Thương mại điện tử châu Á thúc đẩy đầu tư logistics

Thứ năm, 21/10/2021 19:50

Theo báo cáo thương mại điện tử hàng năm của Facebook và Bain & Company, thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á đã tăng 85% chỉ trong năm 2020 với hơn 70 triệu người tiêu dùng mua sắm trực tuyến kể từ khi đại dịch bùng phát. DHL Express châu Á - Thái Bình Dương cũng ghi nhận "làn sóng" mua sắm trực tuyến và tăng trưởng "chưa từng có" về khối lượng vận chuyển trong năm nay, ngay cả khi khu vực này bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội từ dịch bệnh.

 Ông Ken Lee, Giám đốc điều hành DHL Express châu Á - Thái Bình Dương cho biết thương mại điện tử hiện chiếm gần một nửa doanh thu công ty. Ông cũng tiết lộ thêm rằng vẫn còn nhiều "đường băng tăng trưởng" cho doanh nghiệp thông qua việc gia tăng các giá trị thương mại điện tử vùng nội Á.

"Nhiều mặt hàng và sản phẩm khác nhau phần lớn vẫn lắp ráp và sản xuất tại nội Á, sau đó được vận chuyển nội địa và tiêu thụ trên khắp châu Á. Không ít nhà sản xuất ở châu lục lớn nhất thế giới bắt đầu nhen nhóm kế hoạch xâm nhập thị trường B2B và chỉ mới lấn sân thương mại điện tử. Theo đó, nhiều cơ hội tiềm năng mở ra cho những người sớm nắm bắt được xu hướng này hưởng lợi từ nó, đặc biệt là trong vùng lãnh thổ này", Ken Lee nhận định.

20211021-pg12.jpg

Logistics hiện được xem như "cặp bài trùng" cùng tiến với thương mại điện tử. Ảnh: Dreamtime

Mặt khác, vị CEO cũng lưu ý rằng các quy tắc và quy định khác nhau đang kìm hãm thương mại xuyên biên giới của châu Á so với các khu vực khác. Đồng thời, ông cũng đề xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng nên có thêm nhiều giải pháp và chính sách khuyến khích tăng trưởng thương mại điện tử hơn nữa.

Đồng thời, để đẩy mạnh hàng nội địa xuất khẩu ra toàn châu Á, ông gợi ý khối ASEAN có thể xem xét các hiệp ước thuế ưu đãi dành cho các quốc gia trong hiệp hội. Ken Lee cho rằng khối này có một trong những quốc gia sở hữu mức thu nhập tăng nhanh vượt trội là Indonesia, nhờ vào sự tăng tưởng tầng lớp trung lưu lớn tại nước này. Ông dự đoán sắp tới logistics sẽ là một trong những lĩnh vực tiềm năng nhất trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại điện tử khai phá tiềm năng từ thị trường châu Á rộng lớn.

Hiện DHL Express đầu tư vào công nghệ vận chuyển và loạt công cụ giúp khách hàng đối phó với các vấn đề như cập nhật mã hải quan. Doanh nghiệp dự kiến tung ra một giải pháp mới hỗ trợ người bán quản lý tài liệu cũng như thấu hiểu và chăm sóc khách hàng.

Bên cạnh đó, khối lượng hàng hóa vận chuyển từ thương mại điện tử trên cả đường bộ và đường biển đều cho thấy sự gia tăng tích cực. Theo đó, vận chuyển đường bộ, hàng không và đường biển đều đang được DHL chuẩn và mở rộng để chào đón nhiều khách hàng từ thị trường màu mỡ này.

Đổi lại, nhiều hãng vận tải hàng không đã được triển khai để phục vụ thị trường nội Á. Gần đây nhất là Cainiao, đơn vị logistics của Alibaba, bổ sung thêm các chuyến bay thẳng giữa Trung Quốc và phía Đông Malaysia. Công ty logistics này phát triển nhanh chóng và đang tăng cường các hoạt động xuyên biên giới, sẵn sàng cho lễ hội mua sắm 11/11 nổi tiếng của Trung Quốc vào tháng tới.

Mặt khác, trong quyết định hợp tác với nền tảng thương mại điện tử Lazada, Cainiao cho biết họ đã nâng cấp mạng lưới của mình để đảm bảo cải thiện 50% thời gian giao hàng từ Trung Quốc, cam kết hàng hóa sẽ đến tay người tiêu dùng Đông Nam Á trong 6 ngày.

Ngoài ra, đại diện công ty cũng cho biết đã bổ sung một nhà kho tại Nam Ninh (Trung Quốc), gần Việt Nam, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa trực tiếp vào Đông Nam Á, thay vì quá cảnh ở Thâm Quyến.

theo vnexpress.net
banner
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top