UBND tỉnh đã ban hành 03 Kế hoạch, 04 Quyết định chỉ đạo điều hành, cơ quan tham mưu ban hành 194 văn bản bản đôn đốc, hướng dẫn tổ chức thực hiện qua đó đã từng bước nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, đặc biệt là nâng cao vai trò của người đứng đầu trong ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý điều hành nói riêng và xây dựng CQĐT nói chung.
Lai Châu đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử
Thứ hai, 16/03/2020 15:32
Năm 2019, với sự ra đời của Nghị quyết số 17 NQ/CP và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Thông tin và Truyền thông, và yêu cầu của thực tiễn địa phương, tỉnh Lai Châu ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác xây dựng Chính quyền điện tử (CQĐT). Sự vào cuộc quyết liệt của UBND, các cấp, các ngành trong toàn tỉnh, sự thống nhất điều hành của Ban Chỉ đạo xây dựng CQĐT tỉnh cũng như ở các địa phương đã tạo ra sự đồng bộ trong triển khai.
Lai Châu đã hoàn thiện 2.034 dịch vụ công trực tuyến trong đó có 58 dịch vụ công mức độ 3 và 73 dịch vụ công mức độ 4 với tổng số hồ sơ phát sinh 21.140 hồ sơ
Lai Châu đã thiết lập hệ thống quản lý văn bản và điều hành (QLVB&ĐH) trong tất cả các cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội, khoảng 698 cơ quan với 8.200 tài khoản. 100% cơ quan nhà nước thực hiện xử lý công việc trên môi trường mạng; đã thực hiện kết nối liên thông 4 cấp từ xã đến Chính phủ, từ sở ngành đến Bộ chủ quản và các cơ quan nhà nước Trung ương.
Việc gửi nhận văn bản điện tử được triển khai và chỉ đạo quyết liệt. Đến nay đã có gần 1,5 triệu văn bản gửi nhận điện tử, tiết kiệm cho ngân sách gần 8 tỷ đồng tiền giấy mực, phong bì, tem bưu chính. Hệ thống thư công vụ được đầu tư, đảm bảo hoạt động 24/7 an toàn, bảo mật… tạo điều kiện cho công chức viên chức hoạt động công vụ được thuận lợi. Hệ thống ký số bao gồm cả ký số trên thiết bị di động và chứng thực chữ ký số được hoàn thiện, đã cấp 1.756 chữ ký đáp ứng nhu cầu điều hành, xử lý công việc mọi lúc, mọi nơi.
Tỉnh cũng đã hoàn thiện 2.034 dịch vụ công trực tuyến trong đó có 58 dịch vụ công mức độ 3 và 73 dịch vụ công mức độ 4 với tổng số hồ sơ phát sinh 21.140 hồ sơ. Hệ thống cổng thông tin điện tử tỉnh, Cổng thông tin đối ngoại và các cổng thông tin của các cơ quan đơn vị trong tỉnh đã cập nhật kịp thời, đầy đủ các thông tin phục vụ các tổ chức, cá nhân. Cổng thông tin điện tử tỉnh có tới trên 54,5 triệu lượt truy cập.
Mạng internet băng rộng đã phủ đến 100% số xã. Mạng máy tính trang bị cho cán bộ công chức cấp tỉnh, cấp huyện đạt tỷ lệ 1 người/máy, 100% kết nối Intenet; cán bộ công chức cấp xã đạt tỷ lệ 1,5 người/máy, 80% kết nối Internet.
Hạ tầng CNTT được quan tâm đầu tư: toàn tỉnh có 1.809 trạm BTS, phủ sóng di động đến 100% số xã (92% bản phủ sóng 3G, 78% bản phủ sóng 4G). Hệ thống hội nghị trực tuyến có 17 điểm cầu các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện và 99 điểm cầu cấp xã. Cùng với đó công tác an toàn an ninh thông tin được quan tâm kể cả đầu tư thiết bị cũng như đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức của các cán bộ các cấp, các ngành.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế như: Một bộ phận công chức chưa tích cực thay đổi thói quen làm việc, chưa chủ động ứng dụng CNTT vào hoạt động công vụ. Một số cơ quan đơn vị chưa tích cực sử dụng chữ ký số, tỷ lệ văn bản gửi nhận điện tử thấp. Tỷ lệ hồ sơ phát sinh trong dịch vụ công mức độ 3,4 thấp. Nhiều cơ quan đơn vị chưa quan tâm đến việc đầu tư trang thiết bị làm việc đáp ứng yêu cầu. Công tác an toàn thông tin chưa thực sự được coi trọng. Chưa triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng từ tỉnh đến cơ sở. Chưa có nền tảng chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) và nền tảng thanh toán điện tử cho dịch vụ công. Nguồn nhân lực CNTT xã hội thấp. Thiếu nguồn lực tài chính cho triển khai CPĐT. Công tác đào tạo và truyền thông về CQĐT vẫn còn nhiều hạn chế…
Trong năm 2020, trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong năm 2019 về xây dựng CPĐT, Lai Châu sẽ ưu tiên nguồn lực, chỉ đạo quyết liệt để hoàn thiện các yếu tố nền tảng của CQĐT như: xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh kết nối vào nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia; Xây dựng Kiến trúc CQĐT phiên bản 2.0; Nâng cao tỷ lệ dịch vụ công mức độ 4; Tạo lập hình thành bước đầu về cơ sở dữ liệu của tỉnh kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia; Xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo của UBND tỉnh; Hệ thống hỗ trợ thanh toán dịch vụ công trực tuyến…
Từ khoá: