Ninh Thuận: Tích cực tích hợp nguồn lực các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thứ ba, 26/09/2023 22:42

Từ các nguồn lực huy động, tỉnh Ninh Thuận tập trung ưu tiên, đẩy mạnh đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững

20232709-duy31.jpg

Ảnh minh họa

Cơ chế huy động, lồng ghép các nguồn vốn đã được quy định tại Nghị định số 27/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Căn cứ Nghị định này của Chính phủ, HĐND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Nghị quyết số 20/2022/NQ-HĐND ngày 9/12/2022; UBND tỉnh ban hành Quyết định số 10/2023/QĐ-UBND ngày 31/01/2023 quy định cơ chế huy động và lồng ghép các nguồn vốn trong thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn.

Tại Ninh Thuận, công tác huy động nguồn lực đầu tư luôn được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo thông qua nhiều văn bản khác nhau. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Kết luận số 16-KL/TU ngày 25/01/2022 về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 14/11/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về huy động nguồn lực, ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cấp thiết giao thông, thuỷ lợi, đô thị, giáo dục, y tế giai đoạn 2016 - 2020, phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình hành động số 126-CTr/BCSĐ của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh triển khai Kết luận số 16-KL/TU; Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 22/7/2022 của HĐND tỉnh ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cấp thiết giai đoạn 2021 - 2025…

Đối với công tác huy động nguồn lực đầu tư, tỉnh Ninh Thuận triển khai thực hiện trên tinh thần chủ động, sáng tạo, quyết tâm cao, đề ra nhiều giải pháp, tranh thủ tối đa các nguồn từ ngân sách trung ương, ODA, vốn các thành phần kinh tế; đồng thời khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng cấp thiết, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt hơn các vấn đề an sinh xã hội, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

 

Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn và trên cơ sở nội dung đầu tư của từng chương trình, ngoài vốn đầu tư trực tiếp cho chương trình, tỉnh Ninh Thuận đã huy động từ nhiều nguồn vốn khác để lồng ghép thực hiện các chương trình MTQG, nâng tổng vốn thực hiện trong cả giai đoạn 2021 - 2023 lên gần 4.589 tỷ đồng.

Trong đó, vốn ngân sách trug ương hỗ trợ trực tiếp cho chương trình trên 974 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương bố trí đối ứng thực hiện các chương trình MTQG trên 387 tỷ đồng, vốn lồng ghép trên 3.209 tỷ đồng, vốn huy động từ doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân bằng tiền mặt, ngày công, hiến đất… khoảng 18 tỷ đồng.

Từ các nguồn lực huy động, tỉnh Ninh Thuận tập trung ưu tiên, đẩy mạnh đầu tư cho Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

Theo quan điểm của tỉnh Ninh Thuận, kết quả thực hiện hai chương trình MTQG này là thước đo, kết quả đầu vào để đánh giá, xác định việc hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn trong xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng quán triệt nguyên tắc lồng ghép vốn từ các chương trình, dự án khác để thực hiện các chương trình MTQG theo tinh thần Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 19/12/2022 của HĐND tỉnh.

Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025, Ninh Thuận đã bố trí gần 610 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu để thực hiện lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

An Hòa
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top