Nông dân Bắc Kạn chung tay bảo vệ môi trường
Với xuất phát điển thấp, cơ sở hạ tầng thiết yếu thiếu và không đồng bộ, đời sống người dân còn nhiều bấp bênh. Do đó công tác bảo vệ môi trường gắn với xây dựng NTM ở Bắc Kạn gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, sau khi đẩy mạnh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn của Bắc Kạn hôm nay đã thay đổi rõ rệt, không chỉ có những những ngôi nhà khang trang, cơ sở hạ tầng kiên cố, sạch đẹp… Tình trạng xả rác thải sinh hoạt, chăn nuôi thả rông đã giảm đáng kể, thay vào đó là hình ảnh của người dân tích cực bảo vệ môi trường.
Xã Tân Tú, là địa phương làm tốt công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Bạch Thông. Nhận thấy lợi ích thiết thực của việc bảo vệ môi trường, thay vì vứt rác bừa bãi như trước đây, giờ đây người dân nay đã chủ động thu gom, tiêu hủy bằng cách đốt, chôn lấp hoặc mang ra điểm tập kết. Cùng với đó, xã bố trí, quy hoạch khu vực tập kết, xử lý rác thải tập trung.
Chia sẻ với phóng viên, Ông Triệu Quốc Toản - Chủ tịch UBND xã Tân Tú cho biết: Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí quan trọng trong xây dựng NTM, trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân. Vì vậy, chính quyền xã đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường.
Để đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp, các thôn thường xuyên huy động nhân dân phát dọn đường làng ngõ xóm. Hội Phụ nữ xã đã phát động phong trào xây dựng các đoạn đường hoa, đoạn đường phụ nữ tự quản. Các hộ gia đình tự thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt hằng ngày theo quy định.
Đến nay, kết quả Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" trên địa bàn xã đã đạt kết quả đáng ghi nhận: 85% số hộ trên địa bàn xã Tân Tú đảm bảo "3 sạch" ; 100% hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm… Kết quả đó đã góp phần giữ vững, nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường của xã trong xây dựng NTM.
Chủ tịch UBND xã Tân Tú cho biết thêm: Mục tiêu của Chương trình xây dựng NTM là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, làm cho bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới, bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn xã Tân Phú còn tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tổ chức sản xuất theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị sản xuất.
Trong năm 2022, xã tăng cường triển khai các mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm như: Mô hình sản xuất lúa hàng hóa, Dự án chăn nuôi lợn sinh sản bản địa, thực hiện các dự hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2022 đã đạt 39,15 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn 12,77%.
Mô hình xã tự quản bảo vệ môi trường ở Bắc Kạn phát huy hiệu quả
Nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi theo hướng tích cực về bảo vệ môi trường của người dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Kạn đã triển khai mô hình "Xã hoạt động tự quản bảo vệ môi trường" tại xã Quảng Khê (Ba Bể) và xã Yên Mỹ (Chợ Đồn) đến nay mô hình đã được nhân rộng ở nhiều địa phương trong toàn tỉnh.
Sau khi triển khai nhận thức của người dân xã Yên Mỹ về công tác bảo vệ môi trường sống được nâng lên, do đó tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải của xã đạt trên 85%; 351/413 hộ có các công trình nhà tiêu, nhà tắm, có chuồng trại hợp vệ sinh; 100% số hộ gia đình trong địa bàn xã được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Cũng như xã Yên Mỹ, xã Quảng Khê đã tổ chức triển khai tuyên truyền đến 11/11 khu dân cư, toàn xã có 800 lượt người tham dự, tổ chức cho các hộ dân ký cam kết bảo vệ môi trường.
Ông Triệu Văn Thế, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Quảng Khê cho biết: Giờ đây rác ở các khu vực dân cư trên địa bàn xã đã được thu gom đúng nơi quy định, hoạt động của mô hình đã góp phần tích cực bảo vệ môi trường ở địa phương đặc biệt là bảo vệ môi trường nguồn nước chảy vào hồ Ba Bể.
Còn tại xã Tân Sơn (huyện Chợ Mới), xác định tiêu chí số 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới là tiêu chí "động", phải duy trì thực hiện thường xuyên. Năm 2017, Hội Nông dân xã đã xây dựng mô hình dân vận "Sạch nhà, tốt ruộng".
Sau 6 năm thực hiện, giờ thành thông lệ, cứ vào ngày 23 hàng tháng, các chi hội nông dân trong toàn xã Tân Sơn sẽ đồng loạt tổ chức tổng vệ sinh, quét dọn đường làng, ngõ xóm, cắt cỏ, phát quang bụi rậm, thu gom bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật… Diện mạo nông thôn của xã đã có sự chuyển biến rõ nét, ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường ngày càng nâng lên.
Từ những kết quả đạt được, mô hình "Xã hoạt động tự quản bảo vệ môi trường" tỉnh Bắc Kạn đã có ý nghĩa thiết thực, không chỉ đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của nhân dân trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường bền vững, mà còn tạo sự phát triển hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.Nông dân Bắc Kạn chung tay bảo vệ môi trường
Với xuất phát điển thấp, cơ sở hạ tầng thiết yếu thiếu và không đồng bộ, đời sống người dân còn nhiều bấp bênh. Do đó công tác bảo vệ môi trường gắn với xây dựng NTM ở Bắc Kạn gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, sau khi đẩy mạnh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn của Bắc Kạn hôm nay đã thay đổi rõ rệt, không chỉ có những những ngôi nhà khang trang, cơ sở hạ tầng kiên cố, sạch đẹp… Tình trạng xả rác thải sinh hoạt, chăn nuôi thả rông đã giảm đáng kể, thay vào đó là hình ảnh của người dân tích cực bảo vệ môi trường.
Xã Tân Tú, là địa phương làm tốt công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Bạch Thông. Nhận thấy lợi ích thiết thực của việc bảo vệ môi trường, thay vì vứt rác bừa bãi như trước đây, giờ đây người dân nay đã chủ động thu gom, tiêu hủy bằng cách đốt, chôn lấp hoặc mang ra điểm tập kết. Cùng với đó, xã bố trí, quy hoạch khu vực tập kết, xử lý rác thải tập trung.
Chia sẻ với phóng viên, Ông Triệu Quốc Toản - Chủ tịch UBND xã Tân Tú cho biết: Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí quan trọng trong xây dựng NTM, trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân. Vì vậy, chính quyền xã đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường.
Để đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp, các thôn thường xuyên huy động nhân dân phát dọn đường làng ngõ xóm. Hội Phụ nữ xã đã phát động phong trào xây dựng các đoạn đường hoa, đoạn đường phụ nữ tự quản. Các hộ gia đình tự thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt hằng ngày theo quy định.
Đến nay, kết quả Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" trên địa bàn xã đã đạt kết quả đáng ghi nhận: 85% số hộ trên địa bàn xã Tân Tú đảm bảo "3 sạch" ; 100% hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm… Kết quả đó đã góp phần giữ vững, nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường của xã trong xây dựng NTM.
Chủ tịch UBND xã Tân Tú cho biết thêm: Mục tiêu của Chương trình xây dựng NTM là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, làm cho bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới, bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn xã Tân Phú còn tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tổ chức sản xuất theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị sản xuất.
Trong năm 2022, xã tăng cường triển khai các mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm như: Mô hình sản xuất lúa hàng hóa, Dự án chăn nuôi lợn sinh sản bản địa, thực hiện các dự hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2022 đã đạt 39,15 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn 12,77%.
Mô hình xã tự quản bảo vệ môi trường ở Bắc Kạn phát huy hiệu quả
Nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi theo hướng tích cực về bảo vệ môi trường của người dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Kạn đã triển khai mô hình "Xã hoạt động tự quản bảo vệ môi trường" tại xã Quảng Khê (Ba Bể) và xã Yên Mỹ (Chợ Đồn) đến nay mô hình đã được nhân rộng ở nhiều địa phương trong toàn tỉnh.
Sau khi triển khai nhận thức của người dân xã Yên Mỹ về công tác bảo vệ môi trường sống được nâng lên, do đó tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải của xã đạt trên 85%; 351/413 hộ có các công trình nhà tiêu, nhà tắm, có chuồng trại hợp vệ sinh; 100% số hộ gia đình trong địa bàn xã được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Cũng như xã Yên Mỹ, xã Quảng Khê đã tổ chức triển khai tuyên truyền đến 11/11 khu dân cư, toàn xã có 800 lượt người tham dự, tổ chức cho các hộ dân ký cam kết bảo vệ môi trường.
Ông Triệu Văn Thế, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Quảng Khê cho biết: Giờ đây rác ở các khu vực dân cư trên địa bàn xã đã được thu gom đúng nơi quy định, hoạt động của mô hình đã góp phần tích cực bảo vệ môi trường ở địa phương đặc biệt là bảo vệ môi trường nguồn nước chảy vào hồ Ba Bể.
Còn tại xã Tân Sơn (huyện Chợ Mới), xác định tiêu chí số 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới là tiêu chí "động", phải duy trì thực hiện thường xuyên. Năm 2017, Hội Nông dân xã đã xây dựng mô hình dân vận "Sạch nhà, tốt ruộng".
Sau 6 năm thực hiện, giờ thành thông lệ, cứ vào ngày 23 hàng tháng, các chi hội nông dân trong toàn xã Tân Sơn sẽ đồng loạt tổ chức tổng vệ sinh, quét dọn đường làng, ngõ xóm, cắt cỏ, phát quang bụi rậm, thu gom bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật… Diện mạo nông thôn của xã đã có sự chuyển biến rõ nét, ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường ngày càng nâng lên.
Từ những kết quả đạt được, mô hình "Xã hoạt động tự quản bảo vệ môi trường" tỉnh Bắc Kạn đã có ý nghĩa thiết thực, không chỉ đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của nhân dân trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường bền vững, mà còn tạo sự phát triển hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.