Tuyên Quang: Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thứ hai, 03/06/2013 11:06

Mấy năm trở lại đây, Tuyên Quang luôn chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động, nhất là lao động khu vực nông thôn, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giúp bà con có thêm việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

img

Từ lớp học nghề trồng nấm, anh Lưu Văn Khuya, xã Bình Yên (Sơn Dương) mạnh dạn mở rộng mô hình trồng nấm của gia đình, thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm.

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi năm Tuyên Quang tạo việc làm cho hơn 12.000 lao động, trong đó tạo việc làm cho lao động thiểu số chiếm hơn 60%. Hàng năm, ngành đã tiến hành rà soát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn để xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo cho phù hợp, sát với nhu cầu thực tiễn; đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn. Các cơ sở dạy nghề đã thực hiện dự báo trước cho người lao động về nơi làm việc và mức thu nhập từ việc làm có được sau khi học nghề; liên hệ và giới thiệu việc làm cho lao động, đảm bảo trên 70% người học có việc làm sau khi học nghề.

Theo đồng chí Đỗ Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ việc làm nông dân, Hội Nông dân tỉnh thì ngay từ cuối năm 2011, trung tâm đã tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề của hội viên trong toàn tỉnh thông qua phiếu khảo sát phát đến hội viên ở các chi hội. Từ phiếu đăng ký của hội viên, trung tâm tập hợp những người có cùng nhu cầu, sau đó tiến hành làm việc cụ thể với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để ký hợp đồng mở các lớp dạy nghề. Trung tâm cũng đã có kế hoạch cụ thể gửi đến các hội nông dân các huyện, thành phố về việc mở lớp; phối hợp với UBND các xã, thị trấn trong việc chỉ đạo hội nông dân cơ sở mở lớp dạy nghề trên cơ sở nhu cầu cụ thể của cán bộ, hội viên. Từ năm 2010 đến nay, trung tâm đã dạy nghề cho trên 1.200 người, chủ yếu là các nghề: Mây giang, tre đan; làm chổi chít; chăn nuôi gia súc, gia cầm; chăn nuôi cá; kỹ thuật trồng nấm; sửa chữa máy nông nghiệp; kỹ thuật trồng chè. Những ngành nghề trên thiết thực góp phần giúp nông dân tiếp cận kiến thức khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, có thêm nghề mới làm những lúc nhàn rỗi. Trung tâm xây dựng kế hoạch trong năm 2013 đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp cho hơn 600 lao động, trong đó có dạy nghề nề hoàn thiện cho những thợ xây khu vực thành phố Tuyên Quang và một nghề hoàn toàn mới với tỉnh là kỹ thuật dát bạc thực hiện tại xã Lang Quán (Yên Sơn). Theo anh Kiên thì phía làng nghề dát vàng bạc Kiêu Kỵ (Hà nội) sẽ cung cấp toàn bộ nguyên vật liệu để lao động Tuyên Quang sản xuất và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con.

Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục rà soát nhu cầu trên cơ sở có định hướng những ngành, nghề phù hợp cho từng vùng, địa phương. Trong đó, tăng cường phối hợp với một số công ty trong và ngoài tỉnh để đào tạo theo địa chỉ, tạo việc làm cho hội viên sau khi học nghề và đặc biệt là tạo đầu ra cho các sản phẩm do chính hội viên làm ra. Qua đó giúp nông dân tại các xã, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa còn khó khăn nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển nông nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

 

Theo Thèn Hương - Cổng TTĐT tỉnh Tuyên Quang
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top