Thuốc lá đe dọa sự phát triển bền vững của Việt Nam

Thứ ba, 21/11/2017 14:20

Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Theo thống kê tại Bệnh viện K, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc là 96,8%. Một nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế năm 2011 cũng cho thấy bệnh tật và tử vong sớm do sử dụng thuốc lá chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam.

tl2017-10s.jpg
Diễu hành tuyên truyền về tác hại của thuốc lá. Nguồn: Sở Y tế TP Hà Nội
 
Theo WHO, số trường hợp tử vong do các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam chiếm 75% tổng số ca tử vong do bệnh tật và thương tích, mà một trong những nguyên nhân là do tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao. Cùng với các tổn thất về sức khỏe, sử dụng thuốc lá cũng gây ra các tổn thất về kinh tế và là một trong những nguyên nhân của sự nghèo đói.

Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam cho thấy năm 2015, số tiền người dân Việt Nam chi mua thuốc lá là 31 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm 5 nhóm bệnh trong số 25 bệnh do sử dụng thuốc lá gây ra ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa- hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là hơn 23 nghìn tỷ đồng/năm.

Hiện nay, tỉ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam đã giảm hơn nhưng vẫn ở ngưỡng cao. Hơn nữa, việc mọi người có thể dễ dàng mua thuốc lá ở nơi công cộng, đặc biệt là quán cà phê, nhà hàng và địa điểm vui chơi khác... đang gây ra những khó khăn, cản trở nỗ lực trong việc cai nghiện, giảm tỷ lệ hút thuốc tại nước ta. Bên cạnh đó, việc giám sát và xử phạt chưa nghiêm đang gây ra những khó khăn cho việc cai nghiện và giảm tỷ lệ người hút thuốc lá.

Phát biểu tại Lễ mít tinh nhân ngày Thế giới không khói thuốc lá, Ông Lokky Wai – Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, tổn thất do thuốc lá Việt Nam chiếm tới gần 1% GDP mỗi năm. Nếu những tổn thất này có thể tránh được thông qua kiểm soát thuốc lá, nó sẽ giúp giảm nghèo, tăng năng suất lao động và thúc đẩy phát triển toàn quốc.

Ông cho rằng, tổn thất do thuốc lá gây ra vượt xa phạm vi sức khỏe cộng đồng. Thuốc lá còn là rào cản lớn đối với sự phát triển bền vững ở một số mặt trận như an ninh lương thực, bình đẳng giới , giáo dục, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

Cũng theo ông Lokky Wai, kết quả phòng, chống tác hại thuốc lá chưa đạt được hiệu quả như mong muốn là do giá thuốc lá ở Việt Nam hiện rẻ hơn nhiều so với các nước trên Thế giới. Cụ thể, hiện thuế thuốc lá ở Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 40% giá bán lẻ hiện nay, thấp hơn mức trung bình của thế giới là 58% và thấp hơn rất nhiều so với mức khuyến cáo của WHO là 75% giá bán lẻ. Vì thế, ông Wai kêu gọi Chính phủ và tất cả các đối tác cùng nỗ lực vượt qua thách thức để làm giảm sử dụng thuốc lá bằng cách tăng thuế thuốc lá, sẽ giúp giảm nhu cầu đối với sản phẩm nguy hiểm này và giúp đảm bảo cho một tương lai lành mạnh và bền vững hơn cho Việt Nam.

Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các quốc gia ưu tiên thúc đẩy các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá, lồng ghép các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá trong các chương trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Khuyến khích sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân và hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá.
Minh Sơn
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top