- Cắt giảm ngay những quy định là rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, ngăn chặn việc phát sinh những quy định mới làm tăng chi phí và rào cản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Từ năm 2020, chỉ ban hành một văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết luật của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi, bổ sung, thay thế) phải bảo đảm nguyên tắc một văn bản sửa nhiều văn bản; một văn bản mới phải bãi bỏ ít nhất một văn bản cũ, riêng thông tư ban hành mới phải bãi bỏ ít nhất hai thông tư cũ.
- Cắt giảm ít nhất 20% số lượng văn bản đã ban hành thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng.
- Cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ pháp luật về hoạt động kinh doanh (bao gồm nhưng không hạn chế các quy định về: điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành và thủ tục hành chính).
- Các cơ quan, đơn vị phải khẩn trương thống kê các văn bản quy định về điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật, để từ đó giải trình, làm rõ nội dung, yêu cầu về quản lý nhà nước đối với từng văn bản, từng quy định và tính toán chi phí tuân thủ pháp luật của từng điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành và thủ tục hành chính.
- Kinh phíthực hiệnđược bố trí trong kinh phí chi thườngxuyên của các Bộ, cơ quan mgang Bộ. Ngoài ngân sách nhà nước, các Bộ, cơ quan được huy động các nguồn lực tài chính khác theo quy định của pháp luật để hỗ trợ các hoạt động thực hiện Kế hoạch.
- Các bộ, ngành cần xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, sản phẩm dự kiến hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện; phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh; đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng thời hạn, công khai, minh bạch, đúng pháp luật trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này.
Để thực hiện triệt để các nội dung của Kế hoạch, Văn phòng Chính phủ đề nghị thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh. Cơ cấu của Tổ công tác sẽ gồm: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm Tổ trưởng; Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là Tổ phó; Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính là Ủy viên thường trực; thành viên Tổ công tác gồm các Vụ trưởng Vụ Pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Theo dự thảo Kế hoạch, các Bộ, cơ quan ngang Bộ sẽ có trách nhiệm:
- Chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch này theo nhiệm vụ được phân công, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2020-2025. Người đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả cắt giảm những quy định là rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm chỉ tiêu được giao; đối với những vấn đề liên quan đến nhiều Bộ phải phối hợp với Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủđể xem xét, giải quyết triệt để.
- Các Bộ, ngành chủ trì có trách nhiệm: Hệ thống hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh và văn bản quy định có liên quan; rà soát, đánh giá, xây dựng phương án đơn giản hóa đối với nhóm quy định được giao chủ trì; gửi lấy ý kiến Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan, địa phương có liên quan; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án đơn giản hóa; xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành để thực thi phương án đơn giản hóa sau khi được phê duyệt.
- Các Bộ, ngành phối hợp có trách nhiệm: Tổ chức thực hiện và phối hợp với cơ quan chủ trì để thống kê, đơn giản hóa các quy định liên quan thuộc phạm vi, chức năng quản lý; gửi kết quả cho Bộ, ngành chủ trì để tổng hợp danh mục, nội dung đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhóm, đồng thời gửi Văn phòng Chính phủ, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính nghiên cứu phục vụ quá trình xem xét, đánh giá.
Văn phòng Chính phủ sẽ lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ để tổng hợp, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết và Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định trong tháng 01 năm 2020./.