VNPT và thời khắc chuyển đổi lịch sử

Thứ hai, 15/06/2020 09:38

Năm 2013, Ban Lãnh đạo Tập đoàn VNPT điều chuyển và bổ nhiệm ông Phạm Đức Long, Giám đốc VNPT Thành phố Hồ Chí Minh giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc và tiếp đến là Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT. Thời điểm đó, VNPT đã bắt đầu thay đổi quan điểm nhân sự, mong muốn có được lớp cán bộ từ cơ sở, dày dạn kinh nghiệm tham chiến thị trường, đặc biệt là tư duy đổi mới chứ không phải "ngồi bàn giấy làm chính sách, vẽ chiến lược" nữa nhằm đưa VNPT quay lại chiếm lĩnh thị phần đang dần rơi vào tay các đối thủ.

20200615-Nam-16.png

VNPT và 5 năm lịch sử

Quyết định điều chuyển này bên cạnh mục đích tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, sáng tạo còn mang ý nghĩa lịch sử. Đó là xây dựng nền móng nhân sự bản lĩnh, chuyên nghiệp nhất để VNPT tiến hành tái cơ cấu thành công. Từ giây phút lịch sử đó, “con thuyền” VNPT dần đi vào quỹ đạo và tăng tốc như vũ bão. 05 năm liền, VNPT tăng trưởng về lợi nhuận trên 25% . Cụ thể, từ năm 2014, nhận thấy thị trường Viễn thông trong nước cũng như quốc tế có dấu hiệu bão hòa đối với các dịch vụ cơ bản, hoạt động cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành ngày càng trở nên khốc liệt, VNPT lập tức đưa ra các chiến lược chuyển đổi nhằm bước ra khỏi “vòng xoáy” suy thoái.
Từ giai đoạn này, VNPT tiến hành tái cơ cấu theo các Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 10/06/2014 và Quyết định số 2129/QĐ-TTg ngày 29/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ  bằng tất cả quyết tâm cao và định hướng đúng đắn. VNPT đã tái cơ cấu thành công và thay đổi toàn diện ở một số mặt quan trọng như mô hình tổ chức - nhân lực, quản trị chiến lược, quản trị kinh doanh, cơ chế kinh tế, cải cách hạ tầng - quản trị mạng lưới và chuyển đổi số. VNPT đã từng bước khẳng định vị thế vững chắc là doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ CNTT trọng yếu và trở thành một nhân tố không thể thiếu trong quá trình Chuyển đổi số của đất nước, bằng một loạt các sản phẩm có dấu ấn rõ nét đó là: Xây dựng thành công Trục Liên thông văn bản quốc gia, Cổng dịch vụ Công quốc gia và hàng loạt các dự án hỗ trợ phát triển CNTT tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước…
Đến nay, bộ giải pháp Chính phủ điện tử của VNPT đã hiện diện tại 55 tỉnh/Thành phố; phần mềm VNPT-iOffice trên toàn quốc đã tăng thêm 59% số cơ quan cấp tỉnh; Giải pháp phòng họp không giấy tờ VNPT-eCabinet đã triển khai cho UBND TP. HCM và gần 150 đơn vị. VNPT đã khảo sát, tư vấn xây dựng Đề án đô thị thông minh cho 28 tỉnh/Thành phố; Triển khai Trung tâm điều hành thông minh IOC cho các tỉnh Đà Lạt, Hà Nam, Kiên Giang và đang xúc tiến triển khai tại 20 tỉnh trọng điểm; Triển khai giải pháp Du lịch thông minh gần 50 tỉnh/Thành phố (tăng 20 tỉnh/Thành phố). Hiện gần 55% cơ sở Y tế đã sử dụng VNPT-HIS; gần 60% trường học sử dụng giải pháp vnEdu; dịch vụ hóa đơn điện tử đạt khoảng 1.400.000 hóa đơn phát hành, tăng gấp đôi so với năm 2018.
Tham gia vào chuyển đổi số nền kinh tế, VNPT cũng đóng góp rất nhiều trong ứng dụng ICT trong Doanh nghiệp và Thương mại điện tử. Các giải giải pháp về quản trị doanh nghiệp, kế toán, quản lý bán lẻ, vận tải… trên nền tảng trí tuệ nhân tạo, blockchain, IoT, an ninh mạng và điện toán đám mây, của VNPT đã thâm nhập trên 50% các doanh nghiệp quy mô lớn nhỏ ở hầu hết các lĩnh vực như nông nghiệp, y tế, giáo dục, bán lẻ, logistic... mang lại những cải biến tích cực về kinh doanh và tối ưu các nguồn lực. Đến nay, VNPT đã có mô hình hoạt động tiên tiến, phù hợp với xu thế và tiêu chuẩn trên thế giới, năng động và giao quyền tự chủ cho các đơn vị. Tạo ra sự chủ động cả trong khâu kinh doanh (bán hàng) và khâu kỹ thuật (cung cấp dịch vụ, sửa chữa), nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Những thành tựu đáng tự hào
Để có thể dẫn dắt quá trình Chuyển đối số quốc gia, VNPT đã có hành trình 5 năm với vô vàn thành tựu đáng tự hào. Với định hướng lấy khách hàng làm trung tâm, VNPT đã xây dựng tổ chức trên nguyên tắc phân lớp kinh doanh - hạ tầng - dịch vụ. Năm 2014, VNPT đã thành lập 63 Trung Tâm kinh doanh tại 63 tỉnh, thành phố và 5 Công ty dọc nhằm tách bạch và chuyên biệt hóa giữa hoạt động kinh doanh và kỹ thuật. Năm 2015, VNPT tái cấu trúc bộ phận quản lý, điều hành Tập đoàn theo hướng tập trung vào công tác quản lý chiến lược, điều phối hoạt động và tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp thành viên.
Năm 2018, với chiến lược chuyển đổi từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu, VNPT chính thức thành lập Công ty Công nghệ Thông tin VNPT (VNPT-IT), quy tụ nguồn lực CNTT làm lực lượng nòng cốt thực hiện chiến lược về dịch vụ số của Tập đoàn. Đến nay, VNPT đã là doanh nghiệp đi đầu và được Chính phủ, Bộ, Ngành và Chính quyền địa phương tin tưởng lựa chọn cùng đồng hành trong chiến lược Chuyển đổi số quốc gia. Kể từ khi bắt đầu tái cơ cấu, VNPT đã từng bước kiện toàn lại công tác xây dựng chiến lược, cấu trúc, quy hoạch, kế hoạch phát triển trung và dài hạn về mạng lưới, dịch vụ. Đến nay, VNPT không chỉ có mạng di động 3G/4G rộng khắp đến 96% quy mô dân số, mạng băng rộng cố định có tốc độ Internet số 1 Việt Nam mà còn đang sở hữu 2 trung tâm IDC tiêu chuẩn Tier 3 tại Nam Thăng Long và Tân Thuận, đồng thời tiếp tục phát triển hạ tầng CNTT đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ nội bộ và cho khách hàng, đặc biệt là khối khách hàng chính quyền.
Cùng với đó, VNPT cũng không ngừng cải thiện quy trình lắp đặt, sửa chữa và cung cấp dịch vụ, sản phẩm. VNPT đã không ngừng tìm kiếm các giải pháp tối ưu, nâng cao chất lượng dịch vụ di động và băng rộng, tăng trải nghiệm khách hàng hướng tới mục tiêu "Hạ tầng thông minh, Chất lượng hàng đầu, Phong cách chuyên nghiệp". Một trong những thay đổi quan trọng mà VNPT đã thực hiện trong giai đoạn tái cơ cấu đó thành lập 63 Trung Tâm kinh doanh tại 63 Viễn thông tỉnh, thành phố và tăng cường nhân lực kinh doanh từ con số 4.000 lên 15.000 người. Việc quản trị các kênh bán hàng theo phân loại đối tượng khách hàng, phân khúc thị trường, phân vùng địa lý, hình thức tiếp cận… không chỉ xóa bỏ sự chồng chéo và cạnh tranh nội bộ giữa các kênh bán hàng, mà còn tạo ra sự hợp lực giữa các kênh, giữa các đơn vị và nhân viên kinh doanh. Đội ngũ bán hàng của VNPT đã thay đổi tư duy bán hàng bị động sang tư duy bán hàng chủ động. Ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý, điều hành chính sách kinh doanh đã rút ngắn được thời gian phản ứng với thị trường, nâng cao năng suất và khai thác cơ hội kinh doanh tiềm năng.
Người thổi bùng ngọn lửa khát khao
Nói thẳng, nói thật và làm thật là những dấu ấn mạnh mẽ mà mỗi cán bộ VNPT nghĩ về ông Phạm Đức Long. Ngay sau khi nhận nhiệm vụ mới tại Tập đoàn, ông Long thể hiện khát khao: “Tôi muốn làm bùng lên ngọn lửa khát vọng của con người VNPT. Khát vọng làm thế nào khai phá thị trường dịch vụ mới được cho là tiềm năng là CNTT, khát vọng đưa VNPT trở lại ngôi vị số 1 và vươn ra thế giới”. Lần đầu tiên, một lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn dám nói thẳng vào sự thật:  "Thực hiện tái cơ cấu đã đi đúng hướng và bước đầu đã có kết quả nhưng khá khiêm tốn so với đối thủ. Thế nhưng VNPT vẫn có những con người tự hài lòng với kết quả này, có những người hoài nghi với kết quả tăng trường này sẽ không thể tăng trưởng được nữa. Phải chăng những con người đó không còn khát vọng so với những thế hệ đi trước – những người mang khát vọng phá thế cấm vận, làm cuộc cách mạng đi thẳng số hóa. Phải chăng những con người đó sống quá lâu với hào quang quá khứ, ngại thay đổi. Trong thách thức hiện nay thì mỗi con người VNPT phải thay đổi và phải có khát vọng”.
20200615-Nam-17.jpg
Ông Phạm Đức Long - tân Chủ tịch Tập đoàn VNPT báo cáo tăng trưởng lợi nhuận của VNPT trước Bộ TT&TT
Ông Phạm Đức Long cũng thẳng thắn tự đánh giá mình, khi ngồi vào vị trí Tổng giám đốc VNPT trách nhiệm rất nặng nề nhưng đây là thời khắc lịch sử bởi VNPT phải đổi mới, tái cơ cấu và phải tăng trưởng đột phá nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập của người lao động. Nét bộc trực đó đã khiến hàng vạn CBCNV VNPT có dịp nhìn nhận lại chính mình và thấu hiểu sâu sắc nguyện vọng mà vị thuyền trưởng này gửi gắm. Trong giai đoạn 1 tái cấu trúc, chỉ sau một thời gian ngắn, VNPT đã có những chuyển biến khá tích cực. VNPT đã áp dụng phương pháp quản trị mới, hiện đại, hiệu quả và bước đầu chuyển đổi mô hình hoạt động mới. Hơn 36.000 lao động đã có những thay đổi trong nhận thức, hơn 17.000 lao động được sắp xếp sang bộ phận kinh doanh; các yêu cầu về thoái vốn khỏi 63 công ty liên kết, ngoài ngành được thực hiện quyết liệt, việc thành lập 3 tổng công ty trực thuộc được tiến hành nhanh chóng, đúng yêu cầu, lộ trình đặt ra…
Qua trọng hơn cả, 3 Tổng công ty nhanh chóng thay đổi nguyên tắc, phương pháp, mức đơn giá với các hoạt động phối hợp kinh doanh dịch vụ VinaPhone giữa các VNPT tỉnh, thành phố và các Công ty dọc theo hướng: Khuyến khích các hoạt động bán hàng trực tiếp, chăm sóc khách hàng, giữ và phát triển thuê bao; tiết giảm chi phí hạ tầng, tăng hiệu quả kinh doanh, góp phần thúc đẩy các đơn vị phát triển thuê bao băng rộng, tạo đà bùng nổ về doanh thu, thuê bao quang trong năm 2014. Các đơn vị trong Tập đoàn triển khai hoạt động kế hoạch theo định hướng tái cấu trúc: Xây dựng, giao chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động SXKD theo hệ thống thẻ điểm cân bằng (BSC) đến các đơn vị trực thuộc, bộ phận và người lao động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị doanh nghiệp; triển khai thành công tập huấn BSC cho các VTT và các Công ty dọc của Tập đoàn.
Kiên định và quyết liệt với việc phải chuyển hướng sang nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu khu vực, ông Long chỉ đạo đẩy mạnh triển khai với nhiều dự án, thỏa thuận hợp tác với các khách hàng lớn là các cơ quan Chính phủ, các Bộ, Ngành, các địa phương, các doanh nghiệp lớn... Xây dựng các gói cước đối với các dịch vụ di động, băng rộng, cố định, gói dịch vụ tích hợp (cố định + băng rộng + di động) và tổ chức triển khai điều hành linh hoạt phù hợp với những biến động của thị trường nhằm nâng cao hiệu quả và tạo lợi thế cạnh tranh của dịch vụ; điều chỉnh tăng cước quốc tế chiều về, tạo nguồn doanh thu lớn cho VNPT. Triển khai đẩy mạnh kinh doanh các dịch vụ mũi nhọn, các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ di động (đặc biệt là dịch vụ data và GTGT, phát triển thuê bao); khuyến khích phát triển dịch vụ băng rộng cố định, đặc biệt là dịch vụ quang nhằm đón đầu xu hướng tích hợp các dịch vụ...
Đáng chú ý, Mô hình tổ chức kênh bán hàng tại Viễn thông tỉnh, thành phố, tập trung vào các giải pháp triển khai phát triển kênh phân phối các dịch vụ viễn thông có nguồn thu lớn: băng rộng, di động… của người thuyền trưởng Phạm Đức Long đã là tiền đề cho việc tái cấu trúc toàn diện của VNPT theo hướng chuyên biệt, tách bạch kinh doanh và kỹ thuật. Trên nền tảng này, các đơn vị chú trọng tăng cường và duy trì sự hiện diện, thương hiệu của VNPT tại cấp thôn/xã; đẩy mạnh bán sản phẩm dịch vụ trọng yếu của VNPT đến điểm bán lẻ và người tiêu dùng; đồng thời đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ bán hàng theo hướng chuyên biệt - khác biệt - hiệu quả dựa trên cơ sở mô hình thống nhất, quy trình và công cụ quản trị hữu hiệu nhằm chiếm lĩnh thị trường. Công tác khoán địa bàn giữa kinh doanh và kỹ thuật nhằm triển khai triển khai có hiệu quả việc cung cấp dịch vụ Viễn thông-CNTT tới khách hàng với thời gian ngắn nhất và chất lượng tốt nhất.
Trong mỗi chỉ đạo triển khai, sự mạnh mẽ, quyết liệt đầy tâm và tầm chiến lược của ông Phạm Đức Long không còn là sức ép mà là mệnh lệnh trái tim người VNPT khát khao được cống hiến và tỏa sáng. Tất cả đã hòa thành bản hùng ca với tổng doanh thu trong giai đoạn 2014-2019 đạt 316.999.501 triệu đồng (loại trừ doanh thu dịch vụ Icoin/Charging). Suốt trong quá trình tái cơ cấu, Tập đoàn liên tục duy trì được tốc độ tăng lợi nhuận ấn tượng bình quân trên 20%/năm, giữ vững và phát triển cả 2 thương hiệu VNPT và VinaPhone, đảm bảo thu nhập cho người lao động với mức tăng bình quân khoảng 15%/năm. Đây là cơ sở vững chắc để VNPT tiếp tục phát triển và đổi mới trong năm 2020 và những năm tiếp theo.
 
P.V (vnmedia)
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top