Việt Nam - Pháp tiến tới hợp tác nông nghiệp toàn diện trên nhiều lĩnh vực

Thứ bảy, 27/05/2023 12:23

Ngày 22/5, tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Toàn quyền thực phẩm Pháp, ông Serge Lhermitte – Phó Tổng cục trưởng phụ trách về Kinh tế và Môi trường doanh nghiệp (cấp Thứ trưởng) đã tiếp và làm việc với đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu.

h58.jpeg

Tham dự buổi làm việc có Ngài Đinh Toàn Thắng, Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Pháp và các cán bộ thuộc Đại sứ quán Việt Nam, tham tán Nông nghiệp Pháp tại Việt Nam cùng các đại diện Bộ Nông nghiệp và Toàn quyền thực phẩm Pháp.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, chuyến công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT lần này tới Cộng hòa Pháp gồm hoạt động tham dự Hội nghị Đại hội đồng lần thứ 90 Tổ chức Thú y Thế giới mà Việt Nam là thành viên chính thức và tiến hành họp song phương với Bộ Nông nghiệp và Toàn quyền Thực phẩm Cộng hòa Pháp. Thứ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc gặp gỡ song phương đối với hai Bộ trong bối cảnh hai nước đang tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023) và 10 năm ngày hai nước nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược (2013-2023).

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, trên chặng đường 50 năm qua, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp Việt Nam - Pháp ngày càng bền chặt, đi vào chiều sâu, hợp tác toàn diện, phong phú, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có sự đóng góp của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giữa hai Bộ. Thứ trưởng đánh giá rất cao sự hợp tác, hỗ trợ của Pháp đối với ngành nông nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực thủy lợi, xóa đói giảm nghèo; hợp tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật. Bên cạnh đó, còn các hình thức hợp tác phi tập trung với các địa phương của hai nước nhằm cải thiện sinh kế, xóa đói giảm nghèo cho các địa phương của Việt Nam. Một trong những hình thức hợp tác hiệu quả đó là Hợp tác ba bên (Nam - Nam), trong đó Pháp là bên thứ ba cung cấp tài chính

Thứ trưởng thông tin về tình hình thương mại song phương giữa hai nước, với tổng kim ngạch thương mại Việt Nam – Pháp năm 2022 đạt 4,335 tỷ USD, giảm 1% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu đạt 2,697 tỷ USD giảm 18% và nhập khẩu đạt 1,637 tỷ USD giảm 2,7% so với năm 2021. Trong đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản giữa Việt Nam và Pháp năm 2022 đạt 619 triệu USD, tăng gần 14 % so với năm 2021. Xuất khẩu đạt 400 triệu USD, tăng gần 11% và nhập khẩu đạt 218 triệu USD, tăng gần 20 % so với năm 2021.

Hàng hoá nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Pháp phong phú, đa dạng, và tập trung chủ yếu ở các sản phẩm: thủy sản; rau quả, điều, cà phê, gỗ và các sản phẩm từ gỗ...

Hàng hóa nông sản nhập khẩu chủ yếu từ Pháp về Việt Nam đa phần là những mặt hàng có giá trị cao như: sữa và các sản phẩm từ sữa, thức ăn gia súc và nguyên liệu, thuốc trừ sâu và nguyên liệu, gỗ và các sản phẩm từ gỗ,... Mặc dù năm 2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chung giữa hai nước giảm nhưng việc trao đổi nông sản giữa hai bên lại tăng đáng kể (14%) so với năm 2021. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành nông nghiệp của Pháp và Việt Nam. “Cùng với việc Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực vào năm 2020, chúng ta có cơ sở vững chắc để tin rằng hợp tác thương mại nông sản giữa Việt Nam và Pháp sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ trong tương lai, phù hợp với tiềm năng to lớn của hai nước”, ông Serge Lhermitte nhấn mạnh.

Đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Toàn quyền Thực phẩm Pháp những nội dung cụ thể : (1) Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp sinh thái, khoa học kỹ thuật và nâng cao năng lực nhằm hiện đại hóa ngành chăn nuôi, an toàn thực phẩm và chuỗi giá trị, chế biến nông sản, chuỗi cung ứng, lưu trữ và vận chuyển hàng nông sản ; (ii) Thúc đẩy trao đổi thông tin và hợp tác khoa học kỹ thuật về các vấn đề an toàn vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, tiếp cận thị trường liên quan đến thương mại sau khi (EVFTA) có hiệu lực ; (iii) Tìm kiếm sự hỗ trợ của Pháp để tiếp tục nâng cao hệ thống quản lý chất lượng, chứng nhận quốc tế để đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng, theo kịp xu hướng phát triển của thị trường châu Âu và Pháp ; (iv) Thúc đẩy hợp tác phát triển thủy sản bền vững, trong đó có hợp tác hỗ trợ kỹ thuật, hợp tác tài chính giúp Việt Nam tăng cường năng lực nhằm thực hiện tốt các khuyến nghị của EU trong việc tháo gỡ thẻ vàng (IUU) cho Việt Nam,..và các kiến nghị về thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực.

Phó Tổng cục trưởng (tương đương cấp Thứ trưởng) Bộ Nông nghiệp và Toàn quyền thực phẩm Pháp, ông Serge Lhermitte đánh giá cao những đề xuất của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và phù hợp với hướng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam của Pháp. Chính phủ Pháp và các quốc gia Châu Âu rất quan tâm đến nông nghiệp bền vững, sinh thái, có nhiều nguồn hỗ trợ cho lĩnh vực này phát triển. Diện tích nông nghiệp tại Châu Âu dành 10% cho nông nghiệp sinh thái, với mục tiêu đến năm 2027 có thể mở rộng lên 18%. Hai bên có cùng điểm chung khi Việt Nam đã tham gia vào liên minh mà Pháp đứng đầu về nông nghiệp xanh và sinh thái để chống biến đổi khí hậu. Từ năm 2019 quan hệ hợp tác giữa Pháp và Việt Nam đã có những bước tiến mới, hỗ trợ và đồng hành cùng Việt Nam trong việc phát triển nông nghiệp sinh thái.

Ông Serge Lhermitte cho biết, trong mục tiêu Việt Nam cam kết tại COP 26 giảm phát thải Co2 bằng 0 đến năm 2050, Pháp có thể hỗ trợ Việt Nam trong quy trình hiện đại hóa trong chăn nuôi, chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam, hỗ trợ giống trong chăn nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm, vận chuyển, lưu trữ và chỉ dẫn địa lý.

Bên cạnh đó, ông Serge Lhermitte cũng đặt câu hỏi với Thứ trưởng về việc Việt Nam đã thành lập trung tâm đổi mới sáng tạo cho phát triển nông nghiệp và thông tin rằng Pháp có nguồn lực và có thể chia sẻ với Việt Nam về dự án hợp tác này.

Chuỗi giá trị nông sản, chuỗi cung ứng có nhiều ảnh hưởng tới giá trị thương mại giữa hai nước và mong muốn dự án chợ đầu mối tại Hà Nội sớm được triển khai. Pháp sẽ tiếp tục hỗ trợ các bước tiếp theo cho dự án này. Ông cũng cho rằng Hiệp định EVFTA có vai trò quan trọng đặc biệt đối với thương mại nông sản. Pháp có thể đào tạo chuyên gia Việt Nam về an toàn thực phẩm ngay tại Việt Nam như đã từng thực hiện trước đây.

Ông đồng thời nhấn mạnh việc Pháp có ghi nhận vấn đề về thẻ vàng IUU, trong đó Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, quyết tâm mạnh mẽ để rút thẻ vàng của EU. Pháp luôn hành động cụ thể để giúp Việt Nam phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.

Phía Pháp đề nghị sớm hoàn thiện và tiến hành ký kết Thỏa thuận hợp tác nông nghiệp giữa hai Bộ.

 

 

Theokhuyennonghanoi.gov.vn/
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top