Việt hoá CNTT: Vẫn lúng túng và khó thực hiện

Chủ nhật, 28/08/2011 22:24

Từ việc tranh cãi rằng nên hay không nên thêm 4 kí tự F, J, W, Z vào bảng chữ cái tiếng Việt do Cục trưởng Cục công nghệ (Bộ GD&ĐT) đề xuất, cho đến vấn đề Việt hoá về CNTT là cả một câu chuyện dài và gây ra nhiều tranh cãi, trong khi quan điểm của nhiều giới chuyên ngành vẫn còn có sự khác nhau.

img

Trong buổi toạ đàm “NHÂN VẬT – SỰ KIỆN THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG” - chủ đề: “Việt hoá các sản phẩm CNTT: Vẫn lúng túng như gà mắc tóc!” do VTC 2 tổ chức, 3 nhân vật đáng kính là GS Trần Trí Dõi, khoa Ngôn ngữ học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội; TS Nguyễn Ái Việt - Viện trưởng viện CNTT - ĐH Quốc gia HN và ông Đặng Minh Tuấn - Trưởng nhóm Vietkey đã đưa ra nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề này

Tranh cãi về ngôn ngữ

Đã 1 thập kỷ trôi qua, kể từ khi những phiên bản hệ điều hành hay phần mềm tiếng Việt đầu tiên xuất hiện cho đến nay, câu chuyện Việt hoá vẫn làm đau đầu cả giới CNTT và giới nghiên cứu về ngôn ngữ học.

2009: Tổ thuật ngữ tin học Việt Nam ra đời để xây dựng thuật ngữ tin học Việt Nam. Đây mới là tổ chức tự nguyện của các chuyên gia CNTT, những người tâm huyết với CNTT nước nhà, chưa có một dự án mang tầm vĩ mô ở cấp nhà nước.

Gần đây, câu chuyện Việt hoá CNTT lại được hâm nóng với ý tưởng thêm 4 kí tự F, J, W, Z vào bảng chữ cái tiếng Việt do ông Quách Tuấn Ngọc (Cục trưởng Cục công nghệ - Bộ GD&ĐT) đưa ra với lý do là để hội nhập quốc tế và việc này cần thiết với ngành CNTT, sau đó Bộ GD&ĐT đã có công văn khẳng định, đây chỉ là "ý kiến cá nhân của một số cán bộ nghiên cứu của Cục CNTT, không phải là chủ trương của Bộ” nhưng vẫn tạo ra nhiều dư luận trái chiều Người thì cho rằng việc thừa nhận nhóm ký tự trên trong bảng chữ cái tiếng Việt là cần thiết để thống nhất sử dụng về chuẩn chính tả tiếng Việt trên môi trường máy tính và sách giáo khoa, người lại cho rằng nếu điều đó xảy ra sẽ gây nên thảm họa cho tiếng Việt.

Thực ra vấn đề này không mới, việc bổ sung bốn chữ cái F, J, W, Z đã từng được GS Hoàng Phê công bố trong cuốn từ điển tiếng Việt của mình, nâng số kí tự tra cứu thành 33. Nhưng theo GS Trần Trí Dõi, đây là cách xử lý có tính chất của 1 cá nhân nghiên cứu và nó không đỏi hỏi phải thay đổi bảng chữ cái vì đấy là cách xử lý tiện ích, ông (GS Phê) không đề nghị việc đưa vào là thay đổi hệ thống chữ cái. Việc đưa đó là có tính chất cá nhân, ngôn ngữ là 1 hiện tượng xã hội và hiện tượng cộng đồng, bản thân cá nhân có thể đưa vào và được xã hội chấp nhận hay không lại là chuyện khác, xã hội không chấp nhận thì tự tiêu huỷ và không tranh luận".

Về việc phản đối đưa 4 chữ nói trên vào bảng chữ cái tiếng Việt, theo GS Dõi, đó là quan điểm không chỉ của riêng ông mà của phần nhiều các nhà ngôn ngữ học, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc sinh thời cũng đã phát động việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt. Đến 1998, hội nghị các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra kết luận là ngôn ngữ tiếng Việt hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sử dụng, kết thúc việc tranh luận.

Còn theo TS Nguyễn Ái Việt, không có định nghĩa nào về bảng chữ cái mà dựa trên CNTT, hơn nữa bộ gõ telex dùng các kí tự thừa không có trong bản chữ cái tiếng Việt để gõ dấu, nên 4 kí tự F, J, W, Z không liên quan gì đến CNTT và bộ gõ.

Tuy nhiên, cha đẻ của bộ gõ telex hiện nay là ông Đặng Minh Tuấn lại khẳng định, việc thêm 4 chữ cái vào bảng chữ cái tiếng Việt là hợp lý vì phần lớn chuẩn CNTT đều không thiếu các chữ này, hơn nữa khi chúng ta sắp xếp các con chữ mà không có quy định nào thì sẽ rất khó khăn và ngành CNTT là người khởi xướng việc thay đổi, nhưng không chỉ phục vụ cho công việc của mình và những thay đổi ban đầu bao giờ cũng là thiểu số. Cúng ta hãy nhìn lại vấn đề ngôn ngữ - trước khi có Việt ngữ hiện nay thì chúng ta dung chữ nôm, và đã có nhiều cuộc phản ứng dữ dội khi đưa Việt ngữ vào và cần phải xem xét đa diện hơn.

Đến vấn đề việt hoá CNTT

Từ năm 1995, Microsoft đã có dự án website về việc cho phép người dùng đóng góp ý kiến cho các thuật ngữ CNTT trong tiếng Việt, một trong những tham gia đầu tiên là TS Nguyễn Trung Việt - Giám đốc phát triển của Dự án Windows 95 tiếng Việt đưa tiếng Việt vào hệ điều hành Windows năm 1996, nhưng cho đến nay website vẫn không được chú ý và Windows đã có phiên bản Windows 7, chuẩn bị ra mắt Windows 8 nhưng đa số người dùng Việt vẫn thích sử dụng tiếng Anh trong hệ điều hành này.

Những tiện ích thông dụng như Yahoo, Firefox, IE… đều đã có tiếng Việt, nhưng nhiều người vẫn cho rằng tiếng Việt không thoả mãn được việc lý giải các thuật ngữ, nên cuối cùng họ lại quay trở về các phiên bản ứng dụng sử dụng tiếng Anh.

TS Nguyễn Ái Việt nói, việc sử dụng ứng dụng CNTT đã được Việt hoá vẫn còn đang thấp ở Việt Nam, không phải do người dùng thờ ơ mà là mức độ sử dụng các phần mềm ở Việt Nam còn thấp – nhiều người thấy tiếng Anh tiện hơn, đọc hướng dẫn sử dụng lại không đủ tài liệu. Trong tương lai, khi Việt Nam làm ra nhiều sản phẩm CNTT thì người dùng sẽ quen sử dụng thuật ngữ CNTT hơn – nhưng các nhà quản lý phải vào cuộc để đưa ra chuẩn thống nhất để các nhà sản xuất dự vào. Trong khi đó, GS Dõi khẳng định rằng Việt hoá thuật ngữ CNTT không phải là việc khó, vấn đề là nhà nước phải đầu tư, tìm kiếm những chuyên gia giỏi về ngôn ngữ thực thụ tham gia vào việc xây dựng thuật ngữ.

Hiện, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đang xây dựng 2 bộ chuẩn về thuật ngữ, ông Nguyễn Minh Tuấn cũng là một trong những thành viên tham gia dự án này và hi vọng bộ chuẩn về quy tắc dịch thuật ngữ sẽ ra đời, góp phần đưa ngành CNTT nước nhà phát triển.

Tuy nhiên, không lạc quan như GS Dõi, ông Tuấn cho rằng – CNTT là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ nhất và mỗi ngày lại có nhiều thuật ngữ mới ra đời, cho nên việc Việt hoá theo kịp thuật ngữ mới trong ngành công nghệ là một điều không hề đơn giản.

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top