Cần có cơ chế phù hợp để bà con Tây Bắc vươn lên thoát nghèo và làm giàu

Thứ tư, 16/08/2017 09:58

Sáng 15/8, tại TP. Cao Bằng đã diễn ra “Hội nghị sơ kết công tác 7 tháng đầu năm 2017, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm” của Ban chỉ đạo Tây Bắc.

20170817-M10.jpg
Hội nghị có sự tham dự của đại diện các tỉnh Tây Bắc và nhiều Bộ, ngành
 
Ông Nguyễn Văn Bình- Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc chủ trì hội nghị. 
 
Báo cáo tại hội nghị, ông Hầu A Lềnh- Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Tây Bắc cho biết, 7 tháng đầu năm, tình hình kinh tế xã hội vùng Tây Bắc tương đối ổn định. Tổng sản phẩm toàn vùng (GRDP, giá so sánh năm 2010) tăng 6,49% so với cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 18,6 nghìn tỷ đồng, đạt 51,4% dự toán năm, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách nhà nước gần 53,8 nghìn tỷ đồng, đạt 59% kế hoạch. Đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội của người dân không ngừng được cải thiện; quốc phòng an ninh được bảo đảm, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững, chất lượng hoạt động của các tổ chức, cơ sở đảng, đoàn thể được nâng lên.
 
20170817-M11.jpg
Ông Nguyễn Văn Bình thăm hỏi, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Khuya
 
Tuy nhiên, trên thực tế, vùng Tây Bắc vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông, lâm nghiệp chưa được nhân rộng và phát triển. Việc thu hút đầu tư còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chưa cao, quy mô chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn, thiếu nguồn lực. Người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chưa được thụ hưởng đầy đủ các dịch vụ về y tế, giáo dục. Trong khi đó, hoạt động tuyên truyền đạo trái pháp luật, tranh giành tín đồ, xây dựng nhà nguyện, lôi kéo, khuyến khích đồng bào di cư tự do vẫn diễn ra. Năng lực quản lý, điều hành của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới còn hạn chế; công tác tuyên truyền, vận động quần chúng chưa hiệu quả.
 
Đến dự hội nghị, đại diện của các tỉnh Tây Bắc và các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học Công nghệ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính… có nhiều ý kiến góp ý, tập trung vào những vấn đề như: đầu tư xây dựng các công trình giao thông để kết nối giữa các tỉnh Tây Bắc, vừa thúc đẩy mạnh mẽ liên kết vùng, vừa tạo điều kiện thuận lợi tiêu thụ nông sản, phát triển dịch vụ du lịch cho đồng bào các tỉnh Tây Bắc; phát huy các thế mạnh nông – lâm nghiệp gắn với bảo vệ môi trường; có chương trình cụ thể để ngăn chặn các đối tượng phản động, âm mưu chống phá, lợi dụng sự cả tin, thiếu hiểu biết của một bộ phận đồng bào để vu khống chính quyền…
 
Đặc biệt, trước những hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra với các tỉnh: Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Phú Thọ...; các đại biểu đề nghị Ban Chỉ đạo khẩn trương kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương quan tâm hỗ trợ cho các địa phương để sửa chữa các tuyến đường giao thông, cầu treo, công trình thủy lợi, khôi phục đất sản xuất, hỗ trợ các hộ dân bị lũ cuốn trôi và sập nhà…
 
20170817-M12.jpg
Bão lũ gây thiệt hại nặng nề cho nhiều tỉnh Tây Bắc
 
Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, đồng thời đánh giá cao các đề án phát triển chăn nuôi bò thương phẩm của Bộ Khoa học Công nghệ, kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp vùng Tây Bắc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh: Đến nay, Tây Bắc vẫn là vùng khó khăn nhất cả nước. Chính vì vậy, vấn đề trọng tâm vẫn là cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của bà con. “Có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bà con sẽ tin Đảng, tin Nhà nước; từ đó hết lòng bảo vệ chủ quyền biên giới- nơi bà con sinh sống, cũng chính là phên dậu của Tổ quốc”.
 
Theo đó, ông Bình đề nghị: Bộ Nông nghiệp và Nông thôn xem xét nghiên cứu để có những thay đổi trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới sao cho phù hợp với điều kiện, phong tục của đồng bào vùng sâu, vùng xa- vừa đảm bảo được nguồn lực, vừa dễ làm và lại thiết thực với đời sống đồng bào. Song song với đó, chú trọng trồng rừng vì đây là nguồn sống của bà con, là lợi ích lâu dài của đất nước, của môi trường.
 

20170817-M13.jpg

Nhiều phần quà có ý nghĩa được trao tặng cho Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng
 
Cũng theo ông Nguyễn Văn Bình, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư cần quan tâm, có cơ chế phù hợp, ưu tiên để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư xây dựng đường giao thông và phát triển các dịch vụ thương mại- du lịch ở các tỉnh miền núi còn nhiều gian khó, để bà con có điều kiện thuận lợi vươn lên thoát nghèo và làm giảu.
 
Trước đó, nhân chuyến thăm và làm việc tại Cao Bằng, chiều ngày 14/8, ông Nguyễn Văn Bình đã đến thăm hỏi, tặng quà gia đình Mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Khuya sống tại xã Vĩnh Quang (TP. Cao Bằng), có 2 con hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh biên giới năm 1979; đến thăm, động viên và trao tặng 110 triệu đồng và các phần quà có ý nghĩa cho Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng./.
Hoàng Mai (Báo Công Thương điện tử)
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top