SEATCA kêu gọi Chính phủ các nước triển khai các chính sách thuế thuốc lá dài hạn

Thứ sáu, 10/11/2017 11:05

Báo cáo “Chỉ số thuế lần thứ hai của Liên minh phòng chống tác hại thuốc lá khu vực Đông Nam Á (SEATCA) khuyến nghị Chính phủ các nước ASEAN cần hành động nhiều hơn để chính sách thuế thuốc lá trở nên hiệu quả.

tl2017-06.jpg

Đây là báo cáo đầu tiên trên thế giới theo dõi sự phát triển của chính sách thuế thuốc lá dựa vào Mục 6 của Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá. Theo đó, hiện một số quốc gia đã có những bước phát triển quan trọng trong việc triển khai và áp dụng chính sách thuế thuốc lá.
 
Chính sách thuế gắn với mục tiêu y tế cộng đồng

Theo kết quả khảo sát, thuốc lá đang trở nên ngày càng dễ mua tại các nước ASEAN. Tại khu vực ASEAN, Thái Lan hiện đang có mức thuế bán lẻ cao nhất (70%), tiếp theo là Singapore (66.2%) và Brunei (62%). Trái lại, các nước với mức thuế thấp bao gồm Campuchia (25-31.1%) và Lào (16-19.7%). Chỉ có 4 nước (Brunei, Phillipines, Malaysia, Singapore) trong 10 nước khu vực ASEAN đánh thuế tất cả các mặt hàng thuốc lá. Riêng Lào, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đã có quy định trích phần thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá cho mục tiêu nâng cao sức khoẻ và nâng cao bảo hiểm y tế toàn dân.

Chính vì vậy, SEATCA kêu gọi Chính phủ các nước triển khai các chính sách thuế thuốc lá dài hạn bao gồm các mục tiêu y tế công cộng. Áp dụng hệ thống thuế tiêu thụ đặc biệt đơn nhất hoặc hệ thống thuế hỗn hợp bao gồm quy định mức sàn thuế thấp nhất đối với thuốc lá. Đánh thuế tất cả các mặt hàng thuốc lá. Đồng thời, yêu cầu giấy phép cho tất cả các giai đoạn của việc sản xuất và buôn bán thuốc lá. Tất cả các công ty thuốc lá phải nộp bản báo cáo tài chính định kỳ. Thiết lập hệ thống theo dõi bao gồm đóng dấu với danh định duy nhất để làm giảm rủi ro và hỗ trợ trong việc điều tra buôn bán thuốc lá lậu. Cấm thuốc lá miễn thuế. Triển khai bộ quy tắc ứng xử đối với các bộ, ngành và cán bộ Nhà nước nhằm nghiêm cấm những tương tác không cần thiết giữa Chính phủ và ngành công nghiệp thuốc lá.

Chính sách thuế nhằm giảm sử dụng thuốc lá

Theo bà Sophapan Ratanachena - Quản lý chương trình thuế thuốc lá của SEATCA, tăng thuế cao, tăng cường quản lí thuế thuốc lá và bảo vệ chính sách thuế khỏi các tác động của ngành công nghiệp thuốc lá có tầm quan trọng ngang nhau trong việc bảo vệ tính mạng của người dân, tăng thu NSNN và hạn chế buôn bán lậu thuốc lá. Mặt khác, thông tin này cũng tương đồng với nghị quyết tháng 6/2017 của Hội đồng kinh tế và xã hội Liên Hiệp Quốc (ECOSOC) nhằm chú trọng vào nghị trình Addis Ababa. Nghị trình này nhận định, thuế thuốc lá là một phương pháp quan trọng và có hiệu quả trong việc giảm sử dụng thuốc lá và giá thành chăm sóc sức khoẻ, đồng thời là một nguồn thu nhập công để phục vụ cho mục đích phát triển tại nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, nghị trình cũng khuyến khích các cơ quan của Liên Hiệp Quốc phát triển và triển khai các chính sách phòng chống sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá để đảm bảo hiệu quả giữa những hoạt động của Liên Hiệp Quốc và ngành công nghiệp thuốc lá.

Ngân hàng Thế giới khuyến nghị tăng mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá từ mức 70% giai đoạn 2016 - 2017, và 75% giai đoạn 2018 – 2020 theo quy định hiện hành, lên mức 85% giai đoạn 2016 - 2017, 100% giai đoạn 2018 - 2019, và 110% giai đoạn 2020. Điều này sẽ giúp tăng 12% số thu từ các sản phẩm thuốc lá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm mức tiêu thụ thuốc lá trên mỗi người lớn khoảng 10%, từ năm 2014 tới năm 2020.
TH
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top