Sản phẩm OCOP: Nông dân và doanh nghiệp đều hưởng lợi

Thứ bảy, 22/10/2022 15:35

Giai đoạn 2021 - 2025, Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa đã đề xuất nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và đã được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận.

2210h18.jpg

Nhờ được công nhận là sản phẩm OCOP, nhiều sản phẩm đã tăng sản lượng và giá trị kinh tế. Cả nông dân và doanh nghiệp đều được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phấn khởi, nông dân hưởng lợi

Sâm Báo – một loại dược liệu quý trồng trên núi Báo từng được mệnh danh là đặc sản tiến vua, có nguồn gốc từ xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa). Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, một giai đoạn đầu ra không ổn định khiến nhiều diện tích vốn dĩ có thể trồng sâm Báo đã được chuyển sang trồng keo, sắn, mía.

Nhận thấy cây sâm Báo có thể tạo ra những sản phẩm được thị trường ưa chuộng, năm 2018, Công ty Cổ phần Dược liệu Triệu Sơn (Công ty Dược liệu Triệu Sơn) có trụ sở tại xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn được thành lập và tham gia vào việc sản xuất, chiết xuất các sản phẩm từ cây sâm Báo. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, diện tích cây sâm Báo tại huyện Vĩnh Lộc cũng chỉ dao động 5-7 ha chưa đủ để Công ty Dược liệu Triệu Sơn liên kết thành một chuỗi sản xuất, cung ứng và chế biến để tung ra thị trường.

Tính đến cuối tháng 11/2021, Thanh Hóa đã tổ chức 4 đợt đánh giá, xếp hạng và có thêm 89 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 23 sản phẩm 4 sao, 66 sản phẩm 3 sao. Lũy kế, đến nay Thanh Hóa đã có 158 sản phẩm OCOP của 89 xã, phường, thị trấn với 103 chủ thể; 1 sản phẩm 5 sao, 40 sản phẩm 4 sao, 117 sản phẩm 3 sao.

Đến năm 2021, Công ty Dược liệu Triệu Sơn đã đưa sâm Báo trồng thử nghiệm tại các huyện Thạch Thành, Cẩm Thủy… và cho triển vọng lớn. Tính đến cuối năm 2021, tổng diện tích cây sâm Báo đã tăng lên 20 ha. Đến thời điểm này, Công ty Dược liệu Triệu Sơn đã có thể tự sản xuất giống vừa trồng vừa cung ứng cho người nông dân.

Ông Thiều Đình Hùng, Giám đốc Công ty Dược liệu Triệu Sơn cho biết, sang năm 2022, diện tích cây sâm Báo sẽ tăng lên 50 ha và đang tiếp tục có xu hướng mở rộng. Công ty sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng, chăm sóc để cho ra đời những cây sâm Báo đạt giá trị, chất lượng cao nhất.

Lý giải vì sao cây sâm Báo có thể tăng mạnh diện tích, ông Hùng cho hay, tháng 8/2021, sản phẩm viên nang sâm Báo Triso của Công ty Dược liệu Triệu Sơn được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.Viên nang sâm Báo Triso đã mở rộng được thị trường và khẳng định được thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.

“Từ khi sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, sản lượng đưa vào chế biến tăng gấp đôi đồng nghĩa với lợi nhuận của công ty cũng tăng gấp đôi. Hiện nay, chúng tôi đang đang liên kết với một đơn vị tại Hà Nội để chế biến và tung ra thị trường. Sản phẩm đã được người tiêu dùng tìm đến nhiều hơn và đem lại lợi ích kinh tế cho công ty và gián tiếp mang về công ăn việc làm cho nhiều nông dân tại các huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành…” – ông Hùng cho hay.

Bà Đặng Thị Nga, người có 5 sào sâm Báo tại thôn Đoài, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc cho biết, trước đây gia đình bà chỉ trồng một ít để sử dụng. Tuy nhiên, sau khi có một đơn vị vào đặt vấn đề liên kết thu mua, dù mối liên kết chưa được thực hiện nhưng điều đó cũng giúp gia đình bà tự tin mở rộng diện tích. Khi viên nang sâm Báo được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, bà hi vọng người trồng sâm Báo sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, bà Nga cũng phân vân, nếu mối liên kết này không được duy trì bền vững thì nông dân cũng sẽ hụt hẫng.

Đại diện UBND xã Vĩnh Hùng cho biết thêm, hiện núi Báo có tổng diện tích tự nhiên hơn 58 ha, nhưng chỉ diện tích trồng sâm Báo trên núi này mới chỉ có khoảng 7 ha, số còn lại đang trồng keo. Khi sản phẩm viên nang sâm Báo đã có đầu ra ổn định, sau chu kỳ keo này UBND xã Vĩnh Hùng sẽ tuyên truyền, vận động người dân tăng diện tích vừa tạo công ăn việc làm vừa tăng thu nhập cho người nông dân.

Ông Thiều Đình Hùng, Giám đốc Công ty Dược liệu Triệu Sơn cho biết, hiện công ty đã khảo sát tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Kết quả cho thấy, tại một số địa phương, cây sâm Báo phát triển tốt và có chất lượng tương đương khi trồng tại xã Vĩnh Hùng. Điều này mở ra cơ hội tăng diện tích và tăng hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Nhiều phương án “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP bay xa

Ông Lê Duy Hoàng, Giám đốc Công ty Công ty TNHH FUWA Biotech, đơn vị có các sản phẩm nước giặt Fuwa (4 sao); nước rửa chén (3 sao); nước lau sàn FuWa3e (4 sao) cho hay, công ty không chỉ nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ Văn phòng Điều phối Xây dựng NTM trong việc xây dựng sản phẩm OCOP mà còn được hỗ trợ tham gia các hội chợ, sàn thương mại điện tử.

Điều này đã giúp thương hiệu các sản phẩm ngày càng được người tiêu dùng biết đến mà sản lượng hàng hóa của công ty cũng tăng mạnh theo thời gian. Ông Hoàng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Thanh Hóa trong việc xây dựng và quảng bá sản phẩm OCOP.Được giới thiệu, bày bán bằng nhiều phương thức: Truyền thống và trên các sàn giao dịch điện tử đã giúp các sản phẩm OCOP 'bay xa', đem lại lợi ích lớn cho người sản xuất. ẢNh: VD.

Được giới thiệu, bày bán bằng nhiều phương thức: Truyền thống và trên các sàn giao dịch điện tử đã giúp các sản phẩm OCOP "bay xa", đem lại lợi ích lớn cho người sản xuất. ẢNh: VD.

Giai đoạn 2022-2025, Thanh Hóa sẽ tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh cho khoảng 800 cán bộ thực hiện Chương trình OCOP và 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất kinh doanh, tư vấn tham gia Chương trình OCOP. Toàn tỉnh có thêm ít nhất 5 sản phẩm OCOP 5 sao; trên 559 sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao; 5 mô hình du lịch cộng đồng và điểm du lịch. Mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; hình thành các Trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Đầu năm 2021, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành kế hoạch thực hiện và ra văn bản giao chỉ tiêu cho các địa phương, phấn đấu trong năm 2021 có từ 80 sản phẩm OCOP trở lên.

Để hoàn thành mục tiêu này, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Thanh Hóa đã hướng dẫn các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP để các doanh nghiệp này phát huy các ý tưởng sáng tạo, cải tiến nâng cao chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm; đăng ký nhãn hiệu, công bố chất lượng sản phẩm, hoàn thiện hồ sơ đề nghị đánh giá, xếp hạng sản phẩm theo quy định...

Để sản phẩm OCOP “bay xa”, Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại. Đến nay, Thanh Hóa đã tổ chức hàng chục gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP tại các siêu thị, hội chợ; giới thiệu sản phẩm OCOP và tham dự Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 tại Hà Nội; trưng bày sản phẩm OCOP tại Hội nghị BCĐ các Chương trình MTQG xây dựng NTM ….

Thanh Hóa cũng là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước thành lập HTX OCOP để kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP, hỗ trợ các chủ thể tham gia OCOP hoàn thiện hồ sơ sản phẩm; hỗ trợ phát triển thêm 10 điểm bán hàng OCOP tại các địa phương. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh đã có 16 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Thông qua các hoạt động xúc tiến, nhiều sản phẩm OCOP đã mở rộng thị trường trong và ngoài nước, kể cả những thị trường khó tính trên thế giới bằng hình thức trực tiếp hoặc qua mạng.

Các doanh nghiệp tại Thanh Hóa đều thừa nhận, các sàn thương mại điện tử bán sản phẩm OCOP đang ngày càng sôi động và đây là xu thế tất yếu. Vì vậy, bên cạnh chọn phương thức bán hàng truyền thống, các doanh nghiệp và bà con nông dân ngày càng mạnh dạn tham gia các sàn thương mại điện tử.

Ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Thanh Hóa cho biết, Chương trình OCOP tại Thanh Hóa thời gian qua đạt được nhiều kết quả nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, các cấp chính quyền và nhận thức ngày càng cao của doanh nghiệp, người dân, thời gian tới, việc xây dựng và quảng bá sản phẩm OCOP sẽ tiếp tục khởi sắc.

Các sản phẩm truyền thống như trống đồng Quý Châu của Công ty TNHH đúc đồng truyền thống Đông Sơn Chè Đông khi được công nhận OCOP (4 sao) cũng đã mở rộng được thị trường tiêu thụ. Ảnh: VD.

Các sản phẩm truyền thống như trống đồng Quý Châu của Công ty TNHH đúc đồng truyền thống Đông Sơn Chè Đông khi được công nhận OCOP (4 sao) cũng đã mở rộng được thị trường tiêu thụ. Ảnh: VD.

Trong thời gian tiếp theo, Thanh Hóa sẽ xây dựng hệ thống tư vấn, đối tác hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP. Các chủ thể OCOP, các doanh nghiệp sẽ được tư vấn hướng dẫn quy trình sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ hồ sơ đánh giá, xếp hạng sản phẩm; tem nhãn, bao bì sản phẩm; xây dựng và triển khai các dự án thành phần của Chương trình; xây dựng mô hình điểm tại các xã, huyện từ đó làm cơ sở cho cộng đồng học tập cũng như tập huấn cán bộ OCOP huyện; nghiệp vụ trong công tác triển khai Chương trình.

Giai đoạn 2021 - 2025, Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa đã đề xuất nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và đã được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận.

 

theonongnghiep.vn
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top