Theo đó, giai đoạn 2017 - 2018, thị trường cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng hoạt động ổn định, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng lần 2 cho 03 tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (CA công cộng): VNPT-CA, Newtel-CA và Safe-CA. Ngày 05/4/2018, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cấp phép hoạt động lần đầu cho Công ty Cổ phần Công nghệ tin học EFY Việt Nam với tên giao dịch EFY-CA. Tính đến nay, thị trường đã chính thức có 09 Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
Tình hình phát triển chữ ký số công cộng
Số lượng chứng thư số đã cấp/ đang hoạt động theo từng CA
Giai đoạn 2017 - 2018, các lĩnh vực Thuế điện tử, Hải quan điện tử và Bảo hiểm xã hội điện tử tiếp tục được ứng dụng chữ ký số mạnh mẽ đảm bảo phục vụ các hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê đến 30/6/2018, các CA công cộng đã cấp 2.207.862 chứng thư số, thu hồi 155.036 chứng thư số, số lượng chứng thư số đang hoạt động là 1.023.676 (chiếm 46,36%). Hình 1 mô tả chi tiết số lượng chứng thư số đã cấp và đang hoạt động theo từng CA.
Cũng theo số liệu thống kê, tổng số lượng chứng thư số cấp năm 2018 giảm so với giai đoạn trước đó. Hình 2 mô tả chi tiết số lượng chứng thư số hàng năm giai đoạn 2010 - 2018 (tính đến 30/6/2018).
Hoạt động cấp chứng thư số trong giai đoạn 2017 - 2018 (tính đến 30/6/2018) được đánh giá là khá ổn định, các CA công cộng đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường. So sánh số lượng chứng thư số cấp mới giai đoạn 2015 - 2018 của từng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ được thể hiện trong Hình 3. Trong năm 2018, VIETTEL-CA là nhà cung cấp có số lượng chứng thư số lớn nhất (45.375 chứng thư số). Sau đó lần lượt là Newtel-CA (28.080 chứng VNPT-CA (22.220 chứng thư số).
Số lượng chứng thư số theo một số ngành giai đoạn 2015 - 2018
Số lượng chứng thư số công cộng đến nay được cấp và sử dụng chủ yếu trong các dịch vụ công trực tuyến như: khai và nộp thuế qua mạng; kê khai hải quan điện tử và các dịch vụ bảo hiểm xã hội điện tử.
Theo số liệu cung cấp từ các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tính đến thời điểm 31/3/2018 có:
- 648.130 tổ chức, doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc, các chi nhánh sử dụng chữ ký số trong lĩnh vực thuế (tăng 39.917 tổ chức, doanh nghiệp so với năm 2016);
- 142.093 doanh nghiệp sử dụng chữ ký số trong hoạt động trong lĩnh vực hải quan (tăng 34.251 doanh nghiệp so với năm 2016);
- 441.096 doanh nghiệp sử dụng chữ ký số trong kê khai bảo hiểm xã hội (tăng 231.678 doanh nghiệp so với năm 2016).
Triển khai ứng dụng chữ ký số công cộng trong các dịch vụ công trực tuyến tại các Bộ, ngành và địa phương
Giai đoạn vừa qua, công tác ứng dụng chữ ký số trong hoạt động nghiệp vụ và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương đã được tăng cường.
Tính đến 31/3/2018, có 11/30 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (tăng 01 đơn vị so với năm 2016) cung cấp các dịch vụ công trực tuyến có sử dụng chữ ký số, bao gồm: Bộ Công an; Bộ Y tế; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công thương; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ngân hàng Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bộ Giao thông vận tải.
Thực tế, từ năm 2016, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đều bắt đầu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia vì thế có sự gia tăng về số lượng dịch vụ công trực tuyến cung cấp. Tính đến 31/3/2018, có 11/30 (chiếm 36,67% và tăng 01 đơn vị so với năm 2016) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ứng dụng chữ ký số trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp. Trong đó, cung cấp 306 dịch vụ công cho doanh nghiệp và cá nhân, tăng 162 dịch vụ công so với năm 2016.
Trong thời gian cung cấp dịch vụ công trực tuyến giai đoạn vừa qua, các đơn vị đều đánh giá hiệu việc ứng dụng chữ ký số trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến, cụ thể:
- 100% đơn vị cho rằng ứng dụng chữ ký số đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn của dữ liệu; đơn giản hóa thủ tục hành chính và tiết kiệm thời gian thực hiện dịch vụ công.
- 81,82% đơn vị cho biết hiệu quả trong tiết kiệm nhân lực.
- 3,33% đơn vị đánh giá hiệu quả trong tiết kiệm chi phí in ấn, gửi phát.