Triển khai chương trình "kinh tế số nông thôn" để người dân có thể tiêu thụ nông sản trực tuyến

Thứ bảy, 11/12/2021 19:21

Vừa qua, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bộ NN&PTNT, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai 2 buổi livestream “Kết nối Nông sản - San sẻ yêu thương” để thúc đẩy tiêu thụ nông sản Bắc Giang. Kết quả đã nhận được 9.000 đơn đặt hàng và Viettel Post là đơn vị chịu trách nhiệm vận chuyển đến tay khách hàng với mức phí hấp dẫn và được ưu đãi 30% phí vận chuyển. Việc bán hàng nông sản trực tuyến thông qua hình thức livestream cũng nằm trong nội dung của chương trình "kinh tế số nông thôn" mà Bộ TT&TT đang triển khai, xây dựng.

1--4-.jpg

Các loại nông sản Việt Nam sẽ được triển khai bán trực tuyến 

Trong khi tỉnh Bắc Giang đang nỗ lực hết mình để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, thì các cơ quan, doanh nghiệp trong nước cũng ráo riết đồng hành cùng địa phương thúc đẩy tiêu thụ nông sản, giúp bà con có cuộc sống ổn định trong mùa dịch, qua đó nâng tầm giá trị nông sản Việt. 

Hàng loạt các chương trình ý nghĩa đã được tổ chức, trong đó có 2 buổi livestream “Kết nối Nông sản - San sẻ yêu thương” với sự tham gia của NSƯT Xuân Bắc và nữ diễn viên Hà Hương. Sau khi chương trình kết thúc, ban tổ chức đã thống kê được hơn 9.000 đơn hàng đặt mua với tổng khối lượng trên 100 tấn. 

Các mặt hàng được bán trong buổi livestream chủ yếu là đặc sản địa phương trứ danh như: vải thiều, mận, bí phấn... Nông sản vốn là loại hàng đặc thù, khó bảo quản trong khi vận chuyển. Do đó, ban tổ chức đã lựa chọn Viettel Post - đơn vị chuyển phát hàng đầu Việt Nam - chịu trách nhiệm trong khâu quan trọng này.

Đại diện Viettel Post cho biết sẽ cử nhân viên đến hỗ trợ bà con nông dân thu hoạch nông sản và hướng dẫn phương pháp đóng gói đúng quy cách. Tùy theo từng loại củ quả mà cách đóng gói, vận chuyển cũng khác nhau để đảm bảo thời gian giao hàng nhanh nhất với giá ưu đãi nhất. 

Cụ thể, đối với mận hay bí thì Viettel Post lựa chọn vận chuyển bằng xe tải với khả năng nối tuyến liên tỉnh nhanh, tối ưu được chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng nông sản. Còn với vải thiều là loại quả tươi ưa lạnh, Viettel Post mạnh tay sử dụng xe lạnh để duy trì nhiệt độ thích hợp trong suốt hành trình di chuyển, nhằm giữ độ tươi ngon nguyên vẹn cho tới tận tay người tiêu dùng.

Mặc dù hình thức vận chuyển này đòi hỏi chi phí cao hơn nhưng Viettel Post cam kết hỗ trợ 30% phí đối với tất cả các đơn hàng nông sản đã bán trong 2 buổi livestream. Như vậy, phí vận chuyển nông sản từ Bắc Giang tới toàn quốc chỉ dao động từ 22,000 đồng/đơn.

Được biết, 100 tấn nông sản đã chốt đơn qua chương trình “Kết nối nông sản - San sẻ yêu thương” sẽ bắt đầu được thu hoạch và vận chuyển đi từ ngày 13/6 tới đây.

Ngoài chương trình kể trên, hiện nay Viettel Post còn đang tích cực hỗ trợ vận chuyển tiêu thụ vải thiều cùng bà con Bắc Giang theo chỉ đạo của Bộ TT&TT cùng Bộ Công thương. Người tiêu dùng có thể an tâm đặt mua vải thiều chính vụ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, phí vận chuyển toàn quốc đồng giá 15,000 đồng trên sàn TMĐT Vỏ Sò (voso.vn) - được bảo trợ bởi Viettel Post.

Tại Hội nghị QLNN Quý II/2021 của Bộ TT&TT, Phó Vụ trưởng phụ trách điều hành Vụ Quản lý doanh nghiệp Nguyễn Trọng Đường cũng cho biết, tác động của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động truyền thống trong kinh doanh, phân phối, xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Vì vậy, Bộ TT&TT đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai chương trình "Kinh tế số nông thôn" , tạo  điều kiện hỗ trợ người dân mở tài khoản, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử hoặc qua các hình thức trực tuyến khác... được xem là một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả trong tiêu thụ nông sản cho người dân trong thời gian tới./.

Thu Hương
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top