Thúc đẩy trật tự luật pháp, đối thoại và hợp tác ở Biển Đông

Thứ hai, 22/11/2021 09:42

Sau hai ngày thảo luận theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến với chủ đề “Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn”, ngày 19-11, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 đã bế mạc. Với 8 phiên thảo luận khoa học và thực chất, các đại biểu đề xuất nhiều biện pháp tăng cường đối thoại, hợp tác, duy trì luật pháp quốc tế tại Biển Đông.

fffab1c8-7ea8-498f-96a9-6728f5d-1637366891307.jpeg

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu phát biểu tại hội thảo. Ảnh: TTXVN.

Qua hai ngày thảo luận thẳng thắn, khoa học, cởi mở và thực chất, hội thảo đã tập trung vào nhiều vấn đề để rút ra những bài học trong quá khứ, từ đó góp phần vào việc duy trì hợp tác và hòa bình, cũng như đưa ra những đề xuất hướng tới tương lai tươi sáng hơn tại Biển Đông.

Trong đó, các đại biểu nhận định, thời gian qua, tình hình tại Biển Đông và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, thu hút sự quan tâm của dư luận. Trong bối cảnh đó, các chuyên gia khẳng định, ASEAN phải tiếp tục định hướng chính sách rõ ràng nhằm tăng cường lòng tin trong nội khối, đồng thời khẳng định vai trò trung tâm trong xử lý quan hệ với các nước lớn, quản lý khủng hoảng và thúc đẩy hợp tác trong khu vực.

Các học giả tham dự hội thảo đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng trật tự trên Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Đa số các nước ủng hộ việc sử dụng UNCLOS 1982 là cơ sở pháp lý toàn diện và duy nhất để xác định các yêu sách biển và thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia.

Bên cạnh đó, các đại biểu đã thảo luận về những giải pháp để bảo đảm khả năng phục hồi tuyến đường biển trong thời gian tới, bao gồm: Tăng độ phủ vaccine ngừa Covid-19; thống nhất các quy định phòng, chống dịch giữa các tổ chức quốc tế, giữa các quốc gia; đẩy mạnh chuyển đổi số; tăng cường đối thoại chiến lược giữa các nước để giảm căng thẳng; bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải và sự thông suốt trên biển.

Các đại biểu cũng khẳng định rằng, nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển có thể được xem là ưu tiên cấp bách, là chìa khóa giải quyết các vấn đề chung ở Biển Đông cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và nhu cầu bảo vệ đa dạng sinh học biển. Ngoài ra, các học giả cũng trao đổi về xu hướng ngày càng phổ biến và phát triển của công nghệ giám sát, góp phần mở ra những khía cạnh mới về môi trường biển và tăng cường nhận thức các vấn đề trên không gian biển, trong đó có Biển Đông.

 

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top