Thực hiện chiến lược Make in Viet Nam hướng tới một nền công nghiệp ICT tự chủ

Thứ tư, 18/11/2020 15:22

Công nghiệp ICT đã đưa ngành TT&TT trở thành một trong những ngành có đóng góp lớn cho GDP quốc gia với khoảng 7,55% năm 2019 và năm 2020 dự kiến đóng góp khoảng 7,3%, nếu tính cả khối FDI thì ngành TTTT đóng góp khoảng trên 16% GDP. Đó là nhận định của Thứ trưởng Phan Tâm tại Hội thảo và Triển lãm doanh nghiệp, sản phẩm công nghệ số Make in Việt Nam tổ chức sáng ngày 18/11/2020 tại TPHCM.

20201118-m05.jpg
Thứ trưởng Phan Tâm (bên phải) trao đổi với ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, khi đi thăm các gian hàng Make in Vietnam. (Ảnh: Hải Đăng)
 
Thứ trưởng Bộ TT&TT cho rằng,  tầm quan trọng của ngành ICT đối với đất nước thể hiện rõ qua những số liệu cụ thể. Năm 2019, tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT đạt hơn 112 tỷ USD, trong đó xuất khẩu công nghiệp ICT đạt 91,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2018. Công nghiệp ICT đã đưa ngành Thông tin và Truyền thông trở thành một trong những ngành có đóng góp lớn trong cơ cấu GDP của cả nước với khoảng 5,59% năm 2018, đến năm 2019 (7,55%) và năm 2020 dự kiến đóng góp khoảng 7,3%, nếu tính cả khối FDI thì ngành TT&TT đóng góp khoảng trên 16% GDP.
 
Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn của đại dịch Covid-19, ngành TTTT càng thể hiện vai trò quan trọng trong thời đại kinh tế số, với mức tăng trưởng dự báo tương đối cao với mức 7,5% trong năm 2020.

Ngành ICT còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp FDI

Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng cho rằng sự phát triển của ngành ICT Việt Nam còn thiếu bền vững khi phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp FDI.  Do đó, chúng ta cần thực hiện chiến lược phát triển mới đi bằng 2 chân, tiếp tục thu hút FDI, nhưng là FDI chất lượng cao đúng như tinh thần Nghị quyết 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 (50-NQ/TW ngày 17/4/2020) của Bộ Chính trị. Ngoài ra, cần ưu tiên các dự án công nghệ cao, công nghệ số, các dự án có tính lan tỏa, tạo chuỗi của doanh nghiệp trong nước…

Đối với Công nghiệp ICT trong nước, Thứ trưởng cho rằng cần thực hiện chiến lược Make in Viet Nam hướng tới một nền công nghiệp tự chủ, tự cường thông qua việc phát triển các doanh nghiệp công nghệ số làm chủ các khâu sáng tạo, thiết kế sản phẩm dịch vụ, những công đoạn có giá trị gia tăng cao.

Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ tiên phong trong thực hiện đột phá chiến lược về KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, doanh nghiệp công nghệ số sẽ phải dẫn dắt cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số, chủ động nghiên cứu, phát triển, tạo ra các sản phẩm “Make in Viet Nam” giải quyết các bài toán Việt Nam, cung cấp giải pháp công nghệ phục vụ phát triển đồng đều các khu vực kinh tế thành thị và nông thôn, đưa ứng dụng công nghệ vào mọi ngõ ngách của đời sống, kinh tế xã hội, thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển, Thứ trưởng nhấn mạnh.
 
Cũng theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, hàng năm Bộ đã phối hợp với các Bộ, ban, ngành trung ương và địa phương, các doanh nghiệp CNTT tổ chức tốt các hội thảo/hội nghị kết hợp trưng bày, triển lãm các sản phẩm, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt, qua đó góp phần nâng cao nhận thức người tiêu dùng, ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm cũng như cung cấp nhiều thông tin và định hướng cho các dự án đầu tư, mua sắm, thuê sản phẩm, dịch vụ CNTT, đặc biệt là các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
 

Hội thảo và Triển lãm doanh nghiệp ,sản phẩm công nghệ số Make in Việt Nam với chủ đề “Thương hiệu ngành công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông  Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” do Bộ TT&TT phối hợp với Bộ Công Thương và UBND TP.HCM tổ chức. Bên cạnh Triển lãm năm nay là Hội thảo để các doanh nghiệp, các nhà quản lý trao đổi, tìm các giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu, với sự tham gia, chia sẻ từ các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về xây dựng thương hiệu. Buồi chiều đã diễn ra Hội thảo kết nối phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ Make in Viet Nam phục vụ quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực Bưu chính.

 
Giang Phạm
banner
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top