Thông báo báo chí Công bố Việt Nam chính thức hoàn thành Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất

Thứ năm, 14/01/2021 09:43

Việt Nam đã hoàn thành Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất (Đề án số hóa truyền hình)đến năm 2020 được ban hành theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Trải qua 9 năm, đến nay Đề án số hóa truyền hình đãđạt và vượt tất cả các mục tiêu ban đầu đãđề ra, góp phần thực hiện cam kết của toàn khối ASEAN (tại Hội nghị Bộ trưởng thông tin các nước ASEAN vào năm 2010) là tắt sóng hoàn toàn truyền hình tương tự mặt đất vào năm 2020.

Đã hoàn thành 4 mục tiêu lớn của Đề án, đó là:

1. Hoàn thành việc chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số trên phạm vi toàn quốc với gần 100 triệu dân/26 triệu hộ gia đình, có địa hình trải dài và đồi núi phức tạp. Đã giải phóng 112MHz trên băng tần 700MHz, là băng tần có độ phủ sóng tốt nhất hiện nay cho thông tin di động 5G toàn quốc.

2. Mở rộng đáng kể vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất, từ phủ trung tâm của 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2011 (tương đương 50% dân số) đến nay đã vươn đến tất cả 63 địa phương trên toàn quốc (tương đương với 80% dân số), xuống đến nhiều huyện, xã, thôn, bản.

3. Đã thu hút được nguồn lực xã hội để phủ sóng truyền hình số mặt đất. Nếu như năm 2011 chỉ có Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC làm truyền hình số mặt đất với 100% vốn nhà nước, thì đến năm 2020 đã có 5 đơn vị làm, trong đó có công ty cổ phần như Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG), Công ty TNHH truyền hình kỹ thuật số miền Nam (SDTV) và Công ty cổ phần truyền hình số miền Bắc (DTV). Trong 9 năm qua, đầu tư cho phủ sóng truyền hình số mặt đất đã thêm gần 2000 tỷ, trong đó vốn xã hội hóa đạt trên 50%.

4. 100% các Đài PTTH địa phương đãđược tổ chức, sắp xếp theo hướng chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hóa tập trung vào sản xuất nội dung chương trình và thuê dịch vụ truyền dẫn phát sóng, trong khi trước 2011 thì 100% các nhà đài vừa làm nội dung, vừa truyền dẫn, phát sóng.

Đã hoàn thành các mục tiêu cụ thể đến 2020 của Đề án, đó là:

Tại thời điểm bắt đầu năm 2011, 90% số hộ gia đình có máy thu hình tương đương với hơn 18 triệu chiếc, 90% trong số đó chưa xem được truyền hình số. Đến năm 2020, số liệu thống kê cho thấy 16 triệu hộ gia đình đã xem truyền hình số qua các phương thức cáp, IPTV và trên 3,2 triệu hộ sử dụng truyền hình vệ tinh miễn phí. Trong giai đoạn số hoá truyền hình mặt đất, Việt Namđã thực hiện chính sách bắt buộc từ năm 2014 máy thu hình phải tích hợp chức năng thu số DVB-T2. Một số doanh nghiệp trong nước cũng đãđầu tư cho sản xuất, lắp ráp đầu thu số (set-top-box), trong đó VNPT Technology đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo được những chiếc đầu thu số Make in Viet Nam chiếm tới 60% thị trường đầu thu. Nhờ vậy mà thị trường thiết bị thu xem truyền hình sẵn sàng cho chuyển sang kỹ thuật số và giá cả ngày càng rẻ. Đặc biệt, chúng ta đã hỗ trợ đầu thu số cho đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia từ năm 2015 đến 2020 tới 1,9 triệu hộ.

Vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất đãđạt 80% dân cư (vượt 10 điểm % so với mục tiêu đề ra) so với 50% dân cư của năm 2011. Nếu tính cả phủ sóng truyền hình số vệ tinh thì 100% dân cư đã thu xem được truyền hình số. Trước đây, với truyền hình tương tự mặt đất thì 01 kênh tần số chỉ có thể phát sóng 01 kênh chương trình truyền hình, nay 01 kênh tần số có thể phát sóng tới 30 kênh chương trình truyền hình. Vì vậy, tại nhiều địa phương người dân đã có thể thu xem từ 40 đến 60 kênh chương trình SDTV và hơn 10 kênh chương trình HDTV, trong đócó 7 kênh thiết yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị - xã hội.

Điểm đột phá lớn nhất đi tắt đón đầu đó là Việt Nam đãsử dụng công nghệ DVB-T2 là công nghệ thế hệ sau thay vì công nghệ DVB-T. Vào thời điểm 2011,có 6 nước sử dụng DVB-T2 trong số 147 nước sử dụng DVB-T hoặc DVB-T2. Đến 2020, có102 nước đãsử dụngDVB-T2 trong số 162 nước sử dụng DVB-T hoặc DVB-T2. Công nghệ DVB-T2 sử dụng kỹ thuật điều chế và mã hóa tín hiệu ưu việt hơn nên hiệu quả sử dụng tần số tăng gấp 1,5 lần so với công nghệ DVB-T và có khả năng chống nhiễu tốt hơn.

Tiến độ thực hiện Đề án của Việt Nam so với thế giới:

Với việc tắt sóng hoàn toàn truyền hình tương tự mặt đất trong năm 2020, Việt Nam đứng thứ 5/10 nước ASEAN về hoàn thành số hóa truyền hình(Brunei 2017, Singapore 2019, Malaysia 2019, Thailand 2020), giữ đúng cam kết về thời gian hoàn thành, trong khi Việt Nam là nước đông dân nhất trong 5 nước nêu trên.

Với thế giới, mặc dù Việt Nam có dân số đứng thứ 15 và thu nhập đứng thứ 130/193 nước nhưng đứng thứ 78/193 nướchoàn thành tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất.

Cách làm rất riêng của Việt Nam là:

- Việt Nam có lộ trình cụ thể, lấy lợi ích của người dân làm trung tâm. Sau 03 năm chuẩn bị, năm 2015, Việt Nam đã tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất tại địa phương đầu tiên là thành phố Đà Nẵng. Lộ trình số hóa truyền hình mặt đất gồm 4 giai đoạn với 4 nhóm tỉnh, từ địa phương có thu nhập cao chuyển đổi trước đến các địa phương có thu nhập trung bình sau và thu nhập thấp sau cùng.

- Đi thẳng vào công nghệ tiên tiến (bỏ qua công nghệ DVB-T).Việt Nam là một trong 6 nước đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ này. Đến thời điểm hiện nay, công nghệ DVB-T2 vẫn là công nghệ tiên tiến, trong khi nhiều nước châu Âu vẫn đang chuyển đổi công nghệ từ DVB-T sang DVB-T2.

- Sử dụng Quỹ Dịch vụ Viễn thông Công ích thay cho sử dụng ngân sách để thúc đẩy số hoá truyền hình trong khi các nước khác phải dùng ngân sách. Tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 1.145 tỷ.

- Sáng tạo trong truyền thông khi đã tổ chức 24 hội nghị tập huấn với sự tham gia của 4.750 cán bộ thông tin cơ sở cho 63 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, đạt tỷ lệ gần 8 cán bộ/quận, huyện trên toàn quốc. Xây dựng các bản tin mẫu phù hợp với văn hóa địa phương, vùng, miền để chuyển tải trên hệ thống đài truyền thanh cơ sở - là kênh thông tin lớn nhất với hơn 80 triệu thính giả trên toàn quốc.

Bộ Thông tin và Truyền thông công bố Việt Nam đãngừng phát sóng truyền hình tương tự, hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất từ 00giờ ngày 28/12/2020.

* Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: Bà Ngô Thanh Hương - Cục Tần số Vô tuyến điện,115 Trần Duy Hưng – Hà Nội;Mobile: +484 934 666 988; Email: nthanhhuong@rfd.gov.vn

 

 

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top