Samsung đã làm gì để cải thiện bảo mật trên điện thoại Galaxy?

Thứ hai, 01/11/2021 19:02

Bảo mật đã trở thành một trong những điều quan trọng hàng đầu, khiến các CIO luôn đau đầu hàng đêm. Chắc chắn, bảo mật là một vấn đề lớn. Và một trong những công ty chú trọng nhất đến điều đó nhất chính là Samsung Electronics.

 Ngoài dòng Galaxy S21 mới cho người tiêu dùng, Samsung cũng trình làng thêm một phiên bản Galaxy S21 dành cho doanh nghiệp. Và tính năng hấp dẫn nhất có trên những chiếc điện thoại này đó chính là Knox Vault mới. Sau khi sự kiện Galaxy Unpacked 2021, anh chàng phóng viên Patrick Moorhead tại Forbes đã có dịp trao đổi với Daniel Ahn, Phó chủ tịch Bảo mật, đồng thời là Trưởng nhóm Bảo mật Di động, của Samsung Mobile, để hiểu rõ hơn về cách tiếp cận bảo mật của Samsung cũng như xoáy vào Knox Vault mới.

Lịch sử

Nền tảng bảo mật di động của Samsung, Knox, ban đầu được giới thiệu tại Mobile World Congress 2013, tức gần một thập kỉ trước. Cụ thể, Galaxy S3 là chiếc smartphone flagship của Samsung vào thời điểm đó. Và có lẽ, Samsung đã nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ các thiết bị ngày càng mạnh mẽ, phức tạp và phổ biến này trước những cuộc tấn công mạng nguy hiểm đang dần bùng phát.

Lúc đó, bảo mật thường chỉ dành cho Unix và những chiếc máy tính lớn, thế nhưng, smartphone lại đại diện cho một thiết bị cá nhân và có nhiều lỗ hổng, dễ bị tin tặc khai thác hơn. Trước khi Knox xuất hiện, Android được các CISO coi là không an toàn theo một cách nào đó. Và có lẽ, Samsung đã giúp tạo ra Android trở thành như ngày nay. Thời bấy giờ (và cho đến hiện tại vẫn vậy), cách tiếp cận bảo mật di động của Samsung tập trung giải quyết vấn đề: làm thế nào để luôn đi trước tin tặc một bước và luôn giữ an toàn cho người dùng của mình. Câu trả lời cho câu hỏi đó bắt đầu ở cấp độ chipset.

Những nỗ lực bảo mật dựa trên phần cứng đầu tiên của Samsung đén từ một tính năng Knox mà hãng sử dụng, có tên là TrustZone. Nó được đặt trong các bộ xử lý ARM tích hợp bên trong dòng Galaxy. TrustZone đã sử dụng khái niệm Trusted Execution Environment (hoặc TEE) mới, cơ bản là cô lập phần mềm xử lý dữ liệu nhạy cảm nhất bằng cách chạy một hệ điều hành riêng biệt cùng với Android. Cũng có những biện pháp bảo mật dựa trên phần cứng ban đầu khác, có thể kể đến là khả năng bảo vệ kernel theo thời gian thực.

Kể từ lần xuất hiện đầu tiên vào năm 2013, Knox đã phát triển trở thành một bộ công cụ quản lý và bảo mật di động đầy đủ dành cho doanh nghiệp. Chúng ta sẽ đi sâu hơn vào chiến lược của Samsung ở hiện tại.

Phương pháp bảo mật di động của Samsung

Để hiểu rõ chiến lược bảo mật của Samsung, tốt nhất chúng ta nên tìm hiểu về 3 hướng tấn công mạng chính. Đầu tiên là các cuộc tấn công vật lý, tức sẽ xảy ra khi tin tặc có quyền truy cập thực tế vào một thiết bị. Ở mức độ rất cơ bản, trộm cắp thiết bị cũng có thể được xếp vào loại này. Nó cũng bao gồm các kiểu tấn công jailbreak, cài đặt bộ rootkit hoặc sử dụng công cụ chuyên biệt để trích xuất dữ liệu vật lý thẳng từ thiết bị. Nói chung là có quyền can thiệp vật lý trực tiếp.

Tiếp theo là các mối đe dọa logic trên thiết bị, có thể cung cấp cho tin tặc toàn quyền truy cập vào hệ điều hành, dữ liệu và mạng, đồng thời cho phép chúng kiểm soát mọi thứ từ xa. Tin tặc cũng có thể nâng đặc quyền trên thiết bị, hoặc cài đặt các thiết lập và phần mềm độc hại. Cuối cùng là tấn công mạng, chẳng hạn như các trang web độc hại, email lừa đảo, tấn công cấp độ giao thức và chặn dữ liệu được gửi từ một thiết bị thông qua Wi-Fi hoặc mạng di động.

Những ngày đầu Knox, chiến lược chống lại những mối đe dọa này của Samsung bắt đầu ở cấp độ phần cứng/chipset. Điều này rất quan trọng bởi tin tặc có nhiều cách tấn công phần cứng khác nhau, bao gồm cả tấn công vật lý, tấn công lỗi và tấn công kênh bên – tất cả đều chỉ xảy ra khi tin tặc có được quyền truy cập vật lý vào thiết bị. Samsung thiết kế các thiết bị của mình với một phần cứng bảo mật Root of Trust bên trong chipset, bảo vệ mọi dữ liệu các nhân quan trọng, bao gồm mật khẩu, mã PIN, khóa blockchain,…

Có rất nhiều thành phần Root of Trust, bao gồm khóa khởi động an toàn, kíp ngăn chặn khôi phục, khóa gốc thiết bị và cuối cùng là Knox Warranty Bit – một công cụ bảo mật không gian mạng, có thể giám sát thiết bị để tìm những phần mềm độc hại không chính thức tiềm ẩn.

Cấp độ thứ hai của những tính năng bảo mật này là xây dựng và duy trì độ tin cậy cao hơn. Để đạt được mục tiêu này, Samsung sử dụng tính năng kiểm tra thời gian khởi động nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của các thành phần khởi động. Các biện pháp bảo vệ thời gian khởi chạy bao gồm chặn những thay đổi mã kernel, đảm bảo tính toàn vẹn của kernel và dữ liệu quan trọng trong phân vùng hệ thống cũng như giảm thiểu các khai thác lỗ hổng.

Cuối cùng trong loạt bảo vệ này là chứng minh độ tin cậy. Nói dễ hiểu hơn, kíp sẽ "phát nổ" nếu thiết bị không thể xác minh tính toàn vẹn hoặc phát hiện bất kỳ hành vi hack hay root nào. Tương tự, nếu một thiết bị được xác định là bị xâm phạm, nó sẽ không khôi phục khóa mã hóa, ngay cả khi đúng mật khẩu người dùng.

Tóm gọn lại, phương pháp bảo mật di động của Samsung là sự kết hợp giữa Root of Trust được bảo vệ bằng phần cứng và nhiều lớp phần mềm chồng chéo lên nhau, chứa đựng cả hệ điều hành.

Không chỉ vậy, các phương pháp bảo mật khác cũng sẽ được bổ sung cho Samsung Mobile Security cả trước và sau khi phát hành. Những thiết bị phải đánh giá bảo mật, sự riêng tư cũng như phân tích lỗ hổng trước khi lên kệ. Sau khi phát hành, các thiết bị của Samsung sẽ được giám sát bảo mật 24/7, dựa trên mô hình phát hiện mối đe doạn tiên tiến, tận dung công nghệ học máy của Samsung Threat Intelligence.

20211117-pg8.jpg

Một thành phần hậu phát hành khác đó chính là Chương trình Tìm lỗi Săn thưởng của Samsung (Samsung Bug Bounty Program), cho phép cộng đồng nghiên cứu bảo mật có thể giúp Samsung phát hiện các lỗ hổng bảo mật. Riêng trong năm 2020, chương trình này đã ghi nhận 1.434 lỗ hổng.

Chiến lược bảo mật với phương châm luôn cố gắng hết sức để cập nhật

Tại sự kiện Unpacked, Samsung tuyên bố, mọi thiết bị Galaxy ra mắt từ năm 2019 sẽ nhận được các bản cập nhật bảo mật thường xuyên trong ít nhất 4 năm kể từ lần đầu phát hành. Những sản phẩm nằm trong danh sách này bao gồm các dòng Galaxy Z, S, Note, A, XCover và Tab. Đây là kết quả của nỗ lực hợp tác giữa Samsung với các đối tác chipset và hệ điều hành của họ, cũng như hơn 200 nhà mạng, nhằm đưa những bản cập nhật này đến kịp thời hơn. Samsung cũng giới thiệu cách tiếp cận hợp tác của mình nhằm thiết lập các tiêu chuẩn bảo mật cho Android, với hơn 1.000 đối tác trong lĩnh vực nghiên cứu bảo mật.

Các mối đe dọa không ngừng phát triển và trở nên phức tạp hơn. Các bản cập nhật bảo mật thường xuyên là điều cần thiết để thiết bị có thể bảo vệ người dùng và phản ứng nhanh hơn với những lỗ hổng bảo mật cũng như mối đe dọa mạng mới nhất. Tất cả những điều này đều nhằm mục đích mang lại cho khách hàng sự tin tưởng đối với nền tảng Android cũng như các thiết bị Samsung. Ngoài ra, nó giúp người dùng sử dụng thiết bị của mình lâu hơn trước khi buộc phải thay đổi.

Giờ đây, chúng ta sẽ chuyển sang Knox Vault, một phiên bản mới của Knox thu hút nhiều sự chú ý. Việc Samsung sử dụng TrustZone và TEE đã đánh dấu một sự phát triển vượt bậc so với thời kỳ đầu tiên của bảo mật di động. Nhưng Samsung chắc chắn không muốn dậm chân tại chỗ, thay vào đó, họ tiếp tục tìm nhiều cách để giúp nền tảng của mình trở nên an toàn hơn nữa.

Dù TrustZone là một cải tiễn vượt bậc đối với bảo mật phần cứng, nhưng nó lại không hoàn toàn độc lập với hệ điều hành Android. Hai hệ điều hành này vẫn sử dụng chung CPU và bộ nhớ chính. Samsung cho biết rằng các bảo vệ bằng phần mềm cấp thấp sẽ chịu trách nhiệm giữ thông tin bí mật đó cách ly với phần còn lại của thiết bị. Knox Vault là nỗ lực của Samsung nhằm lấp đầy những lỗ hổng bảo vệ này.

theo ictnews.vietnamnet.vn
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top