Cùng bà con nông dân bảo tồn giống chè Shan Việt quý hiếm
Vấn nạn ‘giặc trà’
Mặc dù là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu lới trên thế giới nhưng trà Việt Nam chưa có thương hiệu mạnh cũng như chỉ dẫn địa lý toàn cầu. Đây được xem là một trong những thiệt thòi rất lớn của ngành chè Việt Nam.
Hơn nữa, do số lượng ít cũng như những giá trị đặc biệt riêng có của giống chè shan tuyết Việt, những năm qua sản vật này nhiều lần đối mặt cạnh tranh với những thủ đoạn thâm độc, tinh vi mang tính ‘triệt hạ’ thương hiệu chè Việt của 'giặc trà' từ bên kia biên giới.
Còn nhớ bắt đầu từ những năm 2018-2019, ‘giặc trà’ đã đến và dụ dỗ đồng bào đốn trà, xẻ ván để bán, chỉ mua những ván bề ngang hơn 50 cm hay đào gốc đổ muối cho trà chết, ra giá cao để dân đốn trà hái nhanh kiếm tiền, khiến cây lụi tàn dần. Đây được xem là thủ đoạn ‘đê hèn’ để cho bên mình hết cây trà to, còn lại bên họ có, khi đấy họ làm thương hiệu, nói rằng đang sở hữu những cây trà to nhất thế giới.
Gần đây, các đối tượng ‘giặc trà’ lại nghĩ ra một chiêu thức mới: sử dụng biểu ngữ, băng rôn, tới tận các vùng trà giáp biên có cây to nhất, căng biểu ngữ, chụp hình toàn bằng tiếng Trung. Vùng trà Thượng Sơn, Túng Sán của Hà Giang bị tình trạng này. Có thể thấy để đạt được mục đích của mình, ‘giặc trà’ ngày càng bày ra những thủ đoạn tinh vi, biến hóa khôn lường. Do vậy, cần hết sức cảnh giác, nâng cao công tác tuyên truyền cho người dân, đồng bào địa phương để gìn giữ chè Shan tuyết cổ thụ.
Tiên Thiên Trà nỗ lực bảo vệ chè Shan tuyết cổ thụ
Trước thực trạng đang diễn ra đồng thời hiểu được những chiêu trò, nguy cơ tiềm ẩn đằng sau những thương lái vùng biên giới, Tiên Thiên Trà ý thức trách nhiệm và sứ mệnh của mình trong việc chung tay giữ gìn và phát triển ngành chè Việt Nam.
Do vậy, kể từ những ngày đầu khi xác định vùng nguyên liệu của Tiên Thiên Trà ở xã Tả Thàng, huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai, được giới trà ưu ái gọi với cái tên “Vùng trà Qúy của Việt Nam”. Mỗi ngày, đội ngũ lãnh đạo và nhân viên của Tiên Thiên Trà đang không ngừng phối hợp cùng người dân bản địa Tây Bắc tạo ra giá trị cốt lõi từ những cây chè đã bị lãng quên. Do vậy, Tiên Thiên Trà không chỉ hướng dẫn, đào tạo người dân bản địa thu hái chè Shan khoa học, đảm bảo nội chất và sản lượng cao nhất, hướng đến phát triển bền vững mà còn luôn tập trung kiểm tra, giám sát, quản lý vùng nguyên liệu.
Bên cạnh đó, với sự ủng hộ, tạo điều kiện của các cấp chính quyền từ tỉnh Lào Cai đến huyện Mường Khương, xã Tả Thàng cũng như của người dân địa phương, xưởng sản xuất chè của Tiên Thiên Trà đã được xây dựng và hoạt động theo quy trình khép kín, đảm bảo VSATTP, đem lại những sản phẩm mang lại lợi ích kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân bản địa.
Không những vậy, Tiên Thiên Trà còn kết hợp cùng với chính quyền địa phương nỗ lực trong việc tuyên truyền cho người dân biết về thế mạnh của vùng nguyên liêu và mánh lới của thương lái để bà con cảnh giác để tự bảo vệ, phát huy thế mạnh và làm giàu.
Nằm trong tầm nhìn chiến lược của công ty, hướng đến đánh dấu thương hiệu trà Việt trên bản đồ thế giới, Tiên Thiên Trà tăng cường cộng hưởng và quy tụ hệ sinh thái ngành trà phát triển bền vững, để vừa mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm sạch và nguyên vị từ thiên nhiên, vừa đưa trà Việt trở thành thương hiệu mạnh trên thế giới.
Đồng thời Tiên Thiên Trà mong muốn đóng góp một phần nhỏ công sức để gìn giữ, bảo tồn phát triển giống chè Shan Việt quý hiếm thông qua nhiều hành động thiết thực mong nông dân Việt tăng cường đoàn kết, thương yêu nhau, nâng cao cảnh giác để ‘giặc trà’ không còn cơ hội dùng những thủ đoạn thâm độc để ‘triệt hạ’ Trà Việt./.