(Mọi ý kiến góp ý xin gửi về Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính – Văn phòng Bộ TTTT, 18 Nguyễn Du – Hà Nội; Email: pqvinh@mic.gov.vn; Đt: 024.39448539).
Lĩnh vực khoa học và Công nghệ (Vụ Khoa học công nghệ)
Lĩnh vực KHCN quản lý nhà nước: 03 TTHC, 85 danh mục sản phẩm hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và 119/122 quy chuẩn quốc gia, không có tiêu chuẩn quốc gia thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông được quy định áp dụng bằng các văn bản quy phạm pháp luật.
Hiện nay, 85 sản phẩm hàng hóa trong lĩnh vực viễn thông (Cục Viễn thông thực hiện) qua hoạt động quản lý chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành thông tin và truyền thông. Năm 2020, Bộ đã ban hành Thông tư số 11/2020/TT-BTTTT thay thế Thông tư 05/2019/TT-BTTTT (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020). Qua Thông tư, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cho phép hậu kiểm trong quá trình thực hiện thủ tục.
1. Phương án đơn giản hóa 03 TTHC
1.1. Thủ tục hành chính 1: Chỉ định tổ chức thử nghiệm lĩnh vực thông tin và truyền thông. Theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Thủ tục này thực hiện dựa trên các quy định hiện hành do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng, trình ban hành theo thẩm quyền, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng phương án cải tiến trong quá trình thực hiện thủ tục.
- Phương án cải tiến thực hiện thủ tục tới 2025:
Năm 2020, cho phép nộp/bổ sung hồ sơ (cả bộ hồ sơ gồm: đơn đăng ký chỉ định; bản sao chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm, chứng chỉ công nhận; danh sách thử nghiệm viên và chứng thực chứng chỉ; danh mục tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình thử nghiệm; danh mục máy móc thiết bị thử nghiệm và chứng thực chứng chỉ hiệu chuẩn; bản sao kết quả thử nghiệm hoặc so sánh liên phòng) và trả kết quả trực tuyến tại Cổng thông tin một cửa của Bộ.
Năm 2021-2025 dự kiến nghiên cứu rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ.
Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa: Ước tính giảm được 87.089 đồng, từ 707.527 đồng xuống còn 620.438 đồng, tương ứng với 14,03 % tổng chi phí thực hiện thủ tục.
Kiến nghị: Tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP mới chỉ quy định hai phương thức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện, mà chưa có nộp hồ sơ qua phương thức điện tử (trực tuyến). Do đó, đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ sớm sửa đổi, bổ sung quy định cắt giảm/đơn giản hóa theo hướng cho phép nộp/bổ sung hồ sơ và trả kết quả trực tuyến.
1.2. Thủ tục hành chính 2: Đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ;
- Thông tư số 33/2014/TT-BKHCN ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Thông tư số 45/2016/TT-BTTT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Phương án cắt giảm, đơn giản hóa:
- Thủ tục này thực hiện dựa trên các quy định hiện hành do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng phương án cải tiến trong quá trình thực hiện thủ tục.
- Phương án cải tiến thực hiện thủ tục tới 2025: Giảm số lượng hồ sơ bản giấy, tăng cường phương án sử dụng hồ sơ điện tử. Cụ thể là giảm từ 07 bộ hồ sơ bản giấy thành chỉ còn 01 bộ hồ sơ bản giấy và 06 bộ hồ sơ điện tử.
Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa: Ước tính giảm được 83.520 đồng, từ 637.938 đồng xuống còn 566.349 đồng, tương ứng với 12,64 % tổng chi phí thực hiện thủ tục.
Kiến nghị: Thông tư số 33/2014/TT-BKHCN hiện chưa có quy định sử dụng hồ sơ điện tử khi tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ. Do đó, đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát sửa đổi.
1.3. Thủ tục hành chính 3: Đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ.
- Thông tư số 33/214/TT-BKHCN ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Thông tư số 45/2016/TT-BTTT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Phương án cắt giảm, đơn giản hóa:
- Thủ tục này thực hiện dựa trên các quy định hiện hành do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng, chỉ có thể xây dựng phương án cải tiến trong quá trình thực hiện thủ tục.
- Phương án cải tiến thực hiện thủ tục tới 2025: Giảm số lượng hồ sơ bản giấy, tăng cường phương án sử dụng hồ sơ điện tử. Cụ thể là giảm từ 07 bộ hồ sơ bản giấy thành chỉ còn 01 bộ hồ sơ bản giấy và 06 bộ hồ sơ điện tử.
Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa: Ước tính giảm được 156.610 đồng, từ 825.411 đồng xuống còn 668.801 đồng, tương ứng với 23,41 % tổng chi phí thực hiện thủ tục.
Kiến nghị: Thông tư số 33/2014/TT-BKHCN hiện chưa có quy định sử dụng hồ sơ điện tử khi đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ. Do đó, đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát sửa đổi.
2. Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy chuẩn quốc gia
Hiện nay, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành gồm có 122 QCVN còn hiệu lực (trong đó có 03 QCVN không liên quan đến hoạt động kinh doanh). Theo rà soát của, có 88 QCVN và không có tiêu chuẩn quốc gia nào được quy định áp dụng bằng các văn bản quy phạm có thực hiện thủ tục hành chính (Danh mục SPHH nhóm 2; Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng; Danh mục thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện bắt buộc phải kiểm định; Dịch vụ phát thanh, truyền hình; Dịch vụ bưu chính công ích). Còn lại 34 QCVN không thực hiện thủ tục hành chính.
Phương án cắt giảm đến năm 2025: Tiến hành cắt giảm theo ba giải pháp là: (1) Rà soát, điều chỉnh/cập nhật/bãi bỏ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công nghệ cũ/lạc hậu; (2) Giảm mức độ quản lý bằng cách chuyển đổi từ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sang thành tiêu chuẩn quốc gia đối với các SPHH, dịch vụ, công trình do có khả năng gây mất an toàn thấp, công nghệ ít sử dụng; (3) Giảm số lượng các yêu cầu kỹ thuật trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa: Thực hiện theo ba giải pháp nêu trên, cho đến sau 01/7/2021 danh mục Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) sẽ còn 120 QCVN có hiệu lực.
Trong năm 2021, dự kiến đề xuất hủy bỏ/chuyển đổi thành các tiêu chuẩn quốc gia đối với 04 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (trong Quý IV/2021). Như vậy, dự kiến số Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được cắt giảm ít nhất là 06/122, đạt tỷ lệ: 5%.
Kiến nghị: Trong giai đoạn tới, bên cạnh công nghệ lạc hậu, thay đổi phương thức quản lý, một số tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật quốc gia kiến nghị hủy bỏ hoặc chuyển từ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sang tiêu chuẩn quốc gia, theo xu thế phát triển công nghệ sẽ có nhiều công nghệ mới được triển khai (ví dụ 5G, IoT,…), dẫn tới số lượng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vẫn có thể tăng thêm.