Hà Tĩnh đã đẩy mạnh, tăng cường sự lãnh đạo , chỉ đạo của Đảng đối với chuyển đổi số

Thứ sáu, 15/09/2023 16:38

Trên cơ sở quan điểm chủ động tiếp cận và tham gia sâu vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển đất nước từ các chủ trương, chính sách của Bộ Chính trị và của Chính phủ tại các văn bản: Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm; trong đó, có 2 nhóm nhiệm vụ, giải pháp về tiếp cận, ứng dụng thành tựu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, ổn định nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

HT-CDS.jpeg

Thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã phê duyệt, ban hành Nghị quyết chuyên đề số 05-NQ/TU ngày 22/10/2021 về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết đã khẳng định quan điểm “Chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và toàn diện, mang tính đột phá, cần sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và toàn dân.

Người đứng đầu cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội các cấp chịu trách nhiệm chính về kết quả hoạt động chuyển đổi số theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao”; hướng đến phát triển đồng bộ ba trụ cột “Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số”. Đồng thời xác định các nhóm chỉ tiêu, nhiệm vụ ưu tiên chuyển đổi số trong giai đoạn 2021-2022, cụ thể như: Tài nguyên và Môi trường; Công nghiệp, năng lượng; Thương mại; Giao thông vận tải và logistics; Nông nghiệp; Y tế; Giáo dục; Văn hóa và Du lịch; đặc biệt là ưu tiên chuyển đổi số trong các hoạt động phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Mặc dù vậy Hà Tĩnh vẫn là tỉnh xuất phát thấp về chuyển đổi số, năm 2021 được Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá kết quả chuyển đổi số xếp thứ 59/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương. Thông qua chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU về chuyển đổi số, Thường trực Tỉnh uỷ đã thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra và giao Ban cán sự Đảng bộ UBND tỉnh chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền các cấp, chỉ đạo cơ quan chuyên môn là Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết số 05-NQ/TU.

Hơn hai năm qua, Hà Tĩnh đã tổ chức thực hiện đồng bộ và khá hiệu quả các nhiệm vụ đã đề ra, cụ thể như đã ban hành Đề án chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2023; ban hành Khung kiến trúc Chính quyền điện tử phiên bản 2.0; ban hành bộ mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh; ban hành danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh; tổ chức triển khai thực hiện rất tốt Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Đồng thời triển khai ứng dụng hiệu quả các nền tảng dùng chung như LGSP, Cổng dịch vụ công trực tuyến, Hệ thống chỉ đạo và điều hành trực tuyến; đã kết nối đồng bộ, liên thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia do các Bộ ngành triển khai để phục vụ công tác quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp; Hà Tĩnh cũng đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ Ngành để xin chủ trương, hướng dẫn để kịp thời đẩy mạnh chuyển đổi số trong từng lĩnh vực trên địa bàn tỉnh như Bộ Công An, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ, Bộ tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông và Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội,…

Kết quả tại Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2023 về chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số quốc gia năm 2022, theo đó Hà Tĩnh đã tăng 22 bậc so với năm 2021, lên thứ 37/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trun gương.          

Đây là kết quả đánh giá phản ánh rất khách quan, sát thực tiễn quá trình chỉ đạo, lãnh đạo của cấp uỷ chính quyền các cấp, sự tập trung tổ chức thực hiện và ghi nhận những kết quả đã đạt được về chuyển đổi số trên địa bàn Hà Tĩnh.

Tuy nhiên, Hà Tĩnh đã và đang chuyển mình phát triển mạnh mẽ, đồng bộ và bền vững trên mọi mặt kinh tế xã hội, các chỉ số PAPI, PCI và Par Index năm 2022 lần lượt được đánh giá xếp hạng thứ 8, 18 và 28. Vì vậy, trong những năm tới Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh sẽ bám sát các chủ trương, chính sách mới của Bộ chính trị, chỉ đạo của Chính phủ và Nghị quyết 05-NQ.TU để tiếp tục đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động chuyển đổi số toàn diện và đồng bộ trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất, hiệu quả trong lao động sản xuất, phát triển nền hành chính hiện đại, thân thiện, minh bạch và kiến tạo; bộ máy hành chính nhà nước hiệu lực hiệu quả để tạo động lực thúc đấy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhà./.   

Hải Nam
banner
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top