Thực trạng “báo hóa” và “tư nhân hóa” báo chí: Những biểu hiện đáng lo ngại

Chủ nhật, 15/12/2024 17:10

Trong những năm qua, sự phát triển nhanh chóng của các cơ quan báo chí, tạp chí, trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội đã góp phần quan trọng vào việc cung cấp thông tin, nâng cao hiểu biết của công chúng. Tuy nhiên, một số hiện tượng biến tướng như "báo hóa" và "tư nhân hóa" báo chí đã xuất hiện, gây nhiều hệ lụy tiêu cực và ảnh hưởng đến tính minh bạch, uy tín của nền báo chí.

img

Hội thảo chuyên đề về trao đổi, phổ biến kinh nghiệm xử lý tình trạng “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, hiểu hiện “tư nhân hóa” báo chí, tháng 10/2024

Thực trạng "báo hóa" tạp chí và mạng xã hội

Hiện cả nước có hơn 800 cơ quan báo chí (báo, tạp chí) được cấp giấy phép hoạt động báo chí. Khoảng 200 trang thông tin điện tử tổng hợp và trên 1000 mạng xã hội được cấp giấy phép thiết lập. Ngoài ra, chưa kể đến các trang có hình thức tương tự còn rất nhiều, chưa đo đếm được.

Trong số đó, có một số tạp chí, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội hoạt động khá hiệu quả. Bên cạnh đó, còn nhiều tạp chí, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội đã, đang hoạt động không đúng giấy phép, biến tướng theo kiểu "báo hóa", gây nhầm lẫn cho bạn đọc. Tình trạng này hiện đang tập trung ở đa số tạp chí thuộc các Hội, Hiệp hội có tính chất hoạt động xã hội - nghề nghiệp.

Biểu hiện điển hình của "báo hóa" tạp chí điện tử. Thực hiện không đúng/vượt quá tôn chỉ mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí; Tạp chí khoa học nhưng thông tin mang tính sự vụ, tỷ lệ chênh lệch lớn so với thông tin khoa học, lý luận; Nhiều tạp chí không đảm bảo các tin, bài có nội dung chuyên sâu, chuyên ngành; Cử phóng viên đi viết bài không đúng tôn chỉ mục đích, nội dung giấy giới thiệu ghi chung chung không rõ ràng.

Biểu hiện điển hình của "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hơp, mạng xã hội. Trình bày thể hiện gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí; tổng hợp tin, bài từ các cơ quan báo chí mà không trích dẫn nguyên văn, chính xác; Trang thông tin điện tử tổng hợp "cấy"/ "rửa" nguồn tin qua cơ quan báo chí, thậm trí có trang thông tin điện tử tổng hợp tự sản xuất tin, bài và đăng tải như cơ quan báo chí; Người dùng mạng xã hội tự sản xuất tin, bài như một tác phẩm báo chí của cơ quan báo chí nhăng đăng dưới dạng người dùng đăng tả; mạng xã hội đăng bài viết của thành viên quản trị với cách viết gây hiểu nhầm là các bài báo.

Thực trạng "tư nhân hóa" báo chí

Biểu hiện này được che đậy bằng nhiều hình thức tinh vi, tập trung chủ yếu ở các Tạp chí của Hội, Hiệp hội xã hội - nghề nghiệp; một số trường hợp có yếu tố lịch sử; thông qua các hoạt động liên kết vượt quá quy định để cho đối tác liên kết thao túng, chi phối hoạt động của cơ quan báo chí.

Biểu hiện điển hình của "tư nhân hóa" báo chí: Đơn vị liên kết có dấu hiệu được can thiệp vào hệ thống máy chủ dễ dàng, sửa, gỡ tin, bài. Cơ quan báo chí cấp giấy giới thiệu cho nhân sự của đối tác liên kết để tác nghiệp báo chí. Nội dung tin, bài đăng tải theo yêu cầu của đối tác liên kết, mất cân đối về tỷ lệ thông tin, không đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí. Để đối tác liên kết có toàn quyền sử dụng các tin, bài báo chí mà không bị kiểm soát, cơ quan báo chí không biết. Có trường hợp đối tác tư nhân đầu tư toàn bộ cơ sở vật chất, chi phối hoạt động của cơ quan báo chí, làm cho cơ quan chủ quản không thể hiện được vai trò quản lý đối với cơ quan báo chí.

Hiện tượng "báo hóa" và "tư nhân hóa" báo chí không chỉ làm sai lệch chức năng, nhiệm vụ của báo chí mà còn gây mất niềm tin trong dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính minh bạch và uy tín của truyền thông. Để giải quyết vấn đề này, cần thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn: Rà soát, xử lý các cơ quan báo chí, tạp chí và mạng xã hội hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích; Tăng cường giám sát, yêu cầu các trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tuân thủ quy định về tổng hợp và trích dẫn thông tin; Siết chặt các quy định liên quan đến hoạt động liên kết báo chí, đảm bảo đối tác liên kết không chi phối hoạt động của cơ quan báo chí; Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dùng mạng xã hội về các thông tin đáng tin cậy, giúp họ phân biệt rõ ràng giữa báo chí chính thống và các nguồn thông tin khác.

Thực trạng "báo hóa" và "tư nhân hóa" báo chí là những vấn đề cần được giải quyết kịp thời để bảo vệ tính trong sạch, minh bạch của báo chí Việt Nam. Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan quản lý, các tổ chức báo chí và người dân để xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, đáp ứng đúng vai trò và sứ mệnh của báo chí cách mạng./.

PV
banner
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top