Tọa đàm thúc đẩy phát triển công nghiệp CNTT Việt Nam

Thứ năm, 24/12/2009 13:52

Ngày 23/12/2009, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Tọa đàm về thúc đẩy phát triển công nghiệp CNTT Việt Nam để nhìn nhận hiện trạng và xu thế trong công nghiệp CNTT Việt Nam, thảo luận các quan điểm phát triển và đưa ra các khuyến nghị đóng góp cho cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.

img
Đến dự và chủ trì buổi tọa đàm có Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp, các Thứ trưởng Trần Đức Lai, Nguyễn Minh Hồng; lãnh đạo các doanh nghiệp CNTT và nhiều chuyên gia trong và ngoài nước trong lĩnh vực CNTT.
 
Báo cáo “Hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp CNTT Việt Nam” của Vụ CNTT đã nêu những nét nổi bật hiện trạng ngành: toàn ngành luôn tăng trưởng trên 20-25%/năm từ năm 2000 trở lại đây. Tổng doanh thu 2008 đạt 5,22 tỷ USD. Ước tính năm 2009 tổng doanh thu đạt 6,26 tỷ USD. Tổng lao động về CNTT-TT năm 2008 khoảng hơn 464.000 người. Công nghiệp phần mềm tăng trưởng nhanh chóng với tốc độ 35%; năm 2008 đạt doanh thu 680 triệu USD, dự kiến 2009 đạt 880 triệu USD. Hiện có hơn 1.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực phần mềm thu hút khoảng 57.000 lao động. Công nghiệp nội dung số bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian qua với tốc độ tăng trưởng hơn 55%/năm. Năm 2008 doanh thu đạt 440 triệu USD; dự báo 2009 đạt 700 triệu USD. Công nghiệp phần cứng, điện tử luôn trong top 10 ngành công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao, năm 2009 ước đạt 4,68 tỉ USD. Công nghiệp CNTT đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng song báo cáo cũng chỉ ra những mặt hạn chế của lĩnh vực này về thị trường, về thu hút đầu tư, năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các vấn đề còn tồn tại ở các khu CNTT tập trung… Theo báo cáo, mục tiêu của ngành công nghiệp CNTT là đến 2015 đạt doanh thu khoảng 25,5 tỷ USD, nhân lực khoảng 1 triệu người, có 2 tập đoàn CNTT đạt trình độ, quy mô khu vực ASEAN có doanh thu trên 10 tỷ USD.
 
Buổi tọa đàm đã thu hút được nhiều ý kiến đóng góp, đặc biệt là các đề xuất giải pháp để thúc đẩy công nghiệp CNTT Việt Nam phát triển như giải pháp: phát triển nguồn nhân lực bằng cách tập trung đầu tư cho giáo dục, đầu tư mạnh cho công nghiệp CNTT, phát triển mở rộng thị trường, phát triển các doanh nghiệp mạnh, nâng cao sức cạnh tranh, hỗ trợ nghiên cứu phát triển, phát triển các khu công nghiệp tập trung, hoàn thiện môi trường pháp lý, củng cố vai trò của các hội và hiệp hội, thu hút nhân tài ở ngoài nước. Các diễn giả đã thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân tạo nên sự thiếu hiệu quả trong việc thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp CNTT phát triển là việc chậm trễ trong thực thi các chủ trương, chính sách; thiếu nguồn thông tin cung cấp ra thế giới, chưa huy động được tổng thể các nguồn lực trong đó có nguồn nhân lực trình độ cao từ nước ngoài…
 
Phát biểu kết luận buổi tọa đàm, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp đã ghi nhận các tham luận rất tâm huyết, trí tuệ, sát thực tế, thể hiện được trách nhiệm với đất nước. CNTT Việt Nam có thuận lợi là nhận thức của Đảng và Nhà nước ngày càng rõ hơn về lĩnh vực này. Việt Nam là một quốc gia trẻ, đông dân, thị trường rất rộng, người Việt Nam ở nước ngoài đông, am hiểu về CNTT và sẵn sàng tham gia xây dựng đất nước. Tuy nhiên, Việt Nam có nền kinh tế phát triển không đều, đầu tư dàn trải; nguồn lao động thiếu và bất cập. Việt Nam cũng thiếu những kế hoạch phát triển cụ thể nên các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực này chậm được giải quyết.
 
Bộ trưởng cũng chỉ đạo cần làm những việc chính như sau: Thứ nhất là chuyển mạnh về nhận thức, coi công nghiệp CNTT là cơ hội vàng của quốc gia. Định hướng phát triển phải đồng bộ cả phần cứng, phần mềm, công nghiệp nội dung số… Phải tập trung làm chủ thị trường trong nước lấy đó làm bàn đạp phát triển ra nước ngoài. Phải tự tin, tự chủ, nói đi đôi với làm. Thứ hai, về chủ trương, Bộ TT&TT đề nghị Chính phủ sớm thông qua đề án Tăng tốc; tổng kết chỉ thị 58/CT-TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đưa nhiệm vụ phát triển công nghiệp CNTT vào trong Nghị quyết Đại hội Đảng; Thứ ba là các chiến lược cụ thể, các cơ chế chính sách sẽ tập trung vào kích cầu đầu tư, thuế, đất đai… Thứ tư là tập trung phối hợp, hợp tác liên doanh, liên kết trong và ngoài nước. Thứ năm là tổ chức hành động thì cần chọn việc chính để làm ngay để vươn lên làm chủ; xây dựng xã hội mạng Việt Nam lành mạnh; tập trung nhân tài trong nước và quốc tế; thường xuyên cập nhật thông tin ra quốc tế…
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top