Khi chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp

Thứ bảy, 05/11/2022 10:44

Thời gian qua, các cấp chính quyền trong tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết liệt triển khai các giải pháp cải cách thủ tục hành chính (TTHC) ; năng động và sáng tạo trong việc giải quyết khó khăn, vướng mắc, các vấn đề phát sinh nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp (DN)… Qua đó, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh cũng như đẩy nhanh tốc độ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội ( KT - XH ) của tỉnh.

20221207-m18-cchc.jpg

Ảnh minh họa

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/2022 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022, UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 11 cụ thể hóa Nghị quyết số 02 của chính phủ bằng những giải pháp thiết thực.

Trong đó, đưa ra 10 nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ cụ thể cho 38 cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, tập trung triển khai linh hoạt các giải pháp trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN như thành lập nhiều tổ công tác, ban hành chính sách và kiến nghị với các cấp lãnh đạo để tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng DN.

Tổ chức các chương trình đối thoại giữa chính quyền với DN để kịp thời nắm bắt, giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của các các DN liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), tuyển dụng lao động, chính sách tăng lương tối thiểu; thực hiện TTHC liên quan đến thuế, hải quan; công tác phòng cháy, chữa cháy và an ninh trật tự…

Không dừng lại ở đó, tỉnh còn tổ chức một số hoạt động hợp tác quốc tế nhằm quảng bá môi trường và hình ảnh của địa phương đến các nhà đầu tư và DN tiềm năng như hội nghị xúc tiến đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) vào tỉnh; lễ khởi động chương trình hợp tác phát triển nhà máy thông minh tại Vĩnh Phúc; đẩy mạnh hợp tác hữu nghị với các địa phương nước ngoài như
tỉnh Akita và Tochigi (Nhật Bản), tỉnh Chungcheongbuk (Hàn Quốc)...

Trong lĩnh vực cải cách TTHC, UBND tỉnh đã thực hiện cắt giảm thời gian giải quyết TTHC đối với thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường còn 24 ngày (quy định là 50 ngày), giảm 52% thời gian thực hiện so với quy định; thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường còn 30 ngày (quy định là 45 ngày), giảm 33,33% thời gian thực hiện so với quy định; thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư giảm từ 25 – 30 ngày xuống còn 15 ngày; thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư giảm từ 15 ngày xuống còn 10 ngày...

Từ ngày 21/9 - 18/10/2022, tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã tiếp nhận, giải quyết gần 15.600 hồ sơ của các sở, ban, ngành. Trong đó, tiếp nhận mới 12.215 hồ sơ; trả trước và đúng hạn là 12.482 hồ sơ (đạt tỷ lệ 99,48%); tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến trung bình đạt 16,90%.

Tại "Bộ phận một cửa" của UBND cấp huyện, UBND cấp xã, tổng số hồ sơ tiếp nhận và giải quyết hơn 44.400 hồ sơ.
Trong đó, số hồ sơ tiếp nhận mới trên 37.600 hồ sơ; trả trước và đúng hạn hơn 41.800 hồ sơ (đạt tỷ lệ 99,04%); tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến trung bình đạt 49,82%.

Với sự nỗ lực của các cấp chính quyền trong tỉnh, Vĩnh Phúc đã được cộng đồng DN đánh giá tích cực hơn về sự năng động, tinh thần tiên phong và sự cầu thị của các cấp chính quyền. Đến nay, toàn tỉnh có gần 1.000 DN đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký hơn 19.300 tỷ đồng.

Riêng tại các KCN trên địa bàn tỉnh, số dự án còn hiệu lực đầu tư tính đến hết tháng 10/2022 là 443 dự án, gồm 96 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư trên 24.275 tỷ đồng và 347 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 5.679 triệu USD.

Những tháng cuối năm 2022, các Sở, ngành, UBND huyện, thành phố tiếp tục tập trung nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và đội ngũ cán bộ, công chức tại các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện nghiêm túc nội dung kiểm soát thủ tục thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý.

Kịp thời công bố, công khai và cập nhật TTHC vào cơ sở dữ liệu quốc gia; niêm yết công khai, đầy đủ TTHC tại "Bộ phận một cửa" các cấp để cá nhân, tổ chức, DN dễ dàng tiếp cận
nhằm tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế.

Thực thi đầy đủ điều kiện kinh doanh đã bị bãi bỏ, đơn giản hóa của các quy định về điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trên các lĩnh vực quản lý, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, thu thuế xuất nhập khẩu... tránh phiền hà, giảm thời gian và chi phí cho cộng đồng DN.

Tăng cường số hóa các dịch vụ tài chính điện tử, thuế, hải quan... giúp cho người dân, DN và đơn vị sử dụng ngân sách có thể tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng với các dịch vụ tài chính điện tử. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi và giảm thiểu thời gian đi lại cho tổ chức và cá nhân, từng bước tạo được sự hài lòng của người dân.

Ngọc Lan
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top