TikTok khiến giới trẻ sống 'phông bạt', lan truyền tin giả ra sao?

Thứ tư, 07/06/2023 00:18

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, TikTok có hệ lụy nguy hiểm là khuyến khích giới trẻ bắt chước, học theo những trào lưu xấu, phản cảm, lệch lạc.

20230618-ta8.jpeg

Tại Họp báo ngày 5/6, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm thông tin về kết quả kiểm tra sơ bộ về những sai phạm của TikTok tại Việt Nam.

Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá một hệ lụy nguy hiểm của nền tảng này là "khuyến khích giới trẻ bắt chước, học theo những trào lưu xấu, phản cảm, làm lệch lạc nhận thức, lối sống của giới trẻ, làm băng hoại giá trị văn hóa của dân tộc".

Ngôn từ, trang phục, nội dung phản cảm trên TikTok

Không khó để bắt gặp những ngôn ngữ lạ hay nội dung phản cảm trên nền tảng này. Đơn giản nhất, đó là những từ, cụm từ bắt nguồn từ video của một đối tượng nào đó nhưng được giới trẻ hưởng ứng nhiều nên tạo thành một trào lưu. Những từ lạ này được dùng để thể hiện sự "thời thượng", bắt trend của người trẻ.

Gần đây các từ như "kiwi kiwi", "lịch sử quá", "toán học quá", "địa lý quá", "sốt cà" xuất hiện tràn lan và được cắt nghĩa là "ngon quá", "lịch sự", "đạo lý" hay "cá tính"

Bạn Nguyễn Ngọc Tuyền (TP.HCM) nêu ý kiến: "Tôi thấy những từ này ở tất cả video, khi tôi có ý kiến về việc này thì nhiều bạn đáp trả và chỉ trích tôi lạc hậu, không văn minh, là người tối cổ.

Tiếng Việt vốn dĩ rất phong phú, nhiều từ đồng nghĩa, sao lại sử dụng những từ chế vô nghĩa như vậy".

Nền tảng này còn có nhiều video mang nội dung phản cảm không phù hợp với thuần phong mỹ tục và gây ảnh hưởng xấu đến nhận thức của người trẻ. 

Nhiều video với trang phục hở hang, mang tiêu đề gây sốc như "tuyệt chiêu làm chàng hưng phấn", "cách quan hệ để sướng rừng rực" liên tục lên xu hướng, lượt xem cao. 

Nhiều bạn nhỏ còn để lại bình luận thể hiện sự tò mò, thích thú, nguy hiểm hơn là việc xúi giục người trẻ quay video khi quan hệ để tăng hưng phấn.

Vấn nạn nói tục, chửi thề, bắt chước các câu nói nổi tiếng cũng là vấn nạn đáng để tâm. Chị Phan Thị Luyến (Kiên Giang) cho biết: "Con trai tôi học lớp 4, tôi bất ngờ khi nghe cháu liên tục nói "Cụ đi chân lạnh toát", "Chào bà già nghèo khổ giữa trời đông cô đơn" hay "Tiền thì anh không thiếu nhưng nhiều tiền thì anh không có". 

Tôi hỏi thì con nói là nghe và học trên mạng. Kiểm tra điện thoại mới biết con thường xuyên dùng TikTok".

Sống "phông bạt", lan truyền tin sai sự thật

Các bạn trẻ thường xuyên theo dõi những nhà sáng tạo nội dung trên ứng dụng này có khả năng chịu ảnh hưởng từ lối sống của nhiều KOLs: xây dựng hình ảnh sang chảnh, dùng đồ hiệu, đến những địa điểm nổi tiếng... 

Nhiều bạn trẻ còn nghĩ đến việc bỏ học để trở thành TikToker và sống cuộc đời của người nổi tiếng. 

Suy nghĩ này tạo nên lối sống ảo, "phông bạt", không cần quan tâm đời sống thực tế như thế nào nhưng khi đăng clip lên mạng thì phải đẹp, phải hào nhoáng để được ngưỡng mộ. Không ít bạn học sinh sử dụng tiền của cha mẹ để mua sắm, ăn uống đắt tiền phục vụ cho mục đích này. 

Chị Phan Thị Minh Loan (Kiên Giang) nói với Tuổi Trẻ Online: "Con gái tôi năm nay học lớp 9, cháu thường xin tiền để đóng tiền học thêm ngoại ngữ nhưng sau đó tôi mới biết cháu dùng tiền để mua quần áo, đi uống trà sữa ở quán đắt tiền và còn thuê điện thoại iPhone 14 Pro Max để chụp ảnh.

Tôi hỏi thì cháu nói không cần học nhiều, chỉ cần xây dựng hình ảnh tốt để làm người nổi tiếng giống trên mạng thì sẽ nhanh giàu. Tôi bất lực lắm".

Lan truyền thông tin sai sự thật cũng là vấn nạn trên nền tảng này. Nhiều người dùng không quan tâm thông tin đúng sai. 

Họ cho rằng chỉ cần vài phút làm clip về những sự kiện đang được cộng đồng mạng chú ý để lên xu hướng là đã thành công.

Có những tin đồn thất thiệt về việc "chồng của A ngoại tình" hay "cha mẹ của B đi tù", "gia đình của C lừa đảo"... được dựng thành clip hằng ngày khiến chính chủ cũng phải ngỡ ngàng.

Gần đây nhất, TikToker Tạ Công Bằng đã phải lên tiếng vì tin đồn bà nội mất xuất hiện tràn lan: 

"Bằng thật sự rất buồn và giận vì bà nội Bằng vẫn còn đang sống khỏe mạnh, vui vẻ nhưng cứ bị đồn là đã qua đời. 

Bằng không hiểu mọi người làm vậy vì mục đích gì nhưng mong các bạn hãy dừng lại...".

Mê tín dị đoan?

Nền tảng này còn là cơ hội của những "thầy bói", "bà đồng" online tha hồ bịp bợm, lừa đảo người khác. 

Các clip về thông điệp vũ trụ, bói bài tarot, bói bài tây được nhiều người trẻ tin và tranh thủ "xin vía" để da trắng, dáng đẹp, học giỏi, sự nghiệp thành công. Nhiều người còn mất tiền, bị lừa đảo bởi các trò xem bói, trải bài riêng.

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top