoạt động của các điểm Bưu điện văn hóa xã trên địa bàn tuy đã được cải thiện đáng kể, xong vẫn gặp nhiều khó khăn.
- Nhiều tổ chức, cá nhân chưa nhận thấy được sự hiệu quả, tiện lợi, an toàn khi sử dụng dịch vụ bưu chính công ích; một số cơ quan, đơn vị chưa sử dụng dịch vụ KT1 để đảm bảo, an toàn các văn bản của cơ quan Đảng, Nhà nước.
|
Điện Biên
|
Vụ Bưu chính
|
a. Ngay sau khi cấp giấy phép cho Doanh nghiệp, Bộ TTTT đều có văn bản gửi DN yêu cầu thực hiện các quy định của pháp luật sau khi được cấp giấy phép bưu chính & văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính. Tại văn bản này, Bộ TTTT yêu cầu DN chấp hành các nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như các khuyến cáo nếu DN vi phạm, chỉ dẫn đường link các VB QPPL mà DN cần tuân thủ. Bên cạnh đó, Bộ TTTT cũng gửi nội dung công văn này cho Sở TTTT mà DN hoạt động trên địa bàn để Sở chủ động nắm bắt và kiểm tra.
b. Điểm BĐ-VHX là một loại hình điểm phục vụ (ĐPV) trên mạng bưu chính công cộng được Nhà nước giao cho VNPost khai thác và quản lý. Ngoài việc là nơi cung ứng các dịch vụ bưu chính, viễn thông, điểm BĐ-VHX còn là nơi triển khai các chương trình, đề án, dự án đưa thông tin, truyền thông về nông thôn, phục vụ nhu cầu đọc sách, báo của người dân.
- Hiện nay, Bộ TTTT đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đưa các Chương trình, dự án để triển khai tại các điểm BĐ-VHX và các dịch vụ hành chính công (chi trả lương hưu, trợ cấp xã hội, thu phí xử phạt vi phạm hành chính….) về triển khai tại các bưu cục, điểm phục vụ, trong đó có các điểm BĐ-VHX nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các điểm này cũng như góp phần tăng thêm thu nhập cho nhân viên điểm BĐ-VHX.
- Ngoài ra, VNPost cũng đã chủ động đưa nhiều dịch vụ triển khai tại điểm BĐ-VHX góp phần nâng cao doanh thu cho các điểm BĐ-VHX. Bên cạnh đó, một số địa phương cũng đã chủ động xây dựng đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của của điểm BĐ-VHX từ nguồn ngân sách của địa phương, đã góp phần đáng kể nhằm tăng thu nhập cho nhân viên lao động tại điểm BĐ-VHX
Do vậy, với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của điểm BĐ-VHX, bên cạnh việc Bộ TTTT tiếp tục phối hợp với các Bộ, Ban, ngành nghiên cứu, tìm kiếm các Chương trình, dự án để triển khai tại các điểm BĐ-VHX thì việc Sở TTTT các tỉnh/tp trực thuộc TW chủ động phối hợp với các Sở, ban ngành tại địa phương và Bưu điện tỉnh/TP để xây dựng các đề án hỗ trợ cho hoạt động tại các điểm này bằng nguồn vốn ngân sách địa phương cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh địa phương mình là rất cần thiết.
Theo quy định tại Quyết định số 55/2016/QĐ-TTg thì chỉ các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 khi gửi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước mới bắt buộc phải sử dụng dịch vụ bưu chính KT1.
Nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính tại địa phương cũng như đảm bảo an toàn, an ninh trong giai đoạn tới (giai đoạn ĐH Đảng các cấp), đề nghị Sở TTTT Điện Biên:
- Tuyên truyền người dân triển khai các nội dung của QĐ 45/2016/QĐ-TTg về chuyển trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích
- Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban ngành sử dụng dịch vụ bưu chính phục vụ công tác chỉ đạo điều hành đối với các văn bản có yêu cầu cần chuyển qua dịch vụ KT1
- Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nội dung của Chỉ thị số 28/CT- BTTTT ngày 8/5/2020 của Bộ trưởng Bộ TTTT về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh bưu chính phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp và nâng cao hiệu quả phòng, chống việc chấp nhận, vận chuyển và phát hàng lậu, hàng cấm qua đường bưu chính
|
6.
|
6.
|
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, của Bộ TT&TT, hiện tại Hà Tĩnh đang thực hiện thí điểm chuyển giao một số nhiệm vụ hành chính công thực hiện qua dịch vụ Bưu chính công ích giai đoạn 1. Việc triển khai đang vướng về có cơ chế tài chính hỗ trợ, hợp đồng thuê doanh nghiệp thực hiện (thuê nhân công Bưu điện thực hiện trực, tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết hồ sơ TTHC thay CBCC các CQNN; thuê mặt bằng, trang thiết bị Bưu điện để chuyển Trung tâm Hành chính công ra trụ sở Bưu điện đảm bảo điều kiện) đang vướng, chưa có quy định từ trung ương.
Vì vậy, đề nghị Bộ TT&TT có Văn bản hướng dẫn địa phương thực hiện nội dung này.
|
Hà Tĩnh
|
Vụ Bưu chính
|
Các nội dung vướng mắc này đã được Bộ TTTT đề xuất đưa vào quy định tại Đề án thí điểm thực hiện và cung ứng dịch vụ công qua mạng bưu chính công cộng. Hiện nay, Bộ TTTT đang hoàn thiện Đề án để báo cáo Lãnh đạo Chính phủ trong thời gian tới.
|
7.
|
7.
|
Về Luật Bưu chính năm 2010
- Đối với Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính: Tại Khoản 3, Điều 29 quy định: Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính là kiểm tra nội dung gói, kiện hàng hóa trước khi chấp nhận.
- Trong thực tế việc quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính chung trong một Điều đã gây khó khăn cho các địa phương và doanh nghiệp trong việc hiểu và áp dụng Luật. Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản số 2934/BTTTT-BC, ngày 31/8/2018 về việc hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về bưu chính, trong đó hướng dẫn: việc kiểm tra nội dung gói, kiện hàng hóa trước khi chấp nhận là quyền của doanh nghiệp. Quy định đó được hiểu việc kiểm tra nội dung gói, kiện hàng hóa trước khi chấp nhận phụ thuộc vào ý chí chủ quan của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể kiểm tra, hoặc không kiểm tra. Theo đó, sẽ có nguy cơ dẫn tới việc lợi dụng hoạt động bưu chính để vận chuyển, buôn bán trái phép hàng hóa cấm gửi gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
- Kính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, xem xét, sửa đổi Điều 29 theo hướng: Tách quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính riêng để cho các đối tượng chịu ảnh hưởng của Luật dễ áp dụng và quy định việc kiểm tra nội dung gói, kiện hàng hóa trước khi chấp nhận là nghĩa vụ của doanh nghiệp để đảm bảo an toàn, an ninh trong cung ứng dịch vụ.
|
Quảng Ninh
|
Vụ Bưu chính
|
- Hiện nay, theo các quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện không có chế tài quy định về việc “không kiểm tra nội dung gói, kiện hàng hóa trước khi chấp nhận” (Khoản 3, Điều 29 Luật bưu chính) do đây là quyền của doanh nghiệp (Bộ đã có công văn số 2934/BTTTT-BC ngày 31/8/2018)
Quy định tại Khoản 3 Điều 29 Luật bưu chính là sở cứ pháp lý để DNBC kiểm tra nội dung bưu gửi trước khi chấp nhận (mở gói, kiện hàng hóa để kiểm tra hoặc kiểm tra bằng các công cụ, phương tiện phù hợp) nhằm thực hiện các quyền/nghĩa vụ/trách nhiệm về bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động bưu chính tại Điều 7 (khoản 2), Điều 11 (điểm a khoản 1), Điều 12 (khoản 1), Điều 14 (khoản 1), Điều 29 (khoản 4) Luật Bưu chính.
- Khi chấp nhận bưu gửi, DNBC phải thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Luật bưu chính và các điều khoản liên quan. Theo đó, bưu gửi được chấp nhận khi “không chứa các vật phẩm, hàng hóa quy định tại Điều 12 của Luật này” (vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính).
|
8.
|
8.
|
Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng chế tài xử lý cụ thể đối với hành vi không kiểm tra hàng hóa, bưu gửi trước khi chấp nhận bưu gửi
|
Hà Giang
|
Vụ Bưu Chính
|
Việc quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP là phù hợp, không cần bổ sung chế tài xử lý đối với hành vi không kiểm tra hàng hóa, bưu gửi trước khi chấp nhận bưu gửi (do đây là quyền của DN, Lý do theo quy định tại Điều 29 Luật Bưu chính đây là quyền của Doanh nghiệp
|
9.
|
9.
|
Cần có quy định về an toàn trong cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát (Quy định về cơ sở hạ tầng chia chọn, vận chuyển, con người). Vì hiện nay việc mất hàng hóa, hàng hóa bị rách nát, biến dạng nhiều nhưng chế tài xử lý quá nhẹ (mức bồi thường hấp so với giá trị tài sản).
|
Thái Nguyên
|
Vụ Bưu chính
|
Việc cơ quan quản lý nhà nước ban hành quy định về an toàn trong cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát (cơ sở hạ tầng chia chọn, vận chuyển, con người) là không cần thiết vì đây là nội dung thuộc quy định nội bộ/nghiệp vụ của mỗi doanh nghiệp.
Hiện nay tại Điều 25 Nghị định số 47/2011/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung của Luật bưu chính có quy định mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tối thiểu là cơ sở để các doanh nghiệp quy định mức bối thường cao hơn, qua đó tăng tính cạnh tranh, thu hút khách hàng. Hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp đã triển khai dịch vụ khai giá. Do vậy, khách hàng có thể lựa chọn sử dụng để đảm bảo quyền lợi của mình khi có phát sinh khiếu nại, bồi thường thiệt hại.
|
10.
|
10.
|
Việc quản lý các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực bưu chính chuyển phát rất phức tạp nên Bộ cần quan tâm hơn, chủ động phối hợp với các Bộ ngành có liên quan để có được giải pháp quản lý thiết thực nhất đối với loại hình hoạt động này
|
Cà Mau
|
Vụ BC
|
Bộ đã tổ chức nhiều buổi làm việc, trao đổi/có văn bản với các cơ quan có liên quan (Bộ Công an, Bộ Tài chính…) để tăng cường công tác quản lý hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực.
|
11.
|
11.
|
Khoản 3, Điều 29 Luật Bưu chính quy định việc kiểm tra nội dung gói, kiện hàng hóa là quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, tuy nhiên hướng dẫn tại Công văn số 2934/BTTTT-BC ngày 31/8/2018 xác định đây là quyền của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính. Như vậy nội dung văn bản hướng dẫn của Bộ trái với quy định tại Luật. Nhiều doanh nghiệp căn cứ vào văn bản của Bộ quy trách nhiệm về nội dung hàng gửi cho người gửi và doanh nghiệp không kiểm tra trước khi nhận gửi (đối với tất cả bưu gửi), nguy cơ lợi dụng vận chuyển ma túy, vũ khí, hàng cấm…là rất cao và hiện đang có chiều hướng tăng về số vụ phát hiện vi phạm
- Đề nghị Bộ xem xét, hướng dẫn đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật đã ban hành.
|
Lạng Sơn
|
Vụ BC
|
- Các nội dung quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện không có điều xử phạt về việc “không kiểm tra nội dung gói, kiện, hàng hóa trước khi chấp nhận”.
- Ngày 31/8/2018, Bộ TTTT đã có văn bản số 2934/BTTTT-BC hướng dẫn các DNBC thực hiện các quy định của pháp luật bưu chính (trong đó có nội dung “kiểm tra nội dung gói, kiện hàng hóa trước khi chấp nhận”- khoản 3 Điều 29 Luật bưu chính là quyền của DN).
Quy định tại Khoản 3 Điều 29 Luật bưu chính là sở cứ pháp lý để DNBC kiểm tra nội dung bưu gửi trước khi chấp nhận (mở gói, kiện hàng hóa để kiểm tra hoặc kiểm tra bằng các công cụ, phương tiện phù hợp) nhằm thực hiện các quyền/nghĩa vụ/trách nhiệm về bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động bưu chính tại Điều 7 (khoản 2), Điều 11 (điểm a khoản 1), Điều 12 (khoản 1), Điều 14 (khoản 1), Điều 29 (khoản 4) Luật Bưu chính.
- Khi chấp nhận bưu gửi, DNBC phải thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Luật bưu chính và các điều khoản liên quan. Theo đó, bưu gửi được chấp nhận khi “không chứa các vật phẩm, hàng hóa quy định tại Điều 12 của Luật này” (vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính).
|
12.
|
12.
|
Việc mở bưu gửi (sau khi doanh nghiệp bưu chính đã chấp nhận) để kiểm tra nội dung hàng gửi khi nghi ngờ hàng gửi là ma túy được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BCA-BBCVT ngày 5/5/2006, các căn cứ pháp lý của Thông tư liên tịch trên đã hết hiệu lực pháp lý như Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông, Nghị định 157/2004/NĐ-CP….
- Đề nghị Bộ xem xét, chỉnh sửa hoặc thay thế Thông tư trên. Đồng thời, bổ sung thêm quyền hạn của Chánh thanh tra/Trưởng đoàn thanh tra của Sở về thẩm quyền kiểm tra nội dung hàng gửi khi tổ chức thanh tra, kiểm tra.
|
Lạng Sơn
|
Vụ BC
Thanh tra Bộ
|
Ý 1: Năm 2006, Bộ Công an và Bộ Bưu chính, Viễn thông đã phối hợp ban hành Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BCA-BBCVT của về việc hướng dẫn thực hiện mở và kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện, gói hàng hóa gửi qua mạng bưu chính công cộng và mạng chuyển phát nhanh nhằm phát hiện tội phạm về ma túy… cũng đã có quy định về nguyên tắc/thẩm quyền/trình tự/thủ tục… về việc mở và kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện, gói hàng hoá gửi trong nước, gửi từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam qua mạng bưu chính công cộng và mạng chuyển phát nhằm phát hiện tội phạm về ma tuý. Mặc dù có 1 một số vấn đề thay đổi (căn cứ pháp lý, tên của Bộ), nhưng các nội dung cơ bản vẫn có giá trị nên hiện tại vẫn đang áp dụng Thông tư liên tịch này. Vụ cũng sẽ cân nhắc để phối hợp với Cục Phòng chống tội phạm về ma túy (Bộ Công an) để tổng kết, đánh giá việc triển khai thực hiện văn bản nêu trên trong thời gian tới.
Ý 2: Bổ sung thẩm quyền của Chánh thanh tra/Trưởng đoàn thanh tra của Sở…:
Trường hợp sửa đổi, bổ sung TTLT này thì Thanh tra Bộ sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp như quyền hạn của Chánh thanh tra/Trưởng đoàn thanh tra của Sở về thẩm quyền kiểm tra nội dung hàng gửi khi tổ chức thanh tra, kiểm tra…
|
13.
|
13.
|
- Đối với việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động Bưu chính của Công ty Cổ phần giao hàng tiết kiệm tại Lạng Sơn. Công ty đang ứng dụng phần mềm chạy trên hệ điều hành Android và website để thực hiện nhận hàng tại các cửa hàng (shop) với quy trình vận hành: Shop tự đóng gói hàng hóa cẩn thận tại nhà, đăng ký mã vận đơn trên phần mềm, nhân viên của doanh nghiệp trực tiếp đến địa điểm khách hàng yêu cầu đến nhận hàng về kho và thực hiện việc nhập kho, in bưu, dán lên bưu gửi và kết thúc việc chấp nhận bưu gửi. Nhân viên chỉ được nhận hàng nguyên kiện, không được mở kiểm tra các gói hàng hóa. Tại chi nhánh doanh nghiệp cũng không có bộ phận thực hiện kiểm tra nội dung gói hàng, kiện hàng trước khi chấp nhận bưu gửi.
Như vậy, doanh nghiệp đã thực hiện không đúng (theo Quyết định số 01/2018/QĐ-GHTK về việc công khai, niêm yết các quy định về dịch vụ bưu chính) Quy trình đảm bảo an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ Bưu chính tại Điều 7 quy định “Thường xuyên kiểm tra, phát hiện, xử lý nội dung gói, kiện hàng hóa trước khi chấp nhân bưu gửi nhằm đề phòng nguy cơ kẻ xấu lợi dụng để gửi vật phẩm, hàng hóa bị cấm gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát qua mạng bưu chính” và không thực hiện theo yêu cầu tại Chỉ thị số 95/CT-BTTTT ngày 25/11/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông về tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính.
Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu Doanh nghiệp có quy định rõ hơn về Quy trình đảm bảo an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ Bưu chính.
|
Lạng Sơn
|
Vụ BC
|
- Căn cứ từ nội dung trả lời tại câu hỏi số 3 cho thấy việc “kiểm tra nội dung gói, kiện hàng hóa trước khi chấp nhận”- khoản 3 Điều 29 Luật bưu chính là quyền của DN).
Quy định tại Khoản 3 Điều 29 Luật bưu chính là sở cứ pháp lý để DNBC kiểm tra nội dung bưu gửi trước khi chấp nhận (mở gói, kiện hàng hóa để kiểm tra hoặc kiểm tra bằng các công cụ, phương tiện phù hợp) nhằm thực hiện các quyền/nghĩa vụ/trách nhiệm về bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động bưu chính tại Điều 7 (khoản 2), Điều 11 (điểm a khoản 1), Điều 12 (khoản 1), Điều 14 (khoản 1), Điều 29 (khoản 4) Luật Bưu chính.
- Ngày 8/5/2020, Bộ TT&TT đã ban hành Chỉ thị số 28/CT-BTTTT về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh bưu chính phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp và nâng cao hiệu quả phòng, chống việc chấp nhận, vận chuyển và phát hàng lậu, hàng cấm qua đường bưu chính.
Theo nội dung của Chỉ thị, các Sở TTTT có trách nhiệm tuyên truyền, tập huấn, giới thiệu nội dung của Chỉ thị; tổ chức cho DN ký cam kết “nói không với việc chấp nhận, vận chuyển và phát hàng lậu, hàng cấm qua đường bưu chính” để DN sớm nắm bắt và triển khai.
Hiện nay, một số Sở TTTT (TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nghệ An, Bình Định, Bình Thuận, Đà Nẵng, Đắc Lắk, Sơn La…) đã triển khai các nội dung của Chỉ thị tới các doanh nghiệp bưu chính trên địa bàn. Do vậy, với chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, Sở TTTT Lạng Sơn sớm triển khai các nội dung của Chỉ thị để các DN trên địa bàn nắm bắt và thực hiện.
|
14.
|
14.
|
Đối với quy định “Danh mục hàng hóa cấm lưu thông” do Nghị định 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999 quy định tại Điều 2 “Danh mục 1: Hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện” đã hết hiệu lực. Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông có quy định cụ thể để việc chấp hành được đảm bảo theo quy định của pháp luật.
|
Lạng Sơn
|
Vụ BC
|
- Ngày 12/6/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện (thay thế Nghị định số 11/1999/NĐ-CP)
- Ngày 07/5/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
|
15.
|
15.
|
- Chế tài quản lý đối với địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp bưu chính còn chưa đầy đủ.
Khoản 1, Điều 9 của Nghị định 108/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2018của Chính phủ quy định: “Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính”.
Khoản 1, Điều 25 Luật bưu chính quy định: Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương mà chỉ thành lập địa điểm kinh doanh thì không phải làm thủ tục thông báo hoạt động bưu chính cũng như thực hiện các chế độ báo cáo khácvề Sở Thông tin và Truyền thông.
Như vậy, việc quản lý (theo dõi đi/đến, đơn vị chịu quản lý…) đối với các doanh nghiệp bưu chính hoạt động theo hình thức địa điểm kinh doanh sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý tại địa phương. Đặc biệt là vấn đề quản lý các doanh nghiệp đến hoạt động, ngừng hoạt động trên địa bàn.
|
Hải Dương
|
Vụ
Bưu chính
|
- Vụ Bưu chính đang tiến hành việc nghiên cứu, xem xét và có đề xuất về quy định quản lý loại hình này trong thời gian tới
|
16.
|
16.
|
- Quy định tiêu chuẩn người lao động tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước (KT1).
Việc thực hiện Quyết định số 2183/QĐ-BTTTT ngày 20/12/2018 Quy định tiêu chuẩn người lao động tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước (KT1) gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về bưu chính của Sở cũng như của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 do yêu cầu về tiêu chuẩn trình độ ngoại ngữ, tin học đối với một số vị trí công việc không phù hợp.
Đề xuất giải pháp: Bộ Thông tin và Truyền thông sớm ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 2183/QĐ-BTTTT, trong đó quy định về trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp với từng vị trí công tác đối với người lao động tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp dịch vụ bưu chính KT1; có lộ trình để chuyển đổi từ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cũ sang chứng chỉ ngoại ngữ, tin học mới theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT và Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT.
|
|
|
- Do đặc thù dịch vụ bưu chính KT1, Bộ TTTT đã ban hành Quyết định số 2183/QĐ-BTTTT ngày 20/12/2018 Quy định tiêu chuẩn người lao động tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước. Ngoài các tiêu chuẩn về chính trị, quyết định trên quy định về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, trong đó có tin học và ngoại ngữ cho 6 vị trí (Quản lý/quản lý điều hành mạng, Kiểm soát viên bưu chính, Giao dịch viên bưu chính, Khai thác bưu chính , Vận chuyển bưu chính, Bưu tá)
Đối với chứng chỉ ngoại ngữ, yêu cầu trình độ chỉ áp dụng cho các vị trí quản lý kiểm soát viên và giao dịch viên
Trình độ tin học cơ bản là yêu cầu tối thiểu để sử dụng các phần mềm ứng dụng và các thiết bị được trang bị phục vụ công tác khai thác bưu chính, đây chính là yêu cầu cần thiết trong xu hướng phát triển ngành bưu chính tiến đến thương mại điện tử và tiến trình hiện đại hóa mạng bưu chính phục vụ Đảng, Nhà nước.
Như vậy điều kiện, tiêu chuẩn trên đã đảm bảo theo quy định và phù hợp với nhiệm vụ thực tế của từng vị trí việc làm. Trong quá trình áp dụng, Cục BĐTƯ thường xuyên phối hợp với Vụ TCCB, VNPost kiểm tra, đánh giá và mới nhận được 01 ý kiến của Sở TTTT phản ánh về nội dung này. Cục sẽ tiếp tục theo dõi, đánh giá để điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
- Về đề xuất “có lộ trình chuyển đổi từ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cũ sang chứng chỉ ngoại ngữ, tin học mới theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT và Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT
Đối với các trường hợp đã được cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trước đây được quy đổi tương đương theo đề nghị của Bộ Giáo dục và đào tạo cụ thể:
Ngày 03/8/2016, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn 3755/BGDĐT-GDTX để hướng dẫn việc quy đổi như sau: Việc quy đổi sẽ thực hiện theo đề xuất của Bộ GĐ&ĐT với Bộ Nội vụ tại Công văn 6089/BGDĐT-GDTX ngày 27/10/2014.
Quy định cho tất cả các chức danh nêu trên đều phải có trình độ tin học đạt kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản (mức thấp nhất) theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT như sau:
“1. Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản gồm 06 mô đun sau:
a) Mô đun kỹ năng 01 (Mã IU01): Hiểu biết về CNTT cơ bản (Bảng 01, Phụ lục số 01).
b) Mô đun kỹ năng 02 (Mã IU02): Sử dụng máy tính cơ bản (Bảng 02, Phụ lục số 01).
c) Mô đun kỹ năng 03 (Mã IU03): Xử lý văn bản cơ bản (Bảng 03, Phụ lục số 01).
d) Mô đun kỹ năng 04 (Mã IU04): Sử dụng bảng tính cơ bản (Bảng 04, Phụ lục số 01).
đ) Mô đun kỹ năng 05 (Mã IU05): Sử dụng trình chiếu cơ bản (Bảng 05, Phụ lục 01).
e) Mô đun kỹ năng 06 (Mã IU06): Sử dụng Internet cơ bản (Bảng 06, Phụ lục số 01).”
* Về lộ trình chuyển đổi: Cục BĐTW và Doanh nghiệp được chỉ định sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện trong tháng 7-2020.
|
17.
|
17.
|
Sớm ban hành định mức chung chi trả kinh phí cho Bưu điện tham gia trực tiếp tiếp nhận và trả kết quả tại trung tâm phục vụ hành chính công (Lâm Đồng đã triển khai thí điểm việc chuyển giao cho Bưu điện tiếp nhận và trả kết quả TTHC. Trong thời gian thí điểm, Bưu điện đang tự chi trả kinh phí. Hiện nay, Lâm Đồng đang dự thảo kinh phí chi trả theo ngày công lao động, nhưng chưa được UBND tỉnh phê duyệt)
|
Lâm Đồng
|
|
Bộ ghi nhận ý kiến của Sở TTTT Lâm đồng và sẽ nghiên cứu, ban hành trong thời điểm phù hợp
|
18.
|
18.
|
Đề nghị Bộ sớm rà soát bãi bỏ Thủ tục cấp phép hoạt động cho các doanh nghiệp Bưu chính nội tỉnh. (Do hầu hết các doanh nghiệp bưu chính hoạt động liên tỉnh và do Bộ cấp phép)
|
Lâm Đồng
|
Vụ BC
|
Việc quy định cấp giấy phép bưu chính phạm vi nội tỉnh trong Luật Bưu chính nhằm bảo đảm DNBC có đầy đủ hành lang pháp lý để thực hiện quyền kinh doanh của mình theo nhu cầu, năng lực.
Bên cạnh đó, qua theo dõi, tổng hợp, trong thời gian qua, một số Sở TT&TT như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội đã thực hiện thủ tục cấp giấy phép bưu chính phạm vi nội tỉnh cho 15 DNBC.
|
19.
|
19.
|
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, dịch vụ phát hàng trả tiền (COD) trở thành một dịch vụ thiết yếu, dịch vụ này ngày càng được nhiều doanh nghiệp Bưu chính triển khai và cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định cụ thể về điều kiện cung ứng dịch vụ COD nên hầu hết các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát đều triển khai dịch vụ COD mà không có bất kỳ ràng buộc nào, gây rủi ro cho khách hàng. Một số doanh nghiệp lợi dụng điều này đã chiếm đoạt tiền của khách hàng làm mất uy tín và ảnh hưởng đến chất lượng đến dịch vụ COD. Vì thế, Sở TT&TT kiến nghị Bộ TT&TT sớm ban hành quy định cụ thể về điều kiện cung ứng dịch vụ COD để tạo ra một môi trường kinh doanh lĩnh vực Bưu chính ổn định, cạnh tranh lành mạnh.
|
Lâm Đồng
|
Vụ BC
|
Dịch vụ COD là một trong những dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cho dịch vụ bưu chính. Tuy nhiên, phạm vi dịch vụ COD này thuộc chức năng quản lý của ngành Ngân hàng (thu hộ - chi hộ). Bộ TTTT đã có văn bản (số 3429/BTTTT-BC ngày 9/10/2018) đề nghị Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn dịch vụ thu hộ tiền khi phát hàng (COD). Theo thông tin của NHNN thì hiện nay NHNN đang xây dựng Nghị định thay thế NĐ số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung tại NĐ số 80/2016/NĐ-CP) nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho các tổ chức khác cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
|
II
|
LĨNH VỰC VIỄN THÔNG
|
||||
20.
|
1.
|
Chỉ đạo các Doanh nghiệp viễn thông sớm đưa cáp quang, Internet về 02 xã Tân Trạch, Thượng Trạch để đẩy mạnh việc gửi nhận văn bản điện tử, cung cấp dịch vụ công trên toàn tỉnh
|
Quảng Bình
|
Cục Viễn thông
|
Cục đã trao đổi với Sở TTTT Quảng Bình để làm rõ các nội dung đề nghị liên quan. Theo đó Sở TTTT Quảng Bình đang tiếp tục làm việc với VNPT để đánh giá những vướng mắc. Đề nghị Sở có văn bản gửi Cục nêu rõ những vướng mắc có liên quan để phối hợp, giải quyết.
|
21.
|
2.
|
Bộ có phương án nhanh nhất (chuyển cho đơn vị khác tiếp nhận, hỗ trợ kinh phí tháo dỡ (nếu có),...) để giúp tỉnh Cà Mau xử lý tình trạng các cột ăng ten, nhà trạm BTS của Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Toàn Cầu (Gtel Mobile) đang bị xuống cấp trầm trọng, mất an toàn có thể gây nguy hiểm cho người dân sống xung quanh bất cứ lúc nào trong mùa mưa bão sắp tới
|
Cà Mau
|
Cục VT
|
1. Trước mắt, Quý Sở khẩn trương phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra rà soát việc bảo dưỡng trạm BTS mùa mưa bão theo yêu cầu của Bộ Xây dựng tại công văn 2593/BXD-GĐ ngày 01/6/2020 phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn mùa mưa bão năm 2020 tại địa phương.
2. Liên quan đến các trạm cột anten, nhà trạm BTS của Gtel Mobile, đề nghị Quý Sở phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn, yêu cầu các bên liên quan thực hiện quyền lợi và trách nhiệm trên cơ sở hợp đồng đã kí kết với hộ dân, đơn vị cho thuê đặt trạm và quy định quản lý có liên quan tại địa phương.
|
22.
|
3.
|
Bộ cần thay đổi việc quản lý thuê bao di động: thuê bao trả trước và trả sau phải có các quy định bắt buộc như nhau (không cần phân biệt như hiện nay). Chỉ phân biệt hình thức trả cước sử dụng dịch vụ trước hay sau là do chủ thuê bao lựa chọn
|
Cà Mau
|
Cục VT
|
Việc quản lý thuê bao di động không phân biệt 02 hình thức trả trước và trả sau. Đối với hình thức trả trước cần tuân thủ theo điều kiện giao dịch chung, đối với trả sau theo điều khoản hợp đồng với doanh nghiệp di động. Cả hai hình thức đều phải đảm bảo thông tin thuê bao theo quy định của Nghị định 49.
|
23.
|
4.
|
Có ý kiến đề nghị các Tập đoàn viễn thông quan tâm ưu tiên bố trí nguồn kinh phí các dự án về đầu tư xây dựng cống bể ngầm cho các doanh nghiệp thuộc tập đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện ngầm hóa,
cải tạo, chỉnh trang cáp và dây thuê bao trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh theo tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. |
Thừa Thiên Huế
|
Cục VT
|
Nhất trí với kiến nghị của Sở TTTT, Bộ sẽ chuyển đề nghị này tới các DNVT để ưu tiên bố trí nguồn kinh phí các dự án về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thụ động tại địa phương.
|
24.
|
5.
|
Có giải pháp chia sẽ thông tin thuê bao di động trả trước của các doanh nghiệp về Sở TTTT để phục vụ quản lý và thanh kiểm tra nhằm xóa bỏ Sim rác đồng thời chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty chỉ đạo cấp dưới chấm dứt tình trạng kích hoạt trước thông tin thuê bao để bán sim ra thị trường, cũng như kích hoạt tỉnh này rồi chuyển qua tỉnh khác bán lưu thông ra thị trường.
|
Thừa Thiên Huế
|
Cục VT
|
1. Bộ TTTT tổ chức thanh tra diện rộng về chấp hành pháp luật về quản lý thông tin thuê bao từ cuối năm 2019 và trên cơ sở kết quả thanh tra, Bộ đã có văn bản nhắc nhở lần 1 với người đứng đầu các DNVT di động về việc để xảy ra tình trạng SIM rác vẫn được bán trên thị trường.
Sau khi có văn bản nhắc nhở, các DNVT di động đã triển khai các biện pháp như tập trung bán SIM trên kênh nội bộ tại các điểm cung cấp dịch vụ của chính doanh nghiệp, dừng bán SIM hòa mạng tại các đại lý ủy quyền như trước đây.
2. Bộ đề nghị các Sở TTTT tỉnh/thành phố tiếp tục giám sát việc chấp hành, thực hiện các quy định về quản lý thông tin thuê bao của các DNVT di động tại địa phương và có phản ánh về Bộ TTTT để tiếp tục xử lý theo tinh thần công văn số 866/BTTTT-TTr ngày 27/3/2019.
|
25.
|
6.
|
Chỉ đạo Công ty Cổ phần Viễn thông di động Toàn Cầu (Gtel Mobile) thu hồi các trạm BTS đã ngừng sử dụng, không phát sóng tại tỉnh Thừa Thiên Huế
|
Thừa Thiên Huế
|
Cục VT
|
1. Liên quan đến các trạm cột anten, nhà trạm BTS của Gtel Mobile, đề nghị Quý Sở phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn, yêu cầu các bên liên quan thực hiện quyền lợi và trách nhiệm trên cơ sở hợp đồng đã kí kết với hộ dân, đơn vị cho thuê đặt trạm và quy định quản lý có liên quan tại địa phương.
2. Hiện nay, Bộ TTTT (Cục Viễn thông) đang yêu cầu Gtel Mobile báo cáo tình hình chung về giải quyết vấn đề liên quan đến hợp đồng đặt các trạm BTS với người dân và các cơ quan tổ chức cho thuê địa điểm để có hướng xử lý.
|
26.
|
7.
|
Theo Quy định tại Khoản 1, Điều 3, Chương I, Thông tư số 47/2017/TT-BTTTT ngày 29/12/2017 của Bộ TT&TT quy định hạn mức khuyến mại đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất: “Tổng giá trị tối đa dùng để khuyến mại trong một chương trình khuyến mại cho thuê bao dịch vụ thông tin di động trả trước không được vượt quá 20% tổng giá trị của dịch vụ thông tin di động, hàng hóa viễn thông chuyên dùng đối với dịch vụ thông tin di động được khuyến mại.”
Tuy nhiên, tại Khoản 1, Điều 6, Mục 1, Chương II Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại: “Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng các hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại, Điều 8, Khoản 2 Điều 9, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Nghị định này”.
Sở Thông tin và Truyền thông nhận thấy: Do việc Quy định này, nhà mạng chỉ được khuyến mại không quá 20% với thuê bao trả trước (theo Thông tư số 47/2017/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông) trái với Quy định 81/2018/NĐ-CP của chính phủ, vướng mắc cho doanh nghiệp khi triển khai thực hiện.
- Đề nghị chỉnh sửa quy định tại Khoản 1, Điều 3, Chương I, Thông tư số 47/2017/TT-BTTTT ngày 29/12/2017 của Bộ TT&TT quy định hạn mức khuyến mại đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất cho phù hợp với Nghị định số 81/2018/NĐ-CP của chính phủ.
|
Lạng Sơn
|
Cục VT
|
Hiện nay, Bộ TTTT đang trình Chính phủ xem xét ký ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 25/2011/NĐ-CP, trong đó có:
- Quy định hạn mức khuyến mại tương tự như Nghị định số 81/2018/NĐ-CP;
- Thẩm quyền quản lý đối với khuyến mại viễn thông là Bộ Thông tin và Truyền thông.
|
27.
|
8.
|
Tại điểm b, Khoản 1, Điều 59 Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 quy định: “Các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành quy định tại phụ lục II của Luật này được tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan…”, Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động là quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành và được tiếp tục thực hiện. Trong khi đó, Công văn số 384/BTTTT-PC ngày 14/2/2019 của Bộ hướng dẫn Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh dừng tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt các quy hoạch trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Đề nghị Bộ hướng dẫn lại nội dung trên, đảm bảo đúng với quy định của Luật Quy hoạch. Ngoài ra, đề nghị Bộ phối hợp với các Bộ ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch vì hiện tại Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tại tỉnh Lạng Sơn vẫn chưa được UBND cho phép xây dựng.
|
Lạng Sơn
|
Cục VT
|
1. Ngày 25/4/2020, Bộ TTTT đã có văn bản số 1320/BTTTT-CVT hướng dẫn các địa phương điều chỉnh nội dung quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tại địa phương. Theo đó: Ngày 16/8/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 Giải thích một số điều của Luật Quy hoạch. Trong đó, khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết hướng dẫn “các quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt trước ngày 01/01/2019, trong quá trình thực hiện được điều chỉnh nội dung theo quy định của pháp luật có liên quan trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho đến khi quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch được quyết định hoặc phê duyệt”.
Các quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tại địa phương đã được phê duyệt trước ngày 01/01/2019 (ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực) thuộc phạm vi giải thích tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 nêu trên. Vì vậy trong quá trình thực hiện, địa phương được điều chỉnh nội dung theo quy định của pháp luật có liên quan trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực cho đến khi quy hoạch tỉnh/thành phố được phê duyệt.
2. Đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ vào nhu cầu thực tế tại địa phương, tham mưu với cấp có thẩm quyền để điều chỉnh quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
|
28.
|
9.
|
- Xây dựng và sớm triển khai chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2021-2025 để đảm bảo đáp ứng chỉ tiêu phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025 đối với chỉ tiêu số 85. Tỷ lệ số dân được phủ sóng di động (%) tại Mục tiêu 9.5 đến năm 2030 đảm bảo phát triển hạ tầng công nghệ thông tin đến từng địa bàn, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng sa, biên giới, hải đảo; đảm bảo 100% hộ gia đình có khả năng tiếp cận hệ thống thông tin và truyền thông (mục tiêu 9.c toàn cầu), Mục tiêu 9: Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.
|
Sơn La
|
Quỹ DVVTCI
Ban QLCT VTCI
Cục VT
|
Hiện nay Bộ TTTT đang khẩn trương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2021-2025 (dự kiến Quý III/2020 và sớm triển khai chương trình cuối năm 2020). Mục tiêu của chương trình có căn cứ, tham vấn một số văn bản, mục tiêu cao hơn như Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ, chương trình chuyển đổi số quốc gia, mục tiêu phát triển bền vững...
|
29.
|
10.
|
Đề nghị Bộ có chính sách hỗ trợ cước phí tần số về thiết bị giám sát hành trình qua vệ tinh đối với tàu cá xa bờ (hiện nay phí sử dụng 300.000đ/năm).
|
Quảng Trị
|
Cục Tần số
|
- Bộ TTTT đã cấp giấy phép cho 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giám sát hành trình tàu cá (VNPT, Viettel, Vishipel, Bình Anh, HTC). Trong đó:
+ VNPT cung cấp giá gói dịch vụ quản lý tàu thuyền VSS là 8.025.000đ/12 tháng (668.750/tháng)
+ Viettel cung cấp gói cước trả trước 12 tháng là 4.740.000đ/năm (395.000đ/tháng) hoặc gói trả từng tháng là 516.000đ/tháng
- Đối với thiết bị giám sát hành trình tàu cá, Bộ TTTT thu phí sử dụng tần số theo quy định tại Thông tư số 265/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính với mức phí là 240.000đ/năm.
- Mặt khác, hiện nay một số doanh nghiệp cũng có chương trình hỗ trợ phí sử dụng tần số cho ngư dân mua thiết bị và sử dụng dịch vụ giám sát tàu cá qua vệ tinh.
- Bộ TTTT sẽ đề xuất Bộ Tài chính miễn, giảm phí, lệ phí cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện đối với thiết bị giám sát tàu cá qua vệ tinh khi sửa đổi Thông tư số 265/2016/TT-BTC.
|
30.
|
11.
|
Năm 2020 là năm cuối thực hiện về quy hoạch BCVT, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động. Vì vậy, đề nghị Bộ sớm có định hướng trong việc xây dựng quy hoạch cho giai đoạn tiếp theo
|
Quảng Trị
|
Cục Viễn thông
Viện Chiến lược TTTT
|
Theo quy định của Luật quy hoạch, để ban hành quy hoạch thông tin truyền thông cần đợi ban hành quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, vì vậy sau khi các quy hoạch này được ban hành, Bộ TTTT sẽ xem xét, hướng dẫn việc xây dựng quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động.
Ngày 25/4/2020, Bộ TTTT đã có văn bản số 1320/BTTTT-CVT hướng dẫn các địa phương điều chỉnh nội dung quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tại địa phương. Theo đó:
Ngày 16/8/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 Giải thích một số điều của Luật Quy hoạch. Trong đó, khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết hướng dẫn “các quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt trước ngày 01/01/2019, trong quá trình thực hiện được điều chỉnh nội dung theo quy định của pháp luật có liên quan trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho đến khi quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch được quyết định hoặc phê duyệt”.
Các quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tại địa phương đã được phê duyệt trước ngày 01/01/2019 (ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực) thuộc phạm vi giải thích tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 nêu trên. Vì vậy trong quá trình thực hiện, địa phương được điều chỉnh nội dung theo quy định của pháp luật có liên quan trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực cho đến khi quy hoạch tỉnh/thành phố được phê duyệt.
Đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ vào nhu cầu thực tế tại địa phương, tham mưu với cấp có thẩm quyền để điều chỉnh quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
|
31.
|
12.
|
Tình trạng các trạm Gmobile đã dừng hoạt động, tuy nhiên không được bảo trì bảo dưỡng, không thanh toán tiền cho chủ mặt bằng, gây sự bức xúc trong nhân dân và mất an toàn cho các công trình lân cận.
Về việc này UBND thành phố Đà Nẵng đã có Công văn số 254/UBND-ĐTĐT ngày 14/01/2020 gửi TTTT về việc đề xuất xử lý đối với một số trạm BTS của Công ty Cổ phần Viễn thông di động Toàn Cầu tại Đà Nẵng.
Đề nghị Bộ TTTT có văn bản phản hồi, hướng dẫn các phương án xử lý đối với các trạm này, vì chỉ có tỉ lệ nhỏ các trạm được các nhà mạng có nhu cầu sử dụng lại, hầu hết các chủ cho thuê mặt bằng yêu cầu phải tháo dỡ và thu hồi.
|
Đà Nẵng
|
Cục Viễn thông
|
Trước mắt, Quý Sở khẩn trương phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra rà soát việc bảo dưỡng trạm BTS mùa mưa bão theo yêu cầu của Bộ Xây dựng tại công văn 2593/BXD-GĐ ngày 01/6/2020 phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn mùa mưa bão năm 2020 tại địa phương.
Liên quan đến các trạm cột anten, nhà trạm BTS của Gtel Mobile, đề nghị Quý Sở phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn, yêu cầucác bên liên quan thực hiện quyền lợi và trách nhiệm trên cơ sở hợp đồng đã kí kết với hộ dân, đơn vị cho thuê đặt trạm và quy định quản lý có liên quan tại địa phương.
- Cục Viễn thông đang đang thúc đẩy các DN di động khác xem xét khả năng tận dụng hạ tầng BTS của Gtel Mobile trên toàn quốc nói chung và Cà Mau nói riêng.
|
32.
|
13.
|
Kiến nghị, đề xuất: Đề nghị Bộ TT&TT có hướng dẫn, giải pháp để có thể sử dụng sử dụng kinh phí của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích đầu tư hạ tầng mở rộng thêm cho khu vực đô thị phục vụ cho lợi ích công cộng, cụ thể: có thể dùng kinh phí cho việc đầu tư hạ tầng để hạ ngầm, bó gọn cáp thông tin ở các địa phương.
|
Vĩnh Phúc
|
Cục Viễn Thông
Quỹ DVVTCI
Ban QLCT VTCI
|
Việc sử dụng kinh phí Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích để hỗ trợ đầu tư hạ tầng viễn thông được thực hiện theo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020. Theo đó, sử dụng Quỹ để hỗ trợ đầu tư thiết lập:
(1) Hệ thống truyền dẫn,
(2) Mạng truy nhập cố định,
(3) Mạng truy nhập băng rộng di động băng rộng.
Việc hỗ trợ đầu tư thực hiện theo dự án để thực hiện 3 nhiệm vụ trên. Nếu trong dự án có địa bàn thực hiện 3 nhiệm vụ mà có các tuyến cáp cần đầu tư mới hoặc nâng cấp thì có thể sử dụng nguồn kinh phí từ Chương trình.
Hoàn toàn không có kinh phí dùng riêng cho mục đích hỗ trợ đầu tư hạ ngầm, bó gọn cáp.
|
33.
|
14.
|
- Việc quản lý thuê bao di động trả trước, trò chơi điện tử của các doanh nghiệp vẫn còn bất cập, tình trạng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động chưa thực hiện tốt quy định của nhà nước về quản lý thuê bao di động trả trước, tuy đã giảm, nhưng vẫn còn tình trạng phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, tin nhắn có nội dung đe dọa... gây bức xúc cho người dân trên địa bàn tỉnh.
- Tỷ lệ sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp viễn thông vẫn còn thấp; nhiều trạm BTS tại các vùng chưa có điện lưới phải hoạt động bằng điện máy nổ (Còn 16 vị trí trạm BTS phải sử dụng điện máy nổ).
Đề nghị Bộ TTTT tiếp tục hướng dẫn triển khai Chương trình VTCI đến năm 2020.
|
Điện Biên
|
Vụ QLDN
Quỹ DVVTCI
Ban QLCT VTCI
|
1. Trong Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020 chưa đề cập đến vấn đề dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp. Theo quy định thuộc Chương trình thì việc hỗ trợ đầu tư và sử dụng hạ tầng viễn thông là độc lập từng doanh nghiệp.
- Đối với việc đầu tư xây dựng trạm BTS: Việc hỗ trợ đầu tư thiết lập mạng truy nhập băng rộng di động (trạm thu phát sóng thông tin di động) đến các xã có trong Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020 và Thông tư số 08/2016/TT-BTTTT. Giai đoạn 2016-2018, Điện Biên có 01 xã được hỗ trợ đầu tư thiết lập mạng truy nhập băng rộng di động.
2. Hướng dẫn triển khai Chương trình VTCI đến năm 2020:
- Việc triển khai và thực hiện Chương trình VTCI đến năm 2020 được thực hiện theo Thông tư số 08/2016/TT-BTTTT. Hiện Ban Quản lý Chương trình VTCI đang phối hợp với Vụ Quản lý doanh nghiệp, Vụ Pháp chế hoàn thiện trình Bộ ban hành thông tư sửa đổi Thông tư số 08/2016/TT-BTTTT;
- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ TT&TT, ngày 03/4/2020, Ban Quản lý Chương trình đã có văn bản số 289/BQLVTCI-HTDV về việc hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông rà soát số liệu kế hoạch và dự toán kinh phí hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích năm 2020 theo Thông tư số 02/2020/TT-BTTTT
|
34.
|
15.
|
Việc triển khai dự án hỗ trợ thiết lập hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Phú Yên (theo chương trình viễn thông công ích giai đoạn 2016-2010): Theo VB số 638/BQL VTCI-HTHT ngày 30/12/2016 của BQL BQL Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích và Văn bản số 128/UBND-ĐTXD của UBND tỉnh Phú Yên đã thống nhất tỉnh Phú Yên có 5 xã được thụ hưởng thiết lập hạ tầng Viễn thông, nhưng đến nay dự án chưa được triển khai. Trong 5 xã này có một xã hiện nay đang trắng về hạ tầng Internet có dây nên không thể triển khai chính quyền điện tử được được. Đề nghị Bộ có thông tin chính xác về vấn đề này.
|
Phú Yên
|
Vụ QLDN,
Ban QLCTVTCI,
Quỹ DVVTCI
|
- Theo văn bản 638/BQLVTCI: Phú Yên có 5 xã được thụ hưởng thiết lập hạ tầng viễn thông.
- Theo văn bản số 355/QĐ-BTTTT: địa bàn 5 xã của Phú Yên thuộc 02 Dự án.
- Theo Quyết định số 2389/QĐ-BTTTT ngày 25/12/2017 giao VNPT là chủ đầu tư dự án, có 03 xã của Phú Yên là: Ea Bá, Phú Mỡ, Sông Hinh được hỗ trợ đầu tư thiết lập mạng truy nhập băng rộng cố định.
- Theo Quyết định 2398/QĐ-BTTTT ngày 25/12/2017 giao VNPT là chủ đầu tư dự án, có 02 xã của Phú Yên là: Xuân Long, Sơn Thành Tây được hỗ trợ đầu tư thiết lập mạng truy nhập băng rộng cố định.
Đến nay, VNPT đã lập dự án 02 dự án này. Bộ TT&TT và Bộ Xây dựng thẩm định dự án. VNPT đang hoàn thiện theo ý kiến thẩm định để Bộ phê duyệt.
|
35.
|
16.
|
Theo kiến nghị của doanh nghiệp về việc sau khi tạm ngưng cung cấp dịch vụ số điện thoại vi phạm quảng cáo, rao vặt liên quan hoạt động tín dụng đen: Các thuê bao vi phạm tới cửa hàng đề nghị cung cấp lại số thuê bao bị chặn do vi phạm hoặc số điện thoại khác. Doanh nghiệp chưa có căn cứ, cơ sở pháp lý để từ chối cung cấp dịch vụ lại hoặc số thuê bao điện thoại mới cho khách hàng.
Do đó, kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn cụ thể về quy định, cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp ngừng cung cấp dịch vụ lại đối với thuê bao vi phạm trên để đảm bảo việc xử lý thuê bao vi phạm quảng cáo rao vặt liên quan hoạt động tín dụng đen đạt hiệu quả.
|
Khánh Hòa
|
Cục Viễn thông
|
Đề nghị Sở xin ý kiến của cơ quan, đơn vị đã yêu cầu ngưng cung cấp dịch vụ đối với số điện thoại vi phạm để có căn cứ tiếp tục cung cấp dịch vụ cho các thuê bao này nếu đã đáp ứng đủ điều kiện của cơ quan, đơn vị đã yêu cầu ngưng cung cấp dịch vụ.
|
36.
|
17.
|
Đề nghị Bộ sớm xem xét hỗ trợ:
- Lắp đặt đầu thu truyền hình số mặt đất tại khu vực thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh (khu vực đã được duyệt nhưng chưa triển khai lắp đặt trong năm 2019 do cơ sở hạ tầng về trạm phát chưa đảm bảo).
- Lắp đặt truyền hình số vệ tinh tại các khu vực nằm trong vùng hỗ trợ truyền hình số mặt đất nhưng khi triển khai không thu được sóng, tín hiệu yếu.
(Các nội dung trên Sở đã có Văn bản số 134/STTTT-BCVT ngày 17/02/2020 kiến nghị việc triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn).
|
Hà Tĩnh
|
Ban QLCTVTCI, Quỹ DVVTCI
|
1. Sở TT&TT Hà Tĩnh có văn bản số 1159/STTTT-BCVT ngày 27/12/2019 về việc xác nhận số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện hỗ trợ đầu thu truyền hình số trên địa bàn Hà tĩnh, trong đó có đề nghị Ban Quản lý Chương trình VTCI “Chỉ đạo đơn vị trúng thầu lắp đặt đầu thu đợt 1 có kế hoạch hỗ trợ, lắp đặt thiết bị tại Huyện Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh do hiện tại việc xây dựng cột ăng ten tại Đài Truyền thanh – Truyền hình thị xã Kỳ Anh đang được thực hiện dự kiến hoàn thành trong tháng I/2020.
Với các hộ gia đình chưa thực hiện việc hỗ trợ đầu th THS mặt đất với ký do”sóng yếu không thu được tín hiệu”, kiến nghị Ban yêu cầu nhà thầu tổng hợp và đề nghị Ban chuyển sang hỗ trợ đầu thu truyền hình số vệ tinh”
Ngày 03/2/2020, Ban Quản lý Chương trình VTCI công ích có văn bản số 54/BQLVTCI-HCTH phúc văn bản số 1159/STTTT-BCVT ngày 27/12/2019, theo đó Hà Tĩnh là tỉnh thuộc dự án Dự án hỗ trợ truyền hình số mặt đất của 12 tỉnh thuộc Nhóm III và nhà thầu Công ty cổ phần Công nghệ Công nghiệp Bưu chính Viễn thông đã hoàn thành 100% việc hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh vào tháng 15/7/2019 theo Hợp đồng đã ký và đã được Sở TT&TT Hà Tĩnh xác nhận. Do vậy, không thể thực hiện được kiến nghị của địa phương do dự án đã hoàn thành.
2. Lắp đặt đầu thu truyền hình số mặt đất tại khu vực thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh (khu vực đã được duyệt nhưng chưa triển khai lắp đặt trong năm 2019 do cơ sở hạ tầng về trạm phát chưa đảm bảo): Dự án triển khai hỗ trợ đâu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 tại địa phương đã hoàn thành trong năm 2019 và đã được Sở TTTT xác nhận, Ban Quản lý Chương trình đã nghiệm thu kết quả của nhà thầu. Do vậy, không thể thực hiện hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất theo đề nghị của Sở TTTT Hà Tĩnh do dự án đã hoàn thành.
3. Lắp đặt truyền hình số vệ tinh tại các khu vực nằm trong vùng hỗ trợ truyền hình số mặt đất nhưng khi triển khai không thu được sóng, tín hiệu yếu: Theo quy định hiện hành, các đối tượng được hỗ trợ phải trong vùng hỗ trợ được Bộ TTTT phê duyệt (vùng hỗ trợ đầu thu THS mặt đất hoặc vệ tinh), đối với đề nghị của Sở về việc “Lắp đặt truyền hình số vệ tinh tại các khu vực nằm trong vùng hỗ trợ truyền hình số mặt đất nhưng khi triển khai không thu được sóng, tín hiệu yếu”, Bộ TTTT đã giao Cục Tần số VTĐ chủ trì và phối hợp với địa phương thống nhất và có văn bản xác định vùng hỗ trợ mặt đất hoặc vệ tinh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Do vậy, để đảm bảo đúng quy định, đề nghị địa phương tiếp tục phối hợp với Cục tần số VTĐ xác định, thống nhất và báo cáo Bộ TTTT xem xét, phê duyệt quyết định điều chỉnh vùng hỗ trợ đầu thu THS mặt đất tại các khu vực sóng yếu, tín hiệu yếu sang vùng hỗ trợ đầu thu THS vệ tinh. Trên cơ sở quyết định điều chỉnh vùng hỗ trợ đầu thu THS vệ tinh của Bộ TTTT, Ban Quản lý Chương trình sẽ kiểm tra, rà soát lại số liệu theo kiến nghị của địa phương tổng hợp và báo cáo Bộ TTTT xem xét, quyết định công tác hỗ trợ đầu thu truyền hình số vệ tinh theo quy định.
|
37.
|
18.
|
Đề nghị Bộ có văn bản hướng dẫn về thực hiện nhiệm vụ của địa phương trong những năm tiếp theo, sau khi đã hoàn thành việc hỗ trợ đầu thu truyền hình số (để địa phương chủ động trong việc thực hiện).
|
Hà Tĩnh
|
Cục Tần số
|
Đề án số hóa TDPS truyền hình mặt đất sau khi hoàn thành trên phạm vi cả nước cần được xem xét tổng kết, đánh giá để xây dựng định hướng tiếp theo
|
38.
|
19.
|
Hiện nay, tại Hà Tĩnh việc xây dựng các trạm BTS tự đứng dưới dạng “thân thiện môi trường” Sở tham mưu UBND tỉnh và đã được UBND tỉnh đồng ý xây dựng theo hướng “cột đa năng thân thiện môi trường kết hợp đèn chiếu sáng, camera an ninh. Việc thực hiện theo hướng này có thể làm giảm các thủ tục cho các doanh nghiệp.
Đề nghị Bộ TT&TT có các Quy định tương tự về cột “thân thiện, ngụy trang ...” để các doanh nghiệp có thể phát triển hạ tầng tại các khu đô thị được thuận lợi.
|
Hà Tĩnh
|
Cục Viễn thông
|
Đề nghị Sở căn cứ quy định về cột anten thân thiện môi trường tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 15/2016/TTLT-BTTTT-BXD của Bộ Xây dựng và Bộ TTTT để thực hiện.
Một số trạm BTS ngụy trang dưới dạng cây cối, cột đèn,… có thể xem là thân thiện môi trường nhưng do có chiều cao hơn 3m và lắp đặt trên mặt đất nên là loại trạm cồng kềnh theo 15/2016/TTLT-BTTTT-BXD và phải xin cấp phép xây dựng theo 15/2016/TTLT-BTTTT-BXD
|
39.
|
20.
|
- Cần có hướng dẫn triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích (tập huấn, văn bản hướng dẫn).
|
Thái Nguyên
|
Quỹ DVVTCI
Ban QL DVVTCI
|
Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020 theo QĐ 1168/QĐ-TTg đã được Bộ tập huấn, hướng dẫn trước khi triển khai từ năm 2016. Bộ TT&TT đã có các Thông tư số 08/2016/TT-BTTTT, 09/2016/TT-BTTTT, văn bản 1772/BTTTT-QLDN, 1773/BTTTT-QLDN để hướng dẫn.
Đến nay, Quyết định 1168/QĐ-TTg được sửa đổi, bổ sung theo QĐ 868/QĐ-TTg. Theo đó, Bộ TTTT đã ban hành Thông tư số 02/2020/TT-BTTTT và hoàn thiện Thông tư sửa đổi Thông tư số 08/2016/TT-BTTTT để ban hành, nên hiện chưa có hướng dẫn thêm về những nội dung sửa đổi của Chương trình.
|
40.
|
21.
|
Bộ chỉ đạo các doanh nghiệp hoàn thành việc kiểm định các đài viễn thông trước 30/6/2020 (Ngày thông tư 07/2020/TT-BTTTT có hiệu lực).
|
Thái Nguyên
|
Cục Viễn thông
|
Ngày 13/4/2020, Bộ TTTT đã ban hành Thông tư số 07/2020/TT-BTTTT quy định về kiểm định thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện. Theo đó :
- Đối với các thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện đã nộp phí thẩm định nhưng chưa được kiểm định trước ngày thông tư có hiệu lực thì các tổ chức kiểm định phải tiếp tục hoàn thành kiểm định theo quy định về kiểm định có hiệu lực tại thời điểm nộp phí thẩm định (nghĩa là thực hiện kiểm định theo quy định tại thông tư 16/2011/TT-BTTTT).
- Đối với những thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện thuộc “Danh mục thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định” nhưng chưa nộp phí thẩm định thì các tổ chức, doanh nghiệp quản lý, khai thác phải thực hiện kiểm định theo quy định của thông tư 07/2020/TT-BTTTT.
Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh rõ ràng, cụ thể. Đề nghị các tổ chức, doanh nghiệp quản lý, khai thác phải thực hiện đúng quy định. Đồng thời đề nghị các Sở với trách nhiệm quản lý tại địa phương thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành đối với các tổ chức, doanh nghiệp quản lý, khai thác các thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện thuộc danh mục bắt buộc phải điểm định.
|
41.
|
22.
|
Thông tư 02/2020/TT-BTTTT ngày 14/2/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định điều kiện Đài PTTH tỉnh hưởng giá cước viễn thông công ích để phát sóng là đài chưa tự chủ về tài chính. Quy định này không phù hợp với thực tế vì hiện nay các đài đều đã thực hiện tự chủ một phần, do đó mặc dù có quy định nhưng không có đài tỉnh nào được hỗ trợ phần kinh phí này.
- Đề nghị xem xét bổ sung quy định cụ thể: tỷ lệ tự chủ về tài chính của Đài PTTH tỉnh để hỗ trợ phát sóng kênh truyền hình chính trị địa phương sử dụng băng tần Ku của vệ tinh VINASAT.
|
Lạng Sơn
|
Cục Viễn thông
|
- Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam được thành lập với mục tiêu hỗ trợ dịch vụ viễn thông cho các đối tượng nghèo, chính sách xã hội, các đối tượng đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để đảm bảo quyền truy nhập dịch vụ bình đẳng, hợp lý. Các đối tượng thụ hưởng chủ yếu là các đối tượng khó khăn, không có điều kiện chi trả để sử dụng dịch vụ viễn thông.
- Do đó, theo quy định tại Điều 15 Thông tư 02/2020/TT-BTTTT thì chỉ những đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh đặc biệt khó khăn, chưa tự chủ về tài chính thì mới được Quỹ VTCI hỗ trợ.
- Các đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh tự chủ hoặc tự chủ một phần (theo quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP) nghĩa là đã có các nguồn thu khác ngoài ngân sách cấp về (thu từ quảng cáo, bản quyền....) thì sẽ không thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ từ Quỹ VTCI
|
42.
|
23.
|
- Bộ hướng dẫn Sở quản lý chất lượng dịch vụ, chất lượng dịch vụ truy nhập internet trên mạng viễn thông di động mặt đất và chất lượng dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất. 02 thông tư 08/2019/TT-BTTTT và Thông tư 09/2019/TT-BTTTT có hiệu lực từ 1/3/2020, nhưng chưa thấy triển khai thực hiện.
|
|
Cục Viễn thông
VNNIC
|
- Các Sở TT&TT thực hiện công tác quản lý nhà nước về chất lượng dịch vụ viễn thông trên địa bàn quản lý của mình theo các nội dung được phân công tại Thông tư số 08/2013/TT-BTTTT - quy định về quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông.
- Cục Viễn thông đang xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 08/2013/TT-BTTTT và Thông tư thay thế Thông tư số 35/2015/TT-BTTTT để sửa đổi, bổ sung các biểu mẫu báo cáo, kết quả tự đo kiểm theo các chỉ tiêu tại Quy chuẩn QCVN 34:2019/BTTTT, QCVN 81:2019/BTTTT (được ban hành kèm theo Thông tư số 08/2019/TT-BTTTT và Thông tư số 09/2019/TT-BTTTT) và cập nhật Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng.
- Hiện nay, các doanh nghiệp viễn thông đang thực hiện áp dụng các quy chuẩn mới theo hướng dẫn tại công văn số 681/CVT-CL ngày 13/02/2020 của Cục Viễn thông.
|
43.
|
24.
|
Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành văn bản chính thức khẳng định về ảnh hưởng của sóng điện từ tại các trạm BTS không có hại đến sức khỏe của con người để tháo gỡ khó khăn trong việc xây dựng cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động cho các doanh nghiệp viễn thông.
|
Thái Bình
|
Cục Viễn thông
|
Bộ đã nhiều lần trả lời về vấn đề này, cụ thể như sau :
- Về trả lời chính thức tại diễn đàn Quốc Hội : Nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Lê Doãn Hợp (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã chính thức trả lời vấn đề sóng điện từ của các trạm BTS ảnh hưởng đến sức khỏe con người tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 6, Khóa XII (tham khảo clip tại đường dẫn : https://www.youtube.com/watch?v=U1b9Jjo0xPY);
- Về văn bản : Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản số 212/BTTTT-KHCN ngày 20/01/2017 về việc phổ biến thông tin liên quan đến việc quản lý phát triển các trạm BTS ở Việt Nam, theo đó đã có ý kiến chính thức về các sở cứ khoa học trên thế giới và Việt Nam, cũng như vấn đề tiêu chuẩn hóa và hoạt động quản lý an toàn phơi nhiễm của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã có nhiều văn bản trả lời về vấn đề này như :
+ Công văn số 4469/BTTTT-VP ngày 08/12/2017 về việc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc Hội Phan Thái Bình;
+ Công văn số 1825/BTTTT-KHCN ngày 11/6/2019 về việc quản lý phát triển các trạm BTS…
- Nhiều Sở TTTT đã cập nhật rất tốt các tài liệu phổ biến của Bộ Thông tin và Truyền thông, đồng thời có văn bản hướng dẫn hoặc bài viết tuyên truyền về an toàn phơi nhiễm tại địa phương như : Nghệ Anh, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kom Tum… Các nội dung này được đăng tải, cập nhật trên trang website của các địa phương này.
- Ngoài ra Bộ cung cấp thông tin cập nhật mới nhất của Ủy ban quốc tế về bảo vệ bức xạ không ion hóa (ICNIRP), vào đầu năm 2020 đã phát hành phiên bản cập nhật của tài liệu Hướng dẫn giới hạn phơi nhiễm trường điện từ dải tần từ 100kHz đến 300GHz. Theo đó ICNIRP khẳng định các giới hạn phơi nhiễm quốc tế vẫn đảm bảo sự an toàn đối với mọi người (kể cả trẻ em).
|
44.
|
25.
|
Hướng dẫn cụ thể việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của địa phương.
|
Thái Bình
|
Cục Viễn thông
|
Đề nghị Sở căn cứ quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT để thực hiện.
Ngày 25/4/2020, Bộ TTTT đã có văn bản số 1320/BTTTT-CVT hướng dẫn các địa phương điều chỉnh nội dung quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tại địa phương.. Theo do:
Ngày 16/8/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 Giải thích một số điều của Luật Quy hoạch. Trong đó, khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết hướng dẫn “các quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt trước ngày 01/01/2019, trong quá trình thực hiện được điều chỉnh nội dung theo quy định của pháp luật có liên quan trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho đến khi quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch được quyết định hoặc phê duyệt”.
Các quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tại địa phương đã được phê duyệt trước ngày 01/01/2019 (ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực) thuộc phạm vi giải thích tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 nêu trên. Vì vậy trong quá trình thực hiện, địa phương được điều chỉnh nội dung theo quy định của pháp luật có liên quan trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực cho đến khi quy hoạch tỉnh/thành phố được phê duyệt.
Đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ vào nhu cầu thực tế tại địa phương, tham mưu với cấp có thẩm quyền để điều chỉnh quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
|
45.
|
26.
|
- Có ý kiến với các doanh nghiệp viễn thông trong việc chỉ đạo các đơn vị, trung tâm, chi nhánh trực thuộc ở cấp tỉnh, cấp huyện phối hợp, báo cáo, cung cấp thông tin số liệu về phát triển hạ tầng, dịch vụ cho UBND cấp huyện định kỳ để thuận lợi cho công tác quản lý và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của các địa phương.
|
Thanh Hoá
|
Cục Viễn thông
|
Theo quy định hiện hành, pháp nhân thực hiện công tác báo cáo thống kê định kỳ là các doanh nghiệp viễn thông (là pháp nhân được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ/thiết lập mạng viễn thông), không phải chi nhánh, hay các đơn vị trực thuộc hay Trung tâm viễn thông tại từng tỉnh/thành. Trong quá trình thực hiện công tác báo cáo, tùy theo quy trình nội bộ từng doanh nghiệp, mà các chi nhánh/đơn vị/trung tâm tại từng tỉnh/thành có thể tham gia thực hiện những công việc nhất định, nhưng trách nhiệm cuối cùng và cao nhất vẫn là doanh nghiệp viễn thông. Bộ TTTT sẽ nhắc nhở các DN viễn thông để có hình thức báo cáo phù hợp phục vụ công tác chung.
|
46.
|
27.
|
- Khó khăn: Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong thuê mặt bằng tại các tòa nhà cao tầng của cơ quan nhà nước để lắp đặt trạm BTS (Cục Thuế,…) do vướng mắc về thẩm quyền, quy định của pháp luật.
=> Kiến nghị: Bộ TTTT và các bộ ngành Trung ương có giải pháp tháo gỡ và hướng dẫn thống nhất thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
|
Long An
|
Cục VT
|
Bộ TTTT đã có tờ trình số 26/TTr-BTTTT ngày 29/4/2020 đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về các khó khăn, vướng mắc và biện pháp tháo gỡ đối với vấn đề BTS lắp trên đất công. Hiện Văn phòng Chính phủ đang lấy ý kiến các Bộ, cơ quan liên quan để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Khi có kết quả, Bộ TTTT sẽ thông báo tới các Sở TTTT.
Liên quan đến biện pháp tháo gỡ đối với việc lắp đặt BTS trên đất công, trong nội dung phân tích, báo cáo Thủ tướng CP của Bộ TTTT có đề xuất việc xem xét ban hành Nghị quyết của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho việc này, vì vậy kiến nghị Long An, Nam Định, Hải Dương xem xét, cùng phối hợp với Bộ TTTT trong việc ban hành Nghị quyết của CP.
|
47.
|
28.
|
Đề nghị Bộ sớm có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc về việc các doanh nghiệp Viễn thông xây dựng hạ tầng trên đất công.
|
Nam Định
|
|
|
48.
|
29.
|
Khó khăn thuê vị trí đất công, trụ sở cơ quan nhà nước để xây dựng trạm BTS:
Luật Quản lý sử dụng tài sản công Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 quy định một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản công: “sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không phù hợp với mục đích sử dụng của tài sản, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao”.
Hiện nay, các doanh nghiệp viễn thông muốn thuê vị trí đất công, trụ sở cơ quan nhà nước trong xây dựng, lắp đặt trạm thu phát sóng thông tin di động (BTS) trên tại trụ sở cơ quan, đất công đang bị vướng do vi phạm quy định trên của Luật quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ; nhiều địa phương, cơ quan nhà nước yêu cầu doanh nghiệp viễn thông di dời trạm BTS đang hoạt động. Điều này gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong đảm bảo thông tin liên lạc cho các cấp chính quyền và cung cấp chất lượng dịch vụ cho người dân cũng như phát triển sản xuất kinh doanh.
|
Hải Dương
|
|
|
49.
|
30.
|
- Ngoài ra, đề nghị Bộ làm rõ “số tiền hỗ trợ trong tháng liên lạc” là mức nào cụ thể theo Khoản 5, Điều 10 Thông tư 02/2020/TT-BTTTT Thông tư quy định danh mục, đối tượng thụ hưởng, phạm vi, chất lượng, giá cước tối đa dịch vụ viễn thông công ích và mức hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020: “Trường hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng hết số tiền hỗ trợ trong tháng liên lạc thì cắt liên lạc chiều đi (khóa một chiều) cho đến thời điểm bắt đầu tháng liên lạc được hỗ trợ tiếp theo. Trường hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng không hết số tiền hỗ trợ trong tháng liên lạc thì số tiền còn lại được bảo lưu sang các tháng hỗ trợ tiếp theo”.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban QL chương trình VTCI và các sở trong việc xác nhận đối tượng thụ hưởng định kỳ, đồng thời các nội dung Ban đã nghiệm thụ để thanh toán hỗ trợ cho các doanh nghiệp cần gửi Sở để biết phục vụ cho công tác kiểm tra giám sát.
|
Lạng Sơn
|
Vụ QLDN
Vụ KHTC
BQL Chương trình VTCI
|
1. "Theo quy định tại Điều 10 thông tư 02 thì mỗi hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ sử dụng gói cước có giá trị là 45k/tháng, nếu trong tháng hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo không dùng hết số tiền hỗ trợ đó thì số tiền còn lại (hoặc theo gói cước thì số phút thoại, SMS, data tương ứng với số tiền còn lại đó) sẽ được chuyển sang tháng tiếp theo để tiếp tục sử dụng"
2. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Quản lý Chương trình VTCI và các sở trong việc xác nhận đối tượng thụ hưởng định kỳ, đồng thời các nội dung Ban đã nghiệm thụ để thanh toán hỗ trợ cho các doanh nghiệp cần gửi Sở để biết phục vụ cho công tác kiểm tra giám sát:
+ Ban Quản lý Chương trình VTCI đã trình và được Bộ phê duyệt Kế hoạch kiểm tra giám sát thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ VTCI năm 2020. Theo đó, các đoàn kiểm tra giám sát năm 2020 (102 đoàn, 32 đoàn thực hiện giám sát hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích) sẽ có sự phối hợp và tham gia của các Sở TTTT.
+ Ban Quản lý Chương trình VTCI sẽ gửi (qua email) số liệu đã nghiệm thu, thanh toán cho các danh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh theo kỳ thanh toán.
|
50.
|
31.
|
Kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chuyển hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất sang hỗ trợ đầu thu vệ tinh vì không thu được sóng truyền hình số mặt đất.
|
Bình Định
|
Cục TS
BQL Chương trình DVVTCI
|
Cục Tần số vô tuyến điện đã phối hợp với UBND tỉnh, Sở TTTT tỉnh Bình Định xác định vùng hỗ trợ đầu thu truyền hình số trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trên cơ sở đó, Ban Quản lý VTCI đã thực hiện hỗ trợ đầu thu truyền hình số trên địa bàn. Tuy nhiên, còn một số điểm vùng lõm, không thu được sóng truyền hình số mặt đất, trong thời gian tới Cục Tần số vô tuyến điện sẽ phối hợp với Ban QLCT rà soát, thực hiện hỗ trợ đầu thu vệ tính theo quy đinh.
|
51.
|
32.
|
Hỗ trợ chính sách giảm giá cước triển khai đường truyền số liệu chuyên dùng tại địa phương để triển khai đến cấp xã; giảm giá cung cấp dịch vụ bưu chính công ích đảm bảo phù hợp theo tình hình hiện nay
|
Phú Yên
|
Cục BĐTW
|
*Ý kiến về giá cước dịch vụ Bưu chính:
Dịch vụ Bưu chính công ích, Cục BĐTW không trực tiếp tham gia QLNN lĩnh vực BC công ích (theo chức năng nhiệm vụ của Vụ BC thì vai trò QLNN thuộc về Vụ BC)
Đối với dịch vụ Bưu chính KT1 (quy định theo QĐ 55/2016/QĐ-TTG và Thông tư 16/2017/TT-BTTTT & Thông tư 23/2017/TT-BTTTT), Cục BĐTW giải trình với ý kiến cước phí cao:
Dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước (bưu chính KT1) là dịch vụ có chất lượng cao nhất; được bảo đảm an toàn, bí mật, nhanh chóng, chính xác, kịp thời trong mọi tình huống; được cung cấp liên tục 24 giờ trong một ngày và 7 ngày trong một tuần, kể cả ngày nghỉ lễ, Tết. Hiện nay, không có dịch vụ bưu chính, chuyển phát nào có chất lượng tương đương. Để đảm bảo bù đắp chi phí cung ứng dịch vụ đáp ứng các yêu cầu nêu trên, năm 2017 được sự đồng thuận của Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành mức giá cước tối đa dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước tại địa phương. Doanh nghiệp Bưu chính có trách nhiệm ban hành giá cước, bảo đảm không cao hơn mức giá cước tối đa tại TT số 23/2017/TT-BTTTT. Theo đó, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) đã ban hành Quyết định 1179/QĐ-BĐVN ngày 18/10/2018 quy định giá cước dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, nhà nước ở địa phương.
Khoản 2 Điều 8 Quyết định 55/2016/QĐ-TTg quy định: Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí cho việc sử dụng dịch vụ bưu chính KT1 của các đối tượng quy định tại Phụ lục II. Vì vậy, để có kinh phí sử dụng dịch vụ bưu chính KT1, các đơn vị sử dụng dịch vụ BCKT1 tại tỉnh cần sớm xây dựng dự toán ngân sách, trình Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính cấp ngân sách sử dụng.
Với đề nghị giảm giá cước dịch vụ bưu chính KT1 của Sở TTTT, Cục BĐTW sẽ phối hợp với Vụ Bưu chính rà soát quy định mức giá cước tối đa dịch vụ BC KT1 quy định trong Thông tư 23 của Bộ và Quyết định 1179 nêu trên của VNPost để báo cáo, đề xuất Bộ TTTT xem xét trong thời gian tới.
*Ý kiến về giá cước mạng TSLCD:
Tại Điều 2 Thông tư 43/2017/TT-BTTTT quy định mức giá cước tối đa dịch vụ trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước không vượt quá 50% mức giá cước của các dịch vụ công cộng tương ứng tại cùng thời điểm, doanh nghiệp thực hiện công khai giá cước dịch vụ theo quy định của pháp luật. Các đơn vị sử dụng dịch vụ sẽ chi trả cước phí cho dịch vụ đó đúng theo quy định.
Sở TTTT các tỉnh, thành phố có thẩm quyền yêu cầu các doanh nghiệp công bố và niêm yết giá theo quy định.
Ngoài ra, để có kinh phí sử dụng dịch vụ, các đơn vị sử dụng dịch vụ mạng TSLCD cấp II tại tỉnh cần sớm xây dựng dự toán ngân sách, trình UBND chỉ đạo Sở Tài chính cấp ngân sách sử dụng; Tại một số địa phương, Sở TTTT xây dựng dự toán ngân sách tập trung để chi trả cho các cơ quan HCNN tại tỉnh, TP (ví dụ: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng…)
*Ý kiến hỗ trợ chính sách giảm giá cước:
- Giá cước được quy định theo Luật giá và Luật cạnh tranh.
- Bộ TTTT đã ban hành các Thông tư quy định giá cước “trần”cho các dịch vụ mạng TSLCD và mạng BCKT1.
Do đó, khi sử dụng dịch vụ, đề xuất Sở TTTT là cơ quan đầu mối của tỉnh (đại diện cho các CQ Đảng, CQ thuộc hệ thống HCNN tại địa phương) tiến hành đàm phán, thương thảo giá cước sử dụng dịch vụ mạng TSLCD và Bưu chính KT1 theo quy định tại các Thông tư về cước trên. Sau đó, ký Hợp đồng tổng thể (với các tỉnh chi trả tập trung) hoặc ký xác nhận thống nhất về nguyên tắc với Doanh nghiệp (với các tỉnh không chi trả tập trung), trên cơ sở đó DN Bưu chính, Viễn thông sẽ ký với từng CQ, đơn vị sử dụng dịch vụ tại tỉnh.
- Bộ TTTT chỉ nên khuyến nghị với các Doanh nghiệp (cấp Tập đoàn, Tổng công ty: VNPost, VNPT, Viettel…) về chính sách giá cước ưu đãi trong việc cung cấp các dịch vụ chuyên dùng (BCKT1, TSLCD) tại địa phương, đặc biệt đối với các bài toán, ứng dụng triển khai tập trung từ Trung ương đến các địa phương.
|
52.
|
33.
|
Điều kiện hộ nghèo, cận nghèo được nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số theo Điều 15, Thông tư 08/2016/TT-BTTTT đã không còn phù hợp với Quyết định 310/QĐ-TTg ngày 14/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ: Có những hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sử dụng TV tích hợp tính năng thu truyền hình số theo chuẩn DVB-T2 hay có đầu thu DVB-T2 ở vùng sẽ không có sóng truyền hình số mặt đất sẽ không được nhận hỗ trợ. Như vậy là không hợp lý, không phù hợp với thực tế.
- Đề nghị bổ sung Điều 15, Thông tư 08/2016/TT-BTTTTđiều kiện nhận hỗ trợ bao gồm: cả những hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sử dụng TV tích hợp tính năng thu truyền hình số theo chuẩn DVB-T2 hay có đầu thu DVB-T2 ở khu vực phủ sóng truyền hình vệ tinh.
|
Lạng Sơn
|
Ban QL CT VTCI
|
Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Thông tư số 08/2016/TT-BTTTT, trong đó các nội dung liên quan đến việc hỗ trợ đầu thu THS sẽ được điều chỉnh để phù hợp với thực tế triển khai. Bộ TT&TT sẽ có hướng dẫn cụ thể cho địa phương khi Thông tư sửa đổi Thông tư số 08/2016/TT-BTTTT được ban hành.
|
53.
|
34.
|
Đề nghị Bộ có văn bản thông báo việc tắt sóng truyền hình tương tự tại khu vực III để các tỉnh chủ động thông báo đến các đơn vị biết. Ngoài ra, đề nghị Bộ chỉ đạo nhà thầu đảm bảo tiến độ, thời gian lắp đặt đầu thu vệ tinh vì theo thông báo của Ban QLVTCI thời gian lắp đặt hỗ trợ đầu thu vệ tinh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo từ 27/3 đến 30/6 là hoàn tất việc hỗ trợ. Tuy nhiên, nhà thầu (Công ty Việt Trung) thông báo thời gian giao thiết bị đợt 1 là 19/5, còn đợt 2 chưa có thời hạn với lý do chưa có thiết bị. Như vậy, tiến độ lắp đặt sẽ không kịp với thời gian tắt sóng
|
Quảng Trị
Quảng Ninh
|
Ban QL
CT VTCI
|
- Bộ TT&TT có văn bản số 35/TB-BTTT ngày 20/4/2020 về việc điều chỉnh thời điểm ngừng phát song truyền hình tương tự mặt đất đối với các trạm phát lại tại 9 tỉnh nhóm II và 12 tỉnh nhóm III, theo đó thời điểm tắt sóng của các tỉnh nhóm III là vào 0h00 ngày 30/6/2020.
- Về tiến độ triển khai hỗ trợ lắp đặt đầu thu vệ tinh tại Quảng Ninh và Quảng Trị, Ban Quản lý Chương trình đã làm việc và đôn đốc nhà thầu và nhà thầu đã cam kết và phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ theo điều khoản hợp đồng đã ký, hoàn tất việc lắp đặt đầu thu THS vệ tinh đến ngày 30/6/2020.
|
54.
|
35.
|
Thực tế trong quá trình triển khai thực hiện việc tổng hợp số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh một số khó khăn, vướng mắc như sau:
- Mã số hộ nghèo, hộ cận nghèo: Việc cung cấp mã hộ nghèo, hộ cận nghèo còn chưa đầy đủ. Nguyên nhân là một số địa phương chưa hoàn thành việc cập nhật thông tin, dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo vào phần mềm quản lý đối tượng dẫn đến thiếu thông tin về mã định danh hộ nghèo, hộ cận nghèo. Gây khó khăn cho công tác tổng hợp số liệu và thiếu thông tin.
- Số CMND của chủ hộ: Một số hộ gia đình chủ hộ không có CMND.
- Điện thoại: Một số hộ gia đình không có điện thoại.
* Kiến nghị:
Sở Thông tin và Truyền thông kính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, xem xét, có giải pháp, văn bản hướng dẫn để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đã nêu trên. Để đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo trong vùng bị ảnh hưởng được nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số thuộc Nhóm IV theo đúng lộ trình đề ra.
|
Lai Châu
|
Ban QL CT VTCI
|
Trên cơ sở danh sách hộ nghèo, hộ cận, hộ cận nghèo theo mẫu số 03/THS và mẫu số 04/THS có xác nhận của UBND tỉnh quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BTTTT, Ban Quản lý Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích tổng hợp, trình Bộ TT&TT để lập dự án hỗ trợ. Để đảm bảo quyền lợi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, trường hợp không có CMT của chủ hộ hoặc một số hộ không có điện thoại theo các trường thông tin tại 02 mẫu nêu trên, có xác nhận của UBND và nêu rõ lý do về các trường hợp thiếu thông tin đó, Ban Quản lý Chương trình VTCI vẫn thực hiện hỗ trợ cho người dân.
|
55.
|
36.
|
- Hướng dẫn cách thống kê và có cơ chế chính sách để nâng cao tỷ lệ nữ sử dụng điện thoại, đối với chỉ tiêu phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025 cụ thể là đối với chỉ tiêu 53. Tỷ lệ nữ sử dụng điện thoại (%) tại Mục tiêu 5.8: Nâng cao việc sử dụng các công nghệ tạo thuận lợi, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy việc trao quyền cho phụ nữ. Tạo điều kiện cho phụ nữ được tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, Mục tiêu 5: đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.
|
Sơn La
|
Cục VT
Vụ CNTT
|
1. Về thu thập số liệu Tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động là nữ được thực hiện thông qua điều tra thống kê (điều tra xã hội học).
2. Về phần nâng cao tỷ lệ nữ sử dụng điện thoại, có thể thực hiện như sau:
Sở Sơn La phối hợp với Hội LHPN tỉnh Sơn La, xây dựng Chương trình phổ cập smartphone cho nữ hội viên của tỉnh. Trong đó thể hiện các nội dung: Đào tạo phổ cập việc sử dụng các công nghệ số cho phụ nữ (Hội LHPN có chi hội đến các tổ dân phố); Hỗ trợ phổ cập smartphone cho phụ nữ theo mục tiêu mỗi phụ nữ có 1 smartphone (phổ cập smartphone này có thể đăng ký làm pilot với các nhà mạng hiện nay đang phối hợp với các công ty sản xuất smartphone của Việt Nam triển khai Chương trình smartphone quốc dân với giá được hỗ trợ từ nhà sản xuất và nhà mạng - khoảng trên 500K/máy smartphone). Các nhiệm vụ trong Chương trình cần phải được làm đồng bộ và nên gắn liền với kế hoạch chuyển đổi số của địa phương.
|
56.
|
37.
|
Việc triển khai Đề án số hóa truyền hình mặt đất còn chậm và nhiều khó khăn, tỉnh Gia Lai là một trong các tỉnh triển khai cuối cùng, đến nay chưa rõ việc hỗ trợ đầu thu truyền hình số từ Trung ương nên việc hỗ trợ bổ sung từ ngân sách tỉnh còn lúng túng.
|
Gia Lai
|
Cục Tần số
|
Hiện nay, việc hỗ trợ STB được thực hiện theo Giai đoạn phù hợp với kế hoạch ngừng phát sóng ATV tại các tỉnh. Đối với các tỉnh Nhóm IV, trong đó có Gia Lai sẽ được triển khai hỗ trợ STB trước thời điểm ngừng phát sóng ATV tại Gia Lai vào ngày 30/11/2020. Bộ TTTT đã có công văn số 4143/BTTTT-CTS ngày 06/12/2018 hướng dẫn các tỉnh Nhóm IV triển khai Đề án số hóa truyền hình mặt đất, đề nghị các tỉnh nghiên cứu, thực hiện.
|
57.
|
38.
|
Đề nghị Bộ có văn bản thông báo việc tắt sóng truyền hình tương tự tại khu vực III để các tỉnh chủ động thông báo đến các đơn vị biết. Ngoài ra, đề nghị Bộ chỉ đạo nhà thầu đảm bảo tiến độ, thời gian lắp đặt đầu thu vệ tinh vì theo thông báo của Ban QLVTCI thời gian lắp đặt hỗ trợ đầu thu vệ tinh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo từ 27/3 đến 30/6 là hoàn tất việc hỗ trợ. Tuy nhiên, nhà thầu (Công ty Việt Trung) thông báo thời gian giao thiết bị đợt 1 là 19/5, còn đợt 2 chưa có thời hạn với lý do chưa có thiết bị. Như vậy, tiến độ lắp đặt sẽ không kịp với thời gian tắt sóng
|
Quảng Trị
Quảng Ninh
|
Cục Tần số
Ban QLCT
|
- Bộ TT&TT có văn bản số 35/TB-BTTT ngày 20/4/2020 về việc điều chỉnh thời điểm ngừng phát song truyền hình tương tự mặt đất đối với các trạm phát lại tại 9 tỉnh nhóm II và 12 tỉnh nhóm III, theo đó thời điểm tắt sóng của các tỉnh nhóm III là vào 0h00 ngày 30/6/2020.
- Về tiến độ triển khai hỗ trợ lắp đặt đầu thu vệ tinh tại Quảng Ninh và Quảng Trị, Ban Quản lý Chương trình đã làm việc và đôn đốc nhà thầu và nhà thầu đã cam kết và phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ theo điều khoản hợp đồng đã ký, hoàn tất việc lắp đặt đầu thu THS vệ tinh đến ngày 30/6/2020.
|
III
|
LĨNH VỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
|
||||
58.
|
1.
|
Đề nghị Bộ làm việc với Văn phòng Chính phủ để cung cấp đầu mối cho các tỉnh trong việc phối hợp kết nối các phần mềm dùng chung, trục liên thông của cấp tỉnh với Quảng Trị Chính phủ.
|
Quảng Trị
|
Cục THH
|
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về CPĐT, thời gian quan Bộ TTTT đã phối hợp với các Bộ, ngành trong triển khai, xây dựng CPĐT (trong đó có VPCP).
Ngày 12/3/2019, Trục liên thông VB quốc gia đã khai trương và đưa vào vận hành trong đó Bộ TTTT được giao nhiệm vụ xây dựng mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức thống nhất theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu của tất cả các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương.
- Tại Khoản 3 Điều 27 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước có nêu “Bộ TTTT chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.”
- Do đó, Bộ TTTT thực hiện vai trò chủ trì, điều phối về triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Bộ TTTT đang dự thảo Quy chế phát triển, quản lý, vận hành, khai thác Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia trên cơ sở tích hợp Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương (NGSP) và Trục liên thông văn bản quốc gia tạo thành một nền tảng thống nhất, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Quy chế được ban hành sẽ quy định rõ vai trò, trách nhiệm của Bộ TTTT, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan trong triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu trong các cơ quan nhà nước.
Về việc kết nối các phần mềm dùng chung, trục liên thông: Trong quá trình triển khai, nếu Sở có khó khăn vướng mắc, đề nghị liên hệ Bộ TTTT (Cục Tin học hóa) để được hỗ
|
59.
|
2.
|
Việc xác định nhiệm vụ đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin thời gian vừa qua chưa sâu sát, một số cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ không đề xuất được các yêu cầu cụ thể của dự án để xin chủ trương thực hiện. Nguyên nhân do chủ đầu tư không có đủ năng lực tổ chức triển khai dự án và thiếu cơ sở các quy định yêu cầu áp dụng của bộ, ngành trung ương đối với từng lĩnh vực quản lý
=> Đề xuất: Các bộ, ngành trung ương cần nghiên cứu ban hành các quy định cụ thể đối với từng nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin để địa phương làm cơ sở xây dựng, áp dụng
|
Cà Mau
|
Cục THH
|
Tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 đã xác định các nhiệm vụ cụ thể, trọng tâm thực hiện xây dựng phát triển Chính phủ điện tử trong giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến 2025. Trong đó có các nhiệm vụ giao cho địa phương thực hiện. Do đó, hiện tại, các địa phương căn cứ nhiệm vụ, giải pháp đã được nêu tại Nghị quyết 17/NQ-CP để làm cơ sở xác định, xây dựng nhiệm vụ, thực hiện đầu tư.
Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đang xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về xây dựng, phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó xác định các nhiệm vụ, nhóm nhiệm vụ cần đầu tư, thực hiện tại các bộ, ngành, địa phương. Sau khi Nghị quyết được ban hành sẽ là cơ sở để địa phương triển khai, áp dụng trong giai đoạn tới.
|
60.
|
3.
|
Hướng dẫn cụ thể việc xác định và công bố DVCTT mức độ 3, 4 theo quy định tại Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ TTTT đối với trường hợp dịch vụ công không phải thanh toán phí hoặc không có mẫu đơn, tờ khai.
|
Long An
|
Cục THH
|
- Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP và Điều 5 Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT đã quy định rõ DVCTT mức độ 1, 2, 3, 4. Theo đó:
+ Đối với trường hợp TTHC không có mẫu đơn, tờ khai thì chỉ có thể là DVCTT mức độ 1.
+ Đối với trường hợp không phải thanh toán phí, để xác định là DVCTT mức độ 4 thì phải đảm bảo các yêu cầu tại khoản 4 Điều 5 Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT, khác với DVCTT mức độ 3 ở chỗ “Việc trả kết quả cho người sử dụng có thể được thực hiện trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp. Kết quả dưới dạng điện tử của dịch vụ công trực tuyến có giá trị pháp lý như đối với kết quả truyền thống theo quy định về kết quả điện tử của cơ quan chuyên ngành. Việc trả kết quả trực tuyến được thực hiện theo sự thống nhất của người sử dụng và cơ quan cung cấp dịch vụ qua một hoặc nhiều hình thức sau: thông báo trên Cổng thông tin điện tử có dịch vụ công trực tuyến; gửi qua chức năng trả kết quả của dịch vụ công trực tuyến; gửi qua thư điện tử của người sử dụng. Khuyến khích gửi kết quả qua các kênh giao tiếp điện tử khác như: tin nhắn trên điện thoại di động, dịch vụ trao đổi thông tin trên mạng”.
- Ngoài ra, hàng năm Bộ TTTT đều có Báo cáo ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước của các bộ, ngành, địa phương, trong đó có thực hiện đánh giá các DVCTT mức độ 3, 4 do bộ, ngành, địa phương để xác định mức độ và tính hiệu quả của việc triển khai DVCTT. Kết quả của đánh giá được Bộ TTTT xác nhận với các bộ, ngành, địa phương và công bố trên Hệ thống đánh giá mức độ ứng dụng CNTT và phát triển CPĐT tại địa chỉ https://bcudcntt.aita.gov.vn/
|
61.
|
4.
|
Để tháo gỡ khó khăn trong việc bố trí kinh phí phục vụ kiểm thử Cổng dịch vụ công của tỉnh Thanh Hóa, Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị Bộ trưởng chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ hỗ trợ trong việc kiểm thử Cổng dịch vụ công tỉnh Thanh Hóa theo quy định. Trong trường hợp Bộ không hỗ trợ kinh phí kiểm thử, đề nghị Bộ trưởng chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ hướng dẫn Sở TTTT Thanh Hóa về căn cứ pháp lý áp dụng, nội dung, định mức kinh phí phục vụ kiểm thử làm cơ sở để Sở trình UBND tỉnh xin kinh phí thực hiện.
|
Thanh Hoá
|
Cục THH
|
1) Về quy định chi phí kiểm thử
Hiện tại, đối với các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã có quy định về chi phí triển khai tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP và Thông tư số 04/2020/TT-BTTTT ngày 24/2/2020. Theo đó chi phí kiểm thử được quy định thuộc nguồn Chi phí khác (điểm đ) Điều 19 của Nghị định). Chi tiết chi phí kiểm thử chi tiết được xác định theo hướng dẫn tại CV số 3787/BTTTT-THH ngày 26/12/2014. Thời điểm hiện tại, BTTTT giao Cục THH đang xây dựng và xin ý kiến rộng rãi dự thảo QĐ của BTTTT thay thế CV nói trên, dự kiến ban hành trong tháng 6/2020. Quý Sở cần xem xét sử dụng kinh phí triển khai dự án đảm bảo phù hợp với quy định.
2) Trong trường hợp Quý Sở cần hỗ trợ kiểm thử, Bộ Thông tin và Truyền thông giao Cục THH chủ trì, phối hợp với Cục ATTT thực hiện. Trong đó: Sở tự kiểm thử chức năng và những nội dung liên quan nghiệp vụ; Cục THH hỗ trợ kiểm thử hiệu năng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; Cục ATTT hỗ trợ kiểm thử an toàn, bảo mật
|
62.
|
5.
|
Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông trên địa bàn tỉnh còn chồng chéo, dẫn đến việc triển khai các nhiệm vụ ứng dụng CNTT xây dựng Chính quyền điện tử không thống nhất, tập trung, cụ thể:Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng Đề án thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin của tỉnh trên cơ sở hợp nhất tất cả các chức năng, nhiệm vụ về công nghệ thông tin - kỹ thuật của 03 Trung tâm CNTT thuộc Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường (theo Thông báo số 61/TB-BCĐ ngày 19/4/2019 của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW về kết luận của Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW). Sở Thông tin và Truyền thông đã xây dựng Đề án trên cơ sở sáp nhập nguyên trạng Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Văn phòng UBND tỉnh và một số chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm CNTT thuộc Sở Tài nguyên và môi trường vào Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông thuộc Sở Thông tin và Truyền thông.
Đề xuất giải pháp: Bộ Thông tin và Truyền thông có hướng dẫn cụ thể hơn để tỉnh tổ chức thực hiện.
|
Hải Dương
|
Cục THH
Vụ TCCB
|
Căn cứ Quyết định số 1431/QĐ-TTg ngày 26/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đến năm 2021, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó, đối tượng áp dụng Nghị định bao gồm đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.
Như vậy:
(1) Sở căn cứ vào quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đến năm 2021, định hướng đến 2030 và định hướng, chỉ đạo của tỉnh để xác định mục tiêu, yêu cầu của việc sáp nhập các Trung tâm;
(2) Điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền thành lập, tổ chức lại Trung tâm CNTT thuộc Sở TTTT trên cơ sở sáp nhập Trung tâm CNTT thuộc Sở TNMT và Trung tâm CNTT thuộc Văn phòng thì thực hiện theo quy định tại Nghị định 55/2012/NĐ-CP đã nêu trên.
|
63.
|
6.
|
Kính đề nghị Bộ TTTT có hướng dẫn cụ thể về các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể về triển khai xây dựng đô thị thông minh tại các địa phương, nhằm đảm bảo tính kế thừa, tổng thể, tránh trùng lắp với các nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số giai đoạn 2020 – 2025.
|
Quảng Nam
|
Cục THH
|
Về xây dựng đô thị thông minh, do đang ở bước đầu thí điểm triển khai, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành một số Quyết định và công văn hướng dẫn.
- Quyết định số 829/QĐ-BTTTT ngày 31/05/2019 Ban hành Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh (phiên bản 1.0)
- Công văn số 3098/BTTTT-KHCN ngày13/09/2019 Công bố Bộ chỉ số đô thị thông minh Việt Nam giai đoạn đế 2025 (Phiên bản 1.0)
- Công văn số 4176/BTTTT-THH ngày 22/11/2019 Hướng dẫn thí điểm triển khai dịch vụ đô thị thông minh.
Sau khi hoàn thành thí điểm, Bộ sẽ tổ chức tổng kết, đánh giá và xem xét ban hành các văn bản hướng dẫn mức cao hơn nếu cần thiết.
|
64.
|
7.
|
Quan tâm hỗ trợ Quảng Bình kinh phí xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia về CNTT, Viễn thông công ích
|
Quảng Bình
|
Cục THH
Quỹ Dịch vụ VTCI
|
1. Chương trình mục tiêu QG về CNTT: Theo quy định chỉ có Chương trình mục tiêu về CNTT, trong các năm qua, Quảng Bình là tỉnh được hỗ trợ kinh phí ở mức cao trên phạm vi cả nước.Theo quy định của Luật Đầu tư công, trong giai đoạn tiếp theo không còn Chương trình mục tiêu về CNTT như trong giai đoạn 2016-2020. Bộ TTTT đang xây dựng Chiến lược Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số; đồng thời đang phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ các giải pháp nguồn lực cho Chính phủ điện tử; Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận đề xuất của tỉnh để phối hợp với Bộ KHĐT, Bộ Tài chính có chính sách cho phù hợp với quy định.
2. Chương trình viễn thông công ích:
- Theo quy định của Luật Viễn thông, kinh phí từ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam chỉ bảo đảm cho việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Do việc xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh không phải là việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích và không nằm trong Quyết định số 1168/QĐ-TTg và Quyết định 868/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020 nên chưa có cơ sở để hỗ trợ kinh phí cho địa phương.
- Việc xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh thuộc trách nhiệm của Chính quyền các cấp và thuộc nhiệm vụ chi của NSNN.
|
65.
|
8.
|
Kiến nghị Bộ TT&TT thống nhất với Văn phòng Chính phủ trong chỉ đạo các nội dung như sau:
- Trách nhiệm trong việc quản lý triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 thống nhất từ Trung ương đến địa phương bảo đảm phù hợp chức năng nhiệm vụ về công tác kiểm soát thủ tục hành chính, Bộ TT&TT rà soát quy định tại Khoản 3 Điều 14 Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT để phù hợp với quy định của Thông tư số 02/2017/TT-VPCP, Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và Nghị định số 45/2020/NĐ-CP, đảm bảo thống nhất chỉ đạo giữa công tác kiểm soát thủ tục hành chính với thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
- Việc kết nối giữa NGSP và LGSP. Hiện nay chưa có sự thống nhất trong việc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kết nối hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công Quốc gia với Cổng dịch vụ công, Hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh theo chỉ đạo tại Công văn số 2558/VPCP-KSTT ngày 02/4/2020 của Văn phòng Chính phủ về việc hỗ trợ thực hiện tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến và Công văn số 631/BTTTT-THH ngày 21/5/2020 về hướng dẫn yêu cầu về chức năng, tính năng kỹ thuật của Nền tảng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung cấp bộ, cấp tỉnh (Phiên bản 1.0) của Cục Tin học hóa
|
Cần Thơ
|
Cục THH
|
Căn cứ Khoản 2 Điều 32 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP, Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nghị định này đối với các cơ quan nhà nước tại địa phương. Theo đó, Khoản 3 Điều 14 Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT giao trách nhiệm cho Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh triển khai các nội dung bảm đảm hiệu quả sử dụng DVCTT mức độ 3, mức độ 4. Căn cứ Nghị định số 43/2011/NĐ-CP và Thoog tư số 32/2017/TT-BTTTT, Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm bảo đảm triển khai hiệu quả các DVCTT mức độ 3, 4 và công tác thanh tra, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo Bộ TTTT về triển khai DVCTT tại địa phương.
+ Đối với Nghị định 61/2018/NĐ-CP, Khoản 6 Điều 7 quy định: Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tổng hợp theo dõi, giám sát, đôn đốc việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các đơn vị, cơ quan này thông qua Hệ thống Thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh;
+ Đối với Thông tư 02/2018/TT-VPCP, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao nhiệm vụ liên quan đến rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;
+ Đối với Nghị định 45/2020/NĐ-CP, Điều 27 giao trách nhiệm cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm hiệu quả khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng.
=> Như vậy, quy định tại Khoản 3 Điều 14 Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT không mâu thuẫn với quy định của Thông tư số 02/2017/TT-VPCP, Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và Nghị định số 45/2020/NĐ-CP mà có tính bổ trợ cho nhau. Việc bảo đảm hiệu quả triển khai cung cấp DVCTT tại địa phương giao cho Sở TTTT là phù hợp với quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.
|
66.
|
9.
|
Trong năm 2019, Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng nhận được 1.119 văn bản liên thông từ các cơ quan thuộc Bộ, trong đó đã từ chối tiếp nhận 178 văn bản vì đính kèm file word (hoặc bị trùng). Kính đề nghị Bộ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ nâng cao chất lượng liên thông văn bản điện tử, thực hiện đính kèm văn bản điện tử có ký số để bảo đảm đúng quy định.
|
Đà Nẵng
|
TTTT
|
Qua kiểm tra trên Trục liên thông văn bản quốc gia:
- Từ tháng 01/2019 đến 1/2020, Bộ TTTT gửi 249 văn bản đến Sở TTTT Đà Nẵng trong đó văn bản của Bộ là 187 (185 văn bản có ký số, 2 văn bản không ký số), văn bản các đơn vị là 62 (62 có ký số).
- Từ tháng 01/2020 - 31/5/2020, Bộ TTTT gửi 255 văn bản đến Sở TTTT trong đó văn bản của Bộ là 152 (152 có ký số), văn bản các đơn vị là 103 (trong đó 99 văn bản ký số 4 văn bản không ký số).
Như vậy, việc gửi nhận văn bản điện tử đã ký số của Bộ đã đi vào nề nếp từ khi Bộ TTTT ban hành Chỉ thị 07/CT-BTTTT ngày 24/1/2019 về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
|
67.
|
10.
|
Qua nghiên cứu nội dung quy định của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, có một số nội dung quy định như sau:
- Theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 61 của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định trách nhiệm của đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là: “Thẩm định thiết kế chi tiết theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 22 Nghị định này”;
- Theo quy định tại Khoản 20 Điều 3 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP là “Thiết kế chi tiết là các tài liệu thể hiện bằng thuyết minh, sơ đồ, các mô tả nội dung thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng khác”;
- Theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 quy định nội dung chính của hồ sơ thiết kế chi tiết gồm 2 khoản: + Khoản 1: Nội dung chính của thiết kế chi tiết (khoản 1 Điều 27);
+ Khoản 2: Dự toán được lập theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.
Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, hướng dẫn về thẩm quyền của Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm thẩm định thiết kế chi tiết theo nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 29 (không thẩm đ nh dự toán) hay thẩm định thiết kế chi tiết và dự toán (theo Điều 29).
|
Bình Định
|
Cục THH
|
Căn cứ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 22 và điểm e khoản 1 Điều 61 Nghị định 73/2019/NĐ-CP thì Sở Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền thẩm định thiết kế chi tiết dự án trong trường hợp thiết kế 01 bước (tức là lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật).
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2019/NĐ-CP, trong trường hợp thiết kế 01 bước thì thiết kế chi tiết và dự toán của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật được lập tại giai đoạn chuẩn bị đầu tư thay cho thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư của báo cáo nghiên cứu khả thi.
Như vậy, trường hợp dự án thiết kế 01 bước thì Sở TTTT có trách nhiệm thẩm định thiết kế chi tiết theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 73/2019/NĐ-CP (Không thẩm định dự toán). Cơ quan thẩm định dự toán và các nội dung khác của dự án thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công (điểm b khoản 2 Điều 40).
|
68.
|
11.
|
Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ đối với công tác lập, thẩm định phê duyệt dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT.
|
Khánh Hòa
|
Cục THH
|
1. Lập, thẩm định, phê duyệt đối với dự án đầu tư ứng dụng CNTT
Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư ứng dụng CNTT (trình tự, thủ tục, nội dung, thẩm quyền, hồ sơ, thời gian) đã được quy định đầy đủ tại Luật Đầu tư công, Nghị định 40/2020/NĐ-CP, Nghị định 73/2019/NĐ-CP (Điều 10 đến Điều 22) và Thông tư số 04/2020/TT-BTTTT quy định lập và quản lý chi phí đầu tư ứng dụng CNTT. Do đó, đề nghị Sở nghiên cứu, thực hiện theo quy định. Nếu có vướng mắc cụ thể trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư ứng dụng CNTT, Sở phản ánh về Bộ để được hướng dẫn chi tiết.
2. Lập, thẩm định, phê duyệt đối với nhiệm vụ ứng dụng CNTT.
Nghị định 73/2019/NĐ-CP đã quy định tại Chương III (từ Điều 51 đến Điều 58) về quản lý hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên tương ứng với tính chất của hoạt động, nhiệm vụ ứng dụng CNTT (thuê dịch vụ CNTT và các hoạt động ứng dụng CNTT khác). Do đó, đề nghị Sở TTTT Khánh Hòa trên cơ sở xác định nhiệm vụ ứng dụng CNTT, nghiên cứu, áp dụng thực hiện quy định về lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ ứng dụng CNTT tại Nghị định 73/2019/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn đã ban hành cho phù hợp.
|
69.
|
12.
|
Tham mưu ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để địa phương có cơ sở triển khai kế hoạch chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước của tỉnh.
|
Bắc Giang
|
Cục THH
|
Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
|
70.
|
13.
|
Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục bố trí kinh phí chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương để triển khai nhiệm vụ xây dựng Chính quyền điện tử.
|
Lạng Sơn
|
Vụ KHTC
Cục THH
|
Theo quy định của Luật Đầu tư công, giai đoạn 2021-2025 không còn hình thức đầu tư theo Chương trình mục tiêu (chỉ có Chương trình đầu tư và Chương trình mục tiêu quốc gia). Do đó, không còn Chương trình mục tiêu về công nghệ thông tin như trong giai đoạn 2016-2020.
|
71.
|
14.
|
Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sớm ban hành quy định, hướng dẫn Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính Phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.
|
Lạng Sơn
|
Cục THH
|
Bộ TTTT đã dự xây dựng Hướng dẫn thực hiện Nghị định và gửi đến các bộ, ngành địa phương trong tháng 6/2020.
|
72.
|
15.
|
Tại Điểm b Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử quy định hành vi không được làm: Yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp giấy tờ, tài liệu bằng văn bản giấy để xác minh, kiểm tra đối với các thành phần hồ sơ đã được ký số và ghi nhận tính pháp lý trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Tuy nhiên tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có quy định bắt buộc lưu bản cứng hồ sơ một cửa để xử lý; không khuyến khích các cơ quan xử lý và đặt biệt chỉ lưu trữ điện tử hồ sơ dịch vụ công. Do đó, kính đề nghị Bộ TTTT kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành Trung ương rà soát, sửa đổi các quy định hiện hành đảm bảo việc xử lý hồ sơ thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo đúng Nghị định số 45/2020/NĐ-CP.
|
Đà Nẵng
|
Cục THH
|
- Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, trong đó theo Khoản 2 Điều 3 thì “Thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử: là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân tiến hành toàn bộ hoặc một số bước thực hiện thủ tục hành chính, thủ tục giải quyết công việc bằng phương tiện điện tử thông qua các dịch vụ công trực tuyến”, có nghĩa là Nghị định số 45/2020/NĐ-CP quy định việc thực hiện TTHC thông qua các dịch vụ công trực tuyến. Do đó, Điểm b Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP là quy định hành vi không được làm đối với việc thực hiện thủ tục hành chính thông qua các dịch vụ công trực tuyến.
- Với câu hỏi của Sở TTTT TP.Đà Nẵng về việc “các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có quy định bắt buộc lưu bản cứng hồ sơ một cửa để xử lý; không khuyến khích các cơ quan xử lý và đặc biệt chỉ lưu trữ điện tử hồ sơ dịch vụ công” thì văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành vẫn cho phép lưu trữ điện tử hồ sơ của các DVC, do vậy không có sự mâu thuẫn với quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, định hướng của Chính phủ trong giai đoan tới là Chính phủ số, do vậy, nếu quy phạm chuyên ngành có quy định "không cho phép chỉ lưu trữ điện tử" thì cũng cần phải rà soát, điều chỉnh cho phù hợp.
- Ngoài ra, căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP quy định những hành vi không được làm trong giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông của cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại trụ sở Bộ phận Một cửa và tại cơ quan có thẩm quyền như sau: “Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận dữ liệu điện tử; thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao chép, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ nội dung dữ liệu thực hiện thủ tục hành chính”, điều này có nghĩa là Bộ phận Một cửa có thể truyền, gửi và nhận hồ sơ điện tử.
|
73.
|
16.
|
Tại Khoản 2 Điều 55 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước quy định: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức rà soát và ban hành danh mục cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương mình trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực và cập nhật khi có sự thay đổi.
Tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP quy định: Dữ liệu trong cơ quan nhà nước được tổ chức thống nhất, được phân cấp quản lý theo trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước. Dữ liệu, cơ sở dữ liệu trong nội bộ của cơ quan, đơn vị phải được tổ chức, lưu trữ tạo thuận lợi cho việc chia sẻ cho các cơ quan, đơn vị bên ngoài.
Theo đó, danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung của địa phương không được chồng lấn với các cơ sở dữ liệu dùng chung của bộ, của ngành. Để đảm bảo triển khai nhiệm vụ tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP, phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh, kính đề nghị Bộ TTTT kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành sớm xây dựng, ban hành danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung của bộ, của ngành để làm cơ sở các địa phương triển khai xây dựng danh mục cơ sở dữ liệu của địa phương hạn chế chồng lấn với các cơ sở dữ liệu dùng chung của Trung ương.
|
Đà Nẵng
|
Cục THH
|
Để triển khai thống nhất các nội dung của Nghị định 47/2020/NĐ-CP, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản số 2051/BTTTT-THH ngày 4/6/2020 trong đó đã hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai xây dựng danh mục CSDL dùng chung. Văn bản này cũng đã thúc các cơ quan cấp bộ cần nhanh chóng triển khai: Thuyết minh chi tiết CSDLQG do mình làm chủ quản để gửi Bộ TTTT trình Chính phủ đưa vào danh mục; Xây dựng và ban hành danh mục CSDL của ngành mình sớm để làm cơ sở các địa phương xây dựng danh mục CSDL của địa phương
|
74.
|
17.
|
Trong triển khai Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh Sở gặp một số khó khăn:
- Do chưa có mô hình cụ thể nên đơn vị phải vừa xây dựng và tham khảo các tỉnh nên tiến độ chậm hơn so với Kế hoạch đã đăng ký với Bộ.
- Việc xác định các tính năng, chức năng của hệ thống rất khó khăn so với nhu cầu thực tế.
- Trên địa bàn có rất ít doanh nghiệp có kinh nghiệm trong việc tư vấn triển khai hệ thống./.
|
Hậu Giang
|
Cục THH
|
Hậu Giang là địa phương đã đăng ký với Bộ trong triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh. Trong thời gian vừa qua, Cục Tin học hóa đã ban hành 2 văn bản hướng dẫn cụ thể triển khai thí điểm bao gồm:
- Công văn số 328/THH-DVCNTT ngày 27/3/2020 về việc hướng dẫn thí điểm mô hình Trung tâm xử lý điều hành thông tin tập trung, đa nhiệm, mô hình kết nối các Trung tâm xử lý điều hành thông tin tập trung đa nhiệm (Trung tâm IOC).
- Công văn số 587/THH-DVCNTT ngày 15/5/2020 về việc hướng dẫn các yêu cầu chức năng của hệ thống trong triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh.
Cục THH đang tiếp tục xây dựng Bộ chỉ số đánh giá kết quả triển khai thí điểm để áp dụng đánh giá sau khi kết thúc thí điểm vào tháng 12/2020. Về cơ bản, các văn bản hướng dẫn trên của Cục đã đáp ứng các yêu cầu của Sở, đề nghị Sở nghiên cứu, áp dụng các văn bản hướng dẫn của Cục. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc, đề nghị liên hệ về đầu mối của Cục THH theo thông tin: ông Đinh Hoàng Long, email: dhlong@mic.gov.vn; di động: 0835061968.
|
75.
|
18.
|
Bộ TT&TT có kiến nghị, thúc đẩy:
- Triển khai CSDL dân cư;
- Tạo điều kiện, hỗ trợ thúc đẩy các Bộ, ngành Trung ương, để các địa phương kết nối với các CSDL quốc gia.
|
An Giang
|
Cục THH
|
Về CSDLQG về dân cư:
Bộ TTTT luôn bám sát tiến độ triển khai CSDLQG về dân cư. Hiện tại các vướng mắc về kinh phí triển khai CSDL này đã được giải quyết, Bô CA đang đẩy mạnh các công việc số hóa, chuẩn hóa dữ liệu từ bản quét phiếu.
- Về việc tạo điều kiện, hỗ trợ thúc đẩy các Bộ, ngành Trung ương, để các địa phương kết nối với các CSDL quốc gia: Bộ đang tạo điều kiện về hạ tầng, kết nối đến CSDLQG về đăng ký doanh nghiệp, CSDL về hộ tịch, CSD của BHXHVN... qua hệ thống NGSP. Các địa phương liên hệ với đầu mối theo văn bản đã hướng dẫn của Bộ để thực hiện kết nối khai thác dữ liệu.
|
76.
|
19.
|
Đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chủ đầu tư được phép lựa chọn hình thức Mua sắm hoặc Thuê dịch vụ công nghệ thông tin, tuỳ theo đánh giá, lựa chọn của chủ đầu tư, khi triển khai dự án công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển.
|
An Giang
|
Cục THH
|
Nghị định 73/2019/NĐ-CP đã có quy định về dự án thuê dịch vụ CNTT sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển. Tuy nhiên, Nghị định 40/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công đã bãi bỏ quy định dự án thuê dịch vụ CNTT sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển.
Do đó, đề nghị địa phương căn cứ các quy định của Nghị định 40/2020/NĐ-CP, không triển khai hoạt động thuê dịch vụ CNTT sử dụng kinh phí đầu tư phát triển.
|
77.
|
20.
|
Bên cạnh những kết quả như trên, trong triển khai các nhiệm vụ xây dựng Chính quyền điện tử vẫn còn một số tồn tại: Là tỉnh khó khăn nên Kinh phí bố trí cho triển khai xây dựng Chính quyền điện tử còn hạn chế chỉ ở mức tối thiểu; Sự quyết tâm, vào cuộc của các ngành các cấp trong xây dựng CQĐT thiếu quyết liệt, CBCC ngại đổi mới; nguồn nhân lực CNTT, an toàn an ninh thông tin còn thiếu…
1. Tỷ lệ cơ quan thực hiện gửi nhận văn bản điện tử ký số theo Quyết định 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ còn ít nên tỷ lệ các văn bản, tài liệu trao đổi giữa các cơ quan hoàn toàn dưới dạng điện tử còn thấp (khoảng 50%, cấp xã đang triển khai đào tạo lại).
2. Một số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh (chưa phát sinh hồ sơ, số lượng hồ sơ nộp thực hiện qua Cổng dịch vụ công trực tuyến thấp).
Nguyên nhân chính:
- Do người đứng đầu chưa thực sự quyết liệt; Công chức ngại thay đổi thói quen làm việc từ truyền thống sang hiện đại;Hệ thống vừa được bàn giao về Sở Thông tin và Truyền thông tháng 12/2019;
- Người dân chưa quen với môi trường làm việc mới; Công tác tuyên truyền của các cơ quan, đơn vị chưa thực sự hiệu quả.
Đề xuất giải pháp:
- Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị gương mẫu ký số cá nhân; Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì nâng cấp Hệ thống, đào tạo lại các cơ quan, đơn vị.
- Giao trách nhiệm cho người đứng đầu; đẩy mạnh, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền; Thực hiện phối hợp với trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.
3. Kinh phí đầu tư cho phát triển CPĐTchưa đáp ứng nhu cầu.
Nguyên nhân chính: Chưa có nguồn ngân sách chi cho CQĐT.
Đề xuất giải pháp: Đề nghị Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, đề xuất từ Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh ưu tiên bố trí ngân sách cho triển khai các nhiệm vụ xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh theo Kế hoạch đã được ban hành.
Đề nghị Bộ TTTT Mở các lớp tập huấn, hướng dẫn về Nghị định 73, Nghị định 47, lớp chuyên gia về Chính phủ điện tử để trao đổi, tháo gỡ khó khăn trong việc tham mưu, triển khai các nhiệm vụ.
|
Điện Biên
|
Cục THH
Vụ TCCB
|
Các nội dung về kinh phí thì địa phương đã nêu vấn đề và đề xuất giải pháp các vấn đề được nêu, Bộ TTTT thống nhất với các giải pháp do Sở đề xuất.
Về nội dung “Đề nghị Bộ TTTT Mở các lớp tập huấn, hướng dẫn về Nghị định 73”:
Năm 2020, Bộ TTTT đã có kế hoạch tổ chức các đợt tập huấn, phổ biến quy định của các Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; Nghị định số 47/2020/NĐ-CP (dự kiến tổ chức các hội nghị ở 3 Miền cho các địa phương thuận tiện tham dự).
Bên cạnh đó, trong năm 2020, Bộ TTTT cũng đang song song tổ chức các lớp đào tạo 100 chuyên gia về Chính phủ điện tử (dự kiến tổ chức một lớp khai giảng trong tháng 6/2020 và 2 lớp khải giảng trong Quý III, IV/2020).
|
78.
|
21.
|
Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sớm xây dựng, ban hành Đề án chuyển đổi số Quốc gia để địa phương có căn cứ triển khai thực hiện.
|
Phú Thọ
|
Cục THH
|
Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Căn cứ vào nội dung của Đề án, đề nghị địa phương xây dựng Chương trình chuyển đổi số của địa phương mình. Trong quá trình xây dựng, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị liên hệ Bộ TTTT (Cục Tin học hóa) để được hướng dẫn, hỗ trợ.
|
79.
|
22.
|
Đề nghị Bộ ban hành hướng dẫn xác định đơn giá nhân công, trong quản lý chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (hiện nay tỉnh Vĩnh Phúc đang vận dụng đơn giá nhân công lĩnh vực xây dựng).
|
Vĩnh Phúc
|
Cục THH
|
Bộ TTTT đang xây dựng Thông tư hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, dự kiến ban hành trong Quý III/2020.
|
80.
|
23.
|
Tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước không quy định về hồ sơ năng lực với đơn vị tư vấn, hiện chưa quy định liên quan năng lực đơn vị tư vấn công nghệ thông tin. Đề nghị Bộ TT&TT ban hành quy định đối với năng lực của đơn vị tư vấn.
|
Vĩnh Phúc
|
Cục THH
|
Nghị định 102/2009/NĐ-CP trước đây có quy định về các tiêu chí năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, thực hiện chủ trương của Chính phủ về cắt giảm, bãi bỏ điều kiện kinh doanh, Nghị định 150/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ các quy định về tiêu chí năng lực, kinh nghiệm nêu trên của Nghị định 102/2009/NĐ-CP.
Do đó, Nghị định 73/2019/NĐ-CP cũng không có quy định về các tiêu chí năng lực, kinh nghiệm của đơn vị tư vấn CNTT. Đồng thời, Chính phủ cũng không giao Bộ TTTT quy định chi tiết vấn đề này.
Như vậy, các chủ đầu tư/bên mời thầu căn cứ nhu cầu, điều kiện triển khai và nội dung của dự án để xác định các yêu cầu năng lực nhà thầu tư vấn phù hợp với dự án cụ thể.
|
81.
|
24.
|
Dự án mua phần mềm thương mại, hoặc thuê dịch vụ có sẵn, nhưng chỉ có 01 nhà cung cấp trên thị trường đáp ứng, dẫn đến khó khăn trong thẩm định dự toán mua phần mềm hoặc giá thuê dịch vụ (do không báo giá của nhà cung cấp khác để đối chiếu, so sánh).
|
Vĩnh Phúc
|
Cục THH
Vụ KHTC
|
Căn cứ Nghị định 73/2019/NĐ-CP, Thông tư 04/2020/TT-BTTTT, trường hợp mua sắm sản phẩm, thuê dịch vụ CNTT có sẵn thì dự toán mua sắm, thuê dịch vụ được xác định trên cơ sở giá thị trường. Do đó, trường hợp chỉ có 1 nhà cung cấp thì căn cứ báo giá của nhà cung cấp đó để lập, thẩm định dự toán mua sắm phần mềm thương mại, thuê dịch vụ có sẵn.
|
82.
|
25.
|
Để đảm bảo cho công tác tự kiểm thử đặc biệt là phần mềm nội bộ, đề nghị Bộ TTTT có văn bản quy định rõ về điều kiện trình độ, năng lực của chủ đầu tư đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ tự kiểm thử sản phẩm
|
Thanh Hoá
|
Cục THH
|
Bộ Thông tin và Truyền thông đã dự thảo Thông tư Quy định về việc triển khai, giám sát công tác triển khai và nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, hiện dự thảo đã xin ý kiến rộng rãi của nhân dân, hiện đang trong quá trình tiếp thu, giải trình phục vụ trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành. Trong nội dung dự thảo Thông tư này có hướng dẫn về quy trình và cách thức thực hiện kiểm thử đối với phần mềm nội bộ. Do đó, Chủ đầu tư trong quá trình triển khai cần căn cứ tình hình thực tiễn của dự án và của đơn vị mình để quyết định cách thức thực hiện phù hợp với các quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP và dự thảo Thông tư nêu trên.
|
83.
|
26.
|
Tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước quy định:“Đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định thiết kế cơ sở đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư, trừ các dự án có thiết kế cơ sở thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông”; điểm c, khoản 2 Điều 22 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP quy định:“Đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định thiết kế chi tiết đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư, trừ các dự án có thiết kế chi tiết thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông”;Điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 61 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP quy định trách nhiệm của đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc UBND cấp tỉnh: “Thẩm định thiết kế cơ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định này” (điểm đ khoản 1 Điều 61 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP); “Thẩm định thiết kế chi tiết theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 22 Nghị định này” (điểm e khoản 1 Điều 61 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP).
Như vậy, Chính phủ quy định trách nhiệm thẩm định thiết kế cơ sở đối với dự án do Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư; thẩm định thiết kế chi tiết đối với dự án do Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư thuộc trách nhiệm của đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc UBND cấp tỉnh. Theo quy định tại Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BTTTT-BNV ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum (ban hành kèm theo Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của UBND tỉnh Kon Tum) thì Sở Thông tin và Truyền thôngkhông là đơn vị trực thuộc UBND cấp tỉnh. Sở Thông tin và Truyền thônglà cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.
Do đó, Sở Thông tin và Truyền thông không có cơ sở pháp lý để tham mưu UBND tỉnh “giao nhiệm vụ” cho Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện: Thẩm định thiết kế cơ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP (dự kiến tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 1 dự thảo Quyết định); Thẩm định thiết kế chi tiết theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 22 số 73/2019/NĐ-CP (dự kiến tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 1 dự thảo Quyết định).
Kính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn để địa phương thực hiện.
|
Kon Tum
|
Cục THH
|
Theo quy định tại Nghị định 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, không có quy định cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh. Do đó, “đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” như đã quy định tại Nghị định 73/2019/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn (Thông tư 03/2020/TT-BTTTT) được xác định là cơ quan chuyên môn về công nghệ thông tin thuộc UBND cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định 24/2014/NĐ-CP nêu trên.
|
84.
|
27.
|
Đề nghị Bộ trưởng chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ hỗ trợ kinh phí kiểm thử Cổng dịch vụ công tỉnh Thanh Hóa theo quy định
|
Thanh Hoá
|
Cục THH
|
Đề nghị Sở TTTT tỉnh Thanh Hóa cử đầu mối làm việc với Cục Tin học hóa để Cục nắm rõ nhu cầu của tỉnh.
Tuy nhiên, tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP có quy định đối với các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã có quy định về chi phí kiểm thử hoặc vận hành thử (được tính vào chi phí khác Tổng mức đầu tư của Dự án). Do đó, Chủ đầu tư cần xem xét sử dụng kinh phí trên đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành.
|
85.
|
28.
|
Đề nghị Bộ TTTT sớm ban hành các Thông tư hướng dẫn để việc triển khai Nghị định số 73/2019/NĐCP được đảm bảo, thuận tiện cho các địa phương (Hiện nay, một số dự thảo thông tư đã xin ý kiến nhưng chưa ban hành, do đó không đủ cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện).
|
Thanh Hoá
|
Cục THH
|
Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành 03 Thông tư hướng dẫn Nghị định 73/2019/NĐ-CP gồm: Thông tư 03/2020/TT-BTTTT, Thông tư 04/2020/TT-BTTTT, Thông tư 12/2020/TT-BTTTT. Theo kế hoạch, Quý III/2020, Bộ TTTT tiếp tục ban hành 03 Thông tư gồm: Thông tư về đơn giá nhân công, Thông tư về nội dung đặc thù của hợp đồng thuê dịch vụ CNTT, Thông tư về giám sát triển khai dự án đầu tư ứng dụng CNTT.
|
86.
|
29.
|
Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ, ngành sớm triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia và công bố tài liệu kỹ thuật phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin tại địa phương.
|
Hà Giang
|
Cục THH
|
- Bộ TTTT vẫn đang phối hợp với các Bộ, ban, ngành bám sát tốc độ triển khai CSDLQG để hỗ trợ khi cần.
- Bộ TTTT đã hoàn thiện, đưa vào sử dụng Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương (NGSP).
|
87.
|
30.
|
Tỉnh Quảng Ninh đang tiến hành xây dựng đề án Chính quyền số tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030: đây là việc làm mới, nhiều nội dung phức tạp liên quan đến vấn đề chuyển đổi hoạt động nhà nước trên môi trường số, thiếu khung pháp lý để thực hiện pháp lý hóa dữ liệu số có giá trị như dữ liệu truyền thống, gắn việc phát triển Chính phủ số và doanh nghiệp số… do đó, gặp khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Mặc dù tỉnh Quảng Ninh đã được Bộ quan tâm, cử chuyên gia hỗ trợ tỉnh, ngày 10/4/2020 Cục Tin học hóa – Bộ Thông tin và Truyền thông đã có cuộc làm việc trực tuyến cùng Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ninh. Theo đó, thống nhất được các nội dung, nhiệm vụ cụ thể cần sự tham gia, hỗ trợ từ phía các chuyên gia Bộ Thông tin và Truyền thông theo hình thức tổ chuyên gia của Bộ, phương thức làm việc trực tiếp và trực tuyến.
Đề xuất:
(1) Kính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền quan tâm chỉ đạo Cục Tin học hóa, Cục An toàn thông tin, Vụ Công nghệ thông tin…tiếp tục hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh trong thực hiện các nhiệm vụ đã thống nhất trên.
(2) Các doanh nghiệp Công nghệ thông tin tại tỉnh Quảng Ninh cơ bản chỉ kinh doanh, buôn bán các thiết bị về Công nghệ thông tin. Do đó, việc thực hiện phát triển doanh nghiệp công nghệ số, các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm Make in Việt Nam tại tỉnh gặp khó khăn. Do đó, kính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh trong việc xây dựng Kế hoạch, giải pháp và lộ trình về phát triển doanh nghiệp số tại Tỉnh.
(3) Hoàn thiện, phát triển các nền tảng quốc gia, đồng thời có hướng dẫn chuẩn kết nối, chia sẻ với nền tảng quốc gia để các địa phương khi triển khai các nhiệm vụ, nội dung mới có chuẩn tham chiếu đảm bảo yêu cầu và kết nối tổng thể.
|
Quảng Ninh
|
Cục THH
Cục ATTT
Vụ CNTT
|
- Bộ sẽ chỉ đạo Cục Tin học hóa tiếp tục hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh trong thực hiện các nhiệm vụ đã thống nhất.
- Bộ TTTT đã hoàn thiện, đưa vào sử dụng Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương (NGSP). Hiện tại, Hệ thống NGSP đã kết nối 72 bộ, ngành, địa phương, tổ chức với 105 hệ thống thông tin, trong đó có 10 CSDLQG, HTTT có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương và sẵn cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu, cụ thể:
(1) Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp (Bộ KHĐT);
(2) Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp)
(3) Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
(4) Hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến (Bộ Tư pháp)
(5) Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch (Bộ Tư pháp)
(6) Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch (Bộ Tư pháp) và Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) phục vụ liên thông khai sinh, cấp thẻ BHYT cho trẻ dứoi 6 tuổi
(7) Hệ thống cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách (Bộ Tài Chính)
(8) Hệ thống thông tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam (Bộ TTTT)
(9) Hệ thống hỗ trợ thanh toán dịch vụ công trực tuyến toàn quốc
(10) Hệ thống của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPOST)
Thông tin chi tiết về hướng dẫn kỹ thuật kết nối được cung cấp tại địa chỉ https://ngsp.gov.vn/docs
Đề nghị Quý Sở liên hệ với Cục Tin học hóa để được hướng dẫn triển khai kết nối được hiệu quả.
- Về việc phải phát triển doanh nghiệp công nghệ số. Để triển khai đề nghị Sở tổ chức nhóm chuyên trách có sự tham gia của 01 lãnh đạo Sở để làm việc với nhóm chuyên trách của Vụ CNTT phân tích các yếu tố và khả năng, điều kiện tại địa phương. Từ đó xây dựng kế hoạch đặc thù của Quảng Ninh để phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn.
|
88.
|
31.
|
Tiếp tục hỗ trợ triển khai Chính quyền điện tử, đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh.
|
Bình Phước
|
Cục THH
|
Bộ TTTT nhất trí với đề xuất của Sở, trong quá trình triển khai nếu có vấn đề gì đề nghị Quý Sở liên hệ đơn vị chức năng thuộc Bộ(Cục Tin học hóa) để được hỗ trợ, hướng dẫn.
Hiện, Cục vẫn đang tiếp tục hỗ trợ Bình Phước trong triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh. Đề nghị Sở bám sát các nội dung hướng dẫn mà Cục THH đã ban hành để triển khai, bao gồm hướng dẫn về mô hình Trung tâm xử lý điều hành thông tin tập trung, đa nhiệm, mô hình kết nối các Trung tâm xử lý điều hành thông tin tập trung đa nhiệm (Trung tâm IOC) và hướng dẫn các yêu cầu chức năng của hệ thống trong triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc, đề nghị liên hệ về đầu mối của Cục THH theo thông tin: ông Đinh Hoàng Long, email: dhlong@mic.gov.vn; di động: 0835061968.
Bộ TTTT chỉ đạo Cục ATTT tiếp tục hỗ trợ tỉnh Bình Phước trong viêc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến đảm bảo an toàn thông tin trong triển khai Chính quyền điện tử và đô thị thông minh của tỉnh.
|
89.
|
32.
|
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên kính đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét công bố danh mục các thủ tục hành chính mới:
1. Thẩm định thiết kế cơ sở đối với dự án CNTT do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư.
2. Thẩm định thiết kế chi tiết đối với dự án CNTT do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư.
3. Thẩm định phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ của đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
|
Điện Biên
|
Cục THH
|
Các thủ tục như Sở đã nêu là các thủ tục giữa cơ quan nhà nước với nhau, không phải là giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức, người dân, doanh nghiệp.
- Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính thì: các thủ tục hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước, giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau không liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức không thuộc phạm vi kiểm soát thủ tục hành chính quy định tại Nghị định 63/2010/NĐ-CP và Nghị định 92/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung.
Do đó, các thủ tục như Sở đã nêu là không thuộc phạm vi áp dụng bắt buộc công bố theo quy định. Nếu Sở Thông tin và Truyền thông Điện Biên thấy cần thiết thực hiện công bố để thuận tiện trong việc triển khai giữa các cơ quan nhà nước tại địa phương thì báo cáo cấp có thẩm quyền thực hiện công bố mà không phải phụ thuộc/căn cứ vào việc công bố thủ tục hành chính của Bộ Thông tin và Truyền thông
|
90.
|
33.
|
- Các quyết định sử dụng nguồn quỹ viễn thông công ích có liên quan đến địa phương thì các cơ quan liên quan của Bộ có thông báo với địa phương để nắm biết, đôn đốc đơn vị được giao thi công để triển khai (Quyết định số 2399/QĐ-BTTTT không gửi cho các địa phương).
- Đề nghị có hướng dẫn cho địa phương trong việc thiết lập lập mạng truy nhập băng rộng cố định tại các xã đảo này: Thời gian sẽ triển khai dự án, đơn vị sẽ triển khai dự án... để địa phương nắm biết và chỉ đạo đơn vị viễn thông thực hiện để đảm bảo hạ tầng mạng lưới tại địa phương, phục vụ chỉ đạo điều hành của chính quyền cũng như an sinh, xã hội và phát triển kinh tế ở địa phương.
|
Quảng Ninh
|
Quỹ DVVTCI
Ban QLCTVTCI
|
Nhất trí kiến nghị của địa phương.
- Đối với dự án 08 thuộc giai đoạn 2016-2018: Do trong quá trình thẩm định, doanh nghiệp chưa có đủ ý kiến thẩm tra, thẩm định của các đơn vị theo yêu cầu của Bộ TTTT và cần hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định dự án dẫn đến quá trình thẩm định kéo dài, đến nay, doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thiện hồ sơ dự án theo thông báo kết quả thẩm định nên dự án chưa được phê duyệt và triển khai.
|
IV
|
LĨNH VỰC AN TOÀN, AN NINH MẠNG
|
||||
91.
|
1.
|
Đề nghị Cục Cơ yếu cung cấp và tích hợp chữ ký số vào phầm mềm quản lý văn bản và sim điện thoại kịp thời và hoàn thiện để thực hiện việc ký số thuận lợi
|
Quảng Trị
|
NEAC
TTTT
|
Hiện nay, Cục Chứng thực số và bảo mật thông tin đã cung cấp Bộ thư viện hỗ trợ tích hợp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ tại địa chỉ https://ca.gov.vn.
Để tích hợp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ vào phần mềm quản lý văn bản, các Sở TTTT cần yêu cầu đơn vị làm phần mềm quản lý văn bản trao đổi, liên hệ trực tiếp với Ban Cơ yếu Chính phủ để được hướng dẫn chi tiết.
Hiện nay, Cục Chứng thực số và bảo mật thông tin đã và đang cung cấp SIM ký số cho các cơ quan nhà nước.
|
92.
|
2.
|
Tổ chức tập huấn chuyên sâu trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; xây dựng cấp độ và giám sát an toàn thông tin cho các hệ thống tại địa phương
|
Phú Yên
|
Cục ATTT
|
- Bộ TTTT hàng năm đều tổ chức tập huấn trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh, các nội dung và chương trình đều gửi các địa phương xin ý kiến các sở TT&TT. Trong trường hợp địa phương muốn đăng ký chương trình chuyên sâu Bộ TTTT cử Cục ATTT là đầu mối liên hệ và đào tạo. Cục ATTT sẽ nghiên cứu để đưa vào các chương trình đào tạo, huấn luyện mà sở đề xuất vào kế hoạch đào tạo trong năm 2020 của Cục.
- Về xây dựng cấp độ Cục ATTT đã ban hành Công văn số 713 /CATTT-TĐQLGS ngày 25/7/2019 về việc Hướng dẫn xác định và thực thi bảo vệ HTTT theo cấp độ.
- Về giám sát hệ ATTT Cục ATTT tiếp tục hỗ trợ Sở TTTT Phú Yên thực hiện giá sát từ xa. Ngoài ra Bộ TTTT đã ban hành công văn số 2973/BTTTT-CATTT ngày 4/9/2019 về hướng dẫn triển khai các hoạt động giám sát trong các cơ quan nhà nước.
Cục ATTT sẵn sàng hỗ trợ Sở TT&TT Phú Yên để triển khai các nhiệm vụ cụ thể, lồng ghép với các chương trình triển khai với cơ sở của Cục ATTT trong thời gian tới
|
93.
|
3.
|
Hỗ trợ xây dựng Trung tâm giám sát an toàn thông tin của tỉnh nhằm phát hiện, cảnh báo, hỗ trợ xử lý các vụ tấn công, sự cố, mã độc, điểm yếu, lỗ hổng, rủi ro an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin phục vụ Chính quyền điện tử và kết nối, chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
|
Bình Phước
|
Cục ATTT
|
- Bộ TTTT đã ban hành công văn số 2973/BTTTT-CATTT ngày 4/9/2019 về hướng dẫn triển khai các hoạt động giám sát trong các cơ quan nhà nước; Công văn số 235/CATTT-ATHTTT ngày 08/04/2020 về việc hướng dẫn đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp.
- Hiện tại, hoạt động giám sát của Bình Phước đã thực hiện kết nối chia sẻ thông tin về mã độc, thời gian tới Cục ATTT tiếp tục hỗ trợ Bình Phước trong việc triển khai kết nối chia sẻ thông tin về giám sát.
- Đề nghị Sở TT&TT Bình Phước liên hệ với Cục ATTT và Cục ATTT sẵn sàng hỗ trợ Bình Phước trong công tác việc xây dựng hoàn chỉnh Trung tâm giám sát an toàn, an ninh mạng SOC của tỉnh, để đảm bảo triển khai đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp theo chỉ đạo của Bộ TT&TT tại công văn số 1552/BTTTT-CATTT.
|
94.
|
4.
|
Hiện nay, chưa có quy định, hướng dẫn về định mức kinh tế kỹ thuật thuật thẩm định hồ sơ xác định và bảo vệ hệ thống thông tin theo cấp độ. Đề nghị Bộ TT&TT nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn về định mức kinh tế kỹ thuật thẩm định hồ sơ xác định và bảo vệ hệ thống thông tin theo cấp độ, để các địa phương có căn cứ thực hiện.
|
Hà Tĩnh
|
Cục ATTT
|
Ngày 29/5/2020, Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư số 12/2020/TT-BTTTT hướng dẫn xác định chi phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo phương pháp tính chi phí. Đề nghị Sở TT&TT nghiên cứu để triển khai
Thời gian tới, Cục ATTT sẽ phối hợp với Vụ KHTC (đơn vị chủ trì về xây dựng các định mức KTKT của Bộ) để nghiên cứu, đề xuất Bộ xây dựng các định mức về an toàn thông tin để hỗ trợ triển khai các hoạt động ATTT.
|
95.
|
5.
|
Nhiều cơ quan, đơn vị nhà nước thiếu biên chế cho cán bộ chuyên trách về an toàn, an ninh mạng. Chưa có cơ chế, chính sách để tuyển dụng nguồn nhân lực này phục vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước
|
Cà Mau
|
Vụ TCCB
Cục ATTT
|
- Về biên chế: Hiện nay, theo quy định, biên chế công chức, viên chức của địa phương được HĐND, UBND cấp tỉnh giao hàng năm trên cơ sở tổng số biên chế do Bộ Nội vụ giao. Bộ Thông tin và Truyền thông không có thẩm quyền quy định số lượng nhân sự chuyên trách về an toàn, an ninh mạng. Mặt khác, Chính phủ cũng đã có chỉ đạo về việc không được quy định về tổ chức, biên chế trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành không thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy, biên chế.
- Về cơ chế chính sách để tuyển dụng nhân lực an toàn thông tin: Hiện nay, thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương, Bộ Thông tin và Truyền thông hiện đang nghiên cứu và đề xuất chính sách tiền lương đối với công chức, viên chức chuyên ngành thông tin và truyền thông để đảm bảo tạo điều kiện cho việc thu hút và sử dụng nhân lực công nghệ thông tin (trong đó có an toàn thông tin) của các cơ quan nhà nước.
|
96.
|
6.
|
Tạo điều kiện xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành thông minh của tỉnh và Trung tâm giám sát an toàn thông tin (SOC), đóng vai trò là bộ não tổng hợp, phân tích, điều hành các hoạt động quan trọng của tỉnh thông qua việc thu thập, chuẩn hóa dữ liệu, ứng dụng công nghệ hiện đại, giám sát thông tin trên mạng xã hội và đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội
|
Bắc Giang
|
Cục ATTT
|
Bộ Thông tin và Truyền thông đã có các văn bản hướng dẫn liên quan đến xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành thông minh và Trung tâm giám sát an toàn thông tin (SOC) như:
- Quyết định số 829/QĐ-BTTTT ngày 31/5/2019 ban hành Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh (phiên bản 1.0);
- Công văn văn số 4176/BTTTT-THH ngày 22/11/2019 của Bộ TTTT về việc hướng dẫn triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh
- Công văn số 235/CATTT-ATHTTT ngày 8/4/2020 của Cục ATTT hướng dẫn đảm bảo an toàn thông tin cấp bộ, tỉnh.
Trong đó, Trung tâm giám sát an toàn, an ninh thông tin (SOC) cơ bản là một cấu phần chức năng của Trung tâm giám sát, điều hành thông minh.
Do vậy, trong quá trình triển khai, đề nghị Sở TT&TT tham mưu để đảm bảo triển khai đồng bộ trong việc xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành thông minh của tỉnh và Trung tâm giám sát an toàn, an ninh thông tin (SOC)
|
97.
|
7.
|
Hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng hoàn thiện xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành ATANTT tỉnh Lâm Đồng.
|
Lâm Đồng
|
Cục ATTT
|
Nhất trí với đề xuất của tỉnh. Sở TTTT tỉnh Lâm Đồng trao đổi chi tiết với Cục ATTT để cùng phối hợp, hỗ trợ thiết kế, xây dựng và triển khai kết nối với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
|
98.
|
8.
|
Định kỳ phát động và tổ chức thực hiện các chiến dịch làm sạch mã độc trên máy chủ, máy tính, thiết bị đầu cuối trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; kết nối, chia sẻ thông tin về tình hình lây nhiễm mã độc trên địa bàn tỉnh với hệ thống giám sát tập trung của Bộ Thông tin và Truyền thông; định kỳ công bố tỷ lệ lây nhiễm mã độc trên địa bàn tỉnh.
|
Ninh Bình
|
Cục ATTT
|
Hiện nay, Cục ATTT đã định kỳ hàng tuần, tháng cảnh báo thông tin về an toàn thông tin, trong đó có nội dung về mã độc, cho tất cả các bộ, ngành, địa phương trên cả nước. Bộ TTTT cũng đã chỉ đạo Cục ATTT cung cấp tài khoản giám sát từ xa cho Sở TTTT từ đầu năm 2019. Ninh Bình cũng đã kết nối với Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia. Đề nghị Sở TTTT đẩy mạnh việc khai thác thông tin từ các công cụ, báo cáo được cung cấp để phục vụ cho công tác phòng, chống mã độc. Trong trường hợp cần hỗ trợ thêm, đề nghị Sở TTTT Ninh Bình trao đổi với Cục ATTTT để phối hợp.
|
99.
|
9.
|
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh mạng. Ưu tiên đào tạo, tập huấn cán bộ phụ trách an toàn thông tin của tỉnh Ninh Bình theo Chương trình, Đề án của Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai.
|
Ninh Bình
|
Cục ATTT
|
Trong quá trình triển khai Đề án 99, Bộ TTTT đã đào tạo năng cao năng lực cho một số cán bộ của tỉnh Ninh Bình. Năm 2020, Đề án 99 sẽ tiếp tục hỗ trợ các tỉnh, trong đó có Ninh Bình, công tác đào tạo chuyên sâu về an toàn, an ninh mạng. Đề nghị Sở TTTT phối hợp chặt chẽ với Cục ATTT trong quá trình triển khai Đề án này.
Đề án 99 được triển khai trên phạm vi cả nước nên số lượng cán bộ của mỗi địa phương cũng hạn chế, chủ yếu tập trung vào đào tạo chuyên sâu cho cán bộ chuyên trách. Do đó, Sở TTTT cần tham mưu cho UBND để chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực để triển khai đào tạo nhân lực, nhận thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin cho cán bộ của các sở, ban, ngành, huyện trên địa bàn tỉnh
|
100.
|
10.
|
Vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh thông tin còn chưa được chú trọng, chưa có cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin. Nguồn nhân lực còn rất hạn chế về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử hiện nay. Chưa có quy định ưu đãi cho cán bộ, công chức, viên chức làm CNTT nên chưa thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc tại các cơ quan nhà nước.
Đề xuất giải pháp:Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường đào tạo, tập huấn chuyên sâu về an toàn thông tin cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin của tỉnh; phối hợp với Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế ưu đãi cho cán bộ, công chức, viên chức làm CNTT để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc tại các cơ quan nhà nước.
|
Hải Dương
|
Cục ATTT
|
Sở TTTT đẩy mạnh tham mưu cho UBND tỉnh tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường phối hợp và triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng; các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ TTTT trong thời gian qua. Đặc biệt là việc bố trí nhân sự để phụ trách công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng; định kỳ đào tạo, diễn tập để nâng cao năng lực cho cán bộ.
Trong quá trình triển khai Đề án 99, Bộ TTTT đã đào tạo năng cao năng lực cho một số cán bộ của tỉnh Hải Dương. Năm 2020, Đề án 99 sẽ tiếp tục hỗ trợ các tỉnh, trong đó có Hải Dương, công tác đào tạo chuyên sâu về an toàn, an ninh mạng. Đề nghị Sở TTTT phối hợp chặt chẽ với Cục ATTT trong quá trình triển khai Đề án này.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang chủ trì Đề án tiền lương mới và Bộ TTTT đang làm việc với Bộ Nội vụ để có thể đưa vào đề án này cơ chế lương cho người làm về an toàn thông tin mạng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước trên cả nước trong khuôn khổ Đề án tiền lương mới nhằm thu hút giữ chân nhân lực chất lượng cao về an toàn thông tin.
|
101.
|
11.
|
Kính đề nghị Bộ TTTT làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ sớm triển khai hình thức trực tuyến đối với các thủ tục, dịch vụ cấp, thay đổi, gia hạn chứng thư số chuyên dùng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký cấp và triển khai chứng thư số chuyên dùng cho các đơn vị. Có cơ chế chia sẻ thông tin thống kê về hình hình cấp chứng thư số cho các địa phương để phục vụ công tác quản lý, thống kê báo cáo tại địa phương (vì theo Quy định mới thì các cơ quan, đơn vị đăng ký cấp chứng thư số trực tiếp với Ban Cơ yếu, không thông qua đơn vị/đại lý ủy quyền trung gian, như ở tỉnh là Sở Thông tin và Truyền thông).
|
Quảng Nam
|
NEAC
|
Thực hiện Thông tư số 185/2019/TT-BQP ngày 04/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, Cục Chứng thực số và bảo mật thông tin (Ban Cơ yếu Chính phủ) đã triển khai Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý yêu cầu chứng thực. Hệ thống này cho phép thực hiện trực tuyến các quy trình, thủ tục liên quan đến dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, đồng thời, cho phép tra cứu thông tin thống kê về tình hình cấp chứng thư số cho các địa phương.
Ngày 03/3/2020, Ban Cơ yếu Chính phủ có công văn số 48/BCY-CTSBMTT về việc triển khai một số nội dung về cung cấp, quản lý và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, trong đó, có hướng dẫn việc triển khai Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trên môi trường mạng.
Để có thể truy cập Hệ thống này, các Sở TTTT cần liên hệ với Cục Chứng thực số và bảo mật thông tin để được cấp tài khoản truy cập Hệ thống.
Thông tin chi tiết hướng dẫn sử dụng được đăng tải tại địa chỉ: https://ca.gov.vn/huong-dan.
|
102.
|
12.
|
Đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ sớm hoàn thiện hệ thống quản lý tập chung về chứng thư số chuyên dùng; chỉ đạo Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia sớm hoàn thiện đưa vào hoạt động hệ thống quản lý chứng thư số công cộng.
|
Hà Giang
|
NEAC
|
- Đối với Hệ thống quản lý chứng thư số chuyên dùng Chính phủ:
Ngày 03/3/2020, Ban Cơ yếu Chính phủ có công văn số 48/BCY-CTSBMTT về việc triển khai một số nội dung về cung cấp, quản lý và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, trong đó, có hướng dẫn việc triển khai Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trên môi trường mạng. Để có thể truy cập Hệ thống này, các Sở TTTT liên hệ với Cục Chứng thực số và bảo mật thông tin (Ban Cơ yếu Chính phủ) để được cấp tài khoản truy. Thông tin chi tiết hướng dẫn sử dụng Hệ thống này được đăng tải tại địa chỉ: https://ca.gov.vn/huong-dan.
- Đối với hệ thống quản lý quản lý chứng thư số công cộng:
Hiện nay, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền Thông) đã xây dựng và đưa vào sử dụng “Hệ thống kết nối trực tiếp đến hệ thống của các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng”. Hệ thống là kênh thu thập số liệu, tổng hợp và cung cấp thông tin về tình hình phát triển và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số tại Việt Nam.
Ngày 07/5/2020, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia có công văn số 186/NEAC-TTPTDV về việc truy cập, khai thác thông tin về tình hình phát triển và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số tại Việt Nam gửi Sở TTTT các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương để hướng dẫn việc đăng ký truy cập hệ thống. Các Sở TTTT liên hệ với Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia để được cấp tài khoản truy cập.
|
103.
|
13.
|
Đề nghị Bộ tham mưu với Chính phủ sớm ban hành Hệ thống định danh và xác thực điện tử quốc gia, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, đặc biệt là cơ sở dữ liệu về dân cư, đất đai.
|
Vĩnh Phúc
|
NEAC
|
Hiện nay, Bộ TTTT đang phối hợp với Văn phòng Chính phủ hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử với cơ quan nhà nước (dự kiến sẽ ban hành trong tháng 7-8/2020). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc định danh và xác thực điện tử người sử dụng khi thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước. Nghị định có giao nhiệm vụ cho Bộ TTTT xây dựng các hệ thống kỹ thuật và Nền tảng trao đổi định danh và xác thực điện tử quốc gia.
Đối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: ngày 11/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 366/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Theo Quyết định 366/QĐ-TTg, thời gian thực hiện dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là 2018-2021. Bộ TTTT đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong quá trình thực hiện dự án.
|
104.
|
14.
|
Đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ninh trong việc theo dõi, nắm bắt thông tin về tỉnh trên báo chí và mạng internet:
Hiện Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ninh gặp rất nhiều khó khăn trong công tác theo dõi, nắm bắt thông tin về địa phương trên báo chí và mạng internet, vì hiện nay tỉnh chưa có công cụ theo dõi thông tin. Hoạt động nắm bắt thông tin vẫn đang được thực hiện bằng phương pháp thủ công. Trong khi đó, khối lượng thông tin về Quảng Ninh hàng ngày rất lớn, dẫn đến có những trường hợp khi phát hiện ra thông tin thì nội dung này đã được lan tỏa và gây ra những tác động xấu đến dư luận, ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của tỉnh. Vì vậy, Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ninh kính đề nghị Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ tài khoản, hỗ trợ công cụ để giúp Sở thực hiện tốt hơn việc theo dõi nắm bắt thông tin.
|
Quảng Ninh
|
Cục ATTT
Cục BC
|
Từ đầu năm 2020, Cục ATTT đã cung cấp cho Sở TTTT Quảng Ninh tài khoản hỗ trợ giám sát thông tin trên hệ thống giám sát của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. Đề nghị Sở TTTT đẩy mạnh việc thường xuyên sử dụng tài khoản này để rà soát, nắm bắt thông tin kịp thời phát hiện và phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý các tin giả, thông tin vi phạm pháp luật liên quan đến địa phương.
Trong trường hợp cần hướng dẫn, hỗ trợ thì trao đổi trực tiếp với Cục ATTT.
|
105.
|
15.
|
Hiện nay Bộ mới ban hành văn bản "Hướng dẫn mô hình đảm bảo an toàn thông tin cấp bộ, tỉnh" tại Công văn số 235/CATTT-ATHTTT ngày 08/04/2020. Tuy nhiên, đối với các cơ quan, đơn vị trong địa bàn tỉnh chưa có mô hình đảm bảo an toàn thông tin cho các đơn vị này. Đề nghị Bộ sớm có hướng dẫn.
|
Thanh Hoá
|
Cục ATTT
|
Ngày 08/04/2020, Bộ TT&TT (Cục ATTT) đã có văn bản số 235/CATTT-ATHTTT về hướng dẫn mô hình đảm bảo an toàn hệ thống thông tin cấp bộ/tỉnh. Đề nghị Sở TT&TT Thanh Hóa nghiên cứu văn bản hướng dẫn này và đề xuất mô hình các đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phù hợp với định hướng của Bộ và điều kiện của địa phương. Cục ATTT sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ và góp ý về chuyên môn.
|
106.
|
16.
|
- Hàng tháng Bộ TTTT có báo cáo an toàn thông tin, cán bộ kỹ thuật phải vào hệ thống https://vnmp.soc.gov.vn để tra cứu thủ công, đề nghị nâng cấp thêm chức năng hiển thị báo cáo theo mốc thời gian (tháng, theo tuần, ngày) để các tỉnh có thể tra cứu dễ dàng, nhanh chóng các cảnh báo an an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh và cả nước.
- Hiện nay, Sở TT&TT tỉnh Vĩnh Phúc đang gặp nhiều vướng mắc khi đề xuất với với UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư về nội dung thuê dịch vụ liên quan đến an toàn thông tin do thiếu căn cứ về định mức, đơn giá cụ thể. Vì vậy, đề nghị Bộ TTTT sớm ban hành các định mức, đơn giá về an toàn thông tin như: đơn giá pentest, giám sát để các địa phương có cơ cở khi đề xuất.
|
Vĩnh Phúc
|
Cục ATTT
Cục THH
|
- Cục ATTT sẽ nâng cấp chức năng hiển thị báo cáo trong các phiên bản tiếp theo
- Về nội dung thuê dịch vụ:
+ Ngày 29/5/2020, Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư số 12/2020/TT-BTTTT hướng dẫn xác định chi phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo phương pháp tính chi phí. Đề nghị Sở TT&TT nghiên cứu để triển khai
+ Thời gian tới, Cục ATTT sẽ phối hợp với Vụ KHTC (đơn vị chủ trì về xây dựng các định mức KTKT của Bộ) để nghiên cứu, đề xuất Bộ xây dựng các định mức về an toàn thông tin để hỗ trợ triển khai các hoạt động ATTT.
|
107.
|
17.
|
Trong thời gian qua việc mất an toàn thông tin cho các trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tiềm ẩn nhiều rủi ro do chưa được định kỳ đánh giá. Đề nghị Bộ hỗ trợ các công cụ phục vụ cho việc giám sát thường xuyên hoạt động các trang thông tin điện tử.
|
Thanh Hoá
|
Cục ATTT
|
- Hàng năm, Bộ TTTT đều thực hiện công tác đánh giá các trang thông tin điện tử cho các cơ quan, đơn vị.
Năm 2020, Cục ATTT dự kiến triển khai kiểm tra, đánh giá Trang/Cổng thông tin điện tử và Công dịch vụ công các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị Sở TTTT Thanh Hóa tiếp tục phối hợp với Cục ATTT trong quá trình triển khai kiểm tra, đánh giá Trang/Cổng TTĐT của tỉnh Thanh Hóa.
|
108.
|
18.
|
Đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản trị hệ thống (bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng quản trị, giám sát hệ thống CNTT) cho tỉnh Hà Giang.
|
Hà Giang
|
Cục ATTT
Cục THH
Vụ TCCB
|
- Bộ TTTT hàng năm đều tổ chức tập huấn trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh. Nội dung và chương trình đều gửi các địa phương. Trong trường hợp địa phương muốn đăng ký chương trình chuyên sâu Bộ TTTT cử Cục ATTT là đầu mối liên hệ và đào tạo.
- Cục ATTT sẽ nghiên cứu để đưa nội dung này vào chương trình đạo tạo, huấn luyện này trong năm 2020 và các năm tiếp theo phù hợp với đa số nhu cầu của địa phương.
- Quyết định 99/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ”Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn an ninh thông tin đến 2020” do Cục ATTT chủ trì thực hiện hàng năm vẫn hỗ trợ các địa phương đào tạo các nội dung liên quan
Chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử (trưởng phòng CNTT hoặc Giám đốc TT CNTT&TT) hàng quý vẫn tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực để hỗ trợ các Sở TTTT.
|
109.
|
19.
|
Hiện nay tỉnh Thiếu nhân lực CNTT có trình độ chuyên sâu về an toàn, an ninh mạng, trong bối cảnh đó các hệ thống thông tin trọng yếu của Tỉnh đều đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu Tỉnh gồm Chính quyền điện tử, Thành phố thông minh.
Đề xuất: Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Cục An toàn thông tin hỗ trợ đánh giá an toàn an ninh thông tin cho Trung tâm THDL tỉnh và các hệ thống phần mềm trọng yếu của Tỉnh.
|
Quảng Ninh
|
Cục ATTT
|
Theo quy định, hoạt động kiểm tra đánh giá Trung tâm THDL tỉnh Quảng Ninh và các hệ thống phần mềm trọng yếu của tỉnh thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh Quảng Ninh. Cục ATTT đang triển khai kiểm tra, đánh giá Trang/Cổng TTĐT tỉnh và Cổng dịch vụ công của tỉnh năm 2020. Đề nghị Sở TT&TT phối hợp để triển khai hiểu quả nhiệm vụ này
|
V
|
LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP ICT
|
||||
110.
|
1.
|
Năm 2013, Khu CNTT tập trung của tỉnh được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch tại xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh với diện tích hơn 10h. HĐND tỉnh cũng đã ban hành Nghị quyết số 71/2013/NQ-HĐND ngày 18/12/2013 ban hành một số cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào Khu Công nghệ thông tin tập trung tỉnh Hà Tĩnh nhằm thúc đẩy, kêu gọi các doanh nghiệp CNTT-Điện tử đầu tư, từ đó hình thành nên nền công nghiệp ICT của tỉnh. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp ICT đủ mạnh thực hiện đầu tư vào Khu CNTT tập trung của tỉnh.
Đề nghị Bộ TT&TT xem xét, hỗ trợ tỉnh trong việc thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp ICT đầu tư vào Khu CNTT tập trung của tỉnh (nội dung theo Thông báo số 186/TB-BTTTT ngày 20/12/2019 của Bộ TT&TT)
|
Hà Tĩnh
|
Vụ CNTT
|
Hiện nay, Hà Tĩnh không nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển các khu CNTT tập trung đã được phê duyệt tại Quyết định số 2407/QĐ-TTg. Đề nghị Hà Tĩnh nghiên cứu đánh giá các điều kiện thành lập khu CNTT tập trung theo các quy định tại Quyết định 2407/QĐ-TTg và Nghị định 154/2013/NĐ-CP để làm sở cứ đánh giá tính khả thi và hiệu quả đầu tư của dự án Khu CNTT tập trung tỉnh Hà Tĩnh
|
111.
|
2.
|
Đề nghị Bộ sớm xem xét thẩm định và trình Thủ tướng phê duyệt đề án thành lập Khu Công nghệ thông tin tập trung thành phố Cần Thơ
|
Cần Thơ
|
Vụ CNTT
|
Hiện nay, Bộ TTTT đang thực hiện công tác thẩm định Đề án thành lập Khu Công nghệ thông tin tập trung thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, còn một số vấn đề theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với Dự án đầu tư thành lập Khu CNTT tập trung thành phố Cần Thơ như: nguồn vốn đầu tư, khả năng thu hút các doanh nghiệp ICT trong và ngoài nước, nguồn nhân lực cần phải nghiên cứu, bổ sung làm rõ. Đây là các vấn đề ảnh hưởng mang tính quyết định đến tính khả thi và hiệu của Dự án này.
Dự kiến trong tháng 6/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tổ chức họp với UBND Tp Cần Thơ để phối hợp, nghiên cứu, đánh giá và hoàn thiện lại trước khi trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Sau khi giải quyết được các vấn đề nêu trên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TTTT sẽ thẩm định trình lại Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
|
112.
|
3.
|
Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ đẩy nhanh tiến độ xem xét, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung Khu công nghệ cao Bắc Ninh vào Quy hoạch tổng thể phát triển Khu công nghệ cao đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Xuất phát từ nhu cầu, tiềm năng, thế mạnh, điều kiện thực tiễn của tỉnh, để không bỏ lỡ cơ hội phát triển của tỉnh, tỉnh Bắc Ninh đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ, tạo điều kiện để tỉnh Bắc Ninh ưu tiên triển khai xây dựng trước Khu nghiên cứu, phát triển công nghiệp công nghệ thông tin (thuộc khu công nghệ thông tin tập trung cũ) và sẽ cập nhật hạng mục này vào trong quy hoạch Khu công nghệ cao Bắc Ninh khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương bổ sung quy hoạch và thành lập Khu công nghệ cao Bắc Ninh
|
Bắc Ninh
|
Vụ CNTT
|
Bắc Ninh là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp ICT, đặc biệt là công nghiệp điện tử. Điều này xuất phát từ nhiều nhiếu tố như: sự quan tâm của LĐ tỉnh, chính sách ưu đãi, lợi thế về hạ tầng giao thông, nguồn nhân lực,... Do vậy, trong giai đoạn 2010, Bộ TTTT đã xác định phát triển Khu CNTT tập trung trọng điểm quốc gia tại Bắc Ninh. Năm 2017, Đề án này đã được Bộ bàn giao lại cho Tỉnh để tiếp tục thực với mong muốn địa phương kế thừa các kết quả đã đạt được để sớm hoàn thiện Đề án này.
Về vấn đề phát triển Khu công nghệ cao của Bắc Ninh, trong đó chú trọng, ưu tiên phát triển công nghiệp CNTT (CNTT là một trong 4 lĩnh vưc công nghệ cao) là hướng đi phù hợp trong xu hướng CMCN 4.0; Bộ TTTT sẽ quan tâm, ủng hộ và phối hợp với Bộ KHCN trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập Khu cũng như quá trình vận hành và phát triển Khu sau này.
|
113.
|
4.
|
Trên địa bàn tỉnh, hiện có khoảng 200 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh có ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực CNTT - Điện tử. Trong đó, có khoảng 30 doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp với các sản phẩm chủ yếu là sản xuất bản mạch điện tử, máy in, máy fax, máy quét, máy photocopy, máy điện thoại hữu tuyến… Tuy nhiên, công cụ pháp lý để quản lý doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay còn thiếu. Cơ bản doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, hàng năm không có tương tác và báo cáo số liệu của doanh nghiệp về Sở Thông tin và Truyền thông để phục vụ công tác quản lý.
Đề xuất giải pháp:Bộ Thông tin và Truyền thông có hướng dẫn hoặc xây dựng Thông tư quy định của ngành để có sự phối hợp giữa các ngành Kế hoạch và Đầu tư, Thuế, Quản lý thị trường… để bảo đảm công tác quản lý nhà nước trên địa bàn được hiệu quả, đạt yêu cầu.
|
Hải Dương
|
Vụ CNTT
|
Hiện nay, Bộ TTTTT đang tiến hành sửa đổi Thông tư 15/2017/TT-BTTTT về hệ thống chỉ tiêu ngành và Thông tư số 10/2018/TT-BTTTT tuy nhiên chưa hoàn thành do chưa thống nhất dc phương án.
Hiện nay, Nghị định 71/2007/NĐ-CP đã quy định tại điều 15 khoản 2c: Định kỳ hàng năm chậm nhất vào ngày 15 tháng 3, doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin phải gửi báo cáo tình hình hoạt động chuyên ngành công nghiệp công nghệ thông tin của năm trước đó cho Sở Bưu chính, Viễn thông địa phương. Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định chi tiết các nội dung báo cáo.
Do vậy hoàn toàn có đầy đủ sở cứ pháp lý, để Sở TTTT Hải dương đề xuất UBND phương án yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn báo cáo. Trong quá trình này đề nghị phối hợp trực tiếp với đơn vị chức năng của Bộ (Vụ CNTT) để chia sẻ thông tin.
|
114.
|
5.
|
Hải Dương nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng, có nhiều khu, cụm công nghiệp, thuận lợi về mặt địa lý, giao thông, nhân lực. Tuy nhiên chưa có công ty công nghệ cao về CNTT-TT.
Đề xuất giải pháp:Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu, định hướng, thu hút doanh nghiệp, công ty công nghệ cao về CNTT-TT đầu tư, xây dựng các nhà máy tại Hải Dương.
|
Hải Dương
|
Vụ CNTT
Vụ HTQT
|
Hiện nay các chính sách thu hút đầu tư của ngành CNTT không có sự khác biệt nhiều với chính sách thu hút đầu tư FDI chung của Việt Nam. Tại hội thảo tổng kết Quyết định số 392/QĐ-TTg ở Bắc Ninh, kinh nghiệm đã chia sẻ, mấu chốt của thu hút đầu tư thành công là do sự quyết liệt của chính quyền địa phương trong việc tháo gỡ các khó khăn cho DN đầu tư tại tỉnh (theo từng đối tác, dự án cụ thể) ngoài các yếu tố về điều kiện dặc thù của địa phương như vị trí địa lý, kết nối giao thông, nguồn lao động, quy hoạch của tỉnh.
Bộ đã lập Tổ công tác thu hút đầu tư FDI giao Vụ HTQT chủ trì. Trong quá trình triển khai từng dự án cụ thể, nếu Sở TTTT có yêu cầu, Bộ sẽ cử đơn vị thuộc Bộ (Vụ CNTT) cùng phối hợp khi làm việc với đối tác để nắm được yêu cầu và đưa ra phương án.
Ngoài ra, tỉnh cần tập trung triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam theo Chỉ thị 01 của Thủ tướng về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ban hành đầu năm 2022. Một cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số phát triển tại địa phương là một trong các điểm cộng khi doanh nghiệp FDI xem xét thiết lập các chuỗi cung ứng, hỗ trợ.
|
115.
|
6.
|
- Đề nghị Bộ ban hành hướng dẫn về tạo Hồ sơ công việc trên môi trường điện tử.
- Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành văn bản quy định về chế độ báo cáo các doanh nghiệp CNTT với Sở TTTT.
- Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn hướng dẫn Nghị định 73 và các văn bản hướng dẫn Nghị định 73, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn về chi phí thuê, xây dựng phần mềm. (Mở rộng đối tượng tập huấn không chỉ là 100 chuyên gia về Chính phủ điện tử)
- Đề nghị Bộ TTTT, có văn bản hướng dẫn các địa phương bố trí nguồn kinh phí để thực hiện việc thống kê số liệu ICT Index, cụ thể là: Số người sử dụng internet; Tổng số máy tính đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tổ chức tập huấn việc thực hiện lập báo cáo về ICT Index.
- Hỗ trợ tỉnh Lai Châu trong triển khai LGSP
|
Lai Châu
|
Vụ CNTT
|
Hiện nay, Vụ KHTC đang tiến hành sửa đổi Thông tư 15/2017/TT-BTTTT về hệ thống chỉ tiêu ngành và Thông tư số 10/2018/TT-BTTTT tuy nhiên chưa hoàn thành do chưa thống nhất dc phương án.
2. Hiện nay, Nghị định 71/2007/NĐ-CP đã quy định tại điều 15 khoản 2c: Định kỳ hàng năm chậm nhất vào ngày 15 tháng 3, doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin phải gửi báo cáo tình hình hoạt động chuyên ngành công nghiệp công nghệ thông tin của năm trước đó cho Sở Bưu chính, Viễn thông địa phương. Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định chi tiết các nội dung báo cáo.
Do vậy hoàn toàn có đầy đủ sở cứ pháp lý, để Sở TTTT Hải dương đề xuất UBND phương án yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn báo cáo. Trong quá trình này đề nghị phối hợp trực tiếp với Vụ CNTT để chia sẻ thông tin.
|
VI.
|
LĨNH VỰC BÁO CHÍ, TRUYỀN THÔNG
|
||||
116.
|
1.
|
Quyết định số 44/QĐ-TTg ngày 9/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án truyền thông về du lịch đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì Đề án, xây dựng kế hoạch tuyên truyền theo từng năm. Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn các tỉnh, thành triển khai Đề án
|
Quảng Trị
|
Cục Báo chí
|
Ngày 18/02/2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản số 404/BTTTT-CBC gửi các bộ, ngành và đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Quyết định số 44/QĐ-TTg ngày 9/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ
|
117.
|
2.
|
Đề nghị làm rõ việc báo hóa tạp chí; cần có quy định, chế tài để chấn chỉnh việc phóng viên các tạp chí đi làm các phóng sự điều tra, hoạt động như phóng viên báo.
|
Phú Thọ
|
Cục Báo chí
|
- Ngày 04/12/2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm thi hành Luật báo chí 2016. Hiện nay, Cục Báo chí đang tổng hợp ý kiến của các cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức liên quan; trong năm 2020, sẽ báo cáo, tham mưu để Bộ Thông tin và Truyền thông lập đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung Luật báo chí 2016.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với những sai phạm trong hoạt động báo chí: không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, “báo hóa” tạp chí điện tử; có hành vi sách nhiễu, tống tiền doanh nghiệp, tổ chức, người dân.
- Rà soát, cấp phép lại đối với các tạp chí đảm bảo đúng tính chất tạp chí, phù hợp chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản và quy định pháp luật.
Trong thời gian Luật Báo chí năm 2016 chưa được sửa đổi, Bộ Thông tin và Truyền thông đang chủ trì, phối hợp cùng Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ để sửa đổi, bổ sung Thông tư số 48/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, mở chuyên trang của báo điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuất bản đặc san để xác định rõ tính chuyên ngành trong đề án của các cơ quan, tổ chức đề nghị cấp phép tạp chí điện tử và các mẫu tờ khai, giấy phép liên quan nhằm đảm bảo tạp chí điện tử hoạt động đúng tính chất. Dự kiến Thông tư sẽ hoàn thành và ban hành trong quý III năm 2020.
|
118.
|
3.
|
Đối với công tác quản lý văn phòng đại diện, phóng viên báo Trung ương thường trú tại địa phương:
- Khó khăn: Hiện nay, công tác quản lý văn phòng đại diện, phóng viên báo Trung ương thường trú tại địa phươngcòn rất nhiều bất cập, việc các cơ quan chưa thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích đang có chiều hướng gia tăng, không thực hiện chế độ báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương, việc phóng viên dừng hoạt động không có văn bản thông báo của cơ quan chủ quản...
- Đề xuất: Bộ nghiên cứu quy định, hướng cụ thể, rõ ràng về quản lý và chế độ báo cáo liên quan đến hoạt động của văn phòng đại diện tại địa phương. Tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thành lập, hoạt động của văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, phóng viên phụ trách địa bàn tại các địa phương. Đồng thời, nghiên cứu phân cấp cho địa phương trong quản lý hoạt động của văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, phóng viên phụ trách địa bàn của các cơ quan báo chí Trung ương.
|
Yên Bái
|
Cục Báo chí
|
- Điều kiện, hoạt động và thẩm quyền quản lý của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với VPĐD, PVTT quy định tại Điều 22 Luật Báo chí năm 2016.
- Liên tục từ năm 2017, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai nhiều giải pháp từ nhắc nhở, chấn chỉnh tại giao ban báo chí hằng tuần, ban hành văn bản, lập các đoàn kiểm tra tại các địa phương nhằm chấn chỉnh hoạt động của văn phòng đại diện, phóng viên thường trú.
Bộ đã tổ chức sơ kết 03 năm thực hiện Luật Báo chí, vấn đề văn phòng đại diện, phóng viên thường trú cũng đã được đặt ra, sắp tới khi sửa đổi Luật Báo chí, Bộ TTTT sẽ xem xét, để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu công tác quản lý.
|
119.
|
4.
|
Khó khăn trong rà soát, quản lý thông tin trên mạng xã hội, trang thông tin điện tử. Đề nghị Bộ TT&TT hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức hội thảo học tập kinh nghiệm cho các địa phương.
|
Vĩnh Phúc
|
Cục PTTH
|
Nhằm tăng cường công tác quản lý mạng xã hội và trang thông tin điện tử, trong những năm gần đây, Cục đều có văn bản hướng dẫn các Sở thực hiện nhiệm vụ này. Bên cạnh đó, hằng năm, các đơn vị chức năng của Bộ như Thanh tra... đều đã tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho các Sở. Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến góp ý của Sở, Cục sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các Sở, trong đó chú trọng đến hoạt động quản lý trang thông tin điện tử và mạng xã hội
|
120.
|
5.
|
Qua công tác quản lý trang thông tin điện tử, Sở TTTT Đà Nẵng nhận thấy: Trang thông tin điện tử tổng hợp danang24h.vn, cụ thể: “Đà Nẵng 24h” là trang thông tin điện tử tổng hợp của Công Ty Cổ phần truyền thông 24H Online, hoạt động theo giấy phép số 69/GP-TTĐT, do Sở TTTT Nghệ An cấp, địa chỉ tại Tầng 4, tòa nhà Đài PT-TH TP Vinh, đường Lê Mao (kéo dài), phường Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; điện thoại: 08986.222.88; email: 24honline.na@gmail.com. (Theo thông tin cung cấp tại trang chủ trang thông tin điện tử tổng hợp “Đà Nẵng 24h”), hiện nay đang hoạt động và đăng tải thông tin liên quan về thành phố Đà Nẵng. Mặc dù, trước đó Sở TTTT Đà Nẵng có các Công văn số 1796/STTTT-TTBCXB ngày 02/8/2019; Công văn số 1860/STTTT-TTBCXB ngày 09/8/2019 gửi Sở TTTT Nghệ An; và Công văn số 1776/STTTT-TTBCXB ngày 01/8/2019; Công văn số 1859/STTTT-TTBCXB ngày 09/8/2019 gửi Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử; Công văn số 805/STTTT-TTBCXB ngày 31/3/2020 gửi Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đề nghị xử lý trang thông tin điện tử tổng hợp vi phạm quy định của pháp luật (trang danang24h.vn); đến nay Sở TTTT Đà Nẵng vẫn chưa nhận được phản hồi để trả lời công dân theo quy định.
Nhằm đảm bảo thực hiện công tác QLNN về thông tin điện tử, Sở TTTT Đà Nẵng kính đề nghị Bộ TTTT hỗ trợ xử lý theo quy định và có Công văn phản hồi đối với vấn đề trên gửi Sở TTTT Đà Nẵng để phản hồi công dân.
|
Đà Nẵng
|
Cục PTTH
|
Ngày 07/4/2020, Cục PTTH&TTĐT nhận được thông tin của Sở TT&TT thành phố Đà Nẵng qua Viber nhóm thông tin của các Sở về việc trang TTĐT tổng hợp danang24h.vn do Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An cấp phép vi phạm quy định pháp luật. Sau khi văn thư kiểm tra các văn bản gửi kèm nêu trên đến Cục không có trên hệ thống (02 công văn số 1776/STTTT-TTBCXB ngày 01/8/2019; Công văn số 1859/STTTT-TTBCXB ngày 09/8/2019 do Sở TT&TT thành phố Đã Nẵng gửi.). Nhận thấy đây là khiếu nại, chuyển đơn thư giữa hai Sở. Cục đã hướng dẫn Sở TT&TT thành phố Đà Nẵng và Sở TT&TT tỉnh Nghệ An phối hợp giải quyết. Và chủ động kết nối để 02 lãnh đạo Sở trao đổi với nhau. Và có tiếp tục thông tin với Sở Đà Nẵng nếu sau khi hai Sở kết nối vẫn không giải quyết được vụ việc, Cục sẽ làm giấy mời trang TTĐT tổng hợp danang24h.vn đến Cục làm việc ( và đề nghị Sở Nghệ An phối hợp cũng giải quyết) để xử lý dứt điểm.
Sau đó Cục tiếp tục nhận được công văn số 1140/STTTT-TTBCXB ngày 27/4/2020 của Sở TT&TT thành phố Đà Nẵng do Bộ Thông tin và Truyền thông chuyển, Cục PTTH&TTĐT đang tiến hành làm việc, phối hợp với Sở TT&TT tỉnh Nghệ An để xem xét và xử lý vụ việc.
|
121.
|
6.
|
Đề nghị Bộ cập nhật đầy đủ giấy phép hoạt động của các cơ quan báo chí, nhất là các báo đã thực hiện chuyển đổi sắp xếp lại theo Quyết định 362 để thuận tiện cho các Sở TT&TT theo dõi việc thực hiện tôn chỉ mục đích của các báo
|
Thanh Hoá
|
Cục Báo chí
|
- Đến ngày 04/6/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đăng tải, cập nhật toàn bộ tôn chỉ, mục đích của 839 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương trên cổng thông tin điện tử của Bộ.
|
122.
|
7.
|
Cập nhật, công khai tôn chỉ mục đích của các cơ quan Báo, tạp chí in và báo điện tử theo định kỳ hàng quý lên Cổng TTĐT của Bộ để địa phương có thể theo dõi, tránh tình trạng một số tạp chí, cơ quan báo từ trung ương làm việc với địa phương nhiều nội dung không liên quan tới tôn chỉ mục đích.
|
Lai Châu
|
Cục BC
|
- Đến ngày 04/6/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đăng tải, cập nhật toàn bộ tôn chỉ, mục đích của 839 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương trên cổng thông tin điện tử của Bộ.
|
123.
|
8.
|
Đề nghị Bộ TTTT, Cục Báo chí nếu đã có công cụ quản lý những nội dung tại mục 1 phần V (Đề xuất kiến nghị thì phân quyền hoặc cung cấp cho các địa phương để phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh.) Nếu địa phương được phân quyền hoặc được giao khai thác công cụ nêu trên thì sẽ góp phần quản lý hiệu quả về hoạt động báo chí tại địa phương, đồng thời góp phần hỗ trợ, giảm áp lực đối với công tác quản lý báo chí ở cấp trung ương.
|
Lạng Sơn
|
Cục BC
|
Việc quản lý nhà nước về báo chí thực hiện theo quy định tại Luật báo chí năm 2016. Hiện tạiCục đã công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ để các địa phương khai thác: như công khai tôn chỉ, mục đích của 839 cơ quan báo chí trung ương và địa phương trên cổng thông tin của Bộ. Đồng thời, ngày 29/5/2020, Bộ đã ban hành QĐ 921a/QĐ-BTTTT phê duyệt Đề án cấp, đổi thẻ nhà báo kỳ hạn 2021-2025, trong đó cũng đã tính đến việc ứng dụng công nghệ để Sở TTTT các địa phương có thể trích xuất dữ liệu thẻ phục vụ công tác quản lý.
|
124.
|
9.
|
a) Tại phần căn cứ của Mẫu số 17 ban hành kèm theo Thông tư số 48/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định “Theo đề nghị tại văn bản số…ngày…tháng…năm 20… của…;”: Tuy nhiên, tại Khoản 1, Điều 12 Thông tư số 48/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông không có thành phần hồ sơ nào là văn bản như vậy.
Đề xuất giải pháp:Bãi bỏ nội dung trên.
|
Hải Dương
|
Cục Báo Chí
Cục PTTH
Vụ Pháp chế
|
Bộ Thông tin và Truyền thông đang chủ trì, phối hợp cùng Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ để sửa đổi, bổ sung Thông tư số 48/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, mở chuyên trang của báo điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuất bản đặc san, Bộ sẽ nghiên cứu chỉnh sửa phù hợp với thành phần hồ sơ đề nghị cấp phép.
|
125.
|
10.
|
Tại hướng dẫn số 2 Mẫu số 14 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định “Trường hợp cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép là cơ quan Đảng, Nhà nước không bắt buộc phải nộp một trong các loại giấy phép quy định tại mục này: Như vậy đối với các cơ quan, tổ chức khác bắt buộc phải nộp, điều này trái với quy định tại Khoản 2, Điều 10 Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đề xuất giải pháp:Bãi bỏ nội dung hướng dẫn.b) Tại Điểm d, Khoản 5 Điều 1, Nghị định số 25/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in quy định “…Trường hợp cơ sở in đề nghị cấp phép…thì cấp chung trên một giấy phép.”: Việc quy định như vậy không phù hợp, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước (Ví dụ: Trong trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm thì xử lý giấy phép hoạt động in còn lại như thế nào?”.
Đề xuất giải pháp:Sửa đổi nội dung này theo hướng tách giấy phép.
|
Hải Dương
|
Cục Xuất bản
Vụ Pháp chế
|
a) Ghi nhân, tiếp thu. Tất cả các đối tượng (bao gồm cả cơ quan đảng, nhà nước) đều không phải nộp.
b) Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Chính phủ là phải bãi bỏ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh không thật sự cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Theo đó, căn cứ vào tình hình thực tiễn hoạt động in (một cơ sở in có thể in nhiều loại sản phẩm khác nhau - In xuất bản phẩm và các sản phẩm không phải xuất bản phẩm), Chính phủ đã thống nhất quy định cấp phép hoạt động in cho các loại sản phẩm trên cùng một giấy phép (Nghị định số 25/2018/NĐ-CP), tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính, tránh gây phiền hà, phức tạp, khó khăn cho doanh nghiệp. Việc này đã được thực hiện từ Luật Xuất bản năm 1993 đến nay và công tác quản lý nhà nước cũng không gặp khó khăn gì lớn. Ngược lại, đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
Việc tách giấy phép đồng nghĩa với một cơ sở in phải cấp 2 giấy phép hoạt động in (Giấy phép in xuất bản phẩm và giấy phép in các sản phẩm không phải xuất bản phẩm), không phù hợp với tinh thần đơn giản hóa thủ tục hành chính của Chính phủ, gây khó khăn cho doanh nghiệp và không thật sự cần thiết.
Việc này chỉ là về mặt kỹ thuật, cơ quan nhà nước muốn thu hồi chức năng “in xuất bản phẩm” trong giấy phép đã cấp thì chỉ cần cấp thay giấy phép khác, bỏ chức năng “in xuất bản phẩm” (chức năng bị thu hồi).Nếu việc xử lý kỹ thuật về giấy phép thấy khó khăn mà lại đề nghị tách 1 giấy phép thành 2 giấy phép, đẩy khó khăn cho doanh nghiệp là trái với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính.
|
126.
|
11.
|
c) Về thành phần hồ sơ của TTHC cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh:
- Luật Xuất bản quy định 3 bộ hồ sơ nhưng Thông tư số 01/2020/TT-BTTT lại quy định 2 bộ hồ sơ?
d) Mẫu số 14 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BTTT có nội dung xác nhận của cơ quan chủ quản hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Điều này gây khó khăn trong việc xác định đâu là cơ quan chủ quản, đâu là cơ quan có thẩm quyền. VD: Nếu cơ quan xin cấp phép là Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thì đâu là cơ quan chủ quản, đâu là cơ quan có thẩm quyền?
Đề xuất giải pháp:Bỏ nội dung xác nhận đối với kỷ yếu.
đ) Tại hướng dẫn số 2 Mẫu số 14 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định “Trường hợp cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép là cơ quan Đảng, Nhà nước không bắt buộc phải nộp một trong các loại giấy phép quy định tại mục này: Như vậy đối với các cơ quan, tổ chức khác bắt buộc phải nộp, điều này trái với quy định tại Khoản 2, Điều 10 Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đề xuất giải pháp: Bãi bỏ nội dung hướng dẫn.
|
Hải Dương
|
Cục Xuất bản
Vụ Pháp chế
|
c)Triển khai tinh thần cải cách hành chính, tại Thông tư 01 cắt giảm một số điều kiện, thủ tục. Việc giảm số lượng bản nhằm thể hiện tinh thần trên, tạo điều kiện cho doanh nghiệp..
d) Kế thừa Thông tư 23, Thông tư 01 qui định chung cho các đối tượng nhằm đảm bảo yêu cầu quản lý. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp như câu hỏi nêu, Cục ghi nhận, tiếp thu, sẽ kiến nghị hoàn chỉnh trong quá trình rà soát, sửa đổi Luật Xuất bản và các văn bản liên quan trong thời gian tới
đ) Trùng câu a).
|
127.
|
12.
|
e) Theo hướng dẫn số 5 Mẫu số 18, số 3 Mẫu số 19 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định “…xưởng sản xuất..”: Hiện nay, trong các văn bản quy định về đăng ký kinh doanh không có khái niệm “xưởng sản xuất” mà chỉ có “địa điểm kinh doanh”.
Đề xuất giải pháp:Sửa đổi quy định này.
|
Hải Dương
|
Cục Xuất bản
Vụ Pháp chế
|
e) Việc qui định xưởng sản xuất phù hợp với thực tiễn của ngành do địa điểm kinh doanh và địa điểm sản xuất thường không trùng nhau. Nghị định 25/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 60/201014/NĐ-CP sử dụng khái niệm về xưởng sản xuất. (Mẫu 01) và đang được các cơ sở in thực hiện nghiêm, có hiệu quả.
|
128.
|
13.
|
f) Về phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để xuất bản: Hiện nay, việc thu phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh thực hiện theo Thông tư 214/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016. Tuy nhiên, việc thực hiện thu theo Điểm a, Khoản 1, Điều 4 đang gây khó khăn cho Sở Thông tin và Truyền thông vì không có hướng dẫn “trang quy chuẩn “ là như thế nào.
Đề xuất giải pháp:Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung này.
|
Hải Dương
|
Cục Xuất bản
|
f) Trang qui chuẩn là 14,5x20,5 được qui định tại Khoản 1, Điều 4, Thông tư 169/2013/TTLT-BTC-BTTTT qui định chế độ thù lao cho người đọc và kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu.
|
129.
|
14.
|
g) Khoản 4, Điều 4 Luật Xuất bản: Xuất bản phẩm (XBP) là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản…
Đối với TTHC cấp giấy phép nhập khẩu XBP không kinh doanh: vướng trong việc xác định tài liệu nào là XBP, tài liệu nào không phải XBP của nước ngoài. Cụm từ "được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản" được hiểu như thế nào?
Quy định của pháp luật hiện nay chưa rõ ràng trong việc xác định “xuất bản điện tử” và “xuất bản phẩm điện tử” gây khó khăn trong việc cấp phép xuất bản tài liệu không kinh doanh (khi đơn vị muốn đưa XBP lên trang website).
h) Tính thống nhất giữa các văn bản quy định về hoạt động cấp phép: Cần quy định rõ trình tự, thủ tục của cấp lại và cấp đổi (VD: Điều 13 Thông tư 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020 quy định cấp lại khi Giấy phép bị mất hoặc hư hỏng nhưng khoản 2, Điều 18 lại quy định cấp lại trong trường hợp có thay đổi).
i) Cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp phép cho đồng bộ (quy định tất cả các loại giấy phép đều có cấp lại, cấp đổi) và hướng dẫn cụ thể việc cấp lại thì số giấy phép có thay đổi hay không?
k) Đề nghị ban hành biểu mẫu báo cáo cho nội dung quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 2 của Thông tư 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020.
|
Hải Dương
|
Cục Xuất bản
Vụ Pháp chế
|
g) Ghi nhận và tiếp thu ý kiến. Hiện khái niệm xuất bản phẩm dẫn đến xác định xuất bản phảm nhập khẩu có khó khăn. Trong quá trình sơ kết Luật Xuất bản, Cục sẽ tổng hợp để kiến nghị sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu.
h) & i) Căn cứ vào Nghị định 195, Thông tư 01 ban hành các hướng dẫn thực hiện về cấp và cấp lại. Việc bổ sung cấp đổi và thống nhất cấp, cấp lại, cấp đổi Cục sẽ tổng hợp để kiến nghị trong quá trình sơ kết Luật Xuất bản và các văn bản pháp luật liên quan.
k) Thông tư 10/2018/TT-BTTTT ngày 29/6/2018 qui định chế độ báo cáo thống kê ngành thông tin và truyền thông, trong đó qui định cụ thể về mẫu báo cáo. (Mẫu số 04). Căn cứ vào mẫu này, Sở hướng dẫn các cơ sở phát hành trên địa bàn báo cáo để tổng hợp các số liệu, đáp ứng yêu cầu quản lý.
|
130.
|
15.
|
Thẻ Nhà báo giai đoạn 2016 - 2020 có hiệu lực đến ngày 31/12/2020. Đề nghị Bộ TTTT có hướng dẫn về việc cấp, đổi Thẻ nhà báo trong giai đoạn mới để kịp thời triển khai tại địa phương
|
Hà Giang
|
Cục Báo chí
|
- Đối với thẻ nhà báo: đến 31/12/2020, thẻ nhà báo kỳ hạn 2016-2020 sẽ hết hiệu lực. Trong năm 2020, Bộ TTTT sẽ xét cấp, đổi thẻ nhà báo kỳ hạn mới, trong đó xem xét việc ứng dụng công nghệ (như có mã QR để xác định thẻ thật; trích xuất được dữ liệu thẻ…).
|
131.
|
16.
|
Kính đề nghị Bộ kịp thời hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh trong việc định hướng, xử lý thông tin báo chí đưa thiếu khách quan, suy diễn về tỉnh Quảng Ninh khi tỉnh đã có văn bản xác nhận về những nội dung, những cơ quan báo chí đưa tin thiếu chính xác về các nội dung này.
|
Quảng Ninh
|
Cục Báo chí
|
Bộ Thông tin và Truyền thông đã định hướng thông tin trong Giao ban với lãnh đạo các cơ quan báo chí.
|
132.
|
17.
|
- Đề nghị xây dựng, hoàn thiện (nếu đã xây dựng) kho dữ liệu quản lý cơ quan báo chí và cấp tài khoản cho các sở TT&TT địa phương truy cập, tra cứu phục vụ công tác quản lý nhà nước về báo chí: Số lượng, thông tin các nhà báo được cấp thẻ Nhà báo; Giấy phép, tôn chỉ mục đích của các cơ quan báo chí.
|
Phú Thọ
|
Cục Báo chí
|
- Đến ngày 04/6/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đăng tải, cập nhật toàn bộ tôn chỉ, mục đích của 839 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương trên cổng thông tin điện tử của Bộ.
- Đối với thẻ nhà báo: đến 31/12/2020, thẻ nhà báo kỳ hạn 2016-2020 sẽ hết hiệu lực. Trong năm 2020, Bộ TTTT sẽ xét cấp, đổi thẻ nhà báo kỳ hạn mới, trong đó xem xét việc ứng dụng công nghệ (như có mã QR để xác định thẻ thật; trích xuất được dữ liệu thẻ…).
|
133.
|
18.
|
- Quy định về văn phòng đại diên, phóng viên thường trú của cơ quan báo chí còn một số bất cập như: Khoản 4 Điều 22 Luật Báo chí quy định “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện hoạt động của văn phòng đại diện; trường hợp không đủ điều kiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản yêu cầu cơ quan báo chí chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện và xử lý theo quy định của pháp luật”, nên các văn phòng đại diện khi có đủ thủ tục không được cơ quan quản lý nhà nước đồng ý bằng văn bản dẫn đến việc thủ tục làm dấu của các cơ quan đại diện gặp nhiều khó khăn, cơ quan quản lý nhà nước khó quản lý việc hoạt động của văn phòng đại diện.
- Tình trạng các cơ quan báo chí Trung ương đặc biệt là báo của các ngành không thực hiện đúng tôn chỉ mục đích của báo, quản lý phóng viên, nhà báo lỏng lẻo dẫn đến tình trạng phóng viên sách nhiễu các cơ quan, doanh nghiệp, phản ánh thông tin không trung thực khách quan gây hiểu lầm cho người đọc làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức cá nhân cũng như môi trường thu hút đầu tư của tỉnh Thái Nguyên. Khi tổ chức, cơ quan có căn cứ cho rằng báo phản ánh không đúng sự thật, không trung thực, khách quan và có văn bản phản hồi đến cơ quan báo chí thì cơ quan báo chí không thực hiện nghiệm các quy định tại Điều 42 Luật Báo chí.
|
Thái Nguyên
|
Cục Báo chí
|
- Thủ tục làm và sử dụng con dấu của VPĐD thực hiện theo quy định liên quan và theo nhu cầu của cơ quan báo chí
- Việc thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, đặc biệt các tạp chí, đang được các cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý nhà nước quyết liệt chấn chỉnh.
Sắp tới Nghị định thay thế Nghị định 159/2013/NĐ-CP được ban hành (đã trình CP) sẽ có chế tài xử lý nghiêm đối với hành vi không thực hiện đúng tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí, trong đó có cả hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép (đình bản) đến 12 tháng, đồng thời có cả chế tài xử lý lãnh đạo cơ quan báo chí cử phóng viên và phóng viên hoạt động không đúng tôn chỉ mục đích.
Về thẩm quyền, Nghị định mới cũng trao thẩm quyền xử lý vi phạm cho Thanh tra Sở TTTT đối với các cơ quan báo chí kể cả báo chí của Trung ương, nếu phát hiện vi phạm.
Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có căn cứ cho rằng thông tin báo chí sai sự thật, xuyên tạc, vu khống xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình hoặc gây hiểu lầm làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình thì có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến CQBC, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.
Nếu việc đề nghị phản hồi thực hiện theo quy định mà cơ quan báo chí không phải hồi, đề nghị phản ánh để cơ quan quản lý nhà nước về báo chí xem xét, xử lý theo quy định.
|
134.
|
19.
|
Thực hiện dự án “Đầu tư mới, thay thế thiết bị cho các đài truyền thanh cấp xã”, đồng thời thực hiện nhiệm vụ chính trị Chương trình mục tiêu quốc gia trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh Cà Mau cũng đang gặp khó khăn về kinh phí. Rất mong Bộ xem xét, hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện trong giai đoạn 2021-2023.
|
Cà Mau
|
Cục TTCS
Vụ KHTC
|
Theo quy định tại điểm 1, điều 24, chương VI của Quy chế, quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ: “Căn cứ vào hướng dẫn của chủ chương trình mục tiêu quốc gia cơ quan chủ trì dự án thành phần, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, cơ quan thực hiện chương trình ở trung ương xây dựng kế hoạch hoạt động, đề xuất nhu cầu kinh phí giai đoạn 5 năm và hằng năm thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, dự án thành phần gửi chủ chương trình mục tiêu quốc gia, cơ quan chủ trì dự án thành phần”
Cũng theo quy định tại điểm 3, điều 25, Chương VI của Quy chế, quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí cân đối nguồn vốn từ ngân sách địa phương, trình hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định”
Do vậy, đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bố trí kinh phí để thực hiện các nội dung liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Hiện nay, Bộ TTTT đang phối hợp với Bộ NN&PTNT xây dựng nội dung thành phần về thông tin và truyền thông tham gia Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; trong đó, Bộ TTTT đang đề xuất hỗ trợ thiết lập mới, nâng cấp các đài truyền thanh cho các xã. Sau khi Chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ TTTT sẽ phối hợp với Bộ NN&PTNT báo cáo các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn và bố trí kinh phí để thực hiện.
|
135.
|
20.
|
Sớm trình Chính phủ ban hành bổ sung sửa đổi một số điều của Luật Báo chí 2016, sửa đổi Nghị định số 159/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí xuất bản, theo hướng giao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của các Báo, tạp chí Trung ương hoạt động tại địa phương khi có vi phạm đối với việc rút tít, đưa tin sai sự thật, không đúng tôn chủ mục đích
|
Thừa Thiên Huế
|
Cục BC
Thanh tra
|
Ngày 04/12/2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm thi hành Luật báo chí năm 2016.
Hiện nay, Cục Báo chí đã tổng hợp, nghiên cứu ý kiến của các cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức liên quan và sẽ sớm báo cáo, tham mưu để Bộ Thông tin và Truyền thông lập đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung Luật báo chí 2016.
Thanh tra Bộ đã tham mưu Bộ trưởng ký trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 159/2013/NĐ-CP theo đó đã phân quyền để thanh tra Sở xử phạt vi phạm hành chính đối với Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của các Báo, tạp chí Trung ương hoạt động tại địa phương
|
136.
|
21.
|
Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp một số thông tin sau: Danh sách cơ quan báo chí trung ương; Giấy phép của cơ quan báo chí; Mục đích tôn chỉ của từng cơ quan báo chí; số hiệu thẻ Nhà báo của cá nhân được cấp thẻ còn hiệu lực; phương thức xác định Thẻ và số hiệu Thẻ là hợp pháp.
|
Lạng Sơn
|
Cục BC
|
- Đến ngày 04/6/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đăng tải, cập nhật toàn bộ tôn chỉ, mục đích của 839 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương trên cổng thông tin điện tử của Bộ.
- Đối với thẻ nhà báo: đến 31/12/2020, thẻ nhà báo kỳ hạn 2016-2020 sẽ hết hiệu lực. Trong năm 2020, Bộ TTTT sẽ xét cấp, đổi thẻ nhà báo kỳ hạn mới, trong đó xem xét việc ứng dụng công nghệ (như có mã QR để xác định thẻ thật; trích xuất được dữ liệu thẻ…).
|
137.
|
22.
|
- Kiến nghị của địa phương chưa nhận được ý kiến chỉ đạo của Bộ:
Ngày 12/02/2020, Sở Thông tin và Truyền thông có Công văn số 175/STTTT-TTBCXB đề nghị chỉ đạo, xử lý các cơ quan báo chí đưa tin sai lệch, gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh tại Lạng Sơn. Đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lạng Sơn chưa nhận được văn bản của Bộ, Cục thông báo về kết quả xử lý.
|
Lạng Sơn
|
Cục BC
|
Theo Văn bản số 175/STTTT-TTBCXB ngày 12/02/2020, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lạng Sơn đề nghị xử lý Báo điện tử Dân Việt và Báo Thời báo Kinh tế Sài Gòn.
- Đối với Báo điện tử Dân Việt: Cục Báo chí đã tổ chức 02 buổi làm việc với Báo ngày 03/3/2020 và 17/3/2020 xem xét nội dung thông tin trong bài viết “Hàng dài người từ Trung Quốc xếp hàng tại cửa khẩu biên giới” đăng ngày 02/02/2020.
Báo điện tử Dân Việt đã thay đổi nội dung bài viết này bằng bài viết khác vào lúc 12h28’ ngày 02/3/2020; đồng thời, Báo đã xử lý các cá nhân có liên quan, cụ thể: Phê bình trước toàn cơ quan, tạm ngừng công tác phóng viên và chuyển sang làm công tác bạn đọc đối với bà Phương Nga trong 01 tháng; Phê bình trước toàn cơ quan, treo quyền Thư ký tòa soạn và chuyển sang làm biên tập viên đối với ông Nguyễn Mạnh Trường trong 01 tháng.
Cục Báo chí đã yêu cầu Báo điện tử Dân Việt chấn chỉnh công tác biên tập, kiểm định chặt chẽ nguồn tin trước khi đăng tải; bảo đảm thông tin chính xác, đúng quy định của pháp luật.
- Đối với Báo Thời báo Kinh tế Sài Gòn: Văn bản của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lạng Sơn nêu ngày 08/02/2020, Sở Ngoại vụ tỉnh Lạng Sơn có văn bản số 66/SNgV-LS về việc phản hồi thông tin gửi Báo Thời báo Kinh tế Sài Gòn và khẳng định: ông Hà Lê Hữu, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ và cán bộ có thẩm quyền của Sở này không tiếp xúc và cung cấp cho phóng viên Lê Thanh Hiền của Báo này về nội dung như Báo đăng, đề nghị Báo cải chính thông tin trên.
Ngày 12/02/2020, Báo Thời báo Kinh tế Sài Gòn có văn bản số 07/KTSG-BBT gửi Sở Ngoại vụ Lạng Sơn nêu: Bản tin “3 ngày nữa mở lại cửa khẩu phụ, cặp chợ biên giới” đăng ngày 07/02/2020 và tin “Lùi thời gian thông quan qua các cửa khẩu phụ Lạng Sơn” đăng ngày 07/02/2020 trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn được cộng tác viên của Báo thực hiện theo đúng trình tự. Cộng tác viên của chúng tôi là một phóng viên của một tờ báo Trung ương, đóng địa bàn tại tỉnh Lạng Sơn. Chúng tôi xin khẳng định toàn bộ nội dung thông tin đăng trên Báo đã được thẩm định và có tài liệu kèm theo. Chúng tôi đã nhắc nhở cộng tác viên của mình trong những lần tác nghiệp, đăng tin tiếp theo để tránh tạo sự hiểu lầm giữa các bên và sẵn sàng phối hợp với Sở trong việc kiểm soát nguồn tin báo chí để đạt được mục tiêu chung là thông tin chính xác.
|
138.
|
23.
|
Tại khoản 1, Điều 6, Thông tư 05/2017/TT-BTTTT ngày 02/6/2017 của Bộ TTTT hướng dẫn thực hiện nội dung “Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. tại Mục II Thiết bị, vật tư đài truyền thanh xã, Phụ lục I(kèm theo thông tư) hướng dẫn đối với cột ăngten: “Cột ăngten tam giác 30 x 30 bằng thép mạ kẽm (gồm hệ thống dây neo và phụ kiện)”. Nhưng khi triển khai thực tế tại các xã, do quỹ đất của xã không đảm bảo, đáp ứng về diện tích để xây dựng cột ăngten theo hướng dẫn và ảnh hưởng tới cảnh quan.
Sở Thông tin và Truyền thông nhận thấy: việc quy định cố định 1 loại hình cột ăngten tại khoản 1, Điều 6,Thông tư 05/2017/TT-BTTTT là không phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
- Đề nghị sửa đổikhoản 1, Điều 6, Thông tư 05/2017/TT-BTTTT: quy định chung là “cột ăngten”, không cần cụ thể loại dây néo hay cột tháp, tự đứng… để các địa phương chủ động thực hiện phù hợp với thực tế.
|
Lạng Sơn
|
Cục TTCS
Vụ KHTC
|
- Tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BTTTT ngày 02/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn thực hiện nội dung “Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 có quy định: “….căn cứ vào hiện trạng, nhu cầu thiết bị, vật tư cần nâng cấp hoặc bổ sung, đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đề xuất danh mục, quy mô, đặc tính kỹ thuật cho phù hợp, đảm bảo tiết kiệm kinh phí”. Đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lạng Sơn căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương để triển khai cho phù hợp.
Đối với đề xuất của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lạng Sơn, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp thu và xem xét bổ sung, sửa đổi Thông tư số 05/2017/TT-BTTTT trong chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 cho phù hợp với tình hình thực tế.
|
139.
|
24.
|
- Tổ chức tập huấn hướng dẫn các tỉnh xây dựng phương án giá sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông sau khi các tỉnh đã xây dựng định mức kinh tế - kĩ thuật theo hướng dẫn của Bộ.
- Hiện nay tình trạng “báo hóa tạp chí” tại 1 số địa phương ngày càng gia tăng, trong phạm vi thẩm quyền của Sở Thông tin và Truyền thông hiện nay lại chưa có biện pháp để thực hiện kiểm soát và xử phạt đối với những hành vi có dấu hiệu trái pháp luật. Để góp phần hạn chế tình trạng trên, quản lý hiệu quả về hoạt động báo chí tại địa phương, đề nghị với Bộ cung cấp thông tin cho các địa phương:
+ Danh sách cơ quan báo chí Trung ương.
+ Giấy phép của cơ quan báo chí.
+ Mục đích, tôn chỉ của từng cơ quan báo chí.
+ Số hiệu thẻ Nhà báo của cá nhân được cấp thẻ còn hiệu lực.
+ Phương thức xá định Thẻ và số hiệu thẻ là hợp pháp.
|
Sơn La
|
Cục BC
|
- Đến ngày 04/6/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đăng tải, cập nhật toàn bộ tôn chỉ, mục đích của 839 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương trên cổng thông tin điện tử của Bộ.
- Đối với thẻ nhà báo: đến 31/12/2020, thẻ nhà báo kỳ hạn 2016-2020 sẽ hết hiệu lực. Trong năm 2020, Bộ TTTT sẽ xét cấp, đổi thẻ nhà báo kỳ hạn mới, trong đó xem xét việc ứng dụng công nghệ (như có mã QR để xác định thẻ thật; trích xuất được dữ liệu thẻ…).
Để địa phương triển khai áp dụng định mức đã được Bộ ban hành; xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và giá, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công của địa phương, trong năm 2018 và 2019, Bộ TTTT đã tổ chức 02 Hội nghị tập huấn, hướng dẫn công tác quản lý kinh tế chuyên ngành TTTT; trong đó, có hướng dẫn chi tiết việc áp dụng định mức do Bộ ban hành; phương pháp, nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và giá, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công của địa phương. Trong thời gian tới, Bộ TTTT sẽ tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn công tác quản lý kinh tế chuyên ngành TTTT năm 2020; trong đó, sẽ hướng dẫn việc áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật do Bộ mới ban hành và tập huấn lại nội dung phương pháp, nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và giá, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công của địa phương.
|
140.
|
25.
|
Việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về báo chí gặp khó khăn nhất trong vấn đề cộng tác viên của cơ quan báo chí. Đây không phải đối tượng thuộc Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú như quy định nhưng hoạt động cộng tác viên thường trú trên địa bàn, trong số đó, không ít trường hợp học các chuyên ngành khác, không có nghiệp vụ báo chí, nhãn quan chính trị thấp, phần lớn không được cơ quan báo chí trả lương, thu nhập thực tế bằng trích phần trăm của hợp đồng truyền thông nên đội ngũ cộng tác viên thường gây phiền nhiễu cơ quan, doanh nghiệp...
Đề nghị Bộ TT&TT xem xét đưa nội dung điều kiện hoạt động của VPĐD, PVTT tại các địa phương vào văn bản quy phạm, trong đó quy định rõ vấn đề nếu không đủ điều kiện hoạt động VPĐD, PVTT thì không được sử dụng các hình thức khác như văn phòng liên lạc, cộng tác viên thường trú… ở các địa phương
|
Hà Tĩnh
|
Cục BC
|
- Luật Báo chí không quy định cụ thể về mô hình hoạt động của Văn phòng đại diện; không quy định xử lý đối với trường hợp cử phóng viên thường trú không đủ điều kiện…
- Ngày 04/12/2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm thi hành Luật báo chí năm 2016. Vấn đề văn phòng đại diện, phóng viên thường trú cũng đã được đặt ra, sắp tới khi sửa đổi Luật Báo chí, Bộ TTTT sẽ xem xét, để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu công tác quản lý.
|
141.
|
26.
|
Sớm sửa đổi thông tư 05/2017/TT-BTTTT về việc hướng dẫn thực hiện nội dung Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống truyền thanh thông tin và truyền thanh cơ sở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Vì hiện nay thì việc đầu tư Đài truyền thanh cơ sở ứng dụng CNTT- VT (Quyết định 135/QĐ-TTg) thì không thể sử nguồn vốn Nông Thôn mới
|
PHÚ YÊN
|
Cục TTCS
|
Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trong đó có nội dung "Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống trông tin và truyền thông cơ sở" Bộ đã ban hành Thông tư số 05/2017/TT-BTTTT ngày 02/6/2017 hướng dẫn nội dung "Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Trên cơ sở tổng hợp, tiếp thu ý kiến và đề xuất của các địa phương sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất với Chính phủ bổ sung đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin- viễn thông vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Đối với đề xuất của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Yên, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ nghiên cứu bổ sung, sửa đổi Thông tư số 05/2017/TT-BTTTT khi triển khai thực hiện trong Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 cho phù hợp với tình hình thực tế.
|
142.
|
27.
|
Đề nghị Cục Báo chí, Cục PTTH&TTĐT sớm tham mưu cho lãnh đạo Bộ xem xét cấp Thẻ Nhà báo cho những cá nhân đủ điều kiện trong dịp 21/6 năm 2020. (Tỉnh Đắk Đắk đã hoàn chỉnh thủ tục và trình cho Bộ Thông tin và Truyền thông từ năm 2019)
|
Đắk Lắk
|
Cục BC
Cục PTTH
|
Việc cấp mới, cấp đổi, cấp lại Thẻ nhà báo được thực hiện theo quy định tại Luật Báo chí 2016 và Thông tư số 49/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hưỡng dẫn về hồ sơ, thủ tục cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo. Theo đó, thẻ nhà báo cấp cho các đối tượng theo quy định tại điều 26 và có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại điều 27 của Luật Báo chí 2016 để hoạt động báo chí.
Đối với các trường hợp đề nghị cấp thẻ nhà báo năm 2020 theo cơ quan báo chí là Đài Phát thanh và Truyền hình Đắc Lắc, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã thực hiện thẩm định và trình Lãnh đạo Bộ theo quy định, cụ thể:
- Đợt 1/2020 (tháng 1): Đài đề nghị cấp 03 trường hợp, Bộ xét cấ mới 01; không cấp 02.
- Đợt 2/2020 (tháng 6): Đài đề nghị cấp 02 trường hợp; Cục đang trình Bộ xét cấp.
|
143.
|
28.
|
Hiện nay, các căn cứ để quản lý các đại lý internet và điểm cung cấp trò chơi điện tử công cộng là: (1) Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; (2) Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 02/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013. Trong Nghị định số 27/2018/NĐ-CP đã quy định “Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT quy định lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng” và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/4/2018. Tuy nhiên cho đến nay, quy định này vẫn chưa được ban hành.
Để có căn cứ cơ sở hướng dẫn địa phương trên địa bàn tỉnh về việc thu phí, lệ phí cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp trò chơi điện tử công cộng.
Kính đề nghị Bộ phối hợp với Bộ Tài chính sớm ban hành quy định lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
|
Quảng Ninh
|
Cục PTTH
|
Khi xây dựng Luật Phí và Lệ phí năm 2015, quy định về phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đã được Quốc hội cân nhắc không đưa vào danh mục Phí, Lệ phí thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Vì vậy, Bộ TT&TT đề nghị các địa phương căn cứ theo quy định của Luật Phí và lệ phí để thực hiện cho phù hợp.
Ngoài ra, hiện nay Bộ đang xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, dự kiến các quy định về phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng sẽ được bãi bỏ trong Nghị định mới.
|
144.
|
29.
|
Hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý trang TTĐT, thông tin mạng xã hội; hỗ trợ xử lý các thông tin sai trái, tin đồn thất thiệt trên các nền tảng xuyên biên giới về tỉnh Quảng Ninh.
Đề nghị Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh xử lý các các thông tin sai trái, tin đồn thất thiệt trên các nền tảng xuyên biên giới về tỉnh Quảng Ninh; có phản hồi khi nhận được các văn bản báo cáo đề nghị hỗ trợ của Sở.
|
Quảng Ninh
|
Cục PTTH
|
Từ năm 2018 đến nay, Cục nhận được 5 văn bản của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đề nghị hỗ trợ xử lý các các thông tin sai trái, tin đồn thất thiệt trên các nền tảng xuyên biên giới về tỉnh Quảng Ninh và hỗ trợ đề nghị Facebook cấp dấu “tích xanh” cho fanpage của một số đơn vị thuộc tỉnh. Sau khi nhận được văn bản của Sở, Cục đều đã gửi ngay thông tin yêu cầu Facebook, Google ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm hoặc cấp dấu tích xanh.
- Đối với việc Facebook hiển thị sai thông tin vị trí chỉ dẫn khu di tích Bạch Đằng, Facebook đã đáp ứng theo yêu cầu của Bộ. Sau khi Facebook đáp ứng, Cục đã có văn bản thông báo kết quả xử lý đến Sở TTTT Quảng Ninh
- Đối với đề nghị ngăn chặn tài khoản facebook “Người Quảng Ninh”, Bộ đã yêu cầu nhiều lần nhưng Facebook không ngăn chặn với lý do không vi phạm chính sách cộng đồng của Facebook. Hiện tại, Facebook vẫn từ chối ngăn chặn, gỡ bỏ tài khoản với lý do trang của cá nhân có nhiều nội dung khác nhau, chỉ những nội dung vi phạm mới bị gỡ bỏ.
- Đối với đề nghị Facebook cấp dấu “tích xanh” cho fanpage của một số đơn vị thuộc tỉnh, Cục đã gửi đề nghị đến Facebook nhiều lần. Tuy nhiên, đến nay Facebook vẫn chưa xử lý.
- Mới đây nhất, Cục nhận được văn bản số 27 ngày 20/5/2020 của Sở, Cục đã gửi các nội dung theo đề nghị của Sở đến Facebook và Google. Tuy nhiên, đến nay, Cục chưa nhận được phản hồi của 2 đơn vị này
|
145.
|
30.
|
Việc quản lý, xử lý thông tin trên môi trường mạng xã hội gặp rất nhiều khó khăn, từ việc tìm chủ thể, tiếp cận chủ thể... có nhiều trường hợp là linh mục, mục vụ trong các nhà thờ tôn giáo
Đề nghị cơ quan chức năng của Bộ TT&TT làm việc với Facebook, yêu cầu xóa bỏ, chặn các tài khoản đăng thông tin xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, xuyên tạc lịch sử, xúc phạm Bác Hồ, các anh hùng liệt sĩ...
|
Hà Tĩnh
|
Cục PTTH
|
Từ đầu năm 2017, Bộ đã thiếp lập được đầu mối và cơ chế làm việc với Facebook, Google, thường xuyên yêu cầu 2 đơn vị này ngăn chặn gỡ bỏ các thông tin xấu động, vi phạm pháp luật Việt Nam, đặc biệt là thông tin xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, xuyên tạc lịch sử, xúc phạm Bác Hồ, các anh hùng liệt sĩ.... Tuy nhiên, Facebook luôn từ chối ngăn chặn, gỡ bỏ tài khoản với lý do trang của cá nhân, hội, nhóm có nhiều nội dung khác nhau, chỉ những nội dung vi phạm mới bị gỡ bỏ. Hiện nay, Bộ tiếp tục đấu tranh để Facebook đồng ý ngăn chặn, gỡ bỏ các tài khoản liên tục đăng tải thông tin vi phạm.
|
146.
|
31.
|
Kính đề nghị Bộ TT&TT đăng tải công khai danh sách cấp phép hoạt động báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp, trang mạng xã hội trên Cổng TTĐT của Bộ Thông tin và Truyền thông để Sở Thông tin và Truyền thông địa phương phối hợp quản lý (ít nhất 03 tháng/lần). Để Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành kịp thời nghiên cứu, hướng dẫn các đơn vị liên quan khi có trường hợp phóng viên khai thác thông tin sai với tôn chỉ mục đích của báo hoặc gây khó khăn cho địa phương, doanh nghiệp.
|
Quảng Ninh
|
Cục Báo chí
Cục PTTH
|
- Đến ngày 04/6/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đăng tải, cập nhật toàn bộ tôn chỉ, mục đích của 839 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương trên cổng thông tin điện tử của Bộ.
Hiên nay, các loại giấy phép, giấy chứng nhận thuộc lĩnh vực quản lý của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đều đã được cập nhật tại trang thông tin điện tử của Cục (tên miền: abei.vn)
|
147.
|
32.
|
Thể hiện rõ tên loại hình hoạt động của báo điện tử, tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp
Đối với các tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử đã được cấp phép hoạt động, kính đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông đề nghị các đơn vị phải thể hiện rõ ràng hơn ở măng sét trang chính là TẠP CHÍ, TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP. Hiện nay, nhiều tạp chí điện tử, trang TTĐT tổng hợp không ghi rõ loại hình, hoặc thể hiện 1 cách mờ nhạt, khó phát hiện… gây hiểu lầm cho người đọc, khó khăn cho công tác quản lý. Vì đa số người dân tiếp cận thông tin không phân biệt được các loại trang điện tử này. Ví dụ, trang thông tin điện tử tổng hợp Cafe.vn, VietNammoi.vn vẫn được hiểu nhầm là báo điện tử. Trang TTĐT baomoi.com, mặc dù đã thông tin là loại hình trang Thông tin điện tử nhưng thể hiện mờ, nhạt, khó quan sát.
|
Quảng Ninh
|
Cục Báo chí
Cục PTTH
|
Thời gian qua, Cục Báo chí đã yêu cầu các cơ quan, tổ chức thể hiện rõ trên măng sét tạp chí in, trên giao diện trang chủ tạp chí điện tử từ “Tạp chí”, để xem xét trình Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép.
Trước thực trạng có nhiều trang TTĐT tổng hợp không ghi rõ loại hình, hoặc thể hiện 1 cách mờ nhạt, khó phát hiện… gây hiểu lầm cho người đọc, khó khăn cho công tác quản lý, nên ngay từ ngày 08/11/2017, Cục PTTH đã tham mưu trình Lãnh đạo Bộ có văn bản số 4064/BTTTT-PTTH&TTĐT gửi Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố và Các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp về tăng cường công tác quản lý hoạt động của trang thông tin tổng hợp, trong đó tại điể c, mục 1 của văn bản này đã yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp “Thực hiện việc cung cấp thông tin trên trang chủ của trng thông tin điện tử tổng hợp theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT. Cụ thể tại đầu trang, cân ghi rõ tiêu tề “Trang thông tin điện tử tổng hợp”, không sử dụng những từ ngữ dễ gây nhầm lẫn cho độc giả giữa trang thông tin điện tử tổng hợp với các báo điện tử, tạp chí điện tử”. Đồng thời cũng yêu cầu các Sở rà soát, kiểm tra, chấn chính hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp có trụ sở tại địa phương; xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với các nội dung nêu tại mục 1 công văn này. Hiện nay, Bộ đang xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, sẽ nghiên cứu, bổ sung các quy định nhằm phân biệt rõ trang thông tin điện tử tổng hợp với báo chí điện tử và các loại hình trang tin khác.
|
148.
|
33.
|
Theo Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 28/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tuyên truyền bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững biển đảo Việt Nam, thì đến năm 2020 là kết thúc Đề án. Tuy vậy, tại các trường học trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đang có nhu cầu phối hợp tổ chức các cuộc Triển lãm số Hoàng sa - Trường sa trong thời gian tới.
Đề nghị Cục TTCS, Bộ TT&TT có văn bản hướng dẫn các địa phương tiếp tục tổ chức các cuộc triển lãm trong thời gian tới và ban hành Đề án tuyên truyền bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững biển đảo Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
|
Hà Tĩnh
|
Cục TTCS
|
Triển khai thực hiện Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 28/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ tiếp tục phối hợp với các ban, bộ, ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại các đại học, học viện, trường đại học; tổ chức các cuộc Triển lãm số “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại các trường trung học phổ thông thuộc một số tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Sau khi kết thúc triển lãm, Bộ đã trao tặng toàn bộ tư liệu, vật tư cho các địa phương, đơn vị để tiếp tục tổ chức tuyên truyền tại cơ sở, đồng thời chuyển giao Triển lãm số "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" tới các địa phương, đơn vị dưới hình thức cung cấp đĩa DVD, USB. Hầu hết các tỉnh, thành phố, đơn vị đã tiếp nhận và sử dụng những tài liệu được Bộ bàn giao để tiếp tục triển khai trưng bày, tổ chức triển lãm lưu động tại cơ sở phục vụ công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo Việt Nam ở địa phương, đơn vị mình một cách thiết thực, sâu rộng và có hiệu quả, trong đó có Hà Tĩnh. Vì vậy, thời gian tới, Bộ đề nghị các địa phương (trong đó có Hà Tĩnh) tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên địa bàn bằng cách tổ chức các cuộc Triển lãm sao cho phù hợp với điều kiện của mình.
Sau khi kết thúc các nhiệm vụ được giao, Bộ sẽ tổ chức tổng kết kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 28/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời đề xuất Thủ tướng Chính phủ tiếp tục giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng Đề án thông tin, tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam giai đoạn 2021-2025
|
149.
|
34.
|
Các điều kiện về nhân lực, thiết chế phục vụ công tác thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở tại các địa phương hiện nay còn rất hạn chế.
Đề nghị Bộ TT&TT xem xét thực hiện việc hỗ trợ địa phương các thiết chế thông tin cơ sở hơn là triển khai các cuộc thi, hội thi
|
Hà Tĩnh
|
Cục TTCS
Cục TTĐN
|
Theo quy định tại điểm 4, điều 9, Luật Ngân sách Nhà nước ban hành ngày 25/6/2015 “Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp”
Do vậy, đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Tĩnh:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh xem xét, bố trí nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương hoặc từ nguồn các Chương tình mục tiêu quốc gia để tổ chức đầu tư, nâng cấp các thiết chế thông tin cơ sở cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
- Chủ động trong việc vận động các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tài trợ kinh phí đầu tư để tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền đến người dân.
- Về nhân lực công tác TTĐN: Theo số liệu của Cục TTĐN, Bộ TTTT, hiện 100% 63 tỉnh, thành phố đã bố trí cán bộ kiêm nhiệm công tác TTĐN. Nhằm tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương về cán bộ chuyên trách công tác TTĐN và thông tin cơ sở của địa phương. Ngày 10/3/2016, Bộ TTTT và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 06/TTLT-BTTTT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở TTTT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, theo đó, phòng Báo chí - Xuất bản trước đây, được bổ sung phòng Thông tin-Báo chí-Xuất bản. Đây là căn cứ để các Sở TTTT đề xuất UBND tinh, thành phố phân bổ chỉ tiêu, bố trí cán bộ chuyên trách công tác TTĐN và TTCS. Thực hiện Thông tư 06, 30% các tỉnh, thành phố đã bố trí được cán bộ chuyên trách TTĐN; 100% cử 01 Lãnh đạo Sở phụ trách TTĐN.
-Về công tác chỉ đạo, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Đến nay, hệ thống văn bản quy phạm về lĩnh vực TTĐN đã được xây dựng: Nghị định số 72/72/2015/NĐ-CP ngày 7/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động TTĐN; Thông tư số 2/2016/TT-BTTTT ngày 19/10/2016 của Bộ TTTT hướng dẫn quản lý hoạt động TTĐN của các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; đồng thời, hằng năm, Bộ TTTT đều có văn bản hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ xay dựng Kế hoạch công tác TTĐN trên địa bàn tỉnh, thành phố, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch TTĐN của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ...Do đó, đến tháng 6/2020, đã có 51/63 tỉnh, thành phố xây dựng, sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý hoạt động TTĐN trên địa bàn tỉnh, thành phố; 100% các địa phương xây dựng Kế hoạch TTĐN.
Trong lĩnh vực TTĐN không xây dựng thiết chế TTĐN
|
150.
|
35.
|
Quyết định số 616/QĐ-TTg ngày 11/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Kế hoạch Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thực hiện cho giai đoạn 2015 - 2017. Nay giai đoạn này đã qua. Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong giai đoạn mới, với những nội dung mới
|
Quảng Trị
|
Cục TTCS
|
Ngày 15/12/2017, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyên truyền biển, đảo giai đoạn 2013-2017 và 3 năm triển khai thực hiện Quyết định số 616/QĐ-TTg ngày 11/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hội nghị đã đánh giá những kết quả đạt được và cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong việc tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền và công tác phối hợp giữa các ban, bộ, ngành, địa phương, các đơn vị lực lượng vũ trang; đồng thời đề xuất những giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền biển, đảo trong giai đoạn tiếp theo.
Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các ban, bộ, ngành, địa phương, Bộ đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 28/7/2018 phê duyệt Đề án tuyên truyền bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam giai đoạn 2018-2020. Ngày 18/9/2018, Bộ đã có Công văn số 3133/BTTTT-TTCS gửi các bộ, cơ quan, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định này.
|
151.
|
36.
|
Về triển khai tổ chức Hội thi tuyên truyền về chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam năm 2020.
Thực hiện công văn số 1014/BTTTT-TTCS ngày 25/3/2020 của Bộ TTTT V/v triển khai tổ chức Hội thi tuyên truyền về chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam năm 2020. Theo chỉ đạo tại công văn: Dự kiến tổ chức Hội thi từ ngày 20/7 đến ngày 23/7/2020 nếu trước ngày 30/5/2020 Việt Nam công bố hết dịch COVID-19; tuy nhiên đến nay Việt nam vẫn chưa công bố hết dịch.
Để việc triển khai tham gia Hội thi có chất lượng, hiệu quả (Trong đó việc xây dựng kịch bản nội dung, tổ chức tập luyện, phê duyệt kinh phí tham gia… là những việc cần có thời gian để thực hiện); trên cơ sở đó Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ninh kính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông có chỉ đạo sớm để các địa phương biết, chủ động triển khai tham gia đạt kết quả tốt.
|
Quảng Ninh
|
Cục TTCS
|
Hiện nay tình hình phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam có những chuyển biến tích cực, các hoạt động kinh tế, xã hội đã diễn ra bình thường, đề nghị các Sở triển khai theo kế hoạch. Trong tuần tới, Bộ sẽ có văn bản gửi các địa phương triển khai thực hiện.
|
152.
|
37.
|
- Những năm gần đây, các lực lượng chức năng của tỉnh Thái Nguyên trong khi làm nhiệm vụ đã phát hiện nhiều trường hợp tàng trữ, lưu hành nhiều tài liệu có liên quan đến pháp luân công. Khi xử phạt vi phạm hành chính với hành vi “Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp” và tịch thu tang vật theo quy định tại Điều 27, Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, các đối tượng đã khiếu nại nhiều lần lên nhiều cấp với lý do những tài liệu đó không xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc được cơ quan QLNN cấp phép theo quy định tại Điều 4, Luật Xuất bản thì không phải là xuất bản phẩm (Điều 4, Luật Xuất bản quy định Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản).
- Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhiều hội nhóm, cá nhân đang sử dụng nhiều hình thức phản đối việc thu phí tại trạm BOT Bờ Đậu trong đó có phát tán nhiều tài liệu dưới hình thức tờ rời, tờ gấp. Tuy nhiên các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên cũng chưa thể áp dụng các biện pháp xử lý vì không có căn cứ cho rằng họ vi phạm Luật Xuất bản, phát hành xuất bản phẩm (do vướng mắc tại Điều 4 của Luật Xuất bản).
- Về lĩnh vực phát hành trên địa bàn tỉnh vẫn còn tình trạng các cơ sở bày bán xuất bản phẩm không rõ nguồn gốc, không có chứng từ, hóa đơn hợp lệ. Các cơ sở này trình bày đây là sách ký gửi nếu đoàn thanh tra cần thì họ mới xuất hóa đơn. Vì vậy, đây là kẽ hở để các cơ sở in, phát hành in lậu, trốn thuế (ví dụ 1 cuốn sách trên Quyết định xuất bản in 10.000 bản và được phát hành trên toàn quốc, khi đội liên ngành đi kiểm tra tại tỉnh Thái Nguyên họ sẵn sàng xuất hóa đơn 5.000 bản mà không vướng mắc gì vì chúng ta chưa thể cùng lúc kiểm tra và đề nghị cấp hóa đơn trên 63 tỉnh, thành). Nên có quy định cụ thể về việc ký gửi sách tại các cơ sở phát hành.
|
Thái Nguyên
|
Cục Xuất bản
|
a) Vấn đề xử lý xung quanh nhập khẩu, in ấn, phát hành các tài liệu về pháp luân công xảy ra ở nhiều địa phương. Các đối tượng lợi dụng tìm cách nhập, in, phát tán tài liệu về Pháp luân công. Khi bị cơ quan chức năng xử lý tìm mọi cách khiếu nại, gây khó khăn cho quản lý. Để đối phó các vấn đề trên, Bộ TTTT đang xin chủ trương của Ban Tuyên giáo Trung ương về vấn đề này. Trước mắt, đề nghị các sở tiếp tục triển khai, xử lý nghiêm các đối tượng nhập khẩu, in ấn, phát tán trái phép tài liệu trên theo Nghị định 159.
b) Đối với vấn đề khái niệm tài liệu không kinh doanh; khái niệm xuất bản phẩm, Ghi nhận, tiếp thu. Thời gian tới, sau khi triển khai Sơ kết Luật Xuất bản, Cục sẽ có kiến nghị để sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc xử lý này.
c) Về tình trạng các cơ sở bày bán xuất bản phẩm không rõ nguồn gốc, không có chứng từ, hóa đơn hợp lệ do chưa quy định cụ thể về việc ký gửi sách tại các cơ sở phát hành, từ đó đặt ra yêu cầu nên có qui định cụ thể về việc ký gửi sách tại các cơ sở
Do yêu cầu này liên quan đến các qui định Luật Thương mại. Vì vậy, Cục ghi nhận, nghiên cứu, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung phù hợp với thực tiễn.
|
153.
|
38.
|
Đề nghị bổ sung quy định cho cơ sở đăng ký hoạt động in được in các dạng tài liệu không kinh doanh (pa nô tuyên truyền) in trên chất liệu bạt.
|
Phú Thọ
|
Cục Xuất bản
|
a) Về đề nghị bổ sung quy định cho cơ sở đăng ký hoạt động in được in các dạng tài liệu không kinh doanh (pa nô tuyên truyền) in trên chất liệu bạt:
Ghi nhận ý kiến để rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền, điều chỉnh quy định phù hợp.
|
154.
|
39.
|
Đề nghị bổ sung thẩm quyền cho Sở TT&TT các địa phương về việc cấp giấy phép tổ chức hội chợ/triển lãm xuất bản phẩm cho các cơ quan, tổ chức Trung ương không có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc tại địa phương.
|
Phú Thọ
|
Cục Xuất bản
|
Ghi nhận ý kiến để rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền, điều chỉnh quy định phù hợp. Tuy nhiên trước mắt, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, để nghị Sở chủ động giao cho cơ sở phát hành trên địa bàn, thư viện tỉnh phối hợp, tổ chức.
|
155.
|
40.
|
- Theo quy định tại Điều 44 Luật Xuất bản 2012, Sở TT&TT cấp giấy phép cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương; chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức ở Trung ương đặt tại địa phương. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều công ty sách ở các địa phương (chủ yếu tại Hà Nội) thường xuyên đề nghị tổ chức hội chợ sách phục vụ nhu cầu đọc của nhân dân nhưng các công ty này lại không có cơ sở ở địa phương (nơi tổ chức hội chợ). Do đó, thẩm quyền Sở cấp giấy phép là không đúng quy định.
- Quy định về thẩm định cấp phép xuất bản tài liệu không kinh doanh không có quy định về phí thẩm định đối với tài liệu xuất bản lần đầu, tái bản (có/không sửa đổi, bổ sung).
|
Phú Thọ
|
Cục Xuất bản
|
Quy định về thẩm định cấp phép xuất bản tài liệu không kinh doanh không có quy định về phí thẩm định đối với tài liệu xuất bản lần đầu, tái bản (có/không sửa đổi, bổ sung)
Điều 25 Luật Xuất bản 2012, chỉ quy định các nội dung và thủ tục Cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.Vì vậy, cơ quan triển khai thu phí theo qui định như lần đầu. Thời gian tới, trong quá trình hoàn thiện hành lang pháp lý, sẽ đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh phù hợp với thực tiễn.
|
156.
|
41.
|
1. Vướng mắc về triển khai Thông tư 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020 của Bộ TT&TT, cụ thể:
- Điểm b Khoản 1 Điều 2 quy định về chế độ báo cáo nhưng không quy định trách nhiệm báo cáo đối với cơ sở phát hành được Bộ TT&TT cấp phép có hoạt động trên địa bàn tỉnh và cơ sở phát hành là hộ gia đình. Như vậy, Sở TT&TT sẽ gặp khó khăn khi quy định chế độ báo cáo và thực hiện quản lý đối với tất cả các cơ sở phát hành trên địa bàn.
- Điểm b, Khoản 2 Điều 10 quy định về số lượng bản thảo đang mâu thuẫn với Luật Xuất bản (Thông tư quy định cần 02 bản, Luật Xuất bản quy định cần 03 bản).
- Vì vậy, đề nghị Bộ TT&TT xem xét sửa đổi, bổ sung quy định phù hợp với Luật Xuất bản và tình hình thực tế.
2. Công tác quản lý in lậu ngày càng khó khăn do các thủ đoạn phát hành cũng như các xuất bản phẩm in lậu, in giả ngày càng tinh vi, khó phân biệt đặc biệt là hiện nay việc phát hành qua mạng ngày càng nhiều. Vì vậy, đề nghị Bộ TT&TT cần hướng dẫn nghiệp vụ cho các địa phương và nhà xuất bản.
|
Vĩnh Phúc
|
Cục Xuất bản
|
a)Vướng mắc về triển khai Thông tư 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020 của Bộ TT&TT:
- Tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 quy định về chế độ báo cáo nhưng không quy định trách nhiệm báo cáo đối với cơ sở phát hành được Bộ TT&TT cấp phép có hoạt động trên địa bàn tỉnh và cơ sở phát hành là hộ gia đình. Qui định này kế thừa từ Thông tư 23. Trong quá trình tổ chức lấy ý kiến xây dựng Thông tư, chưa nhận được ý kiến phản hồi về vấn đề này. Thời gian tới, trong quá trình Sơ kết Luật Xuất bản, Cục Xuất bản sẽ chủ động lấy ý kiến, tham mưu hoàn thiện hàng lang pháp lý, trong đó có nội dung này.
- Về số lượng bản thảo nộp để cấp phép không kinh doanh tại Thông tư quy định cần 02 bản khác qui định Luật Xuất bản quy định cần 03 bản: Triển khai tinh thần cải cách hành chính, tại Thông tư 01 cắt giảm một số điều kiện, thủ tục. Việc giảm số lượng bản nhằm thể hiện tinh thần trên, tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Thời gian tới, trong quá trình sơ kết Luật Xuất bản tiến tới hoàn thiện hành lang pháp lý trong hoạt động xuất bản, Cục xin tiếp thu bảo đảm sự thống nhất.
b) Đề nghị Bộ TT&TT cần hướng dẫn nghiệp vụ cho các địa phương và nhà xuất bản.
Ghi nhận ý kiến. Dư kiến tháng 7, Bộ sẽ tổ chức Hội nghị liên ngành phòng chống in lậu tại Quảng Ninh, trong đó sẽ có các nội dung hướng dẫn nghiệp vụ. Ngoài ra, các địa phương có thể chủ động mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Cục Xuất bản, In và Phát hành sẽ phân công, cử cán bộ có chuyên môn về phối hợp, hướng dẫn nghiệp vụ.
|
157.
|
42.
|
|
|
|
|
158.
|
43.
|
(1) Trong thực tiễn, Sở Thông tin và Truyên thông đã nhận được đơn xin tái bản (không sửa chữa) tài liệu không kinh doanh của tổ chức, cơ quan.
Điều 25 Luật Xuất bản 2012, chỉ quy định các nội dung và thủ tục Cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh, mà không quy định việc tái bản (không sửa chữa, hoặc có sửa chữa) tài liệu không kinh doanh.
Theo Thông tư số 214/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp giấy phép xuất bản:
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: không quy định đối với tái bản tài liệu không kinh doanh.
- Điều 4. Mức thu phí, lệ phí: chỉ áp dụng đối với phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp giấy phép xuất bản:
a) Tài liệu in trên giấy: 15.000 đồng/trang quy chuẩn;
b) Tài liệu điện tử dưới dạng đọc: 6.000 đồng/phút;
c) Tài liệu điện tử dưới dạng nghe, nhìn: 27.000 đồng/phút.
Như vậy tại Luật Xuất bản và Thông tư hướng dẫn không quy định đối với tái bản tài liệu không kinh doanh của tổ chức, cơ quan. Sở Thông tin và Truyền thông kính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông có hướng dẫn cụ thể thủ tục cấp phép và phí thẩm định đối với tái bản tài liệu không kinh doanh.
(2) Tại điều 10 Thông tư 16/2015/TT-BTTTT ngày 17/6/2017 của Bộ TTTT quy định chi tiết thi hành Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm, không quy định rõ việc thẩm định đối với xuất bản phẩm bằng tiếng nước ngoài.
Kính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông có hướng dẫn cụ thể trong trường hợp số lượng XBP nhập khẩu lớn bằng tiếng nước ngoài, trong khi cán bộ Sở Thông tin Truyền thông không có khả năng về ngoại ngữ, thì việc thuê chuyên gia dịch để thẩm định, xem xét cấp phép nhập khẩu, thực hiện theo quy định nào?
|
Quảng Ninh
|
Cục Xuất bản
|
1. Về đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông có hướng dẫn cụ thể thủ tục cấp phép và phí thẩm định đối với tái bản tài liệu không kinh doanh:
Điều 25 Luật Xuất bản 2012, chỉ quy định các nội dung và thủ tục Cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh. Vì vậy, trường hợp tái bản, cơ quan triển khai thu phí theo qui định như lần đầu. Thời gian tới, trong quá trình hoàn thiện hành lang pháp lý, sẽ đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh phù hợp với thực tiễn.
b) Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông có hướng dẫn cụ thể trong trường hợp số lượng XBP nhập khẩu lớn bằng tiếng nước ngoài, trong khi cán bộ Sở Thông tin Truyền thông không có khả năng về ngoại ngữ, thì việc thuê chuyên gia dịch để thẩm định, xem xét cấp phép nhập khẩu, thực hiện theo quy định nào?
6. Việc thẩm định nội dung xuất bản phẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam để quyết định việc cấp giấy phép nhập khẩu không kinh doanh thực hiện như sau:
a) Cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu thành lập hội đồng thẩm định đối với từng xuất bản phẩm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được xuất bản phẩm nhập khẩu để thẩm định. Thành phần gồm các chuyên gia có đủ trình độ để thẩm định;
b) Thời gian thẩm định đối với từng xuất bản phẩm không quá 09 ngày làm việc, kể từ ngày hội đồng thẩm định được thành lập;
c) Kết quả thẩm định phải được lập thành văn bản, trong đó xác định rõ nội dung xuất bản phẩm có hoặc không vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Vì thế, chỉ có chi phí thẩm định cho xuất bản phẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt. Tuy nhiên, hiện chưa có qui định pháp luật cụ thể về chi phí này. Thời gian tới, trong quá trình sơ kết Luật Xuất bản và các văn bản liên quan, Cục sẽ ghi nhận, tiếp thu đưa vào các nội dung kiến nghị.
|
VI
|
LĨNH VỰC TỔNG HỢP
|
||||
159.
|
1.
|
Ngày 20/4/2018 Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình và có hiệu lực từ ngày 01/7/2018 và Thông tư số 09/2020/TT/BTTTT ngày 27/4/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về sản xuất chương trình phát thanh có hiệu lực từ ngày 8/6/2020. Sau khi có định mức kinh tế kỹ thuật thì phải ban hành đơn giá để áp dụng. Tuy nhiên đến thời điểm này hơn 1 năm Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn chưa ban hành đơn giá truyền hình, rất khó khăn để cơ quan chuyên môn có cơ sở thẩm định, phân bổ kinh phí hàng năm. Nếu để cho các Tỉnh tự chủ động xây dựng thì sẽ có 2 vấn đề khó khăn: Thứ nhất Các tỉnh đều phải bỏ kinh phí ra để thuê đơn vị tư vấn xây dựng Đơn giá dẫn đến rất tốn kém. Ở đây Bộ TTTT có thể ban hành Đơn giá chung sau đó các tỉnh tham khảo để xây dựng cho phù hợp tình hình thực tế của từng tỉnh. Thứ hai Đối với tỉnh Quảng Trị, ngân sách rất khó khăn, vấn đề thuê đơn vị tư vấn xây dựng Đơn giá nếu cấp thiết cũng phải làm, tuy nhiên tỉnh cân nhắc khi các tỉnh tự thuê đơn vị tư vấn sẽ có nhiều mức giá chênh lệch khác nhau (do các đơn vị tư vấn xây dựng đơn giá là độc lập không phải của nhà nước quản lý). Tại Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 đã nêu rõ, đến năm 2020 các đài phát thanh, truyền hình tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên. Nhà nước có cơ chế hỗ trợ, đặt hàng đối với các kênh, chuyên mục, chương trình phục vụ các nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu và có cơ chế phù hợp để từng bước hình thành và phát triển ngành công nghiệp sản xuất nội dung trong nước. Với sự cấp thiết trên Sở Thông tin và Truyền thông kính đề nghị Bộ TTTT sớm ban hành đơn giá phát thanh, Truyền hình, nếu không sẽ không có cơ sở đặt hàng sản xuất chương trình cho các Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, không có cơ sở cho các Đài tự bảm đảm kinh phí hoạt động thường xuyên kể từ năm 2020, theo Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025
|
Quảng Trị
|
Vụ KHTC
|
Theo quy định tại điểm g khoản 4 Điều 8 Nghị định hợp nhất Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá (sau đây gọi là Nghị định hợp nhất), thì đối với giá sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công và hàng hóa, dịch vụ được địa phương đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh sử dụng ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Tại điểm d khoản 1 Điều 9 Nghị định hợp nhất quy định: Hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc trình, thẩm định phương án giá và quyết định giá. Trường hợp sở quản lý ngành, lĩnh vực, đơn vị sản xuất, kinh doanh trình phương án giá để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thì phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
Như vậy, việc quyết định đơn giá sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình sử dụng ngân sách địa phương, thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thực hiện theo trình tự, thủ tục trình phương án giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành (không sử dụng đơn giá sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình sử dụng ngân sách trung ương do cơ quan trung ương ban hành). Vì vậy, đề nghị Sở TTTT tỉnh Quảng Trị, phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình, Sở Tài chính để trình Ủy ban dân dân tỉnh quyết định giá sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình sử dụng ngân sách tỉnh để làm cơ sở triển khai, thực hiện.
|
160.
|
2.
|
Việc triển khai xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực báo chí chưa có đủ căn cứ của Trung ương, do đó các địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai xây dựng định mức - kỹ thuật hoạt động báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử và trong hoạt động xuất bản. Hơn nữa, định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình và sản xuất chương trình phát thanh còn nhiều bất cập, các địa phương cần tham vấn từ Bộ Thông tin và Truyền thông (đối với Sở Thông tin và Truyền thông sẽ có văn bản riêng gửi xin ý kiến Bộ về vấn đề này).
- Đề xuất: Sớm ban hành 02 văn bản gồm: Thông tư ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động báo in, báo điện tử và trang thông tin điện tử; Thông tư ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động xuất bản.
|
Yên Bái
|
Vụ KHTC
|
Hiện nay, định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động báo in, báo điện tử và trang thông tin điện tử; Định mức kinh tế - ký thuật trong hoạt động xuất bản đã được Hội đồng phê duyệt định mức của Bộ thông qua, đang trong quá trình hoàn thiện bước đánh giá tác động về NSNN theo ý kiến của Bộ Tài chính và 02 định mức này sẽ được Bộ TTTT ban hành trong tháng 6 năm 2020.
|
161.
|
3.
|
Hiện tại, các tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương, Sở Nội vụ đã yêu cầu các Sở Thông tin và Truyền thông sáp nhập các phòng không đủ 5 biên chế. Trong khi biên chế ngày càng giảm theo chủ trương tinh giản biên chế lộ trình đến 2020. Vì những lý do đó, Sở TT&TT Quảng Trị đề xuất, kiến nghị Bộ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Điều 3, khoản 2, Thông tư 06/2015/TTLT-BTTTT-BNV như sau: Quy định khung tối thiểu về các tổ chức tham mưu tổng hợp, nghiệp vụ của Sở Thông tin và Truyền thông thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Văn phòng, Phòng Công nghệ thông tin, Phòng Thông tin-Báo chí-Xuất bản, phòng Bưu chính-Viễn thông. Căn cứ điều kiện cụ thể và quy định khung tại Thông tư này, UBND cấp tỉnh có thể thành lập thêm các phòng chức năng để đảm bảo bao quát hết các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
|
Quảng Trị
|
Vụ TCCB
|
Thời gian tới, sau khi Nghị định thay thế Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được ban hành, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ ban hành Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BTTTT-BNV ngày 10/3/2016 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh cho phù hợp hơn với thực tế và yêu cầu quản lý nhà nước về thông tin và Truyền thông tại địa phương.
|
162.
|
4.
|
- Thông tư số 45/2017/TT-BTTTT, ngày 29/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với Viên chức công nghệ thông tin yêu cầu có bằng tốt nghiệp đại học các ngành đúng hoặc các ngành gần đào tạo về CNTT trở lên; có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT và có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh, cụ thể:
+ Tại Điều 6. An toàn thông tin hạng III: Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh An toàn thông tin hạng III.
+ Tại Điều 9. Quản trị viên hệ thống hạng III: Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Quản trị viên hệ thống hạng III.
+ Tại Điều 13. Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng III: Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng III.
+ Tại Điều 16. Phát triển phần mềm hạng III: Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Phát triển phần mềm hạng III.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có đơn vị chức năng nào tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nêu trên, nên gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng viên chức CNTT của Sở, Sở Thông tin và Truyền thông Phú Yên kính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ và có ý kiến bằng văn bản để Sở thực hiện tuyển dụng.
|
Phú Yên
|
Vụ TCCB
|
Vụ Tổ chức cán bộ đã trình Thứ trưởng Phan Tâm về nội dung này của Sở TTTT Phú Yên (Phiếu trình số 540/PTr-TCCB ngày 03/6/2020).
|
163.
|
5.
|
Tại khoản 1, Điều 36, Chương 5 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quy định cụ thể danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực tại chính quyền địa phương. Đề nghị Bộ sớm ban hành danh mục, để các Sở TT&TT có căn cứ triển khai thực hiện
|
Hà Tĩnh
|
Vụ TCCB
|
Ngày 12/12/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 54/2008/QĐ-BTTTT ban hành Danh mục các vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc ngành Thông tin và Truyền thông phải thực hiện định kỳ chuyển đổi.
Thực hiện Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, Bộ Thông tin và Truyền thông đang nghiên cứu để ban hành danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc ngành TTTT vào thời gian tới.
|
164.
|
6.
|
Để đáp ứng nhu cầu cho chiến lược chuyển đổi số, chính quyền điện tử tiến tới chính quyền số, đô thị thông minh trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị, nguồn nhân lực về CNTT là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra các đột phá và bước đi, lộ trình phù hợp để đất nước bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực CNTT cũng là đầu tàu trong việc triển khai các nội dung mới, khó, chưa có tiền lệ trọng tâm trong xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số. Do đó, việc đầu tư chất xám, thời gian cho công việc là điều bắt buộc các cán bộ, công chức, viên chức làm trong lĩnh vực CNTT đang thực hiện.
Đề xuất:
Với lý do như trên, Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ninh đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông:
- Có Đề án, Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước để cập nhật liên tục các kiến thức mới về công nghệ số, an toàn và bảo mật thông tin.
- Xem xét, trình Chính phủ cơ chế hỗ trợ cho các cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
|
Quảng Ninh
|
Vụ TCCB
Vụ CNTT
|
Về đề án, Chương trình đào tạo nguồn nhân lực: Việc xây dưng đề án để xin ngân sách đào tạo cho công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước để cập nhật kiến thức về công nghệ mới là không khả thi. Nếu tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu cần bồi dưỡng các nội dung này, thì có thể liên hệ trực tiếp với Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý TT&TT hoặc các cơ sở đào tạo khác để đăng ký nhu cầu. Đồng thời tỉnh cũng nên chủ động sử dụng nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của mình hoặc của địa phương để tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong công nghệ thông tin phù hợp với nhu cầu thực tiễn của địa phương mình. Nếu có khó khăn về các chuyên gia trong lĩnh vực này, tỉnh có thể liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông (qua Cục An toàn thông tin, Cục Tin học hóa, Vụ Công nghệ thông tin) để nhờ giới thiệu và hỗ trợ.
- Về cơ chế hỗ trợ cho các cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin: Hiện nay, thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương, Bộ Thông tin và Truyền thông hiện đang nghiên cứu và đề xuất chính sách tiền lương đối với công chức, viên chức chuyên ngành thông tin và truyền thông để đảm bảo tạo điều kiện cho việc thu hút và sử dụng nhân lực công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.Vụ TCCB:
Tại Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; và Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử đã nêu rõ yêu cầu về phát triển nhân lực CNTT.
UBND, HĐND các tỉnh/Tp. Trực thuộc Trung ương cần căn cứ tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách địa phương, chủ động vận dụng các quy định hiện hành, huy động các nguồn lực để có chính sách đãi ngộ (cả về vật chất và cơ chế) nhằm thu hút, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động CNTT trong cơ quan nhà nước địa phương.
|
165.
|
7.
|
- Tình trạng các tài khoản facebook, trang thông tin điện tử tên miền quốc tế được thiết lập và tự do đăng tải thông tin chủ quan, một chiều trên mạng ngày càng phổ biến, đặc biệt trong các comment, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thông tin điện tử. Đặc biệt, các tài khoản facebook, trang thông tin điện tử vi phạm, cố tình ẩn danh, thách thức cơ quan chức năng. Đề nghị Bộ TT&TT có phương án để hỗ trợ các địa phương trong việc xử lý các tên miền quốc tế có máy chủ ở nước ngoài, xác minh chủ tài khoản các facebook ẩn danh.
- Đề nghị Bộ TT&TT sớm đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định bổ sung, thay thế Nghị định 159/2013/NĐ-CP, để bổ sung các điều khoản xử phạt vi phạm hành chính đối với các Trang thông tin điện tử tổng hợp.
|
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
|
Thanh tra Bộ
|
Ngày 03/6/2020, Bộ vừa ký Tờ trình gửi Chính phủ đề nghị thẩm tra, xin ý kiến thành viên Chính phủ để ký ban hành nghị định
|
166.
|
8.
|
Hiện nay chưa có định mức cho các nội dung: Bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phần mềm CNTT; an toàn thông tin. Do vậy việc giải trình để xin cấp kinh phí hết sức khó khăn, vướng mắc. Đây cũng là nội dung bắt buộc phải thực hiện theo quy định nhằm đảm bảo duy trì hoạt động của hệ thống phần mềm, ứng dụng, hạ tầng CNTT.
Đề xuất: Bộ Thông tin và Truyền thông sớm ban hành các định mức bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phần mềm CNTT; Định mức các dịch vụ về an toàn thông tin để các địa phương áp dụng.
|
Quảng Ninh
|
Vụ KHTC
|
Bộ TTTT đã có Quyết định số 298/QĐ-BTTTT ngày 06/3/2020 phê duyệt kế hoạch định mức kinh tế - kỹ thuật giai đoạn 2020 – 2022; theo đó, về định mức cho việc quản trị, duy trì, vận hành, tích hợp hệ thống CNTT trong cơ quan nhà nước: Bộ Thông tin và Truyền thông đã có kế hoạch xây dựng, ban hành trong năm 2021. Bộ đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc Bộ nghiên cứu, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật các dịch vụ thuộc lĩnh vực an toàn thông tin để trình Bộ ban hành.
Đối với chi phí bảo trì các thiết bị, hệ thống phần mềm công nghệ thông tin: Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 40 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP đã quy định cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án xác định chi phí bảo trì trên cơ sở báo giá thị trường. Do vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông chưa có kế hoạch xây dựng ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật cho hoạt động bảo dưỡng, bảo trì các hạng mục công nghệ thông tin.
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: Ban hành, sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí (nếu có) áp dụng đối với sản phẩm, dịch vụ công làm cơ sở ban hành đơn giá, giá sản phẩm dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Vì vậy, trường hợp cần thiết ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động này, đề nghị Sở TTTT tham mưu, xây dựng trình UBND tỉnh ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đối với sản phẩm dịch vụ thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo thẩm quyền.
|
167.
|
9.
|
Có phương án điều chỉnh Thông tư 10/2018/TT- BTTTT ngày 29/6/2018 đối với nội dung chế độ báo cáo định kỳ theo tháng, quý, năm của doanh nghiệp về Sở TTTT.
|
Thanh Hoá
|
Vụ KHTC
|
Để đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành TTTT, trong thời gian tới, Bộ TTTT sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hệ thống chỉ tiêu và chế độ báo cáo thống kê ngành thông tin và truyền thông được quy định tại Thông tư số 15/2017/TT-BTTTT và Thông tư số 10/2018/TT-BTTTT, đề nghị Sở TTTT tỉnh Thanh Hóa có ý kiến đề xuất cụ thể đối với các nội dung yêu cầu báo cáo của các doanh nghiệp cho Sở, để Bộ TTTT nghiên cứu, bổ sung trong Thông tư sửa đổi hệ thống chỉ tiêu và chế độ báo cáo thống kê ngành thông tin và truyền thông.
|
168.
|
10.
|
Trong trường hợp Bộ không hỗ trợ kinh phí kiểm thử, đề nghị Bộ trưởng chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ hướng dẫn Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa về căn cứ pháp lý áp dụng, nội dung, định mức kinh phí phục vụ kiểm thử làm cơ sở để Sở trình UBND tỉnh xin kinh phí thực hiện
|
Thanh Hóa
|
Vụ KHTC
|
Theo quy định của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn NSNN, thì kiểm thử là 01 nội dung công việc trong giai đoạn thực hiện đầu tư đối với dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin. Hiện nay, Bộ đang giao Cục Tin học hóa chủ trì xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 73/2019/NĐ-CP. Vì vậy, đề nghị Văn phòng Bộ lấy ý kiến của Cục Tin học hóa về kiến nghị này.
|
169.
|
11.
|
Đề nghị Bộ TTTT tăng cường hỗ trợ nghiệp vụ về thanh kiểm tra. Tư vấn đề xuất các thiết bị, phần mềm, công cụ hỗ trợ đối với công tác thanh tra chuyên ngành.
|
Thái Nguyên
|
Thanh tra Bộ
|
- Hàng quý thanh tra Bộ sẽ tổ chức giao ban trực tuyến và kết hợp hỗ trợ nghiệp vụ về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính với các Sở TTTT. Hàng ngày khi giải quyết công việc, nếu gặp khó khăn các Sở có thể điện thoại trao đổi trực tiếp với các cán bộ của Thanh tra Bộ.
- Hiện nay Thanh tra Bộ không có thiết bị, phần mềm, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác thanh tra chuyên ngành. Các phần mềm tra cứu thông tin, phân tích số liệu chủ yếu sử dụng các công cụ miễn phí trên mạng Internet và bộ Microsoft Office.
- Thiết bị phục vụ công tác thanh tra chuyên ngành viễn thông, công nghệ thông tin được Bộ đầu tư cho các Cục: Viễn thông, Tần số vô tuyến điện, Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử. Các Cục khi tiến hành thanh tra cần sử dụng đến thiết bị đo kiểm thì nên phối phợp với các Cục chuyên ngành để có thiết bị đo.
|
170.
|
12.
|
Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông mở các lớp đào tạo chuẩn Chức danh nghề nghiệp cho viên chức đáp ứng Thông tư 45/2017/TT-BTTTT Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin
|
Thái Bình
|
Vụ TCCB
|
Hiện nay Bộ đang xây dựng chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức công nghệ thông tin, do vậy, việc đào tạo và cấp chứng chỉ sẽ đượ thực hiện thời gian tới.
|
171.
|
13.
|
Hiện nay, Tỉnh đang gặp khó khăn trong việc bố trí ngân sách của địa phương để triển khai các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin do Chính phủ giao địa phương thực hiện. Nguyên nhân do Chính phủ giao nhiệm vụ nhưng không giao kinh phí để thực hiện.
=> Đề xuất: Đối với các nhiệm vụ do Chính phủ giao cho địa phương thực hiện phải bố trí kinh phí kèm theo nhằm giảm gánh nặng chi ngân sách của địa phương
|
Cà Mau
|
Vụ KHTC
|
- Khoản 4 Điều 9 Luật NSNN quy định: “Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp đảm bảo nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải đảm bảo trong phạm vi ngân sách theo phân cấp”.
- Khoản 5 Điều 9 Luật NSNN quy định: “Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải phân bổ và giai dự toán cho cơ quan cấp dưới được ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ chi đó”.
Đối với các Chương trình mục tiêu, Chương trình mục tiêu quốc gia do Vụ Kế hoạch – Tài chính chủ trì, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt đểu có cơ chế, giái pháp về tài chính hỗ trợ kinh phí từ NSTW cho các địa phương còn khó khăn để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình.
Đề nghị Sở TTTT tỉnh Cà Mau cần có kiến nghị cụ thể về các nhiệm vụ Chính phủ giao mà không giao kinh phí để thực hiện thì mới có giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện.
|
172.
|
14.
|
Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy định cơ chế tự chủ của đơn vị nghiệp công lập; Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ về việc giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên, Sở TTTT TP Cần Thơ đã trình UBND thành phố ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí đối với các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực CNTT tại địa phương đối với các dịch vụ sự nghiệp công về: Bảo đảm an toàn an ninh thông tin (ANTT); Vận hành Trung tâm dữ liệu thành phố; và Dịch vụ quản lý vận hành các hệ thống phần mềm ứng dụng dùng chung thành phố. Tuy nhiên, tại địa phương yêu cầu chờ Bộ ban hành định mức KTKT, sau đó địa phương ban hành đơn giá. Trước nhu cầu thực tiễn và cần thiết ban hành định mức KTKT, kính đề nghị Bộ có văn bản hướng dẫn cho địa phương ban hành định mức KTKT lĩnh vực CNTT tạm thời tại địa phương trong thời gian chưa có Thông tư ban hành định mức KTKT của Bộ
|
Cần Thơ
|
Vụ KHTC
|
Đối với nhiệm vụ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Bộ TTTT đã ban hành được 04 định mức kinh tế - kỹ thuật; đồng thời, Bộ TTTT cũng đã có Quyết định số 298/QĐ-BTTTT ngày 06/3/2020 phê duyệt kế hoạch xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật giai đoạn 2020 – 2022; theo đó, đối với lĩnh vực công nghệ thông tin có 09 định mức cần xây dựng và ban hành (trong đó, theo kế hoạch năm 2020 sẽ xây dựng và ban hành 06 định mức và năm 2021 ban hành 03 định mức).
Đối với định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng đối với sản phẩm, dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của địa phương: Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: Ban hành, sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí (nếu có) áp dụng đối với sản phẩm, dịch vụ công làm cơ sở ban hành đơn giá, giá sản phẩm dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Vì vậy, đề nghị Sở TTTT thành phố Cần Thơ chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành tại địa phương để xây dựng và báo cáo UBND thành phố xem xét, ban hành theo thẩm quyền
|
173.
|
15.
|
Bộ nghiên cứu báo cáo chính phủ, Quốc hội sửa đổi Luật Ngân sách theo hướng bổ sung danh mục chi cho lĩnh vực phát triển CNTT thành mục riêng trong Luật Ngân sách để phù hợp với sự phát triển và đầu tư cho CNTT
|
Bắc Ninh
|
Vụ KHTC
Vụ CNTT
|
Về nội dung này, trong quá trình tham gia, đề xuất sửa đổi Luật NSNN, Bộ TTTT đã nhiều lần kiến nghị với Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung chỉ tiêu riêng về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, nhưng chưa được chấp thuận (Văn bản số 838/BTTTT-KHTC ngày 21/3/2014; Văn bản số 2065/BTTTT-KHTC ngày 28/62018…). Trong thời gian tới, Bộ TTTT sẽ tiếp tục kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để bổ sung chỉ tiêu phân bổ, giao dự toán chi cho công nghệ thông tin
|
174.
|
16.
|
Việc báo cáo của các doanh nghiệp không tuân thủ theo thời gian quy định; thời gian báo cáo về Bộ TT&TT lại không trùng với thời gian báo cáo của UBND tỉnh nên việc tổng hợp số liệu của Sở mất rất nhiều thời gian. Hầu hết chỉ là số liệu ước do đó không phản ánh đúng tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
|
Cà Mau
|
Vụ KHTC
|
a) Đối với việc chấp hành chế độ báo cáo thống kê, chế độ báo cáo chuyên ngành:
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thống kê; đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành các Nghị định quy định xử phạt hành chính trong các lĩnh vực. Vì vậy, đề nghị Sở TTTT căn cứ các Nghị định quy định về xử phạt hành chính trong các lĩnh vực để xử phạt theo thẩm quyền hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với các doanh nghiệp không chấp hành chế độ báo cáo thống kê, chế độ báo cáo chuyên ngành theo quy định.
b) Về thời gian báo cáo và số liệu báo cáo:
Bộ TTTT đã ban hành Thông tư số 10/2018/TT-BTTTT ngày 29/6/2018 ban hành chế độ báo cáo thống kê ngành thông tin và truyền thông; theo đó, thời gian báo cáo quy định tại Thông tư nhằm đảm bảo thời gian tổng hợp số liệu và xây dựng báo cáo các chỉ tiêu thống kê quốc gia thuộc trách nhiệm của Bộ TTTT phải báo cáo cấp có thẩm quyền và phục vụ công tác chỉ đạo điều hành các lĩnh vực do Bộ quản lý. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành TTTT, trong thời gian tới, Bộ TTTT sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hệ thống chỉ tiêu và chế độ báo cáo thống kê ngành thông tin và truyền thông, đề nghị Sở TTTT tỉnh Cà Mau có ý kiến cụ thể về thời gian báo cáo để đảm bảo phù hợp với yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Bộ và của UBND; đảm bảo tính chính xác, trung thực của số liệu thống kê, phản ánh đúng tình hình hoạt động thực tế của các doanh nghiệp.
|
175.
|
17.
|
Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có văn bản hướng dẫn xây dựng định mức dịch vụ sự nghiệp công lập của ngành để làm căn cứ cho các đơn vị sự nghiệp công lập thống nhất thực hiện cơ chế tự chủ
|
Lạng Sơn
|
Vụ KHTC
|
a) Đối với việc hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập:
Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị quyết số 39/NQ-CP ngày 11/6/2019, hiện nay Bộ Tài chính đang xây dựng Nghị định quy định cơ chế tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định này sẽ quy định chung cho tất cả các lĩnh vực (trong đó, có lĩnh vực thông tin và truyền thông) để thay thế Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và các Nghị định quy định cơ chế tự chủ đối với các lĩnh vực chuyên ngành. Bộ TTTT đã có văn bản gửi Bộ Tài chính các nội dung đặc thù của lĩnh vực thông tin và truyền thông để tổng hợp chung trong Nghị định mà Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng. Sau khi Nghị định được ban hành, Bộ TTTT sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để hướng dẫn triển khai thực hiện.
b) Đối với nhiệm vụ xây dựng danh mục dịch vụ sự nghiệp công:
Bộ TTTT đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN trong lĩnh vực sự nghiệp thông tin và truyền thông (Tờ trình số 32/TTr-BTTTT ngày 20/5/2020). Bộ TTTT sẽ tiếp tục phối hợp với Văn phòng Chính phủ để rà soát, thuyết minh để Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN trong lĩnh vực sự nghiệp TTTT. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định, Bộ TTTT sẽ phối hợp, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.
Triển khai thực hiện nhiệm vụ quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, đến hết tháng 4/2020, Bộ TTTT đã xây dựng và ban hành được 09 định mức kinh tế - kỹ thuật (Lĩnh vực Báo chí, truyền thông 05 định mức và lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông 04 định mức); trong tháng 6, Bộ TTTT sẽ tiếp tục ban hành 02 định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc lĩnh vực báo chí, truyền thông. Đồng thời, Bộ TTTT cũng đã ban hành kế hoạch xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật giai đoạn 2020 – 2022; theo đó, trong giai đoạn này Bộ tiếp tục xây dựng và ban hành 26 định mức.
Về hướng dẫn các địa phương triển khai áp dụng định mức đã được Bộ ban hành; xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và giá, đơn giá dịch vụ của địa phương, trong năm 2018 và 2019, Bộ TTTT đã tổ chức 02 Hội nghị tập huấn, hướng dẫn công tác quản lý kinh tế chuyên ngành TTTT; trong đó, có hướng dẫn chi tiết việc áp dụng định mức do Bộ ban hành; phương pháp, nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và giá, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công của địa phương. Trong thời gian tới, Bộ TTTT sẽ tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn công tác quản lý kinh tế chuyên ngành TTTT năm 2020; trong đó, sẽ hướng dẫn việc áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật do Bộ mới ban hành và tập huấn lại nội dung phương pháp, nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và giá, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công của địa phương.
|
176.
|
18.
|
Sớm có Hướng dẫn chi tiết hoạt động Ban Biên tập của Trang/cổng TTĐT (theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ).
|
Lai Châu
|
TTTT
|
- Bộ đã có văn bản 3275/BTTTT-ƯDCNTT ngày 28/10/2011 hướng dẫn thực hiện NĐ43.
- QĐ 146/QĐ-BTTTT ngày 16/2/2017 ban hành quy chế quản lý, cung cấp Thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên cổng TTĐT của Bộ TTTTT.
Sở TTTT Lai châu cần tìm hiểu kỹ hơn thì trao đổi trao đổi trực tiếp với đơn vị chức năng thuộc Bộ (Cục Tin học hóa và Trung tâm Thông tin) để được hướng dẫn/giải đáp.
|
177.
|
19.
|
Tổ chức tập huấn hướng dẫn các tỉnh xây dựng phương án giá sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông sau khi các tỉnh đã xây dựng định mức kinh tế - kĩ thuật theohướng dẫn của Bộ.
|
Sơn La
|
Vụ KHTC
|
Để địa phương triển khai áp dụng định mức đã được Bộ ban hành; xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và giá, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công của địa phương, trong năm 2018 và 2019, Bộ TTTT đã tổ chức 02 Hội nghị tập huấn, hướng dẫn công tác quản lý kinh tế chuyên ngành TTTT; trong đó, có hướng dẫn chi tiết việc áp dụng định mức do Bộ ban hành; phương pháp, nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và giá, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công của địa phương. Trong thời gian tới, Bộ TTTT sẽ tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn công tác quản lý kinh tế chuyên ngành TTTT năm 2020; trong đó, sẽ hướng dẫn việc áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật do Bộ mới ban hành và tập huấn lại nội dung phương pháp, nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và giá, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công của địa phương.
|
178.
|
20.
|
Chưa có hướng dẫn cụ thể về việc chuyển các đơn vị phát thanh, truyền hình, báo chí thành đơn vị sự nghiệp tự chủ hoàn toàn về chi thường xuyên...
|
Gia Lai
|
Vụ KHTC
|
Việc xác định mức độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đài phát thanh, truyền hình, cơ quan báo chí hiện nay thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Để các đài phát thanh, truyền hình đến năm 2020 tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên theo quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025 tại Quyết định số 362/QĐ-TTg 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ cần có nhiều giải pháp về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính,… Trong đó, một trong những giải pháp quan trọng là chuyển đổi phương thức cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các Đài từ phương thức giao dự toán chi thường xuyên sang phương thức đặt hàng để tạo sự chủ động trong quản lý tài chính của các Đài đối với nguồn ngân sách nhà nước. Đồng thời, các địa phương cũng cần tăng cường nguồn lực để đặt hàng các Đài thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền cho địa phương. Vì vậy, đề nghị Sở TTTT phối hợp với Đài PTTH tỉnh báo cáo UBND tỉnh ưu tiên bố trí thêm nguồn lực để đặt hàng Đài PTTH đã được giao tự chủ tài chính thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền cho địa phương
|
179.
|
21.
|
Đề xuất về xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong phát thanh truyền hình (các trị số trong định mức chưa được hướng dẫn cụ thể), nên khó khăn trong quá trình triển khai, thực hiện.
|
Lai Châu
|
Vụ KHTC
|
- Trong các Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT về định mức truyền hình, Thông tư số 09/2020/TT-BTTTT về định mức phát thanh do Bộ ban hành là các trị số định mức cụ thể, có hướng dẫn áp dụng kèm theo.
Để các địa phương tổ chức triển khai thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, chương trình phát thanh; trong năm 2018 và 2019, Bộ TTTT đã tổ chức 02 Hội nghị tập huấn, hướng dẫn công tác quản lý kinh tế chuyên ngành TTTT; trong đó, có hướng dẫn chi tiết việc áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình và dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật sản xuất chương trình phát thanh (tại thời điểm tổ chức Hội nghị định mức – kinh tế sản xuất chương trình phát thanh chưa được ban hành). Trong thời gian tới, Bộ TTTT sẽ tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn công tác quản lý kinh tế chuyên ngành TTTT năm 2020; trong đó, sẽ hướng dẫn việc áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật do Bộ mới ban hành và tập huấn lại nội dung phương pháp, nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và giá, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công của địa phương.
Trong trường hợp, Sở TTTT tỉnh Lai Châu vẫn còn vướng mắc, khó khăn trong việc triển khai áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình, đề nghị Sở trao đổi trực tiếp với Vụ Kế hoạch – Tài chính để được giải đáp, hướng dẫn cụ thể về các định mức này.
|
180.
|
22.
|
Đề nghị Bộ TT&TT tham mưu cho Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi, thay thế Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản; trong đó có phân quyền cho Thanh tra sở TT&TT được xử phạt báo chí TW và các bộ, ngành quản lý khi vi phạm quy định pháp luật trên địa bàn tỉnh.
|
Phú Thọ
Thanh Hóa
|
Thanh tra Bộ
|
Ngày 3/6/2020 Bộ trưởng Bộ TTTT đã ký Tờ trình số 33/TTr-BTTTT trình Chính phủ đề nghị thẩm tra, xin ý kiến thành viên Chính phủ để ký ban hành nghị định
|
181.
|
23.
|
Đề nghị Thanh tra Bộ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm xử lý các vụ việc liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra các trang thông tin điện tử, mạng xã hội qua hình thức văn bản gửi về các Sở Thông tin và Truyền thông hoặc tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, hướng dân để các địa phương nắm bắt, học hỏi kinh nghiệm quản lý lĩnh vực thông tin điện tử. Lý do là lĩnh vực này còn mới, nhạy cảm và thường xuyên phát sinh nhiều vấn đề phức tạp.
|
Quảng Ninh
|
Thanh tra Bộ
|
Thời gian tới Thanh tra Bộ sẽ đưa nội dung này trong các hội nghị trực tuyến. Trước mắt, đối với những vụ việc cụ thể, sở liên hệ trực tiếp ngay với Thanh tra Bộ để hướng dẫn, tháo gỡ
|
182.
|
24.
|
Ban hành Thông tư quy địnhđiều kiện, tiêu chuẩn, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng viên chức chuyênngành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý.
|
Lai Châu
|
Vụ TCCB
|
Bộ đã gửi xin ý kiến của các bộ ngành địa phương về thông tư tiêu chuẩn, điều kiện và hình thức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành tttt. Cv gửi xin ý kiến ngày 2/6/2020.
|
Tổng hợp trả lời kiến nghị của các Sở Thông tin và Truyền thông
Thứ hai, 08/06/2020 09:01