Thông điệp của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV

Thứ bảy, 05/11/2022 19:30

Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn, liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông đã có 32 đại biểu đặt câu hỏi chất vấn, 13 đại biểu tranh luận tại hội trường. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã trả lời và làm rõ nhiều vấn đề.

20221105-m01.jpg

“Phần lớn cuộc sống và hầu hết các vấn đề của con người đã sang môi trường số. Đảng và Nhà nước cũng đã xác định chuyển đổi số là một phương thức phát triển mới, giúp chúng ta đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhưng thể chế số, quản lý số, văn hóa số, nhân lực số, công dân số, thực thi số và ngân sách số vẫn đang theo sau. Nếu chúng ta không nhanh chóng thu hẹp khoảng cách này thì đất nước không chỉ là không tận dụng được cơ hội của chuyển đổi số mà còn phải đối diện với các nguy cơ to lớn của sự chuyển đổi này.”

20221105-m02.jpg

Nhân tài vẫn có câu chuyện của thị trường, các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay có trả được mức lương như các doanh nghiệp nước ngoài không? Cũng đã có khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam hoạt động công nghệ cao trả mức lương tương đương. Đã bắt đầu xuất hiện học sinh, sinh viên, người lao động, đang làm cho công ty nước ngoài, ở nước ngoài về Việt Nam.

Vấn đề ở đây, các doanh nghiệp của Việt Nam có lợi nhuận cao không? Có những công việc tạo giá trị gia tăng cao không để thuê được nhân tài. Đảng và Nhà nước có những chính sách thu hút nhân lực. Chúng ta phải làm nhiều hơn nữa, vì nếu không có nhân tài, không đủ nhân tài thì rất khó phát triển.

20221105-m03.jpg

“Chúng tôi luôn luôn nghĩ rằng không gian mạng là của chúng ta, mỗi chúng ta phải có trách nhiệm làm cho không gian đấy lành mạnh. Có cơ quan chủ lực là Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an nhưng phải có toàn hệ thống chính trị nữa thì chúng ta mới có thể làm. Còn việc làm sạch thì vẫn phải làm”.

Hiện Bộ Thông tin và Truyền thông đang vận hành hệ thống giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, trong đó có giám sát an ninh thông tin, trong đó có thông tin xấu độc, thông tin sai thì sẽ có rà quét và chủ động gỡ thông tin để góp phần làm cho nó sạch. Sau đó đến câu chuyện của toàn dân.

20221105-m05.jpg

Về ‘khủng bố’ qua điện thoại Bộ trưởng cho biết, năm 2022 có khoảng 30.000 thông tin phản ánh đến Bộ hoặc qua các công ty viễn thông về vấn đề này, trong đó có 88% phản ánh liên quan đến số điện thoại hoặc tin nhắn rác.

Sim rác là một trong những phương tiện để thực hiện hành vi lừa đảo, Bộ đang tập trung xử lý. Những thuê bao không có đầy đủ thông tin sẽ bị xóa khỏi hệ thống. Nếu năm 2018 có 22 triệu số thuê bao không đầy đủ thông tin thì năm 2022 không còn. Đến đầu năm 2023 các nhà mạng sẽ thực hiện xong việc đối soát với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đối với thông tin thuê bao đúng nhưng một người đăng ký nhiều sim, sắp tới sẽ rà soát, từ đó ngăn chặn được tình trạng dùng số điện thoại để lừa đảo.

Về tin nhắn rác, chúng ta đã áp dụng công nghệ để xử lý, mỗi tháng chặn khoảng 50 triệu tin nhắn rác. Thế nhưng, gần đây lại nổi lên câu chuyện gọi điện thoại. Đây là vấn nạn toàn cầu. Ở Mỹ, người dân nhận điện thoại rác hàng tháng gấp 3 lần Việt Nam.

Để xử lý, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố số điện thoại để người dân nhắn tin, gọi điện phản ánh những cuộc gọi rác, từ đó chỉ đạo nhà mạng xử lý hoặc chuyển sang Bộ Công an. Tuy nhiên, giải pháp quan trọng nhất là công nghệ. Đối tượng dùng công nghệ thì chúng ta cũng phải dùng công nghệ. Hiện nay, Bộ đã chỉ đạo các nhà mạng phát triển công nghệ phát hiện, xử lý cuộc gọi rác, mỗi tháng đã chặn khoảng 30 - 40 nghìn số điện thoại phát tán thông tin rác./.

Đức Huy
banner
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top