Ảnh minh họa
Dự Hội nghị có đồng chí Đỗ Thị Kim Dung - Phó Bí thư Đảng ủy xã, đồng chí Võ Văn Vọng - Chủ tịch HĐND xã, đồng chí Nguyễn Thị Điềm Dương - Phó Chủ tịch UBND xã - Tổ trưởng Tổ công nghệ số cộng đồng xã, các thành viên tổ công nghệ số và các ban ngành đoàn thể xã Quảng Lập. Hội nghị do đồng chí Trương Công Hiếu – Chủ tịch UBND xã chủ trì.
Với mục tiêu: Phát triển chính quyền số tổng thể, toàn diện, có mô hình hoạt động được thiết kế, vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số để đưa hoạt động của cấp ủy, chính quyền lên môi trường số, đảm bảo an toàn thông tin; phát triển kinh tế số, xã hội số để thay đổi mô hình quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, tạo ra các giá trị mới cho xã hội. Tập trung chuyển đổi số trong các lĩnh vực thế mạnh của huyện về y tế, giáo dục, du lịch, nông nghiệp... Phấn đấu đến năm 2025, xã Quảng Lập có chỉ số đánh giá về chuyển đổi số thuộc top đầu các xã, thị trấn.
Địa phương phấn đấu đến năm 2025: 100% tài liệu được số hóa kịp thời, tối thiểu 80% và phấn đấu 90% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần; tối thiểu 80% và phấn đấu 100% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần; 60% hồ sơ công việc tại xã được xử lý trên môi trường mạng; hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% tại cơ quan; tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%; tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử, sử dụng dịch vụ công trực tuyến và sử dụng chữ ký điện tử, chữ ký số cá nhân đạt 50% trở lên; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 70%.
Theo đó, địa phương đề ra các nhiệm vụ, giải pháp phát triển nền tảng cho chuyển đổi số, kinh tế số, chính quyền số, xã hội số và tập trung chuyển đổi số trên các lĩnh vực ưu tiên như: y tế, giáo duc, đào tạo, nông nghiệp, du lịch, thương mại điện tử, giao thông vận tải, tài nguyên - môi trường, xây dựng.
Đồng thời phát triển nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức về chuyển đối số. Bố trí, sắp xếp cán bộ phù hợp, có đủ năng lực, trình độ để tham mưu, triển khai các hoạt động phát triển Chính quyền số, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tại cơ quan; tăng cường phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo; cán bộ, công chức về kỹ năng số, chuyển đổi số, Chính quyền số; tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu cho cán bộ, công chức. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về bản chất, nội dung, tầm quan trọng của chuyển đổi số đến tổ chức, doanh nghiệp và nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội và toàn hệ thống chính trị. Phát huy ưu thế của công nghệ số để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, bảo đảm phù hợp với từng nhóm đối tượng, phổ biến, nhân rộng kịp thời các cơ quan, đơn vị thực hiện chuyển đổi số hiệu quả.
Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại kỷ nguyên số hóa, làm việc trên nền tảng số, công nghệ số. Do đó, thực hiện chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu, khách quan theo xu thế của thời đại. Giúp cho mọi hoạt động được đưa lên môi trường số, tạo ra một không gian hoạt động hoàn toàn mới, làm thay đổi cách vận hành công việc và cuộc sống, làm thay đổi cuộc sống của nhân dân, tạo sự phát triển mạnh mẽ, bền vững của doanh nghiệp./.