Tăng cường xử lý tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội
Thực hiện Nghị quyết số 109/2023/QH15 của Quốc hội, trong đó "Tiếp tục tăng cường công tác quản lý báo chí, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin, truyền thông, đặc biệt là tình trạng "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, tạp chí điện tử, mạng xã hội", Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm chấn chỉnh, xử lý tình trạng "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, góp phần đảm bảo hoạt động thông tin trên mạng tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Xử lý “báo hóa” trang TTĐT, “báo hóa” MXH: Đi vào trọng tâm, trọng điểm
Theo đánh giá của Cục PTTH&TTĐT, thời gian qua, công tác xử lý "báo hóa" tạp chí, "báo hóa" trang thông tin điện tử, "báo hóa" mạng xã hội, biểu hiện "tư nhân hóa" báo chí đã được thực hiện một cách quy mô, bài bản, chi tiết, minh bạch, đi vào trọng tâm, trọng điểm.
Thực trạng “báo hóa” và “tư nhân hóa” báo chí: Những biểu hiện đáng lo ngại
Trong những năm qua, sự phát triển nhanh chóng của các cơ quan báo chí, tạp chí, trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội đã góp phần quan trọng vào việc cung cấp thông tin, nâng cao hiểu biết của công chúng. Tuy nhiên, một số hiện tượng biến tướng như "báo hóa" và "tư nhân hóa" báo chí đã xuất hiện, gây nhiều hệ lụy tiêu cực và ảnh hưởng đến tính minh bạch, uy tín của nền báo chí.
Xử lý tình trạng “báo hóa” tạp chí, biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí năm 2023: Nhiều vi phạm lần đầu tiên được xử lý
Từ năm 2022, thực hiện ý kiến chỉ đạo của các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước; ý kiến chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương tại Kế hoạch số 156- KH/BTGTW ngày 14/6/2022 về việc ban hành tiêu chí nhận diện "báo hóa" tạp chí, "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội và biểu hiện "tư nhân hóa" báo chí; căn cứ yêu cầu thực tiễn công tác quản lý nhà nước về báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông giao Cục Báo chí chủ trì xây dựng và triển khai các kế hoạch xử lý tình trạng "báo hóa" tạp chí, "tư nhân hóa" báo chí.
Xử lý tình trạng “báo hóa” tạp chí, “tư nhân hóa” báo chí: Còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cục Báo chí cho biết, đến thời điểm hiện tại tình trạng "báo hóa" tạp chí, "tư nhân hóa" báo chí chỉ được nhận diện duy nhất bằng Quyết định số 1418/QĐ-BTTTT ngày 22/7/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông mà chưa thể chế hóa bằng quy định pháp luật, dẫn đến việc chưa có chế tài xử phạt hành chính/xử lý về mặt Đảng tương ứng với những hành vi được nhận diện do đó, chưa đảm bảo được tính giáo dục, răn đe với đối tượng vi phạm, chưa đạt được yêu cầu quản lý.
Chấn chỉnh “báo hóa” và “tư nhân hóa” báo chí: Nỗ lực bền bỉ của Bộ TT&TT
Năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã ban hành các Quyết định số 14/QĐ-BTTTT ngày 05/01/2024 về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2024, Quyết định số 15/QĐ-BTTTT ngày 05/01/2024 về việc phê duyệt Kế hoạch kiểm tra năm 2024. Ngày 27/5/2024, Ban cán sự Đảng Bộ đã ban hành Kế hoạch số 24- KH/BCSĐ, trong đó, tại nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai các kế hoạch xử lý tình trạng "báo hóa" tạp chí, "tư nhân hóa" báo chí.