Sơn La: Mở rộng cơ hội tiếp cận thông tin để giảm nghèo bền vững

Thứ ba, 19/09/2017 09:34

Việc mở rộng cơ hội tiếp cận thông tin cho người dân Sơn La về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như thông tin về kiến thức khoa học - kỹ thuật, thông tin về giáo dục – đào tạo, thông tin về việc làm… góp phần quan trọng vào việc nâng cao sự hiểu biết của người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từng bước giảm nghèo một cách bền vững trên địa bàn tỉnh. Ông Ngô Văn Ynh – Phó Giám đốc Sở TT&TT Sơn La trả lời phỏng vấn Cổng TTĐT Bộ TT&TT về công tác “giảm nghèo” thông tin cho đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La.

PV: Hiện nay, hạ tầng thông tin của tỉnh Sơn La hiện nay ra sao thưa ông?
 
Như các bạn đã biết, Sơn La là tỉnh miền núi có địa hình hiểm trở, bị chia cắt, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, sản xuất và đời sống khó khăn do chịu nhiều tác động của thiên tai, kết cấu hạ tầng còn yếu kém và chưa đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là người dân ít có cơ hội được tiếp cận thông tin, hạn chế về trình độ dân trí, thiếu việc làm và việc làm thường chỉ đạt năng suất thấp, giáo dục và chất lượng nguồn nhân lực thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu.
 
20170920-m03.jpg
 
Ông Ngô Văn Ynh – Phó Giám đốc Sở TT&TT Sơn La
 
Nhận thức rõ điều đó, thững năm qua, hệ thống hạ tầng thông tin của tỉnh đã không ngừng được hiện đại hóa đồng bộ, công nghệ hiện đại, tốc độ và chất lượng cao, đáp ứng mọi loại hình dịch vụ. Nhờ đó, thông tin liên lạc luôn được bảo đảm thông suốt, vững chắc trong mọi tình huống từ Trung ương đến tất cả các tỉnh, huyện, xã trên cả nước, đến vùng sâu, vùng xa, biên giới. Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet được đầu tư với công nghệ hiện đại, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nước với dung lượng lớn, cung cấp được nhiều loại hình dịch vụ băng rộng như 3G, IPTV, truyền hình theo yêu cầu (VoD)... Hệ thống truyền dẫn cáp đồng và cáp quang đều đã được triển khai tại địa bàn 12/12 huyện thành phố, 100% trung tâm huyện, thành phố được kết nối thông tin quang; trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND của 176/204 xã, phường, thị trấn đã được kết nối mạng Internet. Bên cạnh đó, mạng di động phủ sóng rộng toàn tỉnh, bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ số đông người dân. Toàn tỉnh hiện có tổng số 992 vị trí cột ăng ten thu phát sóng (trong đó: 955 trạm 2G, 708 trạm 3G, 4 trạm CDMA) phủ sóng 201/204 xã, phường, thị trấn, 174 điểm truy nhập băng rộng xDSL, 217 điểm truy nhập băng rộng FTTx, 658 điểm truy nhập băng rộng 3G, cung cấp các dịch vụ Internet băng rộng tốc độ cao (Mytv, next Tv,One TV, FTTH, ADSL, USB 3G, D-Com 3G...) phục vụ 193/204 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, thuê bao Internet đạt mật độ 5,5 thuê bao/100 dân thuê bao điện thoại đạt 1.015.583 thuê bao, đạt mật độ 83 máy/100 dân.
 
Bên cạnh mạng viễn thông, Internet, mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh - truyền hình cũng không ngừng được đầu tư, mở rộng vùng phủ sóng. Diện phủ sóng phát thanh đạt 96% số hộ nghe được đài tiếng nói Việt Nam, bao gồm cả hệ thống AM và FM của đài tỉnh, đài huyện và các trạm truyền thanh cơ sở do dân quản lý; Diện phủ sóng truyền hình đạt 92,7% số hộ xem được truyền hình Việt Nam, đảm bảo thời lượng tiếp sóng của đài tỉnh, các huyện, thành phố VTV1, VTV2, VTV3, VTV5, VTV6.
 
PV: Trên cơ sở hạ tầng như trên, Sở TT&TT Sơn La đã triển khai việc đưa thông tin đến với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh như thế nào?
 
Sở TT&TT đã xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển thông tin cơ sở theo hướng dẫn của Bộ TT&TT cũng như quy định của pháp luật; Chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet đẩy mạnh việc phát triển hạ tầng viễn thông, Internet đến vùng sâu, vùng xa; tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin cơ sở; thực hiện tốt tiêu chí thông tin, truyền thông về nông thôn mới, giảm nghèo thông tin nhằm giảm bớt khoảng cách thụ hưởng thông tin giữa từng vùng miền...
 
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia “Đưa thông tin về cơ sở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo” từ năm 2011 đến nay, Sở TT&TT Sơn La đã tổ chức 05 lớp, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 254 lượt cán bộ thông tin cơ sở cấp xã, thôn bản. Việc triển khai đó đã mang ý nghĩa hết sức quan trọng và thiết thực đối với cán bộ thông tin và truyền thông của các xã khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, được huyện ủy, UBND các huyện, các xã trên địa bàn tỉnh đón nhận và đánh giá rất cao. Thông qua việc tập huấn, bồi dưỡng đã giúp cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở nâng cao được năng lực, nhận thức về công tác thông tin truyền thông cơ sở, nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; tạo được niềm tin, phấn khởi của mỗi học viên tham gia tập huấn, bồi dưỡng về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ các Bộ ngành Trung ương, Bộ TT&TT và địa phương đối với đội ngũ cán bộ thông tin truyền thông cơ sở.
 
PV: Hiện nay, việc đưa thông tin đến đồng bào có những thuận lợi, khó khăn gì?Việc triển khai các hình thức, phương tiện đưa thông tin đến người dân ở những vùng xa xôi nhất của tỉnh Sơn La đang được triển khai ra sao?
 
Về thuận lợi: Thường xuyên nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh trong công tác quản lý nhà nước về phát triển kinh tế- xã hội, về giảm nghèo; Cùng với việc xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo, Tỉnh cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về giảm nghèo. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền luôn là một trong những nội dung được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các Hội đoàn thể đã quan tâm chỉ đạo, thực hiện nhằm tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đến người dân, đặc biệt là người nghèo, người thuộc hộ cận nghèo, làm chuyển biến và nâng cao ý thức thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo và ý chí vươn lên thoát nghèo, làm giầu của nhân dân nhất là với các hộ nghèo.
 
Về khó khăn: Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Điều kiện tự nhiên, địa hình các huyện miền núi, hải đảo của Tỉnh phức tạp, đi lại khó khăn. Phong tục tập quán của đại bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số chưa được tích cực đổi mới, trình độ canh tác còn thấp kém; Nguồn lực để thực hiện các mục tiêu thuộc Chương trình giảm nghèo còn hạn chế và việc huy động nguồn lực xã hội hoá đầu tư cho công tác giảm nghèo chưa tương xứng với tiềm năng của một số địa phương; Công tác phối kết hợp giữa các Sở, ban ngành, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và địa phương trong việc thực hiện công tác giảm nghèo chưa thực sự chặt chẽ và đồng bộ.
 
20170925-m01.JPG
 
Hình ảnh xe lưu động mang sách và máy tính kết nối internet về cơ sở ở Sơn La

Hàng năm, các sở, ngành, địa phương tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực, phố biến các chính sách mới về giảm nghèo, bảo trợ xã hội cho cán bộ làm công tác giảm nghèo của các huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo, cán bộ các xã, phường, thị trấn và các tổ trưởng dân phố, trưởng thôn, bản trên địa bàn toàn tỉnh. Trang bị, cấp phát tài liệu tập huấn, các văn bản chỉ đạo, cập nhật các chính sách mới thường xuyên cho các cán bộ để thuận tiện trong quá trình thực hiện ở cơ sở. Tổ chức in tờ rơi, làm pano tuyên truyền về giảm nghèo nâng cao nhận thức của người dân về thực hiện Chương trình giảm nghèo. Phối hợp tổ chức lồng ghép với các chương trình khác có liên quan để tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp tại cơ sở nhằm thực hiện đối thoại chính sách, xác định nhu cầu và năng lực tham gia của người dân. Tổ chức các hội nghị về công tác giảm nghèo.
 
Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng phóng sự về triển khai thực hiện công tác giảm nghèo, giới thiệu các gương sáng thoát nghèo, các mô hình giảm nghèo có hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức về giảm nghèo cho người dân đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo giúp người nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo (hạn chế tư tưởng trông chờ ỷ lại), đồng thời tổ chức thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo.
 
PV: Qua thực tế quản lý nhà nước về lĩnh vực thông tin, ông cho rằng Sơn La cần phải làm gì để người dân từ những vùng xa xôi nhất của tỉnh có cơ hội tiếp cận những thông tin một cách tốt nhất về các chính sách của Đảng, Nhà nước?
 
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, nhân dân trong tỉnh về vị trí, vai trò của thông tin truyền thông trong việc góp phần nâng cao dân trí, mở rộng cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản khác và phát triển kinh tế - xã hội tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Sơn La; khơi dậy ý chí chủ động, tích cực vươn lên thoát nghèo của người dân, hướng tới mục tiêu giảm nghèo về thông tin và giảm nghèo đa chiều bền vững; tập trung đầu tư đồng bộ, từng bước nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật hệ thống thông tin và truyền thông quốc gia đến tận cơ sở cho các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa bao gồm việc đầu tư xóa trắng và nâng cao chất lượng phủ sóng phát thanh, truyền hình, bảo đảm điều kiện để nhân dân vùng sâu, vùng xa của tỉnh Sơn La được hưởng thụ các dịch vụ nghe - xem; duy trì, khai thác, vận hành các đài truyền thanh xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn Tây Bắc.
 
Tiếp tục đầu tư thiết lập mới đài truyền thanh cho các xã chưa có đài truyền thanh để đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho nhân dân, phù hợp với xu hướng đổi mới công nghệ, bảo đảm chất lượng dịch vụ; hỗ trợ thiết bị thu tín hiệu, thiết bị nghe - xem và thiết bị phụ trợ cho các điểm sinh hoạt dân cư cộng đồng của các thôn, bản xa trung tâm xã thuộc địa bàn các huyện nghèo và các đồn, trạm biên phòng. Sản xuất, biên tập, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình phục vụ nhân dân (chú trọng đầu tư các chương trình bằng tiếng dân tộc); sáng tác, xuất bản, in, phát hành và quảng bá các loại sách chuyên đề và các ấn phẩm truyềnthông (bao gồm cả các sản phẩm bằng tiếng dân tộc); đa dạng hóa chương trình phát thanh: đan xen nhiều chương trình khác nhau như ca nhạc, sân khấu hóa…
 
PV: Thời gian tới ngành thông tin tỉnh Sơn La có giải pháp gì để truyền thông đến người dân một cách dễ hiểu để người dân tin và làm theo?
 
Thời gian tới, Sở TT&TT tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền, vận động các cấp, các ngành, các cá nhân nhận thức về chương trình giảm nghèo bền vững để từ đó mọi người cùng tham gia, bản thân các hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo.
 
Hướng dẫn các cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền một cách đồng bộ, có trọng tâm, đa dạng về phương thức, phù hợp với từng nhóm đối tượng, vùng miền nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở vùng khó khăn; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; tạo cơ hội để đối tượng nghèo ổn định và đa dạng hóa việc làm, tăng thu nhập; tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho đối tượng nghèo.
 
Tăng cường tổ chức hội thảo tập huấn truyền thông về xóa đói giảm nghèo, tổ chức đối thoại trực tuyến khi có chính sách mới, vấn đề nóng; nhân rộng hơn nữa về mô hình, điển hình tiên tiến trong xóa đói giảm nghèo trên các phương tiện truyền thông đại chúng…./.
Diệp Hương (thực hiện)
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top