Xây dựng kế hoạch hiện đại hóa cảng cá và nghề cá

Thứ hai, 25/10/2021 14:13

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, kiểm soát sản lượng thủy sản được đánh giá là nhu cầu tất yếu trong bối cảnh nguồn nhân lực không dồi dào.

1.jpeg

Công nghệ thông tin giúp định vị chính xác vị trí tàu đánh bắt thủy sản bằng vệ tinh.

Gần 4 năm trôi qua, từ ngày Ủy ban ban Châu Âu (EC) áp thẻ vàng cảnh cáo do chưa đáp ứng đủ quy định chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), đến nay Việt Nam vẫn chưa được EC thu hồi thẻ vàng. Ngoài việc quản lý tốt đội tàu, việc truy xuất nguồn gốc thủy sản cũng là bước then chốt để thuyết phục EC gỡ thẻ vàng. Tuy nhiên, việc này vẫn còn nhiều khó khăn vì hạ tầng thủy sản thời gian qua chưa được đầu tư đúng mức.

Những năm vừa qua, hệ thống cảng cá và các khu neo đậu tránh trú bão của Việt Nam đã được quy hoạch theo Quyết định 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến cuối năm 2015, đã có tổng số 125 cảng cá và 146 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá được quy hoạch. Cho đến nay, Việt Nam đã đầu tư xây dựng thêm 90 cảng cá tuy nhiên mới có 65 cảng cá được đưa vào hoạt động, trong đó chỉ 49 cảng được công nhận và chỉ định đủ điều kiện có hệ thống xác nhận nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác để xuất khẩu đi các nước trên thế giới. Theo ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản (Tổng cục Thủy sản - Bộ NN-PTNT), hiện nay, số lượng cảng cá của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 50% so với quy hoạch đề ra. “Thế nên thời gian qua, không chỉ Chính phủ mà cả Quốc hội cũng rất quan tâm về vấn đề này. Đây là nút thắt để xử lý được vấn đề truy xuất nguồn gốc thủy sản, góp phần chống khai thác IUU theo yêu cầu của EC”, ông Nguyễn Văn Trung nhận định.

Đại diện Tổng cục Thủy sản cho biết, hiện nay Việt Nam đang tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho các cảng cá từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, từ nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay từ các tổ chức khác và nguồn vốn xã hội hóa được kêu gọi đầu tư. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, kiểm soát sản lượng thủy sản được đánh giá là nhu cầu tất yếu trong bối cảnh nguồn nhân lực không dồi dào. Trước đây mỗi tàu khai thác thủy sản sẽ được thuyền trưởng ghi chép lại nhật ký đánh cá theo bản mẫu, sau đó sẽ nộp cho cảng cá, đi kèm theo lô hàng sẽ chuyển qua nhà máy chế biến và đến tận đơn vị nhập khẩu.

Hiện nay, sự tiến bộ về công nghệ thông tin đã giúp định vị chính xác vị trí tàu đánh bắt thủy sản bằng vệ tinh, sau đó lưu thông tin cảng cá, thông tin lô hàng và tích hợp dữ liệu lên nhật kí điện tử. Qua đó tính khách quan và chính xác được đảm bảo; đồng thời giảm bớt công sức lao động của ngư dân. Theo đó, Bộ NN-PTNT đã đầu tư và giao Tổng cục Thủy sản chủ trì việc xây dựng phần mềm quản lý tàu cá bằng công nghệ thông tin. Dự kiến cuối năm 2021 sẽ đưa vào hoạt động.

Bên cạnh đó, ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, ông Nguyễn Văn Trung cho rằng cũng cần đầu tư về nhân lực tại các cảng. Phải có những giải pháp để hệ thống nhân lực, cán bộ quản lý cảng cá trên cả nước đáp ứng được số lượng, chất lượng chuyên môn. “Ngoài ra cần thống nhất được sự quản lý chung của hệ thống cảng cá, tránh việc mỗi cảng cá lại có 1 đơn vị quản lý khác nhau làm cho số liệu, nghiệp vụ không có tính đồng bộ”, Vụ trưởng Vụ khai thác thủy sản đề xuất.

 

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top