Thanh Hóa: Kết quả đạt được trong cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2021 trên địa bàn

Thứ năm, 30/09/2021 10:24

Thực hiện Quyết định số 307/QĐ - TTg ngày 27 tháng 02 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra kinh tế năm 2021; Quyết định số 1344/QĐ - BKHĐT ngày 30/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Phương án Tổng điều tra kinh tế năm 2021.

Thanh-Hoa-30-9-2021.jpg

Ảnh minh họa

Cuộc Tổng điều tra kinh tế được tiến hành 5 năm một lần, nhằm thu thập thông tin về các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp trên địa bàn toàn quốc; cuộc Tổng điều tra kinh tế 2021 được tiến hành chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 từ ngày 01/3/2021 đến ngày 30/5/2021 thực hiện điều tra đối với doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, trong đó thời gian điều tra các đơn vị sự nghiệp, hiệp hội từ ngày 01/3/2021 đến ngày 30/4/2021; giai đoạn 2 từ ngày 01/7/2021 đến ngày 30/7/2021 thực hiện điều tra đối với cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. 

Cục Thống kê Thanh Hóa là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 tỉnh Thanh Hóa, đã chủ động tham mưu phối hợp các sở, ban, ngành có liên quan và Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện đồng bộ các công việc trong cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2021 trên địa bàn tỉnh. Đến ngày 30/7/2021, toàn tỉnh đã hoàn thành toàn bộ khâu thu thập thông tin tại đơn vị điều tra doanh nghiệp, sự nghiệp, hiệp hội, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản, cơ sở tôn giáo và tín ngưỡng với những kết quả thực hiện chủ yếu như sau:

I. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CUỘC TỔNG ĐIỀU TRA

 1. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện  

 Thực hiện Công văn số 4854/BCĐTW-TTT ngày 29/7/2020 của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế Trung ương về hướng dẫn công tác chuẩn bị Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021. UBND tỉnh Thanh Hóa đã thành lập Ban Chỉ đạo (gọi tắt BCĐ) và Tổ Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 tỉnh theo Quyết định số 3651/QĐ-UBND  ngày 07/9/2020 của Chủ tịch UBND Thanh Hóa và Quyết định số 59/QĐ – UBND ngày 06/01/2021 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh sau Đại Hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX; chỉ đạo Cục Thống kê hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế năm 2021 cấp huyện, cấp xã. Đến ngày 30/11/2020 đã hoàn thành việc thành lập 27 Ban Chỉ đạo và Tổ Thường trực giúp việc cấp huyện; 559 Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp xã, phường, thị trấn, bằng 100% số xã, phường, thị trấn đủ điều kiện thành lập Ban Chỉ đạo. 

Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế tỉnh đã tham mưu để Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 09/3/2021về việc tổ chức thực hiện cuộc Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính sự nghiệp năm 2021 trên địa bản tỉnh Thanh Hóa, đây là một trong những văn bản quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để BCĐ các cấp triển khai cuộc Tổng điều tra trên địa bàn.

 2. Công tác chuẩn bị

 Thực hiện Quyết định số 1344/QĐ - BKHĐT ngày 30/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Phương án Tổng điều tra kinh tế năm 2021. Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế năm 2021 tỉnh Thanh Hóa xây dựng các Kế hoạch và hướng dẫn tổ chức thực hiện Tổng điều tra trên địa bàn tỉnh, gồm:

- Kế hoạch số 02/KH - BCĐ ngày 25 tháng 01 năm 2021 về Kế hoạch tổ chức thực hiện Tổng điều tra kinh tế năm 2021;

- Kế hoạch số 03/KH TTr - BCĐ ngày 26 tháng 01 năm 2021 về Kế hoạch tuyên truyền Tổng điều tra kinh tế năm 2021;

- Kế hoạch số 04/KHKT - BCĐ ngày 26 tháng 01 năm 2021 về Kế hoạch kiểm tra, giám sát Tổng điều tra kinh tế năm 2021.

Các Kế hoạch được xây dựng, ban hành với đầy đủ nội dung, thời gian thực hiện công việc phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Trưởng ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính tỉnh ban hành Thông báo số 07/TB –BCĐ về việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ Thường trực giúp việc BCĐ tỉnh Thanh Hóa.

 3. Công tác tuyên truyền Tổng điều tra 

 Thực hiện kế hoạch số 662/KH-BCĐTW ngày 05/02/2021 của BCĐ Trung ương và kế hoạch số 03/KHTTr - BCĐ về công tác tuyên truyền Tổng điều tra kinh tế năm 2021 trên địa bàn tỉnh. BCĐ tỉnh bám sát kế hoạch và hướng dẫn của BCĐ Trung ương, chỉ đạo các cấp phối hợp các cơ quan truyền thông trên địa bàn thực hiện tốt công tác tuyên truyền Tổng điều tra tại địa phương.

- Công tác tuyên truyền tại BCĐ tỉnh: Cục Thống kê đã phối hợp với các cơ quan Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa thực hiện các chuyên mục phóng sự, phỏng vấn, viết bài, đưa tin về mục đích, ý nghĩa, thời gian tiến hành Tổng điều tra từ 01/3/2021 đến 30/7/2021; cung cấp khẩu hiệu, tài liệu hỏi và đáp Tổng điều tra đến các Ban Chỉ đạo các cấp để đưa tin, tuyên truyền bằng hệ thống phát thanh, truyền thanh địa phương; các video liên quan phát trên bảng Led tại trụ sở Cục Thống kê Thanh Hóa,…

- Công tác tuyên truyền tại BCĐ huyện và xã: Ngoài các pano, áp phích, khẩu hiệu về tuyên truyền Tổng điều tra; Đài phát thanh các huyện và xã thực hiện tốt phát trên loa, đài địa phương về tài liệu hỏi đáp Tổng điều tra kinh tế giai đoạn giai đoạn 1 từ 01/3 đến 30/5/2021 và giai đoạn 2 từ ngày 01/7/2021 đến ngày 30/7/2021.

4. Công tác rà soát danh sách đơn vị điều tra 

Thực hiện hướng dẫn của BCĐ Tổng điều tra kinh tế Trung ương về hướng dẫn rà soát, cập nhật danh sách các đơn vị điều tra Tổng điều tra kinh tế năm 2021. Tổ Thường trực giúp việc BCĐ tỉnh hướng dẫn BCĐ cấp huyện, cấp xã thực hiện rà soát, cập nhật danh sách danh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn. Trên cơ sở danh sách nền doanh nghiệp do BCĐTW gửi về; danh sách sự nghiệp, hiệp hội, tôn giáo từ kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2017 và danh sách cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể từ kết quả điều tra cá thể năm 2020; hướng dẫn rà soát, bổ sung, hiệu đính mã đơn vị hành chính mới, cập nhật đầy đủ các trường mã ngành, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp; mã quan hệ ngân sách, mã đơn vị, cấp dự toán, chế độ kế toán, loại đơn vị, loại hình hoạt động và tình trạng hoạt động của đơn vị sự nghiệp, hiệp hội; thông tin về điều tra viên và rà soát danh sách cơ sở cá thể, tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn,… phân quyền giao đơn vị điều tra, địa bàn điều tra cho ĐTV và cập nhật danh sách vào phần mềm điều tra theo đúng thời gian quy định. Tổng số danh sách điều tra giai đoạn 1 được cập nhật trước ngày 28/02/2021 trên địa bàn tỉnh là 17.467 doanh nghiệp và 1.331 chi nhánh, văn phòng đại diện; 2.793 đơn vị sự nghiệp và 287 đơn vị hiệp hội; danh sách điều tra giai đoạn 2 là 181.798 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể (trong đó: 5.904 cơ sở ngành xây dựng không thuộc đối tượng điều tra ghi phiếu) và 892 cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.

5. Công tác tuyển chọn điều tra viên

Công tác tuyển chọn đội ngũ điều tra viên trong cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2021 là hết sức quan trọng. Một trong những điểm mới của cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2021 đó là việc điều tra, thu thập thông tin được thực hiện bằng bảng hỏi điện tử (web-form) và phiếu điện tử (CAPI) thay thế toàn bộ phiếu giấy. Vì vậy, công tác tuyển chọn điều tra viên, giám sát viên và tập huấn nghiệp vụ được Ban Chỉ đạo tỉnh tiến hành nghiêm túc, kỹ lưỡng, bảo đảm đủ số lượng và chất lượng, phù hợp với từng khối điều tra. 

Biểu 1: Số lượng điều tra viên Tổng điều tra kinh tế năm 2021

 

Số lượng điều tra viên (người)

Chênh lệch (%)

Định mức

Thực tế

Tổng số

1.204

1.257

4,4

- Phiếu doanh nghiệp

85

125

47,1

- Phiếu sự nghiệp, hiệp hội

30

31

3,3

- Phiếu cá thể

1.062

1.074

1,1

- Phiếu tôn giáo

27

27

0,0

Số lượng điều tra viên được triệu tập điều tra doanh nghiệp toàn tỉnh là 125 điều tra viên/17.467 doanh nghiệp (trong đó: đội điều tra viên cấp tỉnh 38 ĐTV hỗ trợ cho đơn vị thành phố Thanh Hóa có số doanh nghiệp nhiều); bình quân 140 doanh nghiệp/1 ĐTV. Số lượng điều tra viên điều tra các đơn vị sự nghiệp, hiệp hội là 31 ĐTV/3.080 đơn vị; bình quân 100 đơn vị/1 ĐTV. Số lượng điều tra viên điều tra khối cá thể và tôn giáo, tín ngưỡng là 1.101 ĐTV/176.786 cơ sở cá thể, tôn giáo; bình quân 158 cơ sở/1 ĐTV. Nhìn chung, số điều tra viên được trưng tập cao hơn theo quy định ở các khối điều tra, do khối lượng điều tra ở nhiều huyện, xã nằm không tập trung do đó phải chọn thêm số lượng ĐTV để đảm bảo tiến độ điều tra; chất lượng và số lượng đội ngũ điều tra viên, giám sát viên được trưng tập đảm bảo theo yêu cầu.

6. Công tác tập huấn nghiệp vụ 

Thực hiện kế hoạch của BCĐ Tổng điều tra kinh tế Trung ương. Ban Chỉ đạo và Tổ Thường trực giúp việc BCĐ tỉnh đã tham gia tiếp thu và triển khai đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ cho thành viên BCĐ, thành viên Tổ Thường trực, giám sát viên và điều tra viên các cấp.

Biểu 2: Công tác tập huấn Tổng điều tra kinh tế năm 2021

 

Số lớp (lớp)

Số người tham dự (người)

Tổng thời gian tổ chức (ngày)

Ngày tổ chức lớp đầu tiên

Ngày tổ chức lớp cuối cùng

Tổng số

61

2.245

64

 

 

Cấp tỉnh

5

219

8

05/01/2021

22/06/2021

Cấp huyện

56

3.026

56

18/01/2021

29/06/2021

 

Cấp tỉnh: Tổ chức dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Thanh Hóa về việc triển khai và tập huấn nghiệp vụ Tổng điều tra kinh tế năm 2021 của BCĐ Trung ương giai đoạn 1 và tập huấn nghiệp vụ, hướng dẫn phần mềm CAPI phiếu cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể; tôn giáo, tín ngưỡng giai đoạn 2 Tổng điều tra kinh tế năm 2021. Tổ chức 02 lớp hội nghị tập huấn nghiệp vụ Tổng điều tra kinh tế năm 2021 (giai đoạn 1, khối doanh nghiệp và sự nghiệp, hiệp hội), từ ngày 24/02 đến ngày 25/02/2021; 01 lớp tập huấn nghiệp vụ (giai đoạn 2, khối cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và tôn giáo, tín ngưỡng) vào ngày 22/6/2021. 

Cấp huyện: Trong tháng 02/2021, tổ chức 27 hội  nghị triển khai và tập huấn nghiệp vụ điều tra giai đoạn 1 tại 27 huyện, thị xã, thành phố. Từ ngày 25/6 đến 29/6/2021, tổ chức 29 lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ điều tra viên, giám sát viên/27 huyện, thị xã, thành phố; số lượng 1.946 người tham gia/29 lớp.

 7. Công tác thu thập thông tin

 - Công tác thu thập thông tin giai đoạn 1 điều tra đơn vị sự nghiệp và hiệp hội, từ ngày 01/3 đến 30/4/2021 và khối doanh nghiệp từ ngày 01/3 đến 30/5/2021. 

Công tác thu thập thông tin các đơn vị sự nghiệp và hiệp hội đến hết ngày 30/4/2021, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn tất việc kê khai phiếu điều tra của 2.279 đơn vị sự nghiệp và 275 đơn vị hiệp hội, bằng 100%; trong quá trình điều tra xác định nhiều đơn vị sáp nhập và giải thể đã được loại khỏi danh sách điều tra. 

Đối với khối doanh nghiệp, đến hết ngày 30/5/2021, toàn tỉnh đã thực hiện điều tra 17.488 doanh nghiệp, trong đó: số doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu là 8.939 DN, chiếm 51,1% so tổng số; số doanh nghiệp tạm ngừng để đầu tư, đổi mới công nghệ là 2.592 DN, chiếm 14,8%; số doanh nghiệp ngừng chờ giải thể và giải thể, phá sản là 2.577 DN, chiếm 14,7%; số doanh nghiệp tăng mới đang trong giai đoạn đầu tư là 3.380 DN, chiếm 19,4% và 1.331 chi nhánh, văn phòng đại diện, 2.607 địa điểm có trực tiếp sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, đa số các doanh nghiệp đều nắm được chủ trương và có tinh thần hợp tác tốt, có trách nhiệm trong việc kê khai phiếu điều tra trên trang thông tin điện tử thống kê doanh nghiệp; tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp chưa có tinh thần hợp tác cao; số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đội ngũ kế toán doanh nghiệp đảm nhiệm nhiều đơn vị và không thường xuyên có mặt tại doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đăng ký ở một nơi nhưng lại hoạt động ở nơi khác, gây khó khăn cho đội ngũ điều tra viên tiếp cận hướng dẫn kê khai phiếu điều tra.

- Công tác thu thập thông tin giai đoạn 2 điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và tôn giáo, tín ngưỡng từ ngày 01/7 đến 30/7/2021.

Thực hiện Công văn 987/TCTK- TTDL ngày 25/6/2021 về việc tổ chức Lễ ra quân Tổng điều tra kinh tế năm 2021 (giai đoạn 2). Sáng ngày 01/7/2021, BCĐ tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ ra quân Tổng điều tra giai đoạn 2 tại xã Trường Sơn, huyện Nông Cống với đầy đủ các thành phần BCĐ các cấp theo quy định, cùng các cơ quan truyền thông như Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa và Đài Phát thanh huyện Nông Cống dự và đưa tin. Công tác thu thập thông tin đến hết ngày 30/7/2021, trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành việc điều tra tại cơ sở, với 179. 771 cơ sở cá thể, đạt tỷ lệ 100%. Trong đó: Số cơ sở không còn tại địa bàn/không liên hệ được/không còn SXKD là 2.253 cơ sở, chiếm 1,3% so tổng số danh sách điều tra; số cơ sở đã hoàn thành là 177.518 cơ sở, đạt tỷ lệ 98,7% và 907 cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, đạt tỷ lệ 100%. Trong đó: Số cơ sở không còn tại: 02 cơ sở, chiếm 0,22% so tổng số danh sách điều tra; số cơ sở đã hoàn thành là 905 đạt tỷ lệ 99,78%. 

8. Công tác kiểm tra, giám sát 

 - Đối với cấp tỉnh: Thực hiện kế hoạch số 04/KH-BCĐ ngày 26/01/2021 của BCĐ tỉnh về công tác kiểm tra, giám sát Tổng điều tra kinh tế năm 2021. 

Trong thời gian triển khai điều tra giai đoạn 1, từ ngày 01/3 đến 30/5/2021 Ban Chỉ đạo tỉnh đã thành lập 5 đoàn đi kiểm tra, giám sát tại 12 huyện, thị xã, thành phố gồm: Huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Yên Định, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Như Thanh, tp Sầm Sơn và tp Thanh Hóa. Lực lượng tham gia giám sát chủ yếu các thành viên Tổ Thường trực giúp việc BCĐ tỉnh và trưng tập thêm một số công chức các phòng nghiệp vụ Cơ quan Cục. Nội dung gồm kiểm tra việc thành lập BCĐ các cấp; các văn bản chỉ đạo tại đơn vị; công tác tuyên truyền trên địa bàn; công tác tuyển chọn điều tra viên cho giai đoạn 1; công tác tập huấn nghiệp vụ, hướng dẫn các đơn vị kê khai phiếu điều tra trực tuyến; tiến độ điều tra doanh nghiệp, sự nghiệp và hiệp hội trên địa bàn và giám sát điều tra viên thực hiện hướng dẫn các đơn vị kê khai phiếu điều tra.

Giai đoạn 2, BCĐ tỉnh thành lập 8 đoàn kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện Phương án tổng điều tra kinh tế năm 2021 khối cá thể và tôn giáo, tín ngưỡng gồm: (1) Kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các huyện mở lớp tập huấn nghiệp vụ cho GSV và ĐTV; lực lượng tham gia giám sát chủ yếu các thành viên Tổ Thường trực giúp việc BCĐ tỉnh và trưng tập thêm một số công chức các phòng nghiệp vụ Cơ quan Cục; thời gian từ ngày 25/6 đến hết ngày 29/6/2021 tại 13 huyện, thị xã, thành phố được kiểm tra, giám sát gồm: Huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Nông Cống, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Đông Sơn, Hậu Lộc, Triệu Sơn, Yên Định, Thọ Xuân, thị xã Nghi Sơn, thành phố Sầm Sơn và thành phố Thanh Hóa; (2) Kiểm tra, giám sát thực hiện thu thập thông tin tại hộ: Thời gian từ ngày 01/7 đến hết ngày 30/7/2021, đã thực hiện kiểm tra, giám sát tại 24/27 huyện, thị xã, thành phố. Nội dung gồm kiểm tra công tác tuyên truyền giai đoạn 2 trên địa bàn; công tác tuyển chọn điều tra viên cho giai đoạn 2; công tác tập huấn nghiệp vụ, hướng dẫn ĐTV; tiến độ điều tra trên địa bàn và giám sát điều tra viên thực hiện thu thập kê khai phiếu điều tra điện tử bằng phần mềm CAPI tại hộ.

- Đối với Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố: Lực lượng chủ yếu là thành viên Tổ Thường trực giúp việc BCĐ huyện và công chức Chi cục Thống kê huyện, thị xã, thành phố. Giai đoạn 1, thời gian từ ngày 01/3 đến 30/5/2021, tập trung kiểm tra, giám sát đội ngũ điều tra viên thực hiện hướng dẫn các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội kê khai phiếu điều tra; đôn đốc điều tra viên thực hiện đúng tiến độ đảm bảo theo thời gian quy định. Giai đoạn 2, từ ngày 01/7 đến 30/7/2021, kiểm tra, giám sát đội ngũ điều tra viên thực hiện thu thập kê khai phiếu điều tra CAPI tại hộ; đôn đốc điều tra viên thực hiện đúng tiến độ đảm bảo theo thời gian quy định.

9. Công tác nghiệm thu và bàn giao phiếu điều tra 

Thực hiện Kế hoạch chung của Ban Chỉ đạo tỉnh và hướng dẫn số 172/HD-TCTK ngày 13/8/2021 của Tổng cục Thống kê. Tổ Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh đã xây dựng kế hoạch và hướng dẫn Ban Chỉ đạo các cấp tổ chức nghiệm thu và duyệt dữ liệu Tổng điều tra theo 3 cấp như sau:

- BCĐ cấp xã nghiệm thu toàn bộ phiếu điều tra của điều tra viên cấp xã và các biểu tổng hợp nhanh kết quả điều tra trên địa bàn xã, phường, thi trấn: thời gian từ ngày 01/8 - 15/8/2021. 

- BCĐ cấp huyện, thị xã, thành phố nghiệm thu toàn bộ phiếu điều tra của điều tra viên cấp huyện và các tài liệu của Ban Chỉ đạo cấp xã xong trước ngày 30/8/2021.

- BCĐ cấp tỉnh nghiệm thu toàn bộ phiếu điều tra của điều tra viên cấp tỉnh và các tài liệu của Ban Chỉ đạo cấp huyện xong trước ngày 15/9/2021.

10. Đánh giá chung công tác triển khai thực hiện

Những thuận lợi, khó khăn trong triển khai thực hiện và thu thập thông tin tại đơn vị điều tra.

Thuận lợi: Công tác chuẩn bị từ khâu thành lập Ban Chỉ đạo các cấp được triển khai sớm và đồng bộ từ Ban Chỉ đạo tỉnh đến huyện, xã; công tác tuyên truyền triển khai theo đúng quy định từ tỉnh đến huyện, xã, thôn, khu phố được đại đa số các đơn vị điều tra đồng thuận và cộng tác trong việc cung cấp thông tin điều tra; đội ngũ điều tra viên được phân công địa bàn điều tra ngay từ ngày đầu ra quân, chất lượng đội ngũ điều tra viên, giám sát viên cấp tỉnh, cấp huyện đa số là những công chức các cấp, đội ngũ ĐTV cấp xã được tuyển chọn chủ yếu là công chức các xã, phường, thị trấn và cán bộ khu phố,… nắm bắt khá tốt nghiệp vụ và đã từng tham gia các cuộc điều tra thống kê khác. Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn từ ngày 01/3 đến 30/7/2021 khá ổn định và không có địa bàn điều tra nào trong khu vực phong tỏa phải xin lùi thời gian điều tra.

Khó khăn: Trong thời gian triển khai thu thập thông tin từ ngày 01/3 đến 30/7/2021, tình hình dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp ở các tỉnh khác làm ảnh hưởng đến tâm lý của đối tượng cung cấp thông tin khi tiếp xúc với đội ngũ điều tra viên; một số đơn vị điều tra (doanh nghiệp, hộ cá thể) tinh thần hợp tác chưa cao, né tránh việc cung cấp thông tin; phần trang điều tra doanh nghiệp, sự nghiệp hiệp hội và phần mềm CAPI từ ngày đầu chưa hoàn thiện còn một số bất cập làm ảnh hưởng đến tiến độ điều tra,… 

II. KẾT QUẢ TỔNG HƠP NHANH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Khối doanh nghiệp

Qua kết quả tổng hợp nhanh số lượng doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu trong năm trên địa bàn tỉnh tại thời điểm 31/12/2020 có 11.641 doanh nghiệp/HTX, chiếm 66,6% tổng số danh sách điều tra, còn lại là số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động để đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp mới đăng ký trong năm đang đầu tư và các doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ giải thể,…

Biểu 3: Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh thời điểm 31/12/2020

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

 

Tổng số

Chia theo loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Tổng số

Chia ra

Tổng số

Chia ra

DN 100% vốn nhà nước

DN có vốn nhà nước trên 50% đến dưới 100%

DN 100% vốn nước ngoài

DN có vốn nước ngoài trên 50% đến dưới 100%

DN có vốn nước ngoài từ 50% trở xuống

Tổng số

11.641

21

12

9

11.533

87

72

10

5

Chia theo quy mô

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     Doanh nghiệp siêu nhỏ

8.089

3

3

-

8.081

5

4

1

-

     Doanh nghiệp nhỏ

2.949

4

3

1

2.928

17

13

3

1

     Doanh nghiệp vừa

343

1

-

1

325

17

11

3

3

     Doanh nghiệp lớn

260

13

6

7

199

48

44

3

1

Chia theo nhóm ngành SXKD 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     Khu vực Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản

718

3

3

-

714

1

1

-

-

     Khu vực Công nghiệp và Xây dựng

4.532

10

3

7

4.444

78

64

10

4

     Khu vực Dịch vụ

6.391

8

6

2

6.375

8

7

-

1

Trong tổng số chia theo loại hình doanh nghiệp: có 21 doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động chiếm 0,2% tổng số; 87 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chiếm 0,8% và 11.533 doanh nghiệp/HTX ngoài nhà nước, chiếm 99,0%. Chia theo quy mô doanh nghiệp: có 8.089 doanh nghiệp siêu nhỏ dưới 10 lao động, chiếm 69,5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động; 2.949 doanh nghiệp nhỏ có từ 10 lao động đến dưới 100 lao động, chiếm 25,3%; 343 doanh nghiệp vừa có từ 100 lao động đến dưới 300 lao động, chiếm 3,0% và 260 doanh nghiệp lớn có trên 300 lao động, chiếm 2,2%. Chia theo nhóm ngành kinh tế: có 718 doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 6,2%; có 4.532 doanh nghiệp khu vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 38,9% và 6.391 doanh nghiệp khu vực dịch vụ, chiếm 54,9%.

Biểu 4: Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp đang hoạt động năm 2020 phân theo huyện, thị xã, thành phố

STT

Tên huyện, thị xã, thành phố

Số lượng doanh nghiệp thời điểm 31/12 (DN)

Lao động thời điểm 31/12 (người)

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (tỷ đồng)

Năm 2019

Năm 2020

So sánh (%)

Năm 2019

Năm 2020

So sánh (%)

Năm 2019

Năm 2020

So sánh (%)

 

Tổng số

11.575

11.641

100,6

337.877

324.354

96,0

282.080,2

295.143,0

104,6

 

Miền xuôi

10.430

10.494

100,6

312.171

298.157

95,5

273.497,6

285.279,7

104,3

1

 TP. Thanh Hóa

4.714

4.777

101,3

135.768

126.377

93,1

99.209,1

102.006,9

102,8

2

 TP. Sầm Sơn

420

467

111,2

6.589

4.633

70,3

6.523,1

4.476,3

68,6

3

 TX. Bỉm Sơn

403

387

96,0

14.275

12.072

84,6

16.008,5

16.842,4

105,2

4

 H.Thọ Xuân

509

482

94,7

9.086

8.862

97,5

5.663,5

4.603,1

81,3

5

 H. Đông Sơn

373

378

101,3

8.328

6.145

73,8

5.011,7

5.365,1

107,1

6

 H. Nông Cống

273

261

95,6

6.835

10.380

151,9

1.871,1

2.388,0

127,6

7

 H.Triệu Sơn

342

331

96,8

7.645

7.469

97,7

2.412,0

2.872,4

119,1

8

 H. Quảng Xương

386

353

91,5

9.423

9.433

100,1

2.333,1

2.690,7

115,3

9

 H. Hà Trung

238

266

111,8

10.505

11.234

106,9

3.363,3

3.135,4

93,2

10

 H. Nga Sơn

233

243

104,3

9.784

7.937

81,1

1.872,2

2.051,0

109,6

11

 H. Yên Định

393

398

101,3

21.667

21.295

98,3

4.818,9

6.157,9

127,8

12

 H. Thiệu Hóa

247

312

126,3

5.940

6.241

105,1

1.500,5

2.692,0

179,4

13

 H. Hoằng Hóa

547

591

108,0

9.687

13.121

135,4

3.979,8

5.025,8

126,3

14

 H. Hậu Lộc

317

318

100,3

11.170

10.079

90,2

2.753,0

2.525,9

91,8

15

 TX.Nghi Sơn

851

766

90,0

38.121

35.999

94,4

114.329,8

121.124,4

105,9

16

 H.Vĩnh Lộc

184

164

89,1

7.348

6.880

93,6

1.848,0

1.322,4

71,6

 

Miền núi

1.145

1.147

100,2

25.706

26.197

101,9

8.582,6

9.863,3

114,9

17

 H.Thạch Thành

262

235

89,7

8.404

7.973

94,9

2.201,4

2.231,9

101,4

18

 H. Cẩm Thủy

130

146

112,3

2.254

1.352

60,0

604,5

1.603,9

265,3

19

 H. Ngọc Lặc

157

150

95,5

5.994

5.677

94,7

1.695,1

1.981,7

116,9

20

 H. Lang Chánh

60

68

113,3

752

652

86,7

265,7

319,4

120,2

21

 H. Như Xuân

70

72

102,9

1.301

944

72,6

418,2

395,5

94,6

22

 H. Như Thanh

138

145

105,1

2.558

5.240

204,8

635,6

788,9

124,1

23

 H. Thường Xuân

117

119

101,7

1.120

1.284

114,6

672,6

862,1

128,2

24

 H. Bá Thước

69

70

101,4

987

1.128

114,3

1.003,2

922,8

92,0

25

 H. Quan Hóa

68

69

101,5

1.632

1.391

85,2

672,2

509,9

75,9

26

 H. Quan Sơn

51

52

102,0

271

339

125,1

106,8

106,8

100,0

27

 H. Mường Lát

23

21

91,3

433

217

50,1

307,3

140,4

45,7

- Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh tại thời điểm 31/12/2020 có 11.641 doanh nghiệp, so với năm 2019 tăng 0,6% (hay tăng 66 doanh nghiệp), tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp năm 2020 so 2019 đạt thấp nhất từ trước đến nay, nguyên nhân chủ yếu do tác động của dịch bệnh Covid-19 trong năm 2020 làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất kinh doanh và phá sản, giải thể. Chia theo huyện, thị xã, thành phố có 10 huyện, thị xã có số lượng doanh nghiệp giảm so với cùng kỳ từ 4% đến trên 10%, còn lại 17 huyện, thành phố đều có tốc độ tăng so cùng kỳ, có một số huyện có tốc độ tăng khá như: Huyện Thiệu Hóa, Hà Trung, Cẩm Thủy, thành phố Sầm Sơn,...

- Tổng số lao động thu hút trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2020 là 324.354 lao động, so cùng kỳ bằng 96,0%, trong đó nhiều đơn vị có tốt độ tăng về số doanh nghiệp nhưng lại giảm sâu về số lao động như: thành phố Sầm Sơn, huyện Đông Sơn, Nga Sơn, Hậu Lộc, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Như Xuân, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 dẫn đến một số doanh nghiệp lớn gặp khó khăn về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phải cắt giảm lao động và ngừng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó nhiều huyện tăng khá cao về lao động so cùng kỳ như: huyện Nông Cống, Hoằng Hóa, Như Thanh và Quan Sơn, chủ yếu là do có thêm mới các nhà máy giầy da, may mặc, chế biến gỗ tại địa phương đi vào hoạt động trong năm, thu hút khá lớn lực lượng lao động.

- Tổng doanh thu thuần của các doanh nghiệp trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh đạt 295.143 tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2019 (hay tăng 13.062,8 tỷ đồng), năng suất lao động bình quân 1 lao động năm 2020 là 920 triệu đồng/LĐ, tăng 6,4% so với năm 2019 (năm 2019 là 864 triệu đồng/LĐ). Năm 2020, bị ảnh hưởng không nhỏ của dịch bệnh Covid-19, song tổng doanh thu thuần của các doanh nghiệp năm 2020 vẫn tăng nhẹ so với năm 2019, nguyên nhân chủ yếu là do tác động của một số doanh nghiệp mới đi vào hoạt động trong các lĩnh vực may mặc, giầy da và một số doanh nghiệp lớn hoạt động trong các lĩnh vực hóa dầu, sản xuất vật liệu xây dựng ít bị ảnh hưởng của dịch bệnh; trong đó nhiều huyện có tốc độ tăng khá cao như: huyện Nông Cống, Triệu Sơn, Quảng Xương, Yên Định, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, Cẩm Thủy,… 

2. Khối đơn vị sự nghiệp, hiệp hội

2.1. Đơn vị sự nghiệp 

Số lượng đơn vị sự nghiệp tại thời điểm 31/12/2020 trên địa bàn toàn tỉnh là 2.290 đơn vị, so với Tổng điều tra kinh tế năm 2017 giảm 30,2%; trong đó: lĩnh vực giáo dục, đào tạo là 2.033 đơn vị, chiếm 88,8%; lĩnh vực y tế là 73 đơn vị, chiếm 3,2%; lĩnh vực văn hóa, thể thao là 44 đơn vị, chiếm 1,9%; lĩnh vực thông tin, truyền thông 5 đơn vị, chiếm 0,2%, lĩnh vực lưu trú 5 đơn vị, chiếm 0,2%; còn lại các lĩnh vực khác như trung tâm đăng kiểm, trung tâm xúc tiến đầu tư, trung tâm khuyến nông,… là 130 đơn vị, chiếm 5,7%. 

Số lượng lao động trong các đơn vị sự nghiệp tại thời điểm  31/12/2020 trên địa bàn tỉnh là 76.342 lao động, so với Tổng điều tra kinh tế năm 2017 giảm 7,3%; trong đó: lĩnh vực giáo dục, đào tạo là 56.437 lao động, chiếm 73,9%; lĩnh vực y tế là 14.471 lao động, chiếm 19,0%; lĩnh vực văn hóa, thể thao là 1.180 lao động, chiếm 1,5%; lĩnh vực thông tin, truyền thông 381 lao động, chiếm 0,5%, lĩnh vực lưu trú 166 lao động, chiếm 0,2%; còn lại các lĩnh vực khác là 3.707 lao động, chiếm 4,9%.

Số lượng đơn vị sự nghiệp từ kết quả Tổng điều tra kinh năm 2021 so với Tổng điều tra kinh tế năm 2017 giảm 30,2% chủ yếu giảm do các trường họp sáp nhập theo các xã, phường mới và các trạm y tế các xã kỳ trước được kê khai riêng, kỳ này được kê khai chung trong các trung tâm y tế hoặc bệnh viện huyện, thị xã, thành phố. 

Biểu 5: Số lượng, lao động đơn vị sự nghiệp phân theo loại hình tổ chức qua kết quả

2 kỳ Tổng điều tra kinh tế

STT

 

Năm 2017

Năm 2021

So sánh (%)

Số lượng cơ sở

Số lao động (người)

Số lượng cơ sở

Số lao động (người)

Cơ sở

Lao động

 

Tổng số

      3.283

    82.355

      2.290

    76.342

        69,8

        92,7

1

Lĩnh vực giáo dục, đào tạo

       2.195

      59.482

       2.033

      56.437

         92,6

         94,9

2

Lĩnh vực y tế

          721

      15.372

            73

      14.471

         10,1

         94,1

3

Lĩnh vực văn hóa, thể thao

            49

       1.419

            44

       1.180

         89,8

         83,2

4

Lĩnh vực thông tin, truyền thông

            35

          815

              5

          381

         14,3

         46,7

5

Lĩnh vực lưu trú

 - 

 - 

              5

          166

 - 

 - 

6

Lĩnh vực khác

          283

       5.267

          130

       3.707

         45,9

         70,4

2.2. Đơn vị hiệp hội

Số lượng đơn vị hiệp hội có tại thời điểm 31/12/2020 trên địa bàn toàn tỉnh là 275 đơn vị, so với Tổng điều tra năm 2017 bằng 15,8%, nguyên nhân chủ yếu là do Phương án Tổng điều tra năm 2021 không thu thập thông tin các tổ chức chính trị, đoàn thể từ cấp tỉnh đến cấp xã, chỉ thu thập thông tin các tổ chức xã hội và chính trị xã hội nghề nghiệp.

Biểu 6: Số lượng cơ sở và lao động các đơn vị hiệp hội phân theo loại hình tổ chức

STT

 

Số lượng cơ sở

Tỷ trọng (%)

Số lao động (người)

Tỷ trọng (%)

 

Tổng số

         275

      100,0

               866

      100,0

1

Tổ chức xã hội

         154

        56,0

               439

        50,7

2

Tổ chức xã hội - nghề nghiệp

         115

        41,8

               406

        46,9

3

Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp

             4

          1,5

                   8

          0,9

4

Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam

             2

          0,7

                 13

          1,5

3. Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp, thủy sản và cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.

3.1. Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể

Qua kết quả tổng hợp nhanh Tổng điều tra kinh tế năm 2021, số lượng cơ sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản tại thời điểm 01/7/2021 trên địa bàn toàn tỉnh là  183.453 cơ sở, so với kỳ Tổng điều tra kinh tế năm 2017 bằng 98,6% (giảm 1,4% hay giảm 2.626 cơ sở), so với kỳ điều tra 01/10/2020 bằng 98,7% (giảm 1,3% hay giảm 2.384 cơ sở).  Tổng số lao động bình quân năm 2021 của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể trên địa bàn toàn tỉnh là 314.018 lao động, so với kỳ Tổng điều tra năm 2017 tăng 12,9% (hay tăng 35.938 lao động), so với năm 2020 giảm 0,7% (hay giảm 2.339 lao động); bình quân 1,7 lao động/cơ sở cao hơn so với kỳ 2017 và bằng năm 2020 (năm 2017 là 1,5 lao động/cơ sở; năm 2020 là 1,7 lao động/cơ sở). 

Tổng doanh thu từ kết quả tổng hợp nhanh năm 2021 của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể trên địa bàn toàn tỉnh là 96.234,8 tỷ đồng, so với kỳ Tổng điều tra năm 2017 tăng 63,2% (hay tăng 37.252,7 tỷ đồng), so với năm 2020 giảm 14,5% (hay giảm 16.366,2 tỷ đồng); doanh thu bình quân một cơ sở năm 2021 là 524,6 triệu đồng/cơ sở, so với năm 2017 tăng 207,6 trệu đồng/cơ sở, so với năm 2020 giảm 81,3 triệu đồng/cơ sở (năm 2017 là 317 triệu/cơ sở, năm 2020 là 605,9 triệu đồng/cơ sở). Nguyên nhân doanh thu năm 2021 ước tính của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể đạt thấp so với năm 2020 chủ yếu là do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19 năm 2021 có nhiều đợt dịch nặng nề hơn năm 2020, nhiều đơn vị phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và 16 của Chính phủ để phòng chống dịch bệnh trên địa bàn như thành phố Thanh Hóa, huyện Nông Cống, Huyện Nga Sơn và một số xã thuộc các huyện Quảng Xương, thị xã Nghi Sơn,… Nhìn chung, kết quả điều tra sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh sát tình hình thực tế và xu hướng hiện nay, các cơ sở đều có những nhận định về tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm 2021 khá thân trọng để đưa ra số liệu ước tính phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh hiện tại trong và ngoài tỉnh 

Biểu 7: Số lượng cơ sở, lao động và doanh thu của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021

 STT 

 Tên huyện, thị xã, thành phố 

 Tổng số cơ sở  

 Tổng số lao động 

 Tổng doanh thu 

 Số lượng (cơ sở) 

 Tỷ trọng (%) 

 Số lượng (người) 

 Tỷ trọng (%) 

 Số lượng    (tỷ. đ) 

 Tỷ trọng (%) 

 

 Tổng số 

       183.453

       100,0

       314.018

       100,0

    96.234,8

       100,0

 

 Miền xuôi 

       149.801

         81,7

       258.819

         82,4

    80.558,5

         83,7

1

  TP. Thanh Hóa 

          21.301

          11,6

          36.861

          11,7

     15.065,5

          15,7

2

  TP. Sầm Sơn 

            9.938

            5,4

          16.833

            5,4

       4.527,9

            4,7

3

  TX. Bỉm Sơn 

            3.556

            1,9

            5.557

            1,8

       2.012,6

            2,1

4

  H.Thọ Xuân 

          12.174

            6,6

          20.349

            6,5

       5.315,3

            5,5

5

  H. Đông Sơn 

            3.833

            2,1

            6.440

            2,1

       2.612,0

            2,7

6

  H. Nông Cống 

          11.813

            6,4

          24.641

            7,8

       6.080,4

            6,3

7

  H. Triệu Sơn 

            9.436

            5,1

          16.564

            5,3

       3.747,9

            3,9

8

  H. Quảng Xương 

          10.669

            5,8

          16.443

            5,2

       6.818,2

            7,1

9

  H. Hà Trung 

            5.647

            3,1

            9.682

            3,1

       3.000,3

            3,1

10

  H. Nga Sơn 

          12.575

            6,9

          19.060

            6,1

       6.798,5

            7,1

11

  H. Yên Định 

            7.670

            4,2

          14.385

            4,6

       4.422,4

            4,6

12

  H. Thiệu Hóa 

            8.647

            4,7

          16.650

            5,3

       4.473,4

            4,6

13

  H. Hoằng Hóa 

          10.299

            5,6

          16.001

            5,1

       4.644,4

            4,8

14

  H. Hậu Lộc 

            8.672

            4,7

          14.774

            4,7

       3.283,6

            3,4

15

  TX.Nghi Sơn 

            9.088

            5,0

          15.505

            4,9

       4.771,4

            5,0

16

  H.Vĩnh Lộc 

            4.483

            2,4

            9.074

            2,9

       2.984,7

            3,1

 

 Miền núi 

         33.652

         18,3

         55.199

         17,6

    15.676,3

         16,3

17

  H.Thạch Thành 

            5.274

            2,9

            8.846

            2,8

       3.103,2

            3,2

18

  H. Cẩm Thủy 

            4.549

            2,5

            8.375

            2,7

       1.932,5

            2,0

19

  H. Ngọc Lặc 

            4.626

            2,5

            7.082

            2,3

       2.466,3

            2,6

20

  H. Lang Chánh 

            2.440

            1,3

            3.317

            1,1

          495,2

            0,5

21

  H. Như Xuân 

            2.752

            1,5

            4.373

            1,4

       1.614,5

            1,7

22

  H. Như Thanh 

            4.021

            2,2

            6.273

            2,0

       1.896,1

            2,0

23

  H. Thường Xuân 

            2.745

            1,5

            4.640

            1,5

       1.031,0

            1,1

24

  H. Bá Thước 

            2.758

            1,5

            4.096

            1,3

       1.021,9

            1,1

25

  H. Quan Hóa 

            1.814

            1,0

            3.384

            1,1

       1.057,1

            1,1

26

  H. Quan Sơn 

            2.144

            1,2

            3.876

            1,2

          816,8

            0,8

27

  H. Mường Lát 

              529

            0,3

              937

            0,3

          241,7

            0,3

3.2. Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng

Số lượng cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng có tại thời điểm 31/12/2020 trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 905 cơ sở với 2.668 lao động, so với Tổng điều tra năm 2017 tăng 5,6% (hay tăng 48 cơ sở), trong đó: có 339 cơ sở chưa được xếp hạng, chiếm 37,4%; 103 cơ sở đã được xếp hạng cấp quốc gia, chiếm 11,4% và 463 cơ sở được xếp hạng cấp tỉnh, chiếm 51,2%. Chia theo loại cơ sở: có 350 cơ sở tôn giáo, chiếm 38,7%; 483 cơ sở tín ngưỡng, chiếm 53,4% và 72 cơ sở loại khác như: hội thánh, nghè làng, nghè cả,… 

Biểu 8: Số lượng cơ sở và lao động các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng phân theo loại cơ sở

STT

 

Số lượng cơ sở

Tỷ trọng (%)

Số lao động (người)

Tỷ trọng (%)

 

Tổng số

            905

     100,0

          2.668

     100,0

1

 Cơ sở tôn giáo 

            350

       38,7

          1.409

       52,8

2

 Cơ sở tín ngưỡng 

            483

       53,3

          1.078

       40,4

3

 Loại khác 

              72

         8,0

             181

         6,8

 Đánh giá chung:

 Với quyết tâm cao thực hiện thắng lợi cuộc Tổng điều tra kinh tế trên địa bàn toàn tỉnh, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế năm 2021 tỉnh Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo Ban Chỉ đạo các cấp hoàn thành công đồng bộ công tác triển khai Tổng điều tra trên địa bàn tỉnh theo đúng kế hoạch và Phương án điều tra; công tác nghiệm thu ở các cấp, bàn giao dữ liệu, hiệu đính, xử lý kết quả Tổng điều tra được thực hiện theo đúng quy trình và hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương. Cuộc Tổng điều tra kinh tế lần này thực hiện triệt để phiếu điện tử thay thế toàn bộ phiếu giấy và xử lý dữ liệu trên hệ thống trang thông tin điện tử Tổng điều tra kinh tế năm 2021, vừa tiết kiệm được phần lớn kinh phí điều tra, vừa đảm bảo tính trung thực, khách quan của thông tin đầu vào và xử lý tổng hợp nhanh kết quả Tổng điều tra phục vụ cho các cấp kịp thời. Kết quả tổng hợp nhanh số liệu khối doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng phản ánh sát tình hình thực tế của các loại hình kinh tế tại các huyện, thị xã, thành phố và trên địa bàn toàn tỉnh nhằm phục vụ kịp thời công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy địa phương; kết quả chính thức cuộc Tổng điều tra sẽ được biên soạn đầy đủ  theo từng lĩnh vực và ban hành trong quý I/2022.

 

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top