Theo đó, Chương trình có tầm nhìn đến năm 2030, TP. Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh (ĐTTM) với sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của bộ máy chính quyền số, của các doanh nghiệp (DN) số và sự thịnh vượng, văn minh của một xã hội số.
Mục tiêu tổng quát về chuyển đổi số của TP. Hồ Chí Minh là phát triển chính quyền số, kinh tế số, chuyển đổi số trong các ngành với tinh thần: "Là đầu tàu kinh tế của cả nước, đi đầu trong thực hiện mô hình tăng trưởng mới. Phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở nghiên cứu và ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ (KH&CN), phong trào đổi mới sáng tạo và tăng năng suất lao động, là trung tâm khởi nghiệp sáng tạo lớn nhất cả nước, đi đầu trong việc tận dụng các cơ hội của cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư, phát triển mạnh kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn. Khuyến khích, hỗ trợ đế hình thành các có quy mô lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh cao ở khu vực. Thực hiện tăng trưởng xanh".
Chương trình có mục tiêu cơ bản đến 2025 và 2030.
Mục tiêu cơ bản đến 2025:
- 100% dịch vụ công (DVC) trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, DN được tích hợp lên cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG); 100% giao dịch trên Cổng DVCQG, cổng và Hệ thống thông tin (HTTT) một cửa điện tử TP. Hồ Chí Minh được xác thực điện tử.
- 40% số lượng người dân và DN tham gia hệ thống Chính quyền điện tử thành phố được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất từ hệ thống Trung ương.
- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo DVC trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; 80% thủ tục hành chính (TTHC) đáp ứng yêu cầu được triển khai DVC trực tuyến mức độ 3, 4; tối thiểu 90% người dân và DN hài lòng về việc giải quyết TTHC.
- 60% các HTTT của các sở, ngành, quận, huyện có liên quan đên người dân, DN đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, DN đã được số hóa và lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu thành phố không phải cung cấp lại.
- 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).
- 80% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên HTTT báo cáo thành phố và kết nối hệ thống báo cáo quốc gia, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.
- Triển khai nhân rộng HTTT phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ đến UBND cấp tỉnh, cấp huyện; đến cuối năm 2025, phấn đấu 100% cấp tỉnh, 80% cấp huyện thực hiện họp thông qua hệ thống tại các cuộc họp của UBND.
- Kho dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái dữ liệu mở được kết nối với các CSDL quốc gia (gồm CSDL quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký DN, Tài chính, Bảo hiểm) để phục vụ phát triển chính quyền số, phục vụ nhân dân và phát triển kinh tế xã hội;
- TP. Hồ Chí Minh thuộc nhóm 5 địa phương đúng đầu về chính phủ điện tử;
- Kinh tế số chiếm 25% GRDP (Tổng sản phẩm trên địa bàn), năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%;
- Thành phố thuộc nhóm 3 địa phương dẫn đầu về CNTT (IDI), nhóm 3 về chỉ số cạnh tranh (GCI), nhóm 2 về đổi mới sáng tạo (GII), nhóm 3 về an toàn, an ninh mạng (GCI);
- Hạ tầng băng thông rộng phủ trên 95% hộ gia đình, 100% xã;
- Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh;
- Tỷ lệ người dân và DN có tài khoản thanh toán điện tử trên 60%.
Mục tiêu cơ bản đến năm 2030
- 100% DVC trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động, 100% hồ sơ công việc ở cấp thành phố, 100% hồ sơ công việc ở cấp quận, huyện và 95% hồ sơ công việc ở cấp phường, xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);
- Hình thành đầy đủ nền tảng dữ liệu của ĐTTM phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, dữ liệu được chia sẻ rộng khắp trong toàn xã hội (trừ nhũng dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước), giảm 40% TTHC;
- Tăng 40% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân và DN;
- TP. Hồ Chí Minh thuộc nhóm 2 địa phương dần đầu về chính quyền số, kinh tế số chiếm 40% GRDP, năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 9%;
- TP. Hồ Chí Minh thuộc nhóm 3 địa phương dẫn đầu về CNTT (IDI), nhóm 2 về chỉ số cạnh tranh (GCI), nhóm 2 về đổi mới sáng tạo (GII), nhóm 3 về an toàn, an ninh mạng (GCI);
- Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang toàn thành phố, phổ cập dịch vụ mạng di động 5G;
- Tỷ lệ người dân và DN có tài khoản thanh toán điện tử trên 85%...
Phát triển các hạ tầng số và nền tảng
Thành phố sẽ phát triển hạ tầng số với 3 hạ tầng: viễn thông - CNTT; Internet vạn vật (IoT); dữ liệu và 6 nền tảng: tích hợp và chia sẻ dữ liệu; IoT; trí tuệ nhân tạo; kết nối dịch vụ số hoá; chuỗi khối (blockchain); định danh điện tử (eID).
Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin
Thành phố sẽ xây dựng các quy định về tính riêng tư và nhạy cảm đối với các thông tin liên quan đến cá nhân để mã hóa và bảo vệ khi lưu trữ và ẩn danh khi cần chia sẻ với các bên liên quan khác; Xây dựng các chính sách và quy định về vai trò và quyền khi truy cập dữ liệu ở các mức độ khác nhau; Xây dựng các yêu cầu liên quan đến nhân sự có tương tác với dữ liệu nhạy cảm…
Thành phố sẽ phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở của thành phố; Số hóa và sử dụng dữ liệu hiệu quả trong hoạt động của chính quyền.
Nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế số
Thành phố sẽ thực hiện các nhóm nhiệm vụ chung cho DN (Phổ biến kiến thức về chuyển đổi sang kinh tế số, Hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, Thúc đẩy chuyển đổi số tại các DN); Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; Chính quyền số phục vụ phát triển kinh tế số.
Chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh yực
Thành phố sẽ tập trung chuyển đổi số trong 10 ngành, lĩnh vực gồm: y tế, giáo dục, giao thông vận tải, tài chính - ngân hàng, du lịch, nông nghiệp, logistics, môi trường, năng lượng, đào tạo nhân lực.
Hợp tác quốc tế trong chuyển đổi số
Thành phố sẽ tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức các hội thảo, đào tạo về chuyển đổi số và định hướng xây dựng chính phủ số với các nước tiên tiên trên thế giới. Các tổ chức, DN TP. Hồ Chí Minh hợp tác với các DN công nghệ lớn trên thế giới để nghiên cứu, phát triến, chuyên giao công nghệ mới, mô hình mới.
Tổ chức thực hiện
Ban chỉ đạo thực hiện Chuyển đổi số TP. Hồ Chí Minh sẽ điều phối chung việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số thành phố.
Sở TT&TT theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai của các sở, ban, ngành và quận, huyện; chủ động nắm bắt các khó khăn, vướng mắc có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của Chương trình và phối hợp với các sở, ban, ngành và quận, huyện tìm phương án giải quyết, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.
Sở TT&TT cũng sẽ tổ chức triển khai các công tác tuyên truyền các nội dung và kết quả triển khai Chương trình chuyển đổi số của thành phố.
Sở KH&CN thực hiện nghiên cứu đề xuất các chính sách thử nghiệm (sandbox); cơ chế để các DN sử dụng Quỹ phát triển KH&CN phục vụ chuyển đổi số; Tổ chức triến khai các chương trình hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố.
Sở KH&CN cũng phối hợp chặt chẽ với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, các trường đại học, viện nghiên cứu, DN để thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp, sáng kiến ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Sở Quy hoạch - Kiến trúc: Trong quá trình tổ chức nghiên cứu để xây dựng đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông thành phố, các nội dung đề xuất cần gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của chương trình chuyển đổi số thành phố.
Sở Ngoại vụ là đơn vị đầu mối, chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai các nội dung họp tác quốc tế về chuyển đổi số.
Các sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT): Trên cơ sở đề xuất dự toán kinh phí thực hiện các nội dung thuộc Chương trình của các đơn vị, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính tham mưu UBND thành phố xem xét, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện theo quy định.
Sở KH&ĐT phối hợp với các đơn vị đẩy mạnh các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện: Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm được phân công tại Danh mục các nhiệm vụ trọng tâm. Đồng thời, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị có trách nhiệm xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai các nội dung thuộc lĩnh vực quản lý.
Ngoài ra, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện: có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị khác trong việc thực hiện các dự án liên ngành, các dự án về nền tảng công nghệ dùng chung của toàn Thành phố, đảm bảo tính đồng bộ, kết nối, và chia sẻ dữ liệu.
Các sở, ban ngành, UBND định kỳ hàng quý gửi báo cáo Sở TT&TT tình hình triển khai Chương trình để tổng họp, báo cáo UBND thành phố.
Các DN nhà nưóc thành phố xây dựng và triển khai Kế hoạch chuyển đổi số trong DN, chuyên đổi sang cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số, sản xuất thông minh thông qua việc tái tư duy hướng kinh doanh, tái đánh giá chuỗi giá trị, tái kết nối với khách hàng và từng bước thực hiện tái cấu trúc DN, nâng cao năng lực nội tại của DN; khai thác tối đa Quỹ phát triển KH&CN của DN và các nguồn lực khác để tăng cường đầu tư cho các hoạt động chuyển đổi số.