Tri ân các Anh hùng liệt sĩ nơi đầu sóng ngọn gió

Thứ hai, 27/07/2020 09:25

Nhiều Anh hùng liệt sĩ, sau nhiều năm an nghỉ ở Trường Sa, đã được gia đình đưa về đất liền. Đảo là nhà, biển cả là quê hương – các anh đã sống, chiến đấu và nằm lại giữa lòng Trường Sa Lớn, trái tim của quần đảo Trường Sa.

20200727-l3.jpg

Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh trên quần đảo Trường Sa.

Biển đảo là một phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc. Để giữ gìn toàn vẹn chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng ấy, biết bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ người Việt đã đổ xuống. Từ Đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa đến những chiến sĩ hải quân hôm nay, trong thời chiến hay thời bình, trước mối nguy nan của đất nước, các anh đều không tiếc máu xương để giữ gìn.

Lịch sử vẫn luôn nhắc nhớ, tại vùng biển Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao (cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa của Việt Nam) ngày 14/3/1988, trong cuộc chiến không cân sức giữa các lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam là cán bộ, chiến sĩ các tàu vận tải và lực lượng công binh xây dựng đảo, trong tay chỉ có cuốc, xẻng, xà beng, súng bộ binh và lực lượng tàu chiến hùng hậu có trang bị vũ khí hiện đại của đối phương.
 
Với ý chí quyết tâm "Bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng cao cả, là mệnh lệnh trái tim của người lính", những chiến sĩ hải quân ấy đã mưu trí sáng tạo, anh dũng chủ động, kiềm chế đến mức tối đa thực hiện nghiêm đối sách, bình tĩnh khôn khéo trong xử lý các tình huống để giữ vững chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. 
 
Cuộc chiến ấy, 64 chiến sĩ hải quân đã mãi mãi nằm lại biển sâu nhưng ý chí quật cường của các anh đã trở thành tượng đài bất tử về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, để hôm nay các thế hệ cán bộ chiến sĩ hải quân vẫn luôn tiếp nối truyền thống, nhắc nhớ về tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
 
Ở quần đảo Trường Sa có nhiều công trình mang ý nghĩa sâu sắc về chủ quyền cũng như giá trị tâm linh, trong đó có nghĩa trang liệt sĩ và đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Thời bình, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, một số chiến sĩ đã hy sinh và an nghỉ ngay trên chính quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
 
20200727-l4.jpg
 
Nghĩa trang liệt sĩ trên đảo Trường Sa Lớn, tỉnh Khánh Hòa.
 
Nghĩa trang đảo Nam Yết hiện có 5 ngôi mộ liệt sĩ. Người trẻ nhất nằm lại tại đây là binh nhất Nguyễn Vũ Hoàng Phương. Anh nhập ngũ vào tháng 9/2013 và hy sinh ngày 14/2/2014. Trong một lần thực hiện nhiệm vụ huấn luyện ở đảo Nam Yết, anh đã ra đi mãi mãi. Đến đây, ai cũng xúc động nghẹn ngào khi biết anh hy sinh khi mới 19 tuổi.
 
Liệt sĩ Đinh Thanh Bình sinh năm 1992, hy sinh và yên nghỉ tại đảo Nam Yết từ năm 2011, bên cạnh đồng chí đồng đội và biển cả quê hương.
 
Bên cạnh việc luyện tập, sẵn sàng chiến đấu, các chiến sĩ đang đóng quân trên quần đảo Trường Sa còn chăm sóc mộ phần những đồng đội đã hy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Để tri ân những Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, trong những ngày này, những nén hương thơm, những đóa cúc vàng rực rỡ được thả xuống biển thay lời tri ân của mỗi người trước sự hy sinh lớn lao của các anh.
 
Tiếng nhạc "Chiêu hồn tử sĩ" bi hùng, sâu lắng nổi lên. Nghi lễ tuy giản dị nhưng quá đỗi thiêng liêng. Đất nước không chỉ biết ơn các anh hùng liệt sĩ mà còn biết ơn cả những miền quê đã sinh ra các anh, sinh ra những người con bất tử. Từ những miền quê ấy, mỗi lần nhớ, nghĩ đến các anh, có biết bao mẹ già, bao người vợ trẻ, bao đứa con thơ luôn hướng ánh mắt thương tiếc về phía biển khơi.
Cao Tuân
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top