SMB Đông Nam Á thiếu khả năng chống lại các cuộc tấn công có chủ đích

Thứ hai, 23/11/2020 08:31

Theo Khảo sát đặc tính kinh tế bảo mật CNTT năm 2020 của Kaspersky, hơn 1/3 (37%) doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa (SMB) ở Đông Nam Á thừa nhận đang đối mặt với các cuộc tấn công có chủ đích. Con số này cao hơn 4% sơ với mức trung bình toàn cầu (33%).

 Tấn công có chủ đích - Mối đe dọa tiềm ẩn với các SMB
 
Các SMB, những công ty có quy mô từ 50 - 999 nhân viên, đang phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Ngoài việc duy trì dòng tiền trong bối cảnh có nhiều biện pháp giãn cách, nhóm đối tượng này còn là mục tiêu tấn công của tội phạm trực tuyến.
 
20201123-pg1.png
 
Bảo mật cho các SMB là câu chuyện thường không được quan tâm hoặc quan tâm chưa đầy đủ. Thật vậy, thống kê nửa đầu năm 2020 của Kaspersky ở khu vực Đông Nam Á cho thấy Việt Nam nằm trong top quốc gia mà các vụ tấn công nhắm vào các SMB là nhiều nhất.
 
Các cuộc tấn công có chủ đích nằm trong số những yếu tố gây rủi ro cao nhất đối với hệ thống DN. Đây là các cuộc tấn công mạng với mục đích chiếm quyền điều khiển một công ty hoặc môi trường mạng nhất định. Thông thường, một vụ tấn công có chủ đích có nhiều giai đoạn. Mối đe dọa bảo mật phức tạp này rất khó phát hiện do bản chất có chủ đích của chúng.
 
Theo Khảo sát đặc tính kinh tế bảo mật CNTT năm 2020 của Kaspersky, hơn 1/3 (37%) SMB tại khu vực Đông Nam Á thừa nhận việc họ phải đối mặt với các cuộc tấn công có chủ đích. Con số này cao hơn 4% so với mức trung bình toàn cầu là 33%. 
 
Khảo sát được thực hiện vào tháng 6/2020 với 5.266 người có thẩm quyền ra quyết định về kinh doanh và CNTT từ 31 quốc gia. Những người được khảo sát được đề nghị chia sẻ về hiện trạng bảo mật CNTT trong tổ chức của họ, loại mối đe dọa bảo mật mà họ phải đối mặt và chi phí mà họ phải bỏ ra để khôi phục lại hoạt động sau các vụ tấn công. Trong đó, các DN được tham chiếu đến là các SMB hoặc doanh nghiệp lớn (có trên 1.000 nhân viên).
 
Tình trạng này gióng lên hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ đối với sự bảo vệ lỏng lẻo của các SMB. Trong khi, SMB chiếm tới 98% số DN và đóng góp tới 40% GDP cho đất nước. Có thể thấy an toàn thông tin (ATTT), bảo mật với các SMB chính là vấn đề an ninh quốc gia.
 
Ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á chia sẻ: "Mặc dù nhiều chủ sở hữu SMB vẫn cho rằng DN của họ nằm ngoài phạm vi quan tâm của tội phạm mạng, kết quả khảo sát của Kaspersky đã cho thấy thực tế ngược lại. Tin tặc sẽ không bỏ qua cơ hội tấn công nào. Trong khi các DN lớn thường có những biện pháp bảo mật cao cấp để khó bị tấn công hơn, SMB dễ dàng trở thành mục tiêu tấn công của tin tặc. Khi thành công, những vụ tấn công này có thể gây tổn thất rất lớn. Tính trung bình, một vụ tấn công nhắm vào SMB thành công có thể gây tổn thất trung bình lên đến 130.000 USD, một số tiền mà trong bối cảnh khó khăn hiện nay được xem là con số khổng lồ".
 
Bài toán bảo mật thông tin với SMB
 
Khảo sát cho thấy, hơn một nửa số SMB tại Đông Nam Á (66%) thừa nhận rằng họ thiếu thông tin về hạ tầng và thiếu năng lực phát hiện các mối đe dọa bảo mật nghiêm trọng (64%) trong số rất nhiều cảnh báo.
 
Cứ 10 người thì có gần 7 người được khảo sát (66%) cho biết họ phải đối mặt với vấn đề thiếu nhân viên kỹ thuật có đủ năng lực phát hiện và ứng phó với các sự cố phức tạp. Gần 2/3 (64%) số người được khảo sát còn thừa nhận việc không thể ứng phó và làm sạch hệ thống một cách phù hợp sau một vụ tấn công tinh vi và có khoảng 58% cho biết họ vẫn chưa có đủ thông tin và dữ liệu về các mối đe dọa bảo mật nhắm vào doanh nghiệp của họ.
 
Vậy các SMB cần làm gì để bảo mật thông tin, bảo vệ DN trước làn sóng tấn công mạnh mẽ của tin tặc nhắm vào bản thân như thế nào? Theo ông Yeo Siang Tiong, có hai lĩnh vực trong phân khúc này cần được hỗ trợ trực tiếp, đó là thông tin về các mối đe dọa bảo mật phức tạp giúp phát hiện những vụ tấn công tinh vi nhất, và kiến thức chuyên môn để thực hiện điều tra và ứng phó với sự cố an ninh một cách thông minh. 
 
"Để giúp các SMB tại Đông Nam Á, chúng tôi đã phát triển một giải pháp phát hiện và ứng phó với sự cố bảo mật trên thiết bị đầu cuối hoàn toàn tự động với cơ chế bảo vệ ở cấp độ DN lớn dành cho các SMB nhưng không làm cạn kiện ngân sách của họ", ông Yeo bổ sung thêm.
 
Được ra mắt năm 2020, Kaspersky EDR Optimum cho phép các SMB triển khai các kịch bản phát hiện và ứng phó (detection and response - EDR) với mối đe dọa bảo mật cơ bản trên thiết bị đầu cuối, đồng thời cung cấp thông tin về hạ tầng cũng như là năng lực điều tra và ứng phó với sự cố bảo mật.
 
Giải pháp này giúp nhanh chóng phát hiện nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, đánh giá quy mô thực tế và nguồn gốc của vụ tấn công, đồng thời cung cấp năng lực phản ứng tự động trên tất cả các máy trạm (workstation). Điều đó góp phần giảm thiểu bất kỳ thiệt hại nào và đảm bảo tính liên tục của các quy trình nghiệp vụ.
 
Tính năng đáng chú ý nhất trên sản phẩm mới của Kaspersky là dễ sử dụng. Sản phẩm này không đòi hỏi người dùng phải có kiến thức chuyên môn sâu, và nhờ mức độ tự động hóa cao, giải pháp này không yêu cầu nhiều sự quan tâm và bảo dưỡng thường xuyên so với những gì thường thấy trong một giải pháp bảo mật ở cấp độ EDR. Chính những yếu tố này đã cho phép các công ty nhỏ bắt đầu xây dựng phòng tuyến phòng thủ để đối phó với các mối đe dọa bảo mật phức tạp mà không phải đầu tư lớn về tài nguyên cũng như không phải tái cấu trúc lại toàn bộ quy trình.
 
Thấu hiểu những khó khăn tài chính mà các SMB tại khu vực Đông Nam Á phải đối mặt, Kaspersky ra mắt chương trình khuyến mãi nhân dịp giới thiệu giải pháp Kaspersky Endpoint Detection and Response Optimum mới, dành cho cả khách hàng hiện hữu và khách hàng mới có từ 10-999 node trên phạm vi toàn khu vực cho tới tháng 12/2020 như: 1 năm Cơ sở, Crossgrade: Chiết khấu 30%;  3 năm Cơ sở, Crossgrade: Chiết khấu 50%;  Tùy chọn bổ sung (Add-On) dành cho 1 và 3 năm: Chiết khấu 50%.
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top