Tỉnh Ninh Bình ban hành Nghị quyết xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số
Về mục tiêu cụ thể đến 2025: 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã thực hiện qua mạng; 100% dịch vụ công đáp ứng yêu cầu được cung cấp trực tuyến mức độ 4, được thực hiện truy cập trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt ít nhất 50%; 100% cơ quan Đảng ban hành công khai bộ thủ tục hành chính và liên thông giải quyết giữa các cơ quan100% văn bản (trừ văn bản mật theo quy định của Đảng) trao đổi giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội được thực hiện dưới dạng điện tử theo quy định; 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp được tích hợp, kết nối với hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và liên thông với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; 80% dữ liệu quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước được số hóa, lưu trữ tập trung tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh và đưa vào khai thác hiệu quả; 50% hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; ít nhất 50% người dân có tài khoản thanh toán điện tử; 90% người dân, 100% doanh nghiệp được tiếp cận với các dịch vụ của chính quyền số, đô thị thông minh; Phấn đấu kinh tế số chiếm 20% GRDP của tỉnh; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; Phấn đấu 60% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh; 90% doanh nghiệp thực hiện giao dịch điện tử trong các hoạt động về tài chính; Hình thành nền tảng đô thị thông minh tại các huyện, thành phố; phát triển các dịch vụ đô thị thông minh ở các lĩnh vực ưu tiên tại thành phố Ninh Bình;
Mục tiêu đến năm 2030: 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt ít nhất 80%; 100% dữ liệu quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước được số hóa, lưu trữ tập trung tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh và đưa vào khai thác hiệu quả; 70% hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động 5G; tỷ lệ người dân có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%; 80% doanh nghiệp trên địa bàn ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh; 100% doanh nghiệp thực hiện giao dịch điện tử trong các hoạt động về tài chính; Phấn đấu kinh tế số chiếm 30% GRDP của tỉnh; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; Xây dựng thành phố Ninh Bình cơ bản trở thành đô thị thông minh; các dịch vụ đô thị thông minh ưu tiên được triển khai tại thành phố Tam điệp và các huyện trong tỉnh;
Nghị quyết cũng chỉ rõ 7 nhóm nhiệm vụ giải pháp cần tập trung để thực hiện thắng lợi Nghị quyết, đó là:
- Giải pháp về công tác Chỉ đạo, điều hành: Tiếp tục đẩy mạnh học tập, quán triệt các Nghị quyết; Có cơ chế chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, bổ nhiệm, biệt phái cán bộ làm chuyển đổi số; tập trung chỉ đạo huy động, tập trung các nguồn lực triển khai thực hiện. Thực hiện thí điểm chuyển đổi số; Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền.
- Giải pháp phát triển nền tảng chính quyền điện tử và chuyển đổi số: Hoàn thiện, phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của tỉnh phục vụ chính phủ điện tử; tích hợp, chia sẻ thông tin qua mạng rộng khắp giữa các cơ quan; từng bước xây dựng, phát triển và hoàn thiện nền tảng chuyển đổi số của tỉnh trên cả 3 lĩnh vực trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó ưu tiên phát triển và hoàn thiện nền tảng chính quyền số.
- Giải pháp phát triển chính quyền số: Tập trung chỉ đạo phát triển hạ tầng chính quyền số, hạ tầng internet, truyền dẫn – mạng TSL chuyên dùng, Trung tâm tích hợp dữ liệu, LGSP…, hệ thống báo cáo của tỉnh, hoàn thiện Cổng dịch vụ công, chuẩn hóa quy trình nội bộ, điện tử giải quyết dịch vụ công; kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu với các bộ ngành.
- Giải pháp phát triển Kinh tế số: Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số; Phát triển thị trường thương mại điện tử tỉnh; Phát triển Nền tảng Thương mại điện tử.
- Phát triển xã hội số: Thu hút đầu tư, phát triển Đô thị thông minh; Nghiên cứu chính sách phát triển 4G/5G; smartphone; thanh toán điện tử; Thúc đẩy chuyển đổi số xã hội.
- Đảm bảo ATTT: Người đứng đầu chịu trách nhiệm về an toàn thông tin tại đơn vị; Triển khai các hoạt động giám sát, đánh giá, bảo vệ, ứng cứu theo mô hình 4 lớp; Xây dựng, củng cố lực lượng đảm bảo ATTTT, ứng cứu sự cố.
- Đảm bảo nguồn lực cho CĐS: Bố trí ít nhất 1% tổng chi cân đối ngân sách địa phương; huy động các nguồn hợp pháp khác.